Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

CHẦU THÁNH THỂ

Thánh Thể - Trung Tâm Và Chóp Đỉnh Của Việc Truyền Giáo

I. Khai mạc
1. Dạo đàn
2. Đặt Mình Thánh Chúa
3. Hát: Thờ lạy Chúa (bài thích hợp)
4. Người dẫn
      Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, trước khi Chúa về trời. Chúa đã trao cho chúng con nhiệm vụ đi rao giảng Tin Mừng. Chúa cũng biết đây là công việc khó khăn cần nhiều ơn trợ giúp. Đặc biệt là phải có sự hiện diện của Chúa. Chính vì thế nên Chúa đã hứa là sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Và quả thật Chúa đã thực hiện lời hứa đó khi Chúa ở với chúng con qua Bí tích Thánh Thể. Chúng con trông cậy vào sự phù trợ của Chúa và chúng con yêu mến Chúa.
II. Lời Chúa và suy niệm
1. Hát: Lắng nghe lời Chúa (bài thích hợp)
2. Công bố Lời Chúa (Mt 28, 16-20)
      Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Mát-thêu:
“Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến.17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.18 Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." 
3. Gợi ý 1
      Trong Thông điệp Thánh Thể và Truyền giáo, Đức Thánh Cha Gio-an Phaolô II đã viết: “Mục đích của Thánh Thể chính là hiệp nhất nhân loại với Chúa Kitô và trong Người hiệp nhất với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Khi tham dự hy tế Thánh Thể, chúng ta nhận thức sâu sắc hơn tính phổ quát của ơn cứu chuộc, và do đó sự cấp bách của sứ vụ truyền giáo tập trung vào chính Chúa Kitô, là Đấng ta phải yêu mến và noi theo. Để trong Người ta sống sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi và với Người ta biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử hoàn thành trong Giêrusalem trên trời.”
      Như thế Thánh Thể phải trở thành động lực đồng thời là trung tâm của hoạt động truyền giáo. Việc truyền giáo phải đưa đến kết quả là cho con người nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, Đấng đã ban Con Một Chí Ái của Ngài cho nhân loại, và như thế, truyền giáo cũng có nghĩa là đem con người đến với Thánh Thể. Chỉ như thế thì việc truyền giáo mới thực sự làm thăng tiến lịch sử này.
4. Thinh lặng giây lát
5. Hát: “Đời con này xin dâng về Chúa…”, (bài thích hợp)
6. Gợi ý 2
      Đức Thánh Cha viết tiếp: “Chung quanh Chúa Kitô Thánh Thể, Giáo Hội tăng trưởng như dân tộc, đền thờ và gia đình của Thiên Chúa: Duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền. Đồng thời Giáo Hội hiểu rõ hơn đặc tính của mình là Bí tích phổ quát của ơn cứu độ, là thực tại hữu hình có cơ cấu phẩm trật. Hẳn nhiên không một cộng đoàn Kitô hữu nào được xây dựng nếu không đặt nền tảng và trọng tâm vào việc cử hành Thánh Thể chí thánh.”
      Như thế cuộc đời của chúng ta chỉ thực sự có giá trị khi sống chung quanh Thánh Thể mà thôi. Mọi nỗ lực truyền giáo cũng chỉ thực sự có ý nghĩa khi quy hướng về đây. Hay nói cách khác: truyền giáo là dẫn anh em đến với Thánh Thể.
7. Thinh lặng trong giây lát.
8. Hát: “Khi con nghe tiếng kêu mời…”, (bài thích hợp)
III. Cầu Nguyện
1. Cầu nguyện riêng
2. Cầu nguyện chung
       Anh chị em thân mến !
       Hướng tới một tinh thần truyền giáo quân bình và bền bỉ phát xuất từ Bí tích Thánh Thể, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện:
1. Chúng ta hãy xin cho mọi thành phần trong Giáo Hội ý thức Thánh Thể là nguồn mạch truyền giáo, để mọi người biết rao giảng tin mừng bằng chính nỗ lực sống Thánh Thể trong đời mình.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta hãy cầu xin cho những người đang dấn thân trong hoạt động truyền giáo luôn được nâng đỡ bởi nguồn mạch Thánh Thể.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang đau khổ biết kết hợp cuộc đời của mình với Thánh Thể, để cầu nguyện và góp phần làm cho việc truyền giáo sinh hoa kết quả.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
      Lạy Cha là Đấng muốn cho hết mọi người được cứu độ, xin đoái thương nhận lời chúng con cầu nguyện, cho chúng con biết chạy đến Bí tích Thánh Thể để múc nơi đây sức mạnh truyền giáo cho sứ mạng của mình. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
3. Đọc kinh Lạy Cha
4. Đọc kinh Truyền giáo (Đọc kinh riêng của giáo xứ )
          Hay cách khác : III. Cầu nguyện
1. Cầu nguyện riêng
2. Cầu nguyện chung : đọc kinh Mân Côi
IV.  Phép lành Mình Thánh Chúa
1.  Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
2.  Hát: Đây Nhiệm Tích (bài thích hợp)
3.  Lời nguyện
4.  Phép lành Mình Thánh Chúa
V. Bế mạc
Hát: Tạ ơn Chúa (bài thích hợp)



