Sau khi sống lại, Chúa
Giêsu hiện ra và nói với các môn đệ: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha
đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Ngài thổi hơi vào các
ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì
người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20:21-23).
Người Công giáo tin rằng Chúa Giêsu đã trao quyền tha tội cho các Tông đồ (các
linh mục đầu tiên) và những người kế vị, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.
XƯNG TỘI LÀ BÍ TÍCH TRAO
BAN ÂN SỦNG
Giáo hội Công giáo dạy
rằng bí tích là dấu chỉ bề ngoài, do Chúa Giêsu thiết lập, để ban ân sủng. Xưng
tội, gọi là Bí tích Hòa giải hoặc Cáo giải, ban cho chúng ta ân sủng để chống
lại bản chất tội lỗi. Đó là bí tích chữa lành.
Giáo lý của Giáo hội
Công giáo (GLCG) cho biết: “Những ai tới gần bí tích Sám hối, sẽ nhận
được từ lòng từ bi Thiên Chúa ơn tha thứ về sự mình đã lỗi phạm đến Ngài, đồng
thời họ được hoà giải với Giáo Hội mà tội lỗi của họ đã gây thương tích: chính
Giáo Hội đã lo cho họ trở lại nhờ đức bác ái, nhờ gương sáng và những lời cầu
nguyện” (GLCG, số 1422).
XƯNG TỘI LÀ CHÚNG TA ĐỐI
DIỆN VỚI TỘI LỖI
Rất khó đến với một
người mà chúng ta đã làm tổn thương và xin họ tha thứ. Cần can đảm và khiêm
nhường nhìn nhận mình sai trái, nhất là cần biết rằng người đó vẫn có thể buồn
giận. Cũng vậy, người Công giáo phải can đảm và khiêm nhường bằng cách nói cho
linh mục biết tội lỗi của mình. Chúng ta phải đối mặt với tội lỗi và nhận mình
sai trái. Dĩ nhiên, linh mục bị buộc bởi “ấn tòa giải tội” và không được tiết
lộ hoặc nói với bất cứ ai về tội của người khác.
XƯNG TỘI LÀ ĐƯỢC SẠCH
TỘI
Sau khi xưng tội, người
Công giáo tin rằng linh hồn họ được sạch tội, không tì vết như thuở ban đầu, và
được trang bị bằng sự bảo vệ để không tái phạm. Thường xuyên xưng tội thì chúng
ta sẽ được thêm nhiều ân sủng và được nhắc nhở về việc chịu trách nhiệm về mọi
hành vi của mình.
TỘI LỖI KHÔNG RIÊNG TƯ
Tội của chúng ta có ảnh
hưởng người khác, dù chúng ta cho đó là “tội riêng”. Đó là sự liên lụy hoặc
liên đới tội lỗi. Các tội như vậy có thể có vẻ nhỏ nhật, nhưng chúng vẫn làm
chúng ta thay đổi. Có thể chúng ta ích kỷ vì các tội này, nhưng rồi sự ích kỷ
của chúng ta sẽ ảnh hưởng người khác. GLCG nói: “Nhiều tội đã gây thiệt
hại cho tha nhân. Vậy phải làm hết sức mình để đền bù (như trả lại những gì
mình đã ăn trộm, phục hồi thanh danh cho người mình đã vu khống, bồi thường
những thương tích mình đã gây cho tha nhân). Nguyên đức công bằng cũng đòi buộc
như thế. Nhưng ngoài ra, tội lỗi còn làm bị thương và làm mất sức chính
tội nhân, cũng như đã gây tổn thương cho những liên hệ giữa tội nhân với Thiên
Chúa và với tha nhân. Ơn tha tội xoá tội lỗi, nhưng không sửa lại được tất cả
những xáo trộn mà tội lỗi đã gây nên (x. CĐ Trentô, DS 1712). Được tha thứ tội
lỗi, được chữa lành, tội nhân còn phải lấy lại đầy đủ sức khoẻ tinh thần. Vậy
người đó phải làm một cái gì để đền bù tội lỗi mình: người đó phải "đền
tội" cách thích hợp, tức phạt tạ các tội lỗi mình. Đó là việc
đền tội” (GLCG, số 1459).
TƯ VẤN TÂM LINH
Dù điều này không luôn
xảy ra khi chúng ta đi xưng tội, nhưng đôi khi hối nhân có thể nhận được
lời tư vấn từ linh mục. Hãy nhớ rằng linh mục là “kênh” chuyển sức mạnh của
Chúa Thánh Thần qua Bí tích Hòa giải, và linh mục có thể hướng dẫn tâm linh cho
hối nhân. Việc tư vấn này có thể rất có lợi đối vối việc phát triển tâm linh và
đổi mới, đồng thời có thể giúp phát triển mối quan hệ với Chúa Ba Ngôi.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Lễ Thánh GH Gregory, Tiến sĩ Giáo hội, 3-9-2014