ƠN GỌI GIÁO LÝ VIÊN
Ơn
gọi giáo lý viên là ơn gọi bắt nguồn từ bí tích Rửa tội và Thêm sức, nhưng có
điểm riêng là được Chúa kêu gọi cách đặc biệt, nghĩa là ban cho một đặc sủng
(ơn đặc biệt) được Hội Thánh công nhận và đặc sủng này được biểu hiện công khai
rõ ràng qua sự uỷ nhiệm của Đức Giám Mục.
Khi
đáp lại ơn gọi làm Glv. Bạn không hề đơn độc, bạn được liên đới với hàng trăm
ngàn tín hữu công giáo nhiệt thành khác, những người cũng đáp lại ơn gọi phục
vụ ấy. bạn đã đáp lại lời mời gọi ấy vì bạn say mến Chúa Giêsu và mong muốn
chia sẻ tình yêu ấy với người khác. Lời mời gọi dành cho bạn có lẽ không nhiều
kích tính như lời mời gọi từ bụi gai cháy bừng dành cho ông Môsê, không gây
bàng hoàng như lời mời gọi dành cho Phaolô khi ông ngã ngựa. Lời mời gọi dành
cho bạn có thể bắt đầu từ một cuộc nói chuyện với cha xứ, hoặc từ lời giới
thiệu của anh chị Glv khác…. Bạn đã đáp lại lời mời gọi ấy bằng hai tiếng Xin
Vâng. Khi thưa hai tiêng xin vâng bạn đáp lại lời mời gọi của Chúa để dấn thân
phục vụ quên mình, phục vụ cho không, phục vụ không cần đền đáp. Thế nhưng, do
bị chi phối bởi nhiều lý do từ mình, từ gia đình, từ các em thiếu nhi… khiến
ngọn lửa tình yêu Chúa, ngọn lửa nhiệt thành phục vụ bị giảm đi.
Trong
giờ nguyện gẫm và cầu nguyện hôm nay, xin Chúa cho từng người chúng con cảm
nghiệm được ơn gọi cao quí mà chúa mời gọi; xin Chúa cũng thắp sáng lên trong
con ngon lửa tình yêu Chúa. Để từ đó, chúng con mới có thể thắp sáng ngọn lửa
ấy cho tha nhân, và đặc biệt cho các em thiếu nhi mà Chúa trao cho con.
Hát
: Thắp sáng lên (đốt nến)
Giờ
đây, chúng ta cùng lắng động tâm hồn, thinh lặng để Chúa nói với từng người qua
những tiếng thì thầm.
Mời
đội 1, chúng ta tiến xuống sân, lấy khăn quang ra bịt mắt lại, người đằng sau
đặt hai tay lên người đằng trước, người hướng dẫn tay cầm đền dẫn từng đội đến
các trạm để chịu thử thách.
Trong
khi đội 1 bịt mắt, đội hai vẫn trong phòng quỳ cầu nguyện riêng với Chúa.
a.
ơn gọi làm Giáo lý viên là con đường không phải lúc nào cũng bằng phẳng, em ái
dịu ngọt nhưng là đường hẹp gồ ghề, gian nan và thử thách vì có thể gặp những
khó khăn :
Từ
gia đình : khó khăn về thời gian, về sức khỏe, sự khó chịu của gia đình
Từ
các em thiếu nhi : những em nghịch phá, những em chậm hiểu, lười học….
Từ
chinh nơi bản thân :
Gặp
gian nan và thử thách chúng ta sẽ có hai cách phản ứng :
Thứ nhất : Than thở, gồng mình chịu đựng
Thứ nhất : Than thở, gồng mình chịu đựng
Thứ
hai : tâm niệm đây là những hoàn cảnh, những khó khăn để càng xác tin ơn goi và
càng gắn bó với CGS hơn nữa. Đây là dịp để đem tình yêu thương của Chúa Giêsu
đến với các em, đặc biệt qua dụng cụ chính là mình. Qua đó các em cảm nghiệm
được Chúa luôn ở bên.