THÁNH THỂ VÀ SỰ SỐNG TRƯỜNG SINH

I. Khai mạc
1. Dạo đàn
2. Đặt Mình Thánh Chúa
3. Hát: Ôi Thần Linh Chúa, (bài thích hợp)
       Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúng con cung kính sấp mình thờ lạy Chúa, chúng con tin thật Chúa luôn hiện diện trước mặt chúng con trong Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng con yêu mến Chúa, xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn luôn xác tín rằng: mỗi khi tham dự bàn tiệc Mình và Máu Chúa là chúng con đón nhận chính Chúa, là lương thực thần linh, bảo đảm cho chúng con mai sau sẽ thông phần vào sự sống vinh quang với Chúa.
II. Lời Chúa và suy niệm
1. Hát: “Xin cho con biết lắng nghe…”, (bài thích hợp)
2. Công bố lời Chúa (Ga 6,51-58)
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an:
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."
Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? "53 Đức Giê-su nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết,55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy.58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời." 
3. Gợi ý 1
       Bí tích Thánh Thể là Bí tích của tình yêu. Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến thật tuyệt vời là lấy chính Thịt và Máu Ngài làm của ăn, của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống để cho chúng ta được sống và sống dồi dào. Dân Do Thái khi xưa đã ăn manna và uống nước từ tảng đá trong sa mạc mà vẫn chết. Còn của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói, cái khát của thể xác. Thế nên Ngài xác quyết: “Thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban là Thịt Máu Ngài. Kiểu nói “Thịt máu”ở đây không những chỉ về Lương Thực thần thiêng, đem đến cho con người sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu Nhiệm Nhập Thể cứu chuộc của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã Nhập Thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người, và đã đổ máu ra trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Thân Mình Ngài ban cho chúng ta làm của ăn, cũng chính là Thân Mình Ngài đã trao hiến trong cuộc Khổ Nạn, Máu Ngài ban cũng là máu đã tuôn trào tự cạnh sườn, khi Ngài được giương cao trên Thập Giá, trở nên Đấng Khơi Nguồn Sự Sống cho chúng ta.
       Vì lý do đó, Thánh Gio-an đã nhấn mạnh đến việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, đồng hoá với Ngài, nên một với Ngài: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy”. Thật vậy, không Bí tích nào giúp chúng ta sống với Chúa, sống nhờ Chúa và trong Chúa như Bí tích Thánh Thể. Từ đó mà chúng ta mới có thể khẳng định như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Ga l2,20).
4. Thinh lặng giây lát
5. Hát: Ta là Bánh hằng sống, Tâm ca, (bài thích hợp)
6. Gợi ý 2
      Mỗi khi cử hành Bí tích Thánh Thể, Hội Thánh thâm tín rằng: Chúa đã đến và đang hiện diện thực sự giữa chúng ta, nhưng hiện diện của Người đồng thời là hiện diện dấu ẩn dưới hình bánh hình rượu. Vì thế, chúng ta vẫn đợi chờ ngày hồng phúc, ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta ngự đến, và chúng ta khẩn nguyện Thiên Chúa Cha trong thánh lễ mỗi ngày: Xin thương nhận tất cả vào nước Cha, nơi chúng con hy vọng được vui hưởng vinh quang Cha muôn đời, khi Cha lau sạch nước mắt chúng con, bấy giờ chúng con sẽ được chiêm ngưỡng Cha tường tận, nên muôn đời sẽ được giống như Cha là Thiên Chúa chúng con và sẽ dâng lời ca ngợi Cha khôn cùng, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
       Quả vậy, như Đức Thánh Cha Gio-an Phaolô viết, trong thông điệp Giáo Hội từ Thánh Thể số 18: “Bí tích Thánh Thể là hướng đến điểm chung kết, một sự kiện trước niềm vui sung mãn Chúa Kitô đã hứa (Ga 15,1). Bí tích Thánh Thể theo một nghĩa nào đó là sự nếm trước niềm vui thiên đàng, đảm bảo cho vinh quang sẽ tới. Trong Thánh Thể, tất cả đều diễn tả sự chờ đợi đầy tin tưởng này: “Chúng con mong ước niềm hạnh phúc mà Chúa đã hứa và sự quang lâm của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con”.
       Ai nuôi mình bằng Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể sẽ không cần đợi tới thế giới bên kia mới lãnh nhận sự sống đời đời, họ đã chiếm hữu ngay từ đời này, như hoa quả đầu mùa của sự sung mãn đã tới, liên hệ đến toàn thể con người. Thật vậy, trong Bí Tích Thánh Thể chúng ta cũng nhận được sự đảm bảo về việc thân xác sống lại trong ngày sau hết, như lời của chính Đức Giêsu đã nói trong Tin Mừng Gio-an: “Ai ăn thịt tôi và uống máu Tôi, người ấy sẽ sống đời đời, và Tôi, Tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết (Ga 6,54). Bảo đảm về sự phục sinh trong tương lai đến từ việc thịt của Con Người, được trao ban làm của ăn, cũng chính là thân xác vinh quang của Đấng Phục Sinh. Có thể nói, với Bí tích Thánh Thể, người tín hữu như nắm được bí quyết của sự Phục Sinh. Vì thế, Thánh Inhaxiô thành Antôkia đã định nghĩa một cách hết sức chính xác: Bí tích Thánh Thể như liều thuốc trường sinh, một phương thuốc diệt trừ sự chết.
7. Thinh lặng giây lát
8. Hát: Ta là Bánh hằng sống, Tâm ca, (bài thích hợp)
III. Lời nguyện
1. Cầu nguyện riêng ít phút
2. Lời nguyện chung
- Hội Thánh luôn thiết tha mời gọi con cái mình tham dự Bí tích Thánh Thể một cách ý thức , sốt sắng và có hiệu quả. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho lời mời gọi của Hội Thánh được các tín hữu lắng nghe và thực hiện.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
- Ai ăn Bánh này sẽ sống đời. Xin cho những người sắp từ giã cuộc đời dọn mình xứng đáng rước Mình Máu Thánh Chúa, để được nâng đỡ trong đau đớn và thêm sức mạnh trên đường về quê trời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
- Hiện nay trên thế giới có biết bao người đói khát không chỉ cơm bánh mà còn khao khát sự sống thần linh. Chúng ta cầu xin Chúa cho con người biết tìm đến với Chúa và biết khao khát đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa như của ăn đảm bảo cho sự sống muôn đời.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
- Đức Giêsu là tấm Bánh Cha trên trời ban xuống để nuôi dưỡng người tín hữu. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi người chúng ta biết tận hưởng nguồn lương thực thiêng liêng cao quí này, để ngày càng lớn lên trong đức tin, đức cậy và đức mến, đợi chờ ngày được tham dự vào sự sống viên mãn mai sau.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
          Hay cách khác : III. Cầu nguyện
1. Cầu nguyện riêng
2. Cầu nguyện chung : đọc kinh Mân Côi

IV. Phép lành Mình Thánh Chúa
1. Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
2. Hát: Đây nhiệm tích, (bài thích hợp)
3. Lời nguyện
4. Phép lành Mình Thánh Chúa
V. Bế mạc
Hát: “Trong trái tim Chúa yêu muôn muôn đời...”, (bài thích hợp)




THÁNH THỂ LÀM NÊN HỘI THÁNH

I. Khai mạc
1. Dạo đàn
2. Đặt Mình Thánh Chúa
3. Hát: Trước Thánh Thể, (bài thích hợp)
4. Người dẫn
Lạy Chúa Giêsu, chính Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể để yêu thương và ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Hội Thánh đã được sinh ra và được nuôi sống nhờ Thánh Thể Chúa. Đó chính là “Giờ” máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Thánh Thể.
Chúa sống trọn vẹn “Giờ” hiến dâng vì chúng con và cho chúng con, chính vì thế mà chúng con lãnh nhận được hồng ân cứu độ: Vì Chúa không trốn chạy nhưng ở lại với chúng con. Còn cộng đoàn chúng con: Giờ đây và trong lúc này, chung cón biết nói gì với Chúa đây ?
Lạy Chúa. Xin cho chúng con được lưu lại trong “Giờ” tình yêu cứu độ của Chúa (thinh lặng vài phút).
II.  Lời Chúa và suy niệm
1. Hát: Lắng nghe lời Chúa, (bài thích hợp)
2. Công bố Lời Chúa (Lc 22,14-2)
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca:
“Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người.15 Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình.16 Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa."Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau.18 Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến."
Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy."20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em”.
3. Suy niệm 1
       Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể.
      Từ lời hứa trong Cựu Ước qua dấu chỉ manna trong sa mạc (Xh 16,1-15), đến phép lạ hoá bánh ra nhiều của tiên tri Elisa (2V 42-44) ; từ lời loan báo về bữa tiệc cánh chung của Isaia (Is 25,6-8) đến lời hứa ban Thánh Thể của Đức Kitô qua diễn từ về bánh trường sinh trong Tin Mừng Gio-an, tất cả những bản văn Kinh Thánh đó, khi được nhìn dưới ánh sáng của cuộc Tử nạn – Phục sinh của Đức Kitô, sẽ giúp chúng ta hiểu được rằng, luôn có một nối kết chặt chẽ đi từ lời hứa trong Cựu Ước đến sự hoàn tất trong Tân Ước ; từ manna tạm thời đến Bánh Trường Sinh là chính Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Từ Xuất hành và Giao ước cũ đến cuộc Vượt qua mới và Giao ước mới, Giao ước trong máu của Đức Kitô.
      Điều hết sức ngạc nhiên đối với chúng ta là, trình thuật Kinh Thánh về việc thiết lập Bí tích Thánh Thể lại không có trong Tin Mừng Gio-an. Thay vào đó là cử chỉ rửa chân, hết sức thương yêu đồng thời vô cùng khiêm hạ, qua đó, Đức Giêsu đã trao phó cho các môn đệ ý nghĩa sâu xa của việc Ngài ban cho chúng ta chính Mình và Máu Thánh Người: ý nghĩa đó là tình yêu đến cùng và là tình yêu tuyệt đối Ngài dành cho chúng ta. Việc thiết lập Bí tích Thánh Thể được thuật lại trong các Tin Mừng Nhất Lãm diễn ra thật đơn sơ. Với những lời lẽ vắn tắt, long trọng, Đức Giêsu tuyên đọc di chúc của Người, và điều đó đã trở thành trung tâm và là chóp đỉnh của phụng vụ ; trở thành nguồn sống sung mãn và bất tận cho các cộng đoàn Kitô hữu, trải dài suốt dòng lịch sử cho đến hôm nay và mãi tận đến ngày “Tất cả những ai thuộc về Người sẽ ăn Bánh Mới và uống Rượu Mới trong Nước Thiên Chúa”.
3. Thinh lặng trong giây lát
4. Hát: “Ta là Bánh…”, (bài thích hợp)
5.  Công bố Lời Chúa (1 Cor 10, 15-17)
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông Đồ gởi tín hữu Corintô:
“Tôi nói với anh em như nói với những người khôn ngoan hiểu biết; anh em hãy tự mình suy xét điều tôi nói.16 Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?” 
6. Suy niệm 2
       Bí tích Thánh Thể làm nên Hội Thánh.
      Tất cả những ai hiệp lễ, đều được liên kết chặt chẽ với Đức Kitô. Qua đó, Chúa Kitô kết hiệp tất cả các tín hữu lại, làm thành một thân thể duy nhất là Hội Thánh. Bí tích Thánh Tẩy tháp nhập ta vào Hội Thánh, Bí tích Thánh Thể canh tân, củng cố và kiện toàn sự tháp nhập này. Trong Bí tích Thánh tẩy tất cả chúng ta được mời gọi tạo nên một thân thể duy nhất. Bí tích Thánh Thể thực hiện ơn gọi đó.
      Thánh Augustinô đã dạy: “Nếu anh em là thân thể và là chi thể của Chúa Kitô, thì chính anh em là Bí tích đang đặt trên Bàn thờ Chúa ; anh em lãnh nhận Bí tích là chính anh em. Khi lãnh nhận anh em thưa “Amen” (Vâng đúng như thế) và anh em xác quyết như thế. Anh em nghe: “Mình Thánh Chúa Kitô” và trả lời Amen. Hãy thực sự trở thành chi thể của Chúa Kitô, để cho lời thưa Amen của anh em là chân thực. (GLCG, số 1396).