-
Thử thách
Tuyệt
đối thinh lặng, tất cả đội đều được bịt mắt, người đằng sau đặt hai tay lên
người đằng trước, người hướng dẫn tay cầm đền dẫn từng đội đến các trạm để chịu
thử thách.
Một
đoạn đường được rải đ1 sỏi dài 5 m. tất cả bỏ dép đi chân không trên đoạn đường
đó. Người hướng dẫn đi thật chậm và dừng lại khi mọi người đã dặt chân trên đá
sỏi. khi dừng lại người hướng dẫn trạm sẽ bắt đầu gẫm trong thời gian qui định.
b.
Cả nước Việt Nam mới có khoảng 7% theo Kitô giáo, còn 93% chưa biết Tin mừng
của Chúa Kitô. Riêng ở Giáo phận Banmêthuột chỉ có hơn kém 260.000 giáo dân
trên tổng số dân của tỉnh Đăklăk là 1.800.000. Vì thế, giáo lý viên Việt Nam
không thể bằng lòng với việc dạy giáo lý cho trẻ em có đạo để chúng giữ đạo và
chịu các bí tích, mà còn có bổn phận loan báo Tin mừng cho số người rất lớn
chưa nghe biết Tin mừng. để làm được điều đó, trước hết, Glv phải là muối ướp
cho đời khỏi hư hại, muối sát trùng những thói hư tật xấu, do đó, mối có sức
biến đổi môi trường sống. Nếu môi trường xung quanh chưa thay đổi được gì thì
phải chăng muối chưa đủ độ mặn ?
Anh
em cũng là đường cho tha nhân. Một lời nói an ủi người sầu khổ, một lời khích
lệ chân thành với nhười thất bại, tha thứ cho những người xúc phạm đến ta, một
nụ cười ngọt mềm và một thái độ dịu dàng cho những người khó khăn… là những hạt
đường làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, làm cho thế giới chua chát trở nên
lịm ngọt.
Glv
hãy là đường và là muối trong mỗi trường hợp, mỗi người mà mình gặp gỡ.
-
Thử thách
Cả
đội bịt mắt được dẫn đến trạm, mỗi người sẽ lần lượt được nếm từng hạt muối và
được gợi ý nguyện gẫm. sau đó mọi người được thưởng thức viên đường và hướng ý
suy niệm.
1.
CẦU NGUYỆN
Thế
giới hôm nay đang rất cần những chứng nhân của niềm tin và hy vọng, cần những
con người dám sống hy sinh, quên mình phục vụ. Là người môn đệ của Chúa, chúng
ta được mời gọi dấn thân phục vụ, để làm chứng cho Chúa và để loan báo Tin mừng
cho anh em.
Vì
thế, trong giờ cầu nguyện tối nay, chúng ta cùng đến và ở lại bên Chúa Giêsu,
cùng lắng nghe lời Chúa Giêsu mời gọi bước theo Ngài. Xin Chúa Giêsu hâm nóng
lòng nhiệt thành tông đồ của chúng ta, biến đổi chúng ta nên những chứng nhân
của niềm tin yêu - hy vọng trong thế giới hôm nay. Với tâm tình đó, giờ đây,
chúng ta cùng dâng lên Chúa bài ca khen chúc tụng.
-
Bài hát : CHÚC TỤNG CHÚA (BLESS THE LORD)
(một
người đọc lời của bài hát, đọc xong dạo đàn rồi hát)
Chúc
tụng Chúa ngàn đời, mừng chúc Thánh Danh Ngài hồn tôi ơi! Chúc tụng Chúa ngàn
đời, Ngài dẫn dắt tôi về nguồn vui.
-
Thánh vịnh 39 :
Câu
đáp : Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi thánh ý Ngài (2 lần).
Chúa
cho miệng tôi hát bài ca mới, bài ca tụng Thiên Chúa chúng ta. Thấy thế, nhiều
người sẽ kính sợ và tin tưởng vào Chúa. Phúc thay người đặt tin tưởng nơi Chúa,
chẳng vào hùa với bọn kiêu căng và những kẻ theo đường gian ác.