7. Thinh lặng trong giây lát
8. Hát: “Ôi nhiệm mầu tình yêu Chúa nuôi…”, (bài thích hợp)
9. Công bố Lời Chúa (Ga 12,27-32)
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an:
"Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến.28 Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha." Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: "Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa! "29 Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: "Đó là tiếng sấm! " Người khác lại bảo: "Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy! "30 Đức Giê-su đáp: "Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người.31 Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài!32 Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi."vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa! "29 Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: "Đó là tiếng sấm! " Người khác lại bảo: "Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy! "30 Đức Giê-su đáp: "Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người.31 Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài!32 Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi." "Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến.28 Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha." Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: "Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa! "29 Dân chúng đứng ở đó nghe vậy liền nói: "Đó là tiếng sấm! " Người khác lại bảo: "Tiếng một thiên thần nói với ông ta đấy! "30 Đức Giê-su đáp: "Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người.31 Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài!32 Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi." 
10. Suy niệm 3
       Hội Thánh sống nhờ Thánh Thể.
      Cử hành Thánh Thể là cử hành “Giờ” cứu độ chúng ta, Giờ chúng ta được liên kết nên một. Chân lý này không chỉ diễn tả kinh nghiệm hàng ngày của đức tin, nhưng thâu tóm toàn bộ cốt lõi mầu nhiệm Hội Thánh. Trong Bí tích Thánh Thể, lời thiết lập của Chúa và tác động của Chúa Thánh Thần biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Và như thế, chúng ta có Chúa hiện diện trọn vẹn, đích thân với chúng ta. Chúng ta vui hưởng sự hiệïn diện này với lòng tri ân, cảm mến, vì như thế chúng ta luôn có sự hiện diện đồng hành của Chúa Kitô Thánh Thể với mỗi chi thể cũng như với toàn thể Thân Thể Người là Hội Thánh, trên con đường tiến về quê huơng Thiên quốc.
      Mặt khác, “Hy tế Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô hữu”. Thật vậy, Bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó chính là Chúa Kitô và ân sủng Thánh Thần. Thánh Thể vì thế đem đến sự sống Phục sinh cho mỗi người chúng ta. Vì thế, Hội Thánh luôn chăm chú nhìn lên Chúa Giêsu hiện diện cách bí tích trên bàn thờ. Nơi Thánh Thể, Hội Thánh không ngừng khám phá ra tình yêu vô biên, đầy tràn của Ngài dành cho chính Thân Thể Người là Hội Thánh. Như vậy Hội Thánh đã được khai sinh và nuôi sống nhờ chính Mầu nhiệm Thánh Thể cũng là Hy lễ Vượt qua của Đức Kitô. Vì thế trong mỗi cử hành Thánh Thể, Hội Thánh như hát lên niềm hạnh phúc của mình: Lễ Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô, đã hiến tế, vậy chúng ta hãy mừng lễ trong Người. Alleluia
III. Cầu nguyện:
- Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể để yêu thương và ở lại mãi mãi với Nhiệm Thể của Người là Hội Thánh và với tất cả nhân loại, chúng ta cầu xin Chúa cho cộng đoàn chúng ta luôn biết ý thức cử hành Thánh lễ cho thật sốt sắng.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
- Hội Thánh được sinh ra và dưỡng nuôi từ Thánh Thể, xin Chúa cho chúng ta biết yêu mến và nhiệt thành xây dựng mầu nhiệm hiệp thông Hội Thánh trong Chúa Kitô.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
- “Giờ” Thánh Thể là “Giờ” cứu chuộc. Xin Chúa cho cộng đoàn chúng ta luôn siêng năng và sốt sáng khi tham dự “Giờ” chầu Thánh Thể, nhất là “Giờ” cử hành Thánh Lễ mỗi ngày.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
(thinh lặng ít phút)
          Hay cách khác : III. Cầu nguyện
1. Cầu nguyện riêng
2. Cầu nguyện chung : đọc kinh Mân Côi

IV.  Phép lành Mình Thánh Chúa
1. Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
2. Hát: “Đây Nhiệm Tích, (bài thích hợp)
3. Lời nguyện
4. Phép lành Mình Thánh Chúa
V.   Bế mạc
Hát kết thúc (có thể dạo đàn nhẹ)




THÁNH THỂ - MẦU NHIỆM VƯỢT QUA CỦA ĐỨC GIÊSU

I. Khai mạc
1. Dạo đàn
2. Đặt Mình Thánh Chúa
3. Hát: Con thờ lạy hết tình, (bài thích hợp)
4. Người dẫn
      Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện giữa cộng đoàn chúng con đây. Chúa yêu thương tất cả và muốn đồng hành với từng người chúng con trong cuộc sống. Chúng con xin dâng lên lời ca tụng, ngợi khen và tri ân, vì Chúa đã quá yêu thương nên đã mặc khải, tỏ bày tất cả cho chúng con được biết về Thiên Chúa. Xin Chúa hãy ở lại với chúng con, soi sáng và sưởi ấm tâm hồn chúng con, để chúng con có thể nhận biết và cảm nếm tình yêu Chúa dành cho chúng con lớn lao là dường nào. Đặc biệt trong Năm Thánh Thể này, xin cho chúng con ý thức và khám phá nhiều hơn về tình yêu của Chúa, hầu mỗi người cũng như tất cả chúng con có thể biết Chúa, yêu mến, gắn bó và bước theo Chúa trọn cuộc hành trình dương thế của chúng con.
II.  Lời Chúa và suy niệm
1. Phúc Âm (Ga 16,16-20)
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an:
"Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.
Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau: "Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" và "Thầy đến cùng Chúa Cha"? "18 Vậy các ông nói: ""Ít lâu nữa" nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì! "19Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: "Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy".20 Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui”. 
2. Suy niệm
      Giáo Hội Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời sẽ tuyên xưng và sống mầu nhiệm đức tin. Thánh Thể chính là mầu nhiệm đức tin mà Giáo Hội vẫn cử hành để dâng hy tế của Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha, một Hy tế mới, hy tế được ký kết bằng chính Máu Chúa Kitô. Hy tế đó đem lại sự nhận biết, lòng mến yêu Thiên Chúa cũng như ơn tha tội và ơn cứu độ cho hết mọi người.
      Cử hành mầu nhiệm Thánh Thể là cử hành trong đó, toàn thể nhân loại, và từng cá nhân thông dự vào Hy Tế Thập Giá, vào mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm tái tạo mối hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại trong Thánh Thần.
      Trong bầu khí đạo đức thánh thiện này và trước Thánh Thể Chúa, chúng ta hãy để tâm hồn lắng đọng, để tình yêu Chúa Kitô khỏa lấp cõi lòng và rồi chúng ta cùng nhìn lại việc cử hành Thánh Thể dưới khía cạnh là cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, mầu nhiệm chóp đỉnh, và là trọng tâm của lịch sử ơn cứu độ, mầu nhiệm loan truyền việc Chúa chịu chết, tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến.
      Chúa Kitô đã đến trong thế gian và Ngài đã vượt qua “thế gian” mà về cùng Cha, đồng thời đến với mọi con người qua mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh, để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế, trong tình yêu của Thần Khí tác sinh. Tuy mắt phàm trần không trông thấy, nhưng ai tin sẽ nhận ra tình yêu vô giới hạn đó của Người.
      Chúa Kitô Phục Sinh đích thực là Đấng đã vượt qua “thế gian” nhưng đồng thời ở cùng chúng ta luôn mãi, trong thế giới này. Muôn đời và mãi mãi Ngài là Emmanuel đang đến và đang hiện diện giữa loài người. Nhờ đó mà mỗi người chúng ta sung sướng được đón Chúa mỗi ngày, được nhận ra, gặp gỡ, chiêm ngắm, thờ lạy Ngài, để rồi cùng tiến bước với Ngài trên mọi nẻo đường trần thế.
      Thật vậy, gặp gỡ Chúa là để yêu mến, kết hiệp với Chúa và cùng Chúa đi đến với anh em, trên hành trình về cùng Thiên Chúa là Cha, là đích điểm, hạnh phúc, và là gia nghiệp của tất cả chúng ta.
      Nên một với Chúa trong Bí tích Thánh Thể sẽ giúp chúng ta sống mỗi lúc một sau xa hơn mầu nhiệm Vượt Qua trong chính đời sống chúng ta, nghĩa là biết ra khỏi mình, ra khỏi cái “tôi” ích kỷ, và tham vọng, cái “tôi” khép kín và muốn vơ vét tất cả về mình, để biết sống cho Chúa và cho anh em, để “tôi” không còn là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi, luôn rộng mở tâm hồn và sẵn sàng trở nên hiến lễ tình yêu, theo lời mời gọi tha thiết của Đức Kitô: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu mến anh em”.
Hát: “Thầy yêu chúng con…”, (bài thích hợp)
III. Cầu nguyện
1. Cầu nguyện riêng
2. Cầu nguyện chung : đọc kinh Mân Côi
IV.  Phép lành Mình Thánh Chúa
1. Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
2. Hát: Đây nhiệm tích”, (bài thích hợp)
3. Lời nguyện
4. Phép lành Mình Thánh Chúa
V. Bế mạc
Hát kết: Con xin dâng Mẹ, (bài thích hợp)