Lạy
Chúa, này con xin đến .... (2 lần).
Lạy
Chúa là Thiên Chúa con thờ, những kỳ công Ngài đã thực hiện và những điều Ngài
dự định cho chúng con : thật là nhiều vô kể ! Không một ai sánh được như Ngài.
Dầu con muốn loan đi kể lại, nhưng quá nhiều làm sao đếm nổi.
Lạy
Chúa, này con xin đến .... (2 lần).
Chúa
chẳng thích tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con, lễ toàn thiêu và lễ xá tội,
Chúa không đòi, con liền thưa : "Này con xin đến!".
Lạy
Chúa, này con xin đến .... (2 lần). (Thinh lặng 1 phút)
-
Bài hát :
GIÊSU
ÁNH SÁNG
(một
người đọc lời của bài hát, đọc xong dạo đàn rồi hát)
Giêsu
ơi! Ngài là ánh sáng. Xin cho con được tan cháy trong Ngài. Giêsu ơi! Ngài là
đường đi. Xin cho con đồng hành với Chúa. Xin cho con với chúa vào đời để trần
gian tràn ngập tiếng cười. Xin cho con với chúa vào đời để trần gian chan hòa
niềm vui.
-
Lời Chúa : Mt 20, 24 – 27
Cộng
đoàn hát:
Lời
Ngài là sức sống của con, Lời Ngài là ánh sáng đời con.(2 lần)
Bài
trích Phúc Âm theo thánh Matthêu (Mt 20,24-27).
Đức
Giêsu gọi các môn đệ lại và nói: “Anh em biết : thủ lãnh các dân thì lấy quyền
mà thống trị dân, những người làm lớn thì dùng uy mà cai quản dân.”
Cộng
đoàn : Lời Ngài là sức sống của con, Lời Ngài là ánh sáng đời con.(2 lần)
Giữa
anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em, thì làm người phục
vụ cho anh em. Và ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ anh em.
Cộng
đoàn : Lời Ngài là sức sống của con,Lời Ngài là ánh sáng đời con.(2 lần)
Cũng
như Con Người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến
dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.
Cộng
đoàn : Lời Ngài là sức sống của con, Lời Ngài là ánh sáng đời con.(2 lần)
(thinh lặng 1 phút)
-
Bài hát suy niệm : NIỀM XÁC TÍN CỦA CON
Con
luôn tin rằng tình Ngài thương con không bờ không bến. Con luôn tin rằng Ngài
chọn tên con khi chưa có sao trời. Mặt trời mặt trăng theo con ngày ngày, nẻo
đường con đi thiên nhiên diệu vợi. Ngài phủ vây con với khí trời mát trong.
Và
này con đến, Chúa ơi xin quyết theo Ngài, dẫu có cô đơn, dẫu có lo âu con luôn
vui bước. Một đời nguyện ước, Chúa ơi ân thánh do trời, dẫn lối con đi, dẫn
bước trung trinh nơi thánh điện Ngài.
Gợi
ý suy niệm :
Hãy
vượt lên tất cả những rao cản để dấn thân phục vụ. Đó là một đòi hỏi quyết liệt
để có thể theo Chúa và làm chứng nhân cho Ngài cách trọn vẹn. Giờ đây chúng ta
dành một vài phút hồi tâm để suy niệm về sự đáp trả của mình trước lời mời gọi
của Chúa : "Hãy đi loan báo tin mừng". Xin cho mỗi người chúng ta
luôn ý thức về ơn gọi và sứ mạng cao cả Chúa trao ban.
(Thinh
lặng 3 phút)
-
Lời nguyện cầu xin
Hát
: Vạn Lạy Chúa
Vạn
lạy Chúa, xin thương xót, xin dủ lòng thương. Xin thương xót, xin thương xót,
xót thương con cùng.