THÁNH THỂ - GIAO UỚC MỚI VÀ VĨNH CỬU
 I. Khai mạc
1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát: Thờ lạy Chúa, (bài thích hợp)
3. Tâm tình gợi ý
      Ý tưởng giao uớc đã có từ rất xa xưa . Các dân tộc đã từng ký những hiệp uớc về quân sự để chống lại kẻ thù chung. Hoặc mỗi lần người ta muốn hợp tác với nhau vì một mục đích chung, người ta ký kết giao ước…
      Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa mạc khải ý định cứu rỗi của Người là đem nhân loại vào thông hiệp với sự sống của Người. Để thực hiện chương trình này, Thiên Chúa chọn dân Israel và lập với dân này một giao ước.
      Giờ đây, chúng ta cùng nhau lắng nghe hai bản văn tường thuật về Giao Ước đó. Bản văn thứ nhất nói về việc Yavê Thiên Chúa điều đình với dân, qua trung gian là Môsê. Còn bản văn thứ hai tả lại cuộc cử hành giao ước.
II. Lời Chúa và suy niệm
1. Hát: “Xin cho con biết lắng nghe ….”, (bài thích hợp)
2. Công bố Lời Chúa (Xh 19,3-9 ; 24,3-8)
Lời Chúa Trích Sách Xuất Hành:
“Ông Mô-sê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, ĐỨC CHÚA gọi ông và phán: "Ngươi sẽ nói với nhà Gia-cóp, sẽ thông báo cho con cái Ít-ra-en thế này:4 Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai-cập thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta.5 Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta.6 Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en."7 Ông Mô-sê về triệu tập các kỳ mục trong dân, trình bày cho họ biết tất cả những lời ĐỨC CHÚA đã truyền cho ông.8 Toàn dân nhất trí đáp lại: "Mọi điều ĐỨC CHÚA phán bảo, chúng tôi xin làm theo." Ông Mô-sê thưa lại với ĐỨC CHÚA những lời dân nói.
ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Này Ta sẽ đến với ngươi trong đám mây dày đặc, để khi Ta nói với ngươi thì dân nghe thÔng Mô-sê xuống thuật lại cho dân mọi lời của ĐỨC CHÚA và mọi điều luật. Toàn dân đồng thanh đáp: "Mọi lời ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành."4 Ông Mô-sê chép lại mọi lời của ĐỨC CHÚA. Sáng hôm sau, ông dậy sớm, lập một bàn thờ dưới chân núi và dựng mười hai trụ đá cho mười hai chi tộc Ít-ra-en.5 Rồi ông sai các thanh niên trong dân Ít-ra-en dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò làm hy lễ kỳ an tế ĐỨC CHÚA.6 Ông Mô-sê lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ.7 Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: "Tất cả những gì ĐỨC CHÚA đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo."8 Bấy giờ, ông Mô-sê lấy máu rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước ĐỨC CHÚA đã lập với anh em, dựa trên những lời này."ấy và cũng tin vào ngươi luôn mãi." Ông Mô-sê thưa lại với ĐỨC CHÚA những lời dân nói”.
3. Suy niệm
      Chúng ta thấy, Thiên Chúa đã muốn cho con người tham dự vào sự sống của Người. Giao ước của Người với dân Israel là khởi đầu cho việc thực hiện chương trình đó. Israel được mời gọi sống thông hiệp với Yavê Thiên Chúa. Việc Môsê cử hành giao ước đã khắc ghi vào lòng dân ý muốn của Thiên Chúa. Việc cử hành này được thực hiện bằng việc rẩy máu. Môsê sát tế súc vật và giữ lại máu chúng. Ông lấy máu rẩy trên bàn thờ và trên dân chúng. Việc rẩy máu trên bàn thờ và trên dân rất có ý nghĩa, bởi vì máu chính là sự sống. Máu này thiết lập giữa Thiên Chúa và Israel mối liên kết của một cuộc sống chung. Đó không có gì là ma thuật, nhưng là một biểu thị cụ thể thế nào là giao ước, thế nào là chung sống với nhau.
      Khi thời gian đã tới, Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, Bí tích của Thân Mình bị trao nộp, và của Máu đổ ra làm nên Giao Ước Mới. Sự liên kết của các tín hữu với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô không còn được thể hiện qua việc rảy máu, nhưng qua việc đón nhận Bánh và Rượu đã được thánh hiến làm của ăn, của uống thiêng liêng nuôi sống linh hồn chúng ta. Việc rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô thực hiện nơi chúng ta sự thông hiệp với Thiên Chúa, cho chúng ta được sống kết hiệp với Người. Chính vì thế mà Thánh Thểå là hy tế của Giao Ước Mới. Nhờ Thánh Thể, chúng ta nhận được sự sống Thần Linh của Chúa Kitô, chúng ta được tháp nhập vào Thân Thể mầu nhiệm của Người. Đó cũng chính là điều mà chúng ta cầu xin mỗi khi cử hành Thánh lễ: “Khi chúng con được Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và mộït tinh thần trong Đức Kitô” (KNTT 3).
      Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con, xưa kia Cha đã lập giao ước với dân Israel. Khi thời gian viên mãn, Cha đã sai Con Cha đến thiết lập Giao ước mới.
      Xin cho chúng con ngày càng được thông hiệp vào sự sống của Chúa mỗi khi chúng con rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Amen.
4. Hát: “Bao la tình Chúa . . .”, (bài thích hợp)
III. Cầu nguyện
      “Đây là Giao Ước Ta sẽ lập với nhà Israel, Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, Ta sẽ khắc ghi lề luật của Ta trong tim chúng. Chúng sẽ là dân của Ta và Ta sẽ là Chúa của chúng”.
       Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời.
      “Ta sẽ cho các ngươi một quả tim mới và sẽ đặt để trong lòng các ngươi một tinh thần mới. Ta sẽ cất khỏi thân xác các ngươi quả tim bằng đá và sẽ cho ngươi quả tim bằng thịt. Ta sẽ đặt trong lòng các ngươi Thần Trí của Ta và sẽ hướng dẫn các ngươi sống theo các mệnh lệnh của Ta, tuân giữ các luật lệ của Ta và đem ra thực hành”.
       Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời.
          Hay cách khác : III. Cầu nguyện
1. Cầu nguyện riêng
2. Cầu nguyện chung : đọc kinh Mân Côi
IV. Phép lành Mình Thánh Chúa
1. Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
2. Hát: Đây Nhiệm Tích, (bài thích hợp)
3. Lời nguyện
4. Phép lành Mình Thánh Chúa
V. Bế mạc
Hát: Con xin dâng Mẹ, (bài thích hợp)





GIAO ƯỚC MỚI

I. Khai mạc:
1. Dạo đàn
2. Đặt Mình Thánh Chúa
3. Hát: Ta là Bánh Hằng Sống, (bài thích hợp)
4. Gợi ý
      Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã mời gọi chúng con “Hãy đến với Ta, hỡi những ai gồng gánh nặng nề” (Mt 11,28). Và như một bảo chứng của Tình Yêu, một Tình Yêu lớn nhất vì hiến ban mạng sống cho người mình yêu. ‘Thật không có tình yêu nào cao quí hơn, tình yêu của người dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu”. – Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20).
      Lạy Chúa, chúng con muốn được cùng với các thánh tông đồ trở về Phòng Tiệc Ly để sống những giây phút thiêng liêng và thân mật với Chúa, chúng con muốn nghe lại những lời trăn trối yêu thương, chúng con muốn chiêm ngắm những cử chỉ ân cần khi Chúa cầm lấy Bánh bẻ ra, trao cho các môn đệ, và để ký kết một Giao Ước Mới, Chúa cầm lấy chén rượu và nói:
      Này là Máu Thầy, Máu Giao Ước Mới, Giao Ước vĩnh cửu…
 (Quì thinh lặng).
II.  Lời Chúa và suy niệm
1.     Hát: “Hãy chiếu soi . . . . “,(bài thích hợp)
2.     Tin Mừng (Mt 26,20-29)
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô Theo Thánh Matthêu:
      “Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy."22 Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: "Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao? "23 Người đáp: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy.24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn! "25 Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: "Ráp-bi, chẳng lẽ con sao? " Người trả lời: "Chính anh nói đó! " Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy."27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này,28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội.29Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."
3. Suy niệm 1
      Chúa Giêsu cùng với các môn đệ ăn Lễ Vượt Qua trong Nhà Tiệc Ly, nơi mà theo truyền thống, Thánh lễ đầu tiên được chính thức cử hành. Chính trong phòng Tiệc Ly này Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh Thể, trong một bầu khí rất trang trọng nhưng đồng thời pha lẫn nỗi buồn chia ly. Buổi tối hôm đó, sau cử chỉ lạ lùng - cúi xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy bài học khiêm tốn phục vụ và giới răn mới là bác ái yêu thương - Chúa đã cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy sẽ trao nộp vì các con” (Mt 26,26 ; Lc 22,29 ; 1Cr 11,24).
      Sau đó, Người cầm lấy chén rượu và nói: “Các con hãy cầm lấy mà uống, này là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước Mới và Giao Ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người để tha tội” (Mt 14,24 ; Lc 20,22 ; 1Cr 11,25).
      Được mời tham dự vào Bữa Tiệc Thánh, cùng với các tông đồ, Giáo Hội luôn ghi nhớ và vâng theo lệnh truyền của Chúa: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
      Hai ngàn năm đã qua, chúng ta tiếp tục sống lại tất cả tiến trình của mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm mà từ đó Hội Thánh đã được khai sinh. Thật vậy, trong mọi cử hành Thánh Thể, chúng ta đều trở về với Tam Nhật Vượt Qua một cách thiêng liêng. Chúng ta sống lại cảnh Chúa cùng với các môn đệ rời khỏi phòng Tiệc Ly đến tại Vườn Cây Dầu – để rồi chứng kiến những giọt máu hoà lẫn với mồ hôi rơi xuống (Lc 22,14). Máu mà trước đó Ngài đã ban cho Hội Thánh như của uống ban ơn cứu độ trong Bí tích Thánh Thể, và sẽ tuôn trào từ cạnh sườn Người trên đồi Gôlgôta. Đó cũng chính là dòng nước tuôn chảy từ bên phải Đền Thờ, “và Nước ấy chảy đến những ai, thì tất cả đều được cứu rỗi và reo lên: Allêluia !”