Xướng
: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em”. Lạy Chúa
Giêsu, xin ban ơn giúp chúng con biết yêu thương và khiêm nhường phục vụ mọi
người, nhất là các em thiếu nhi như Chúa vẫn yêu thương và phục vụ chúng con,
để nhờ đó chúng con cảm nghiệm được tình yêu vô biên của Chúa đã dành cho chúng
con.
Cộng
Đoàn : Vạn lạy Chúa, xin thương xót, xin dủ lòng thương. Xin thương xót, xin
thương xót, xót thương con cùng.
Xướng:
“Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em”. Lạy Chúa
Giêsu, Chúa chính là sự sống và hạnh phúc đích thực mà chúng con phải kiếm tìm.
Xin cho chúng con biết lắng nghe và thi hành các điều Chúa truyền dạy, để xứng
đáng hưởng hạnh phúc Chúa hứa ban.
Cộng
Đoàn : Vạn lạy Chúa, xin thương xót, xin dủ lòng thương. Xin thương xót, xin
thương xót, xót thương con cùng.
Xướng
: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em”. Lạy Chúa
Giêsu, Chúa là mẫu gương tuyệt hảo nhất về sự hy sinh- quên mình phục vụ. Xin
cho chúng con biết từ bỏ mình, can đảm vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa, để
chúng con trở nên những môn đệ đích thực của Chúa.
Cộng
Đoàn : Vạn lạy Chúa, xin thương xót, xin dủ lòng thương. Xin thương xót, xin
thương xót, xót thương con cùng. (Thinh lặng 1 phút)
-
Kinh Lạy Cha
-
Lời nguyện kết thúc :
Chủ
sự : Chúng ta dâng lời cầu nguyện:
Lạy
Cha là Đấng giàu lòng thương xót, vì yêu thương Cha đã ban Con Một là Đức Giêsu
Kitô để cứu độ mọi người. Xin cho chúng con luôn trung thành đáp lại tình Cha
yêu thương bằng một đời sống bác ái, dấn thân phục vụ với tất cả sự hăng say và
lòng nhiệt thành tông đồ, hầu làm sáng danh Cha và mưu ích cho mọi người. Chúng
con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
-
Phép lành
-
Bài hát : Tạ ơn
Mật thư tiếng Nhật
mật thư tiếng Nhật
A= ka, B= tu, C= mi, D= te, E= ku,
F=lu,
G= ji, H= ri, I= ki, J= zu, K= me, L= ta,
M= rin, N= to, O= mo, P= no, Q= ke,
R=
shi, S= ari, T= chi, U= do, V= ru, W=
mei,
X= na, Y= fu, Z= zi
Ten mk la Tamotoji con ten b là gi?
A= ka, B= tu, C= mi, D= te, E= ku,
F=lu,
G= ji, H= ri, I= ki, J= zu, K= me, L= ta,
M= rin, N= to, O= mo, P= no, Q= ke,
R=
shi, S= ari, T= chi, U= do, V= ru, W=
mei,
X= na, Y= fu, Z= zi
Ten mk la Tamotoji con ten b là gi?
12 Điều Tâm Niệm Của Giáo Lý Viên
1. Nói với niềm xác tín và nhiệt tình. Đặt tâm tình vò sứ điệp truyền đạt.
2. Nói với Chúa về học sinh nhiều hơn là nói với học sinh về Chúa.
3. Khuyến khích các em làm điều tốt, và giúp mỗi em hiểu rằng các em rất đặc biệt và có thể giúp chs cho người khác.
4. Cố gắng thăng tiến khả năng chuyên môn.
5. Tạo khung cảnh thích hợp giúp các em học bằng cách thay đổi cách trang trí lớp học hàng tuần.
6. Soạn bài cẩn thận và đến lớp đúng giờ.
7. Đón nhận tất cả và từng học sinh.
8. Làm cho các em cảm thấy lớp học như gia đình mà mỗi em làmột thành viên.
9. Liên lạc và tiếp xúc thường xuyên với phụ huynh học sinh.
10. Kiên nhẫn và trung thành dù gặp khó khăn.
11. Giữ đạo đức của nhà giáo.
12. Chấp nhận những giới hạn của mình, và tin tưởng Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong mình
NIỀM TIN
16:37 |
Nhãn:
TRUYỆN GIÁO LÝ
Nếu bạn là một người theo Đạo Thiên Chúa Giáo, câu chuyện dưới đây rất đáng để bạn nên đọc, tin tôi đi
Giáo sư : Con
trai là một người theo đạo Thiên Chúa Giáo đúng không?
Sinh viên : Dạ
đúng thưa giáo sư
Giáo sư : Vậy
con có tin vào Chúa không?
Sinh viên : Tất
nhiên rồi thưa giáo sư
Giáo sư : Chúa
tốt lành chứ?
Sinh viên : Chắc
chắn là như vậy
Giáo sư : Chúa
có tất cả quyền lực không?
Sinh viên : Dạ
có
Giáo sư : Anh
trai tôi chết vì ung thư mặc dù anh ấy đã cầu nguyện với Chúa chữa lành cho anh
ấy rất nhiều. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã cố gắng giúp đỡ người khác khi
họ đau ốm. Nhưng Chúa thì không. Vậy cậu nói xem Chúa tốt lành như thế nào?
(Sinh viên im
lặng)
Giáo sư : Cậu
không thể trả lời phải không? Vậy chúng ta lại bắt đầu lại với câu hỏi : Chúa
tốt lành không?
Sinh viên : Dạ
có
Giáo sư : Quỷ
Satan có tốt lành không?
Sinh viên :
Không.
Giáo sư : Vậy
quỷ Satan là đến từ đâu?
Sinh viên : Dạ,
từ …Chúa mà ra…
Giáo sư : Đúng
rồi. Con trai hãy nói cho ta biết, tội ác có tồn tại trên thế giới này không?
Sinh viên : Dạ
có
Giáo sư : Tội ác
ở khắp mọi nơi phải không? Và Chúa tạo nên tất cả mọi thứ, đúng không?
Sinh viên :
Đúng!
Giáo sư : Vậy ai
tạo ra tội ác?
(Sinh viên không
trả lời)
Giáo sư : Vậy
còn bệnh tật? sự đồi bại? lòng thù hận ? sự xấu xa? Tất cả những thứ kinh khủng
đó vẫn tồn tại trên thế giới chứ?
Sinh viên : Dạ
đúng , thưa Giáo sư
Giáo sư : Vậy,
ai tạo nên chúng?
(Sinh viên không
trả lời)
Giáo sư : Khoa
học nói rằng chúng ta có 5 Giác quan để nhận định và quan sát thế giới xung
quanh ta. Hãy nói cho ta biết, con đã từng thấy Chúa chưa?
Sinh viên : Dạ
chưa.
Giáo sư : Nói
cho ta biết cậu đã từng nghe Chúa nói chưa?
Sinh viên :
Chưa, thưa Giáo sư
Giáo sư : Cậu đã
từng cảm nhận thấy CHÚA, nếm được mùi vị của CHÚA, ngửi được CHÚA chưa? Cậu đã
từng bao giờ nhận thức được bằng bất cứ giác quan nào về Chúa chưa?
Sinh viên : Chưa
thưa Giáo sư. Con e là chưa cảm nhận được giác quan nào cả
Giáo sư : Vậy
cậu còn tin vào Chúa không?
Sinh viên : Dạ
có
Giáo sư : Theo
kinh nghiệm, những thử nghiệm, những phương pháp chứng minh khác, Khoa học nói
rằng CHÚA không hề tồn tại. Con nói về điều này thế nào, con trai?
Sinh viên :
Không là gì cả. Tôi chỉ có niềm tin.
Giáo sư : Đúng
rồi, đức tin. Và đó là vấn đề mà Khoa học gặp phải
Sinh viên : Thưa
Giáo sư, có tồn tại một thứ gọi là “nóng” không?
Giáo sư : Có!
Sinh viên : Và
có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?
Giáo sư : Có!
Sinh viên :
Không có, thưa Giáo sư. Nó không hề có.
(Giảng đường
bỗng trở nên im lặng với câu trả lời bất ngờ của cậu sinh viên)
Sinh viên : Thưa
Giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn,
siêu nóng, cực kì nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì
gọi là lạnh. Chúng ta có thể đạt đến nhiệt độ dưới 0 đến -273 độ, nhưng chúng
ta không thể đạt đến mức thấp hơn con số đó. Không có bất cứ thứ gì gọi là lạnh
, lạnh là một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng . Chúng ta
không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu. Nóng là một loại năng lượng , và
lạnh không phải là mặt trái của nóng, thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng
mà thôi.
(Giảng đường
thinh lặng với những giải thích của cậu sinh viên)
Sinh viên : Còn về bóng tối thì sao thưa Giáo sư ? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?
Sinh viên : Còn về bóng tối thì sao thưa Giáo sư ? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” không?
Giáo sư : Có.
Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối ?
Sinh viên : Giáo
sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể
có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng
nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, Giáo sư sẽ chẳng có cái gì để gọi
là “bóng tối” .Trong thực thế, không có bóng tối , nếu có , Giáo sư có thể làm
cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa Giáo sư?
Giáo sư : Vậy
vấn đề mà con đang muốn đề cập ở đây là gì , chàng thanh niên trẻ tuổi?
Sinh viên : Thưa
giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của Giáo sư có chỗ
thiếu sót.
Giáo sư : Thiếu
sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?
Sinh viên : Thưa
giáo sư, giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu 2 mặt. Giáo sư
chỉ rõ rằng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và Chúa xấu. Giáo sư đang
nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn,chỉ bằng một cái gì đó có
thể đo lường được. Thưa Giáo sư, Khoa học thậm chí không thể giải thích về một
cách thức con người suy nghĩ như thế nào. Có thể là dùng những tín hiệu về xung
điện và từ ngữ gì đó, nhưng chúng ta không bao giờ thấy được, nhưng bằng cách
nào đấy chúng ta vẫn cũng có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem xét về
cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng cái chết
không thể tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình.
Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống.
Điều này giải thích rằng : bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của 1 đấng tối cao nào đó.
Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống.
Điều này giải thích rằng : bệnh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại, mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi 1 thứ, đó là tình yêu của 1 đấng tối cao nào đó.
Bây giờ Giáo sư
hãy nói cho tôi biết, Giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hóa
như bây giờ từ loài khỉ không?
Giáo sư : Nếu
như cậu đang đề cập về quá trình tiến hóa tự nhiên thì dĩ nhiên là có.
Sinh viên : Đã
bao giờ giáo sư quan sát được quá trình tiến hóa bằng mắt thường chưa Giáo sư?
(Giáo sư lắc đầu
và cười, bắt đầu nhận ra rằng vấn đề của cuộc tranh luận đang đi về đâu)
Sinh viên : Bởi
vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hóa trong công việc và càng
không thể chứng minh rằng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa
Giáo sư, có phải giáo sư không dạy bằng quan điểm cá nhân của giáo sư đúng
không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy
đời?
(Lớp học bỗng
trở nên ồn ào)
Sinh viên : Có
ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy được bộ não của Giáo sư chưa?
(Lớp học ồ lên
những tiếng cười lớn)
Sinh viên : Có
ai đó đã từng nghe về bộ não của Giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm được
nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây đã làm điều đó cả. Vì thế,
theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương
pháp chứng minh, Khoa học nói rằng Giáo sư không có bộ não . Vậy chỉ bằng lòng
kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì Giáo sư dạy được, thưa
Giáo sư?
(Căn phòng im
lặng. Giáo sư nhìn chằm vào cậu sinh viên, không đoán được cậu ấy đang nghĩ gì
)
Giáo sư : Tôi
nghĩ là cậu hãy cứ để những thứ đó cho niềm tin, cậu con trai ạ.
Sinh viên : Đúng
là thế đấy, thưa Giáo sư….Chính xác! Sự kết nối giữa con người và Chúa đó là
NIỀM TIN. Tất cả những điều đó giữ cho mọi thứ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục còn
đó và phát triển.
P/S : cậu sinh viên trong câu chuyện
trên đây chính là EINSTEIN – Nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại
SÂN CHƠI CUỘC ĐỜI
Thế giới càng ngày càng đi vào toàn cầu hóa thì
con người càng chạy đua với thời gian. Lắm khi mệt nhoài trên đường trường cuộc
sống. Nhưng cuộc đời đâu chỉ là một thao trường, cuộc đời là một sân chơi, sân
chơi luôn mời gọi ta sống tinh thần huynh đệ đại đồng, làm triển nở sự tin
tưởng vào cuộc đời, hòa điệu với hoàn vũ. Sân chơi ấy bạn có muốn bước vào
không.
TÌNH HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG
Mỗi chúng ta ai cũng là kiệt tác, nhưng “không ai
là một hòn đảo”. Chính vì thế ta luôn sống với anh em đồng loại. Liên kết thân
thiết nhất là mái ấm gia đình, kế nữa là quốc gia chủng tộc, không ngừng lại ở
đó mà còn đi xa hơn bằng sự liên đới “Tứ hải giai huynh đệ”
Chẳng thế “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Ai lại
không thổn thức trước những nỗi đau của người bị thiên tai hoạn nạn mà có thể
làm ngơ được lời mời gọi : “lá lành đùm lá rách”? Khi con tim băng giá trước
nỗi đau của cộng đồng là chính lúc ta tự tách mình ra khỏi cộng đồng nhân loại.
Vâng, tình yêu là sân chơi rộng mở cho người
người kết thân giao hảo, cho anh em xích lại gần nhau.
NIỀM TIN VỮNG MẠNH
Trong cuộc đời mỗi người có một vai chơi. Ta
không thể dành vai chơi của bạn, cũng không thể nhờ ai chơi hộ. Ta là ta và bạn
là bạn. Ta và bạn chỉ có thể đỡ nhau trong chốc lát nhưng rồi ai cũng phải tự
đi trên đôi chân của mình.
Chẳng thế, khi ta đóng vai của người khác hoặc
chạy theo người khác thì ta không còn la ta, và cuộc đời cũng trở nên vô vị.
Cuộc chơi nào cũng buộc ta phải tự tin để có thể
chơi hết mình. Cuộc đời cũng thế, chỉ có ý nghĩa khi ta dám sống, dám phấn đấu,
dám vượt qua gian khó mới mong có thành công.
HÒA ĐIỆU CUỘC ĐỜI
Cuộc chơi không dừng lại ở trò chơi, nhưng luôn
để lại một ý nghĩa nào đó nhất định. Nơi sân chơi cuộc đời cũng thế, nó không
dừng lại ở cuộc chơi, ở con người nhưng mở ra với cả hoàn vũ. Bởi xung quanh ta
không chỉ có con người nhưng còn có thiên nhiên và muông thú
Một chút dừng chân ngắm cảnh núi sông hùng vĩ, hay sự chuyển dịch của tinh
cầu, lòng ta lại chẳng hân hoan và thêm nhựa sống sao?
Sân chơi cuộc đời rộng hay hẹp hệ tại tình người,
vui hay buồn hệ tại niềm tin của ta vào cuộc sống, hấp dẫn hay không tùy thuộc
vào sự hòa đồng của mỗi người với dòng đời. Như thể nơi sân chơi cuộc đời, ta
là người chơi và cũng là người điều động cuộc chơi. Vậy đừng để ta chạy miệt
mài rong ruổi và đừng đứng để người khác kéo ta đi. Nhưng hãy “nắn lấy cuộc đời
ta”!
Xuân Hy Vọng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)