(Thinh lặng)
4.Hát: “Chúa vì yêu chúng con …”, (bài thích hợp)
5.   Suy niệm 2:
      Nơi phòng Tiệc Ly, bầu không khí u uất, buồn phiền tăng lên đến ngột ngạt, ngột ngạt nhất là vì một ý đồ, ý đồ phản bội. Và Thánh Gioan viết tiếp: “Giuđa đã đi một mình vào đêm tối”, hắn đã phản bội Thầy mình bằng một cái hôn. Một thảm kịch khởi đầu trong chính đêm mà Tình Thầy Trò bộc lộ cách thắm thiết nhất, một sự phản bội ngay trên bàn ăn, nơi của cảm thông và chia sẻ.
      Chắc chúng ta ngạc nhiên làm sao một vị tông đồ được Chúa chọn, yêu thương và dạy dỗ, sống gần bên Chúa ba năm trời lại có thể hành động cách phản phúc và tàn nhẫn đến thế. Thế nhưng, có lẽ chúng ta không nên vội chỉ trích Giuđa, bởi lẽ biết đâu đã có lần chúng ta phản bội Ngài như thế ! Thực vậy, mỗi lần chúng ta bước đến Bàn Thánh với tâm hồn không trong sạch, với quả tim chai đá hoặc mang đầy thù hận, chúng ta hành xử có khác nào Giuđa. Hoặc khi chúng ta đón nhận Máu Thịt Chúa mà không hề thực thi lệnh truyền Bác Ái. Biết đâu, cũng như Giuđa rời bỏ bữa tiệc ly để một mình đi vào đêm tối, chúng ta cũng đã bỏ nhà Chúa ra về mà trong mình vẫn tiếp tục cưu mang ý đồ đen tối, hoặc tiếp tục nuôi dưỡng lòng thù hận đối với anh em mình !
      Giuđa không chỉ phản bội và rời bỏ thầy mình, hắn còn rời bỏ cộng đồng huynh đệ để nhập bọn với kẻ thù, và cuối cùng đã chọn lấy cái chết. Cũng như cành nho sẽ héo khô khi bị cắt lìa khỏi thân nho! Cắt đứt sợi dây Bác Ái với anh em có nghĩa là tách rời khỏi Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô. (thinh lặng)
III. Cầu nguyện
1. Cầu nguyện riêng (thinh lặng)
2. Cầu nguyện chung
      Chúa Giêsu đã mời gọi mọi người đến bàn tiệc Thánh. Chính Chúa đã hiến ban Mình cùng Máu Ngài làm của ăn nuôi sống trần gian. Trong tâm tình thờ kính mến yêu, chúng ta hãy cầu nguyện:
      Lạy Chúa Kitô là Bánh từ trời xuống, xin ban sự sống đời đời cho chúng con.
      Trong đêm bị trao nộp, Chúa đã thiết lập Bí tích Yêu Thương, để ở lại với chúng con mỗi ngày. Xin cho mọi người luôn biết cảm tạ tình Chúa yêu thương chúng con vô bờ.
      Lạy Chúa Kitô là Bánh từ trời xuống, xin ban sự sống đời đời cho chúng con.
      Chúa đã truyền cho chúng con phải cử hành Bí tích Thánh Thể để tưởng niệm Chúa đã chịu chết và sống lại hiển vinh. Xin ban phúc trường sinh cho những ai biết chờ đợi ngày Chúa lại đến.
      Lạy Chúa Kitô là Bánh từ trời xuống, xin ban sự sống đời đời cho chúng con.
      Chúa đã hứa ban sự sống đời đời cho những ai đón nhận Mình Máu Thánh Chúa. Xin cho mọi người luôn thành tâm, đem hết tình yêu hiệp dâng thánh lễ mỗi ngày.
      Lạy Chúa Kitô là Bánh từ trời xuống, xin ban sự sống đời đời cho chúng con.
      Xin cho chúng con khi chia sẻ một Tấm Bánh cũng luôn được liên kết mật thiết với Chúa và hiệp nhất với nhau.
      Lạy Chúa Kitô là Bánh từ trời xuống, xin ban sự sống đời đời cho chúng con.
3. Kết thúc: Kinh Lạy Cha
          Hay cách khác : III. Cầu nguyện
1. Cầu nguyện riêng
2. Cầu nguyện chung : đọc kinh Mân Côi

IV.  Phép lành Mình Thánh Chúa
1. Cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng
2. Hát: Đây nhiệm tích, (bài thích hợp)
3. Lời nguyện
4. Phép lành Mình Thánh Chúa
5. Hát kết thúc: Bao la tình Chúa yêu con , (bài thích hợp)


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét: