Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

TRUYỆN TƯ TƯỞNG

Tu Đức - Giáo Lý – Giáo Dục
Tập 1
(01-100)
Mục lục
1. Sực nhớ, bà liền tung chăn, cầu nguyện
2. Đánh vần tên Chúa trên các ngôi sao
3. Thế gian làm gì thì làm, Giáo Hội cứ cầu nguyện và ca hát
4. Nhà bác học danh tiếng chỉ mong được lên thiên đàng mà thôi
5. Hại nhất cho Giáo Hội là cái gì?
6. Chết khốn nạn vì ghét Chúa, vì ghét Đạo Công giáo!
7. Con tin, lạy Chúa, con tin!
8. Miss Grace Minford mất.....12 triệu đôla!
9.  “Thưa các ông, đó là phần của tôi. Còn phần của các em cô nhi đâu, chưa thấy?”.
10. . “Vatican chỉ nên được bảo vệ bằng bác ái và tình thương!”.
11. Đức Mẹ là Mẹ chúng ta!
12. “Ông không biết Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của tôi sao?
13. Đức Giáo Hoàng Piô X nhắn với các tu sĩ
14. Con người không hạnh phúc được trên trần gian nầy
15. Một em gái nhỏ Da Đỏ làm cho một quan chức cao cấp trở lại
16. Muốn giúp ích cho Giáo Hội, hãy dạy giáo lý!
17. Một viên ngọc có giá trị hơn cả một núi đá
18. Mẹ nằm mơ...
19. Thất học, thế mà làm cố vấn cho hai vị thánh thông thái
20. Gương tốt của một thầy giáo
21. “Chúng ta hãy trông cậy vào Đức Mẹ Thu Lôi!
22. “Cử chỉ của chú chẳng khác chi cử chỉ của cái thằng vô ơn độc ác kia không?
23. Một tờ trối làm bỡ ngỡ!
24. Linh mục là con người của đức tin
25. “Đức tin của con quý hơn mạng sống của con nhiều!
26. Khoa học gia khét tiếng Ampère tin Chúa
1.     27. Khoa học gia khét tiếng Volta tin Chúa
28. Một người tội lỗi nhất!
29. Rước Chúa Giêsu Thánh Thể mà không qua lớp Vỡ Lòng tại giáo xứ
30. Tình vợ chồng mặn nồng: chồng luôn nghĩ đến vợ!
31. Chỉ cần có một người cũng đủ để chúng ta đi truyền giáo
32. Hãy mở rộng trái tim của mình để cứu các linh hồn!
33. Truyền giáo bằng điện thoại
34. “Thanh niên bệnh nhân nầy có ích cho con như hai cha phó”.
35. Người ta trở lại một cách không ngờ!
36. Sức mạnh của giáo dân truyền giáo
37. Dấu chỉ thứ năm của Giáo Hội là bị bắt bớ
38. Gia đình đọc kinh sáng đã cứu được một Đức Cha
39. Cha học hành chưa đủ!
40.  Sơ đòi bao nhiêu?
41. Thánh khiêm nhượng, mới là thánh thật
42. Ta không giống ngươi!
43. Uy tín của vị lãnh đạo thật lạ lùng là dường nào!
44. Cầu nguyện là sức mạnh lớn nhất giúp chúng ta giải quyết những vấn đề
45. Bổn phận dạy giáo lý của linh mục quản xứ
46. Giáo Hội thật quá lạ lùng!
47. Thánh Lễ và Thánh Thể làm cho giáo xứ sống động
48. Dự Thánh Lễ từ xa, điều nầy đã có từ lâu rồi trong Giáo Hội
49.  Lẽ nào lại giao cho Chính Quyền bảo trợ?
50. Tuân phục đem lại an bình
51. Có đủ mọi hạng thánh, ngay cả những vị thánh làm những nghề rất tầm thường
52. Sống thánh mới chữa trị được những làn sóng vô đạo và sa đọa
53. Sống thánh thế nào?
54. Thời gian ở trong tay Chúa
55. Chết quá thình lình, dọn mình có kịp không
56. Phương thế linh diệu để thắng các cơn cám dỗ
57. Các thánh chết vui vẻ
58. Giờ chết, giờ hấp hối, là giờ nguy hiểm nhất
59. Đến đây để nghỉ một ngày, nhưng rồi lại nằm xuống đây mãi mãi
60. Hãy cho tôi đủ tiền!
61. Chúa muốn ta dâng tội lỗi cho Chúa để Chúa thứ tha
62. Không thể nào chạy theo của cải để được bằng an
63. Chúa muốn tôi sống để cứu ông
64. Thánh Phanxicô Xaviê giảng đạo bằng gương tốt
65. Có Chúa! Có Chúa!
66. “Ông không tin vào Lời Chúa, ông được những ích lợi nào?
67. Linh mục nổi bật về đức vâng phục
68. Những lời khuyên hay cho những ai  đi truyền giáo
69. Hãy luôn tìm tòi và suy nghĩ!
70. “Nhưng anh cũng thuộc về Chúa của tôi!
71. Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội Tử Đạo
72. Cái giá trung thành của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
73. Kế hoạch Phân Sáp của Vua Tự Đức quá sâu độc!
74. Các thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội
75. Một vài lời của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
76. Các hoàng đế Rôma giết đạo, đều đã trãi qua những cái chết dễ sợ
77. ”Nếu điều đó có ích cho phần rỗi của con”.
78. Chết chắc, nhưng không chắc giờ chết!
79. Hai nguyên tắc của Thánh Gioan Lùn tu rừng
80. Xin vâng theo thánh ý Chúa là khoẻ nhất!
81. Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua
82. Chúa Giêsu Kitô là Vua lạ lùng
83. Vua Giêsu Kitô đăng quang trong hồi Thương Khó
84. Kẻ thù của Vua Giêsu
85. Sức mạnh của Thánh Giá là vô địch!
86. Một nữ tu làm cho một toán lính không còn kể chuyện tục tĩu nữa
87. Hiện tại quá tốt đẹp trước mắt người có đức tin
88. Bạn độc nhất của linh mục
89. Mỗi người chúng ta là dụng cụ Chúa dùng để lo cho người khác
90. Trước khi chết, lấy máu viết hai chữ: “Tôi tin!
91. Chính trị của Đức Giáo Hoàng Piô X
92. Phóng viên truyền giáo
93. Không thấy Chúa Giêsu, nhưng cảm thấy có Chúa Giêsu một cách đặc biệt
94. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu truyền giáo
95.  Chết để cho đoàn chiên được sống
96. Liếc nhìn của người mẹ hấp hối biến người con tội lỗi thành một linh mục thánh thiện
97. Không săn sóc hoa nên hoa héo
98. Vị tù trưởng Phi Châu muốn chết trên Thánh Giá
99. Cầu nguyện quá dễ vì chỉ cần bật đèn lòng mình lên
100. Ơn thiên triệu của linh mục
Đề tài và nội dung
1. Sực nhớ, bà liền tung chăn, cầu nguyện
Vào một đêm khuya, tại thành phố New York, trong lúc trời tối đen, một phụ nữ trẻ tuổi, tên là Samantha, đang trên đường về nhà. Cô chọn con đường tắt cho nhanh. Nhưng đường tắt lại tối om.
Đang đi, bỗng cô nghe tiếng động, rồi bóng một người đàn ông xuất hiện, đi bên cạnh cô. Ông ta chụp lấy cô và định làm trò kinh tởm.
Trong khi đó ở nhà, đang ngủ ngon, bà mẹ của cô Samantha bỗng giật mình thức giấc. Bà nhớ đến đứa con gái chưa trở về nhà. Bà vội vàng tung chăn, ra khỏi giường và quỳ gối xuống, tha thiết cầu nguyện cho con mình. Bà xin Chúa gìn giữ con mình thoát những hiểm nguy trong đêm tối. Cầu nguyện xong, bà lại lên giường nằm ngủ.
Trong lúc đó, ngoài đường, không hiểu sao, người đàn ông đang định giở trò hiếp dâm con của bà, bỗng ngưng lại và bỏ đi!
Khi trở về nhà, cô Samantha hú hồn kể lại câu chuyện cho mẹ nghe.
Nghe xong, bà mẹ hiệp ý với con, dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì cả hai mẹ con đều tin rằng Thiên Chúa đã nghe lời cầu nguyện của người mẹ và đã giải thoát đứa con của bà khỏi tai hoạ khủng khiếp nhất đối với cuộc đời của một người con gái!
2. Đánh vần tên Chúa trên các ngôi sao
Ông Carrier là một kẻ nghịch đạo rất độc ác trong thời kỳ Cách Mạng Pháp. Chính ông đã tàn sát nhiều tín hữu, triệt hạ nhiều nhà thờ.
Ngày kia, khi gặp một người nông dân công giáo ở vùng Bretagne, ông Carrier ngạo nghễ nói:
- “Chúng ta sắp triệt hạ các lầu chuông và các nhà thờ của các ông”.
Người nông dân công giáo của miền bắc nước Pháp nầy trả lời một cách khiêm tốn, nhưng không kém phần hãnh diện:
- “Chuyện đó, các ông có thể làm được, nhưng các ông sẽ luôn luôn để lại cho chúng tôi những ngôi sao trên trời. Và bao lâu mà cuốn sách vần trên trời nầy còn, chúng tôi sẽ dạy con cháu chúng tôi đánh vần Tên Chúa rất tốt lành trên các ngôi sao đó ".
3. Thế gian làm gì thì làm, Giáo Hội cứ cầu nguyện và ca hát
Khi suy niệm về đời sống vô cùng thanh thản và đầy hiệu quả của Giáo Hội sơ khai bị bắt bớ liên miên trong suốt hơn 300 năm, chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng Giáo Hội sơ khai đứng vững được là nhờ sự cầu nguyện.
Thật đúng như lời của Ernest Hello, một văn sĩ công giáo, viết một câu quá hay: "Thế gian làm thì thì làm, Giáo Hội cứ cầu nguyện và hát ca! ".
4. Nhà bác học danh tiếng chỉ mong được lên thiên đàng mà thôi
Nhà bác học danh tiếng người Pháp, Le Verrier, có nhiều phát minh vĩ đại về thiên văn.
Đức Cha địa phận khen ông:
- "Danh tiếng ông bay lên tận các ngôi sao”.
Nhà bác học vĩ đại nầy cúi đầu khiêm nhượng trả lời:
- “Xin Đức Cha cầu nguyện cho con, con chỉ mong bay được lên thiên đàng mà thôi.
5. Hại nhất cho Giáo Hội là cái gì?
Sự ngu dốt về giáo lý là điều hết sức tai hại cho Giáo Hội.
Trong Thông điệp “Acerbo Nimis”, Đức thánh Giáo Hoàng Piô X nói rõ:
- “Lý do chính của sự sống đạo suy sụp là do sự ngu dốt về những điều về Thiên Chúa”.
Một Đức Giám Mục kia, khi được báo cho biết trong giáo phận ngài, có nơi thanh niên đi rước lễ về, đùa cợt và le lưỡi ra cho nhau xem, liền đưa ra lệnh cho toàn giáo phận:
- “Chúng ta phải liệu xây phòng dạy giáo lý trước, rôi mới xây nhà thờ sau”.
6. Chết khốn nạn vì ghét Chúa, vì ghét Đạo Công giáo!
Mirabeau, trong thời ky Cách Mạng Pháp, nổi tiếng là kẻ ghét Chúa, ghét Đạo Công giáo.
Khi sắp chết nằm trên giường, ông truyền đem nước thơm đến tắm thân xác ông. Ông truyền đội mũ triều thiên bằng hoa đẹp. Ông truyền mời ban âm nhạc danh tiếng đến giúp ông chết vui vẻ, thoải mái.
Nhưng vô ích! Luơng tâm ông cắn rứt. Ông bị lo âu dằn vặt.
Ông đòi bác sĩ cho ông uống thuốc gì để ông mau chết.
Bác sĩ từ chối.
Ông tức lồng lên.
Và ông chết khốn nạn!
7. Con tin, lạy Chúa, con tin!
Trước đại chiến 1914, có một người đã từng viết nhiều bài báo công kích và nhạo báng Đạo Công giáo. Ông tên là Lavedan. Nhưng sau nầy, khi gặp nguy hiểm sắp chết, ông liền viết một bài cải chính lại tất cả những gì ông đã viết trước đây. Trong bài nầy, có đoạn ông viết rằng:
- "Từ trước đến nay, tôi vẫn nhạo cười chế diễu người Công Giáo, và tôi tin rằng mình khôn ngoan, giỏi giang, song thật ra, tôi đã lầm, và những  ai đọc những  tác phẩm và văn thơ của tôi cũng lầm nữa. Tất cả những gì tôi làm xưa nay, đều lầm lạc, say sưa và mơ hồ. Bỏ Thiên Chúa, tức là tự sát.
Không biết ngày mai tôi có còn sống nữa chăng, nên giờ đây, tôi phải nói cho mọi người biết điều nầy là: tôi không dám chết trước lúc chối Chúa.
Hỡi linh hồn tôi, hãy vui mừng, và bây giờ tới lúc ngươi có thể quỳ gối xuống và xưng rằng: "Con tin, lạy Chúa, con tin!"
8. Miss Grace Minford mất.....12 triệu đôla!
Miss Grace Minford từ Tin Lành trở lại Đạo Công giáo, rồi đi tu dòng nữ Đa Minh.
Khi thân phụ chết, ông trối lại cho Miss Grace Minford nầy 12 triệu rưỡi đôla với điều kiện là cô phải ra khỏi Dòng, không được đi tu nữa.
Miss Grace Minford bình tĩnh nói:
- “Cha tôi trên trời giàu hơn cha tôi ở dưới đất nhiều. Cha tôi trên trời sẽ thưởng cho tôi nhiều hơn.
9. “Thưa các ông, đó là phần của tôi. Còn phần của các em cô nhi đâu, chưa thấy?”.
Một hôm, cha Clêmentê lững thững đi vào một quán ăn. Ngài giơ hai tay ra và xin:
- “Xin quí ông rộng lượng bố thí cho các em cô nhi của tôi một miếng ăn”.
Tức thì các thực khách cười rộ lên. Một người tên là Wilszek, ngỗ ngáo nói:
- “Một miếng ăn cho các em hả, được lắm”.
Nói xong, anh ta nâng cốc bia lên, uống một ngụm, rồi phùng miệng phun thật mạnh vào mặt cha Clêmentê.
Cha Clêmentê điềm tĩnh lấy khăn mùi xoa ra lau mặt, rồi lại giơ hai tay ra và xin:
- “Thưa các ông, đó là phần của tôi. Còn phần của các em cô nhi của tôi đâu, chưa thấy?”.
Wilszek như bị đấm một quả thôi sơn. Anh ta té nhào xuống đất, ấp úng nói:
- “Tôi…tôi…sẽ…gởi…tặng các em một món quà!”.
Quả thực, sau đó, anh tự động đi lạc quyên giữa các bạn bè xa gần và đến trao cho thánh Clêmentê một món tiền lớn. Và về sau, anh còn làm nhiều lần như thế nữa.
10. “Vatican chỉ nên được bảo vệ bằng bác ái và tình thương!”.
Khi còn làm cha sở giáo xứ Salzanô, Đức Giáo Hoàng Piô X thường dậy sớm mở cửa nhà thờ vì ông từ giữ nhà thờ ngủ chưa dậy. Nhiều lần, các bổn đạo đến dự lễ sớm, đề nghị để họ đi đánh thức ông từ dậy, nhưng ngài vui vẻ nói:
- “Để cho ông ngủ yên. Các con tưởng cha không mở cửa được sao?
Rồi ngài lại khôi hài nói:
- “Khi cha già yếu, nằm liệt trên giường, lúc đó, ông từ đi mở cửa nhà thờ cũng được”.
Giáo Hội chỉ muốn đem tình yêu của Chúa đến cho con cái mình và cho mọi người. Giáo Hội chỉ muốn đối xử nhân từ với tất cả mọi người, không trừ ai. Giáo Hội chỉ muốn tự bảo vệ mình bằng bác ái và tình thương.
Năm 1914, có tin giặc sắp tấn công Rôma, ông Riguđô, chỉ huy trưởng các vệ binh Tòa Thánh, trình lên Đức Thánh Cha Piô X một kế hoạch phòng thủ, trong đó có việc đặt đại bác tại Vatican. Đức Thánh Cha bình tĩnh trả lời:
- “Vatican không nên được bảo vệ bằng đại bác, mà chỉ nên được bảo vệ bằng bác ái và tình thương”.
11. Đức Mẹ là Mẹ chúng ta!
Ngày kia, thánh Gioan Bosco rao giảng về vinh quang của Đức Mẹ Maria tại nhà thờ chính tòa Tôrinô.
Đang giảng, ngài bỗng dừng lại thinh lặng một hồi lâu, rồi đặt câu hỏi với bổn đạo:
- “Ai trong anh chị em có thể nói cho tôi biết Đức Mẹ là ai?
Có người thưa ngay:
- “Thưa Cha, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa”.
Thánh Gioan Bosco gật đầu, nói tiếp:
- “Đúng thế, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng nói thế vẫn chưa đủ. Tôi muốn anh chị em kể hết những tước hiệu của Đức Mẹ Maria.
Liền sau đó, bổn đạo thi nhau kể ra tất cả những tất cả những tước hiệu của Đức Mẹ: Đức Mẹ là cửa Thiên Đàng, Đức Mẹ là Đấng an ủi những kẻ có tội, Đức Mẹ là Đấng phù trợ các tín hữu, Đức Mẹ là Đấng cứu chữa kẻ bệnh tật, v.v...
Sau khi nghe kể hết những tước hiệu mà người ta dâng kính lên Đức Mẹ Maria, thánh Gioan Bosco mỉm cười nói tiếp:
- “Đức Mẹ Maria có tất cả những tước hiệu mà anh chị em vừa kể ra, nhưng vẫn chưa hết. Tôi muốn biết thêm về Đức Mẹ Maria.”
Chờ mãi vẫn không thấy có câu trả lời nào, thánh nhân liền nói:
- "Tôi xin được nói với anh chị em về Đức Mẹ Maria là ai? Ngài là Mẹ chúng ta. Phải, Ngài là Mẹ chúng ta. Đó là điều đáng nói nhất về Đức Mẹ Maria. Trên trần gian này, không ai có thể gần gũi thiết thân với chúng ta cho bằng mẹ chúng ta, không ai yêu thương chúng ta hơn mẹ chúng ta. Cũng thế, trên Thiên Đàng, không có vị thánh nào yêu thương chúng ta và sẵn sàng lắng nghe chúng ta cho bằng Đức Mẹ Maria là Mẹ chúng ta."
12. “Ông không biết Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của tôi sao?
Đó là lời của linh mục Macero Palazuelos nói với vị chỉ huy nghịch đạo khi cha bị bắt dẫn đi đến trại giam.
Khi đang bị dẫn đi giữa đường, cha xin được phép ghé thăm Mẹ mình một chút. Viên chỉ huy nghịch đạo tưởng thật, liền cho phép.
Khi thấy cha Macero Palazuelos xăm xăm đi vào một Đền Thờ Đức Mẹ gần đó, ông chận ngài lại, sừng sộ hỏi:
- “Ngươi xin đi thăm mẹ ngươi, sao ngươi lại đi vào Nhà Thờ nầy làm chi?
Và khi nghe cha Macero Palazuelos trả lời một cách thản nhiên: “Ông không biết Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của tôi sao?”, viên chỉ huy nghịch đạo tức điên người, bắn chết ngay cha tại chỗ, không chút xót thương, và Giáo Hội Tây Ban Nha có thêm một vị linh mục tử đạo - tử đạo vì Mẹ của Chúa, tử đạo vì Mẹ của mình – trong thế kỷ thứ hai mươi nầy.
13. Đức Giáo Hoàng Piô X nhắn với các tu sĩ
Đức Giáo Hoàng Piô X viết những lời sau đây trong một bức thư gởi cho một Dòng chuyên lo giáo dục:
- “Ta nghe rằng một dư luận đang phổ cập khắp nơi, là muốn cho các con đặt mục đích giáo dục con em lên hàng đầu, và đời tu trì xuống hàng nhì, vì nhu cầu và tình thế hiện tại đòi phải có như thế.
Ta không muốn cho dư luận đó có tiếng vang nơi các con, cũng như nơi các Hội Dòng khác có mục đích giáo dục như các con.
Trong trường hợp của các con đây, các con phải nhất quyết điều nầy, là đời sống tu trì chiếm quyền ưu tiên hơn đời sống hoạt động bên ngoài. Nếu các con có bổn phận trọng đại giáo huấn kẻ khác, thì các con còn có bổn phận trọng đại hơn đối với Thiên Chúa."
14. Con người không hạnh phúc được trên trần gian nầy
Thánh Phanxicô Khó Khăn cùng với thầy Juniper đi dạo trong rừng. Thầy Juniper cao hứng nói to:
- “Hạnh phúc thay chim bay trong không khí, súc vật ăn trên đồng cỏ, cá lội trong suối nước! Vậy mà, nầy thầy Phanxicô, sao con người lại không đựợc hạnh phúc như vậy nhỉ? 
Thánh nhân trả lời:
- “Vì chim, súc vật và cá thì được dựng nên cho cõi đời nầy, đó là lý do tại sao chúng sung  sướng. Còn con người thì không được dựng nên cho cõi đời nầy, vì thế, con người không thể nào chỉ được hạnh phúc ở trên đời nầy.”
15. Một em gái nhỏ Da Đỏ làm cho một quan chức cao cấp trở lại
Một quan chức cao cấp ở Hoa Thịnh Đốn lo về Bộ Thổ Dân Da Đỏ ở Mỹ, ngày kia, đi thăm một ngôi trường của dân Da Đỏ trên miền Tây Bắc nước Mỹ.
Ông thấy một nữ tu đang dạy giáo lý. Ông nói chị cứ tiếp tục dạy đi.
Chị nữ tu hỏi các em Da Đỏ:
- “Tại sao Thiên Chúa dựng nên chúng ta?”.
Một em gái Da Đỏ giăng tay trả lời:
- “Thiên Chúa dựng nên chúng ta để chúng ta biết Ngài, yêu  mến Ngài, và phụng sự Ngài ở đời nầy, để được hạnh phúc sau nầy với Ngài.
Quan chức nầy gọi em nhỏ lại và xin em lặp lại câu trả lời của em để ông nghe cho rõ hơn.
Vài tháng sau, nữ tu nầy được một lá thư của quan chức nầy gởi đến, đại ý nói: cám ơn vì đã học biết được ý nghĩa của đời sống qua câu trả lời giáo lý của một em gái nhỏ Da Đỏ trong trường của chị, và ông cho biết ông đang học đạo để được rửa tội trong một thời gian vắn.
16. Muốn giúp ích cho Giáo Hội, hãy dạy giáo lý!
Một bà sang trọng và giàu có, trong một buổi yết kiến Đức Thánh Cha Piô X, thành thật tâu lên:
- “Tâu Đức Thánh Cha, con có thể làm gì để giúp ích cho Giáo Hội?
Câu trả lời của Đức Thánh Cha vụt bay ra  như một mũi tên:
- “Con hãy đi dạy giáo lý!
17. Một viên ngọc có giá trị hơn cả một núi đá
Thánh nữ Louise de Marillac buồn phiền vì Đức Giám Mục trong một giáo phận kia không muốn cho chị lập một chi nhánh của Dòng để lo việc bác ái. Thánh Vinh Sơn khuyên chị thánh nầy:
- “Một viên ngọc thì có giá trị hơn cả một núi đá. Một hành động tuân phục thì có giá trị trước mặt Chúa hơn mọi số nhiều của những công việc tốt lành.
18. Mẹ nằm mơ.....
Năm 1913, bà bề trên Francesca Cal... cùng một số nữ tu, đến tiểu bang Seattle để tìm cách thiết lập một cô nhi viện.
Đến nơi, bà bề trên sai các nữ tu đi tìm chỗ. Các nữ tu về báo cáo: không tìm ra được chỗ nào. Bà bề trên lấy bản đồ tiểu bang ra, nhắm mắt cầu nguyện, rồi lấy tay chỉ khống một chỗ trên bản đồ. Các nữ tu nhao nhao:
- “Chúng con biết, chổ nầy không được đâu.”
Bà bề trên nói:
Các con cứ đến xem”.
Khi đi xem về, các nữ tu trầm trồ:
- “Chỗ nầy quá tuyệt, sao Mẹ biết?
Bà bề trên trả lời bí mật:
- “Mẹ nằm mơ!
Ngày mai, bà bề trên cùng chị em đi thăm chỗ.
Khi đi về, các nữ tu đi xe điện ngầm trước, còn bà bề trên ra đường quan, đón xe quá giang.
Một phụ nữ lái xe, dừng lại, cho bà bề trên quá giang.
Khi biết được bà bề trên muốn chỗ đó, người phụ nữ lái xe nói:
- “Đó là chỗ của chồng tôi”.
Người phụ nữ gọi điện thoại cho chồng. Chồng tặng bà bề trên khu đất đó. Sau đó, hai vợ chồng liên lạc với bà bề trên và cho biết rằng có thêm một người dấu tên, tặng một vạn mỹ kim để giúp bà thực hiện chương trình bác ái đó.
19. Thất học, thế mà làm cố vấn cho hai vị thánh thông thái
Thánh Felice da Cantalive thất học về mặt đời. Dầu vậy, ngài vẫn hãnh diện về việc ngài học được năm chữ đỏ và một chữ trắng. Ngài cắt nghĩa:
- “Năm chữ đỏ, là năm Dấu Thánh Chúa Giêsu; một chữ trắng, là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Ngài sống đời cầu nguyện, hy sinh, treo cao gương tốt.
Hai vị thánh danh tiếng đồng thời với ngài, thánh Carôlô Bôrômêô và thánh Philiphê Nêri, chọn ngài làm cố vấn.
Có đời sống nội tâm sâu xa, thì dẫu bất tài, thiếu khả năng, vẫn được Chúa dùng để làm ích cho các linh hồn.
20. Gương tốt của một thầy giáo
Đại sử gia người Đức, Godefroid Kurth, thích kể kỷ niệm nầy:
- “Lúc 10 tuổi, tôi học tiểu học. Chiều kia, bãi lớp, tôi ra về, nhưng vì quên một vật ở lớp, tôi lui lại lớp. Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào. Tôi tưởng không có ai. Ngờ đâu, thầy giáo tôi đang quỳ cầu nguyện, mắt ngước lên Thánh Giá. Đã hơn 50 năm rồi, mà hình ảnh nầy vẫn sống mãi trong trí tôi. Và hình ảnh nầy đã giúp tôi rất nhiều trên con đường tốt của tôi”.
21. “Chúng ta hãy trông cậy vào Đức Mẹ Thu Lôi!
Năm 1861, một luồng sét mạnh đánh vào phòng ngủ của linh mục Bosco: đồ đạc trong phong bị hư hại hết, còn ngài thì bị sét đánh văng xuống đât, bất tỉnh.
Sét còn đánh vào phòng các em lưu trú.
Giây điện bị đứt, vách nứt, bụi lấm. Tối om. Các em hét vang trời, nhưng ngài không nghe vì bất tỉnh.
Khi tỉnh lại, linh mục Bosco lồm cồm bò dậy, cầm đèn đi đến phòng các em. Ngài cười và nói:
- “Các con đừng sợ! Trên trời, có một Người Cha rất tốt lành và có một Người Mẹ rất tốt lành đang lo lắng cho chúng ta.
Các em an tâm.
Linh mục Bosco cầm đèn đi soi. Ngài thấy đổ nát hết, chỉ còn cây nho là không bị sét đánh. Ngài liền nói lời cám ơn Chúa và vâng theo ý Chúa:
- “Deo gratias! Sicut Domino placuit! Sit Nomen benendictum!” – “Tạ ơn Chúa! Xin vâng theo thánh ý Chúa! Xin cho Danh Chúa được cả sáng!”
Sét đâu chịu thua linh mục Bosco.
Sét đánh thêm một lần thứ hai.
Sét còn đánh thêm một lần thứ ba nữa.
Thấy sét đánh đến lần thứ ba, ai ai cũng đề nghị cha Bosco hãy mau mau làm gấp một cái thu lôi và đặt trên nóc nhà cao để chống sét. Linh mục Bosco bằng lòng ngay.
Và mặc dù không tin dị đoan và không có thái độ phản khoa học, linh mục Bosco ôm tượng Đức Mẹ, leo lên đặt trên nóc nhà.
Sau khi đặt xong bức tượng Đức Mẹ trên nóc nhà, linh mục Bosco leo xuống, quy tụ các em lại dưới sân, và cùng với các em, ngước mắt lên nhìn Mẹ. Ngài cầu nguyện tự phát như sau:
-         “Lạy Mẹ Thu Lôi, Mẹ đã ba lần gìn giữ chúng con khỏi bị sét đánh chết. Chúng con trông cậy vào Mẹ!
Và linh mục Bosco mĩm cười nói với các em của mình:
-         “Chúng ta hãy trông cậy vào Đức Mẹ Thu Lôi!
22. “Cử chỉ của chú chẳng khác chi cử chỉ của cái thằng vô ơn độc ác kia không?
Người kia chê bai bạn mình vì bạn mình giữ ngày Chúa Nhựt. Người bạn nầy liền trả lời:
- “Nếu tôi có 7 đồng, tôi ra đường gặp một người ăn mày xin tôi, tôi cho anh ta sáu đồng, chú nghỉ sao?
- “Anh thật đại độ đáng khen, và người ăn  mày kia chắc phải cám ơn anh lắm.
- “Đúng! Nhưng nó lại vật cổ tôi xuống, móc lấy thêm một đồng nữa, thì anh nghỉ sao?
- “Cái thằng khốn nạn! Nó đáng chết!
Người bạn liền cắt nghĩa:
- “Nầy nhé, đó là câu truyện của ngày Chúa Nhựt: Chúa cho chú sáu ngày làm việc, Chúa chỉ giữ lại cho Ngài một ngày Chúa Nhựt. Thế mà chú không biết ơn Chúa, không tôn trọng ý của Chúa, cướp ngay cả ngày Chúa Nhựt là ngày của Chúa. Cử chỉ của chú có khác chi cử chỉ của cái thằng vô ơn độc ác kia không?
23. Một tờ trối làm bỡ ngỡ!
Một thanh niên kia không ân cần săn sóc cha mẹ mình vì thấy cha mẹ mình nghèo. Trái lại, anh ta ân cần lui tới săn sóc ông cậu vì thấy ông cậu nầy giàu.
Khi ông cậu qua đời, người thanh niên nầy vui mừng vì tin chắc thế nào cũng được ông cậu trối cho một phần gia tài.
Khi đọc tờ trối, người thanh niên nầy liền hỡi ôi. Trong tờ trối có lời rằng:
Cậu trối cho cháu ba trăm đồng để mua một cuốn giáo lý mà học biết bổn phận phải sống hiếu thảo đối với cha mẹ mình”.
24. Linh mục là con người của đức tin
Năm 1866, Nhà Nước Italia muốn linh mục Bosco đứng ra làm trung gian giữa Chính Quyền và Tòa Thánh để giải quyết những vấn đề gây khó khăn cho đôi bên.
Dịp nầy, linh mục Bosco liền nói lên lập trường rõ ràng của linh mục :
- "Xin hãy biết rằng linh mục Bosco là linh mục tại bàn thờ, linh mục nơi tòa giải tội, linh mục giữa các thiếu niên, linh mục tại Tôrinô cũng như tại Firenxê, linh mục trong nhà có người nghèo khổ sinh sống, cũng như linh mục trong đền vua và trong tòa nhà bộ trưởng ”.
Với những lời thẳng thắn và dài dòng như trên, linh mục Bosco chỉ muốn nói một điều về linh mục : Linh mục là con người đặc biệt của Đức Tin, nghĩa là con người đặc biệt của CHÚA GIÊSU.
25. “Đức tin của con quý hơn mạng sống của con nhiều!
Kỳ Giáo Hội Mể Tây Cơ bị bách hại, người ta thấy quân nghịch Đạo cột sau xe ôtô một chàng thanh niên. Chàng nầy chỉ có một tội: không chịu bỏ Đạo, không chịu từ chối Đức Tin của mình.
Xe ôtô lăn bánh mạnh và nhanh trên con đường gồ ghề.
Chàng thanh niên công giáo nầy cắn răng lại. Thịt chàng nát bầm. Máu tuôn ra lai láng. Bùn và đất lấp phủ cả mặt mũi.
Bỗng tiếng phanh rít lên và xe ôtô dừng phắt lại. Quân nghịch Đạo nhảy xuống xe, lấy gươm dí vào đầu chàng thanh niên nầy và la lên một cách tức tối:
- “Mầy hãy nói đí: Đả đảo Giêsu Kitô! Nếu không, mầy sẽ chết!
Nghe tiếng rộn ràng trước cửa nhà, một người đàn bà vội chạy ra. Bà như điên lên khi thấy con trai yêu quý của mình phải bị hành hạ quá sức dã man. Nhưng để bảo vệ đức tin của con mình, bà mẹ anh hùng nầy liền liều mình xông vào giữa đám lính, đến quỳ bên cạnh con đang hấp hối. Bà vừa khóc, vừa ôm đầu con, vừa nói rõ từng tiếng bên tai con:
- “Con ơi, con đừng bỏ Chúa nhé! Con đừng bỏ đức tin của con nhé! Đức tin của con quý hơn mạng sống của con nhiều!”
Người con liền gật đầu và chết trong tay mẹ mình, trước mặt đám quân lính độc ác, nghịch Đạo, đang ngơ ngác, không hiểu vì sao hai mẹ con nầy lại anh dũng đến thế!
26. Khoa học gia khét tiếng Ampère tin Chúa
Ai dùng điện, ai dùng bình điện mà lại không biết đến Ampère?
Ampère là nhà vật lý điện học danh tiếng người Pháp. Chiều nào, ông cũng đến Nhà Thờ Đức Bà ở Paris để quỳ lần hột trước Mình Thánh Chúa.
Một sinh viên kia chống đối đức tin của người công giáo. Anh ta luôn huênh hoang  tuyên bố những điều nghịch đạo. Ngày kia, khi nhìn thấy nhà khoa học danh tiếng Ampère nầy đang quỳ cầu nguyện và lần hột trong Nhà Thờ Đức Bà ở Paris, anh ta cứng họng, khiếp đảm và không còn dám tuyên bố điều gì nghịch Đạo Công giáo nữa.
Khi nằm trên giường bệnh gần chết, Ampère được một nữ tu đọc cho nghe một đoạn sách Gương Phước. Ông thú thật với nữ tu nầy:
- "Thưa chị, tôi đã thuộc lòng cả cuốn sách Gương Phước nầy rồi ”.
1.     98. Khoa học gia khét tiếng Volta tin Chúa
Ai dùng điện, ai dùng bình điện, ai dùng pin mà lại không biết đến Volta?
Volta, nhà vật lý danh tiếng người Italia, đã phát minh ra "pin”.
Khi nghe có bạn khoa học gia của mình hồ nghi về sự "có Chúa”, ông liền mạnh mẽ nói rằng:
- "Khoa học chỉ làm cho tôi thấy Chúa hiện diện khắp nơi. Nguyên Nhân tiên khởi, Đấng Ra Luật không sai lầm, Đấng Tạo Hóa, Lý Do cuối cùng của tất cả: đó là CHÚA.
Volta là giáo lý viên. Ông rất thích dạy giáo lý cho trẻ em. Tại nhà thờ Cômô, ở bắc nuớc Italia, nơi sinh quán của ông, có bia ghi:
- "Nơi đây, Alessandro Volta đã được rửa tội và đã từng đứng đây dạy giáo lý”.
28. Một người tội lỗi nhất!
Trong cơn hấp hối, thánh Đa Minh, đấng sáng lập Dòng Đa Minh, nói với các thầy:
- "Cha không hiểu tại sao Chúa không giáng lửa xuống thiêu đốt làng mạc nầy vì nó đang chứa một người tội lỗi nhất trong thiên hạ?
Các thầy ngơ ngác nhìn nhau.
Một thầy cúi xuống sát tai thánh Đa Minh, hỏi:
- "Lạy Cha thánh, xin cha cho chúng con biết người tội lỗi ấy là ai để chúng con tìm cách đưa họ về đàng lành."
Thánh Đa Minh bình thản trả lời, từng tiếng rõ:
- "Người tội lỗi ấy, chính là cha."
Các thầy lại càng ngẩn ngơ, không hiểu được ý của Đấng sáng lập dòng mình. Thánh Đa Minh liền giải thích:
- "Nếu có một người nào tội lỗi nhất trong thiên hạ, mà được ơn Chúa dồi dào như cha xưa nay, thì người đó sẽ nên thánh bằng mấy ngàn lần cha đây!
29. Rước Chúa Giêsu Thánh Thể mà không qua lớp Vỡ Lòng tại giáo xứ
Đay là truyện một em nhỏ, tuy chưa qua lớp Vỡ Lòng tại giáo xứ, nhưng vẫn được Đức Thánh Cha cho rước lễ lần đầu.
Trong một buổi triều yết, thấy một người cha dắt một đứa con nhỏ bốn tuổi, Đức Thánh Cha Piô X hỏi và biết rằng em nhỏ nầy chưa được rước Chúa Giêsu Thánh Thể. Ngài liền hỏi em nầy hai câu giáo lý.
Câu thứ nhất: "Con có biết rước lễ là rước ai không?” Em nhỏ đáp ngay: "Dạ, rước Chúa Giêsu Kitô."
Câu thứ hai: "Con có biết Chúa Giêsu Kitô là ai không?". Em nhỏ đáp liền: "Dạ, là Đức Chúa Trời."
Đức Thánh Cha sung sướng xoa đầu em bé và nói với người cha một câu làm mọi người hiện diện sửng sốt:
- "Ngày mai, khi Cha cử hành Thánh Lễ, ông đem con đến để Cha cho em rước Chúa.
30. Tình vợ chồng mặn nồng: chồng luôn nghĩ đến vợ!
Năm 1901, tổng thống Mỹ Mac Kinley bị ám sát.
Ông sắp chết. Tay ôm lấy vết thương, ông thì thào những lời cuối đời:
- “Hãy tin cho vợ tôi biết, nhưng hãy tin cho thật khéo… Vợ tôi, giờ đây, đang ngủ.
31. Chỉ cần có một người cũng đủ để chúng ta đi truyền giáo.
Đức Giáo Hoàng Piô XII nói với các vị thừa sai sắp lên truyền giáo trên Bắc Cực:
- “Nếu trên đó, chỉ có một người cần được rao giảng Phúc Âm, thì cũng đủ để cho các con đi lên đó.
32. Hãy mở rộng trái tim của mình để cứu các linh hồn!
Chị thánh Têrêxa Hài Đồng nói: “Tôi là trái tim của Giáo Hội.
Không phải chị thánh nầy muốn nói chị là trung tâm điểm của Giáo Hội đâu.
Trái tim của Giáo Hội phải là một trái tim luôn luôn khắc khoải tìm đủ cách để đem các linh hồn về cho Chúa, hầu thực  hiện lời Chúa truyền: “Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc.
Chị thánh Têrêxa nầy ý thức rằng mình thuộc về Giáo Hội thì trái tim mình cũng phải luôn luôn yêu mến các linh hồn, luôn luôn khắc khoải đem Chúa  đến cho các linh hồn, đó là khắc khoải truyền giáo. Vì thế, chương trình của vị thánh bốn mạng các xứ truyền giáo nầy, là:
- “Trong quả tim của Giáo Hội là Mẹ tôi, tôi sẽ là tình yêu... Lúc đó, tôi sẽ là tất  cả!
33. Truyền giáo bằng điện thoại
Năm 1939, tại Nữu Ước, một tối kia, cha Hall nghe một cú điện thoại. Lạ thay, người đang nói với cha là một người mà cha chưa hề quen biết. Ông nói ông đang có chuyện buồn trong gia đình.
Cho rằng ông nầy đã quay lầm số điện thoại của mình, cha Hall định xin lỗi ông và gác máy.
Bỗng được ơn Chúa soi sáng, cha Hall cầm chặt lấy cây Thánh Giá trên bàn viết và dịu dàng nói tiếp với người đàn ông đang gọi mình: "Xin ông cứ vui lòng nói, tôi lắng nghe ông nói đây”.
Sau một tiếng đồng hồ tâm sự, ông khóc nức nở và cám ơn cha Hall rối rít.
Và từ đó, bắt đầu một cuộc truyền giáo mới: truyền giáo bằng điện thoại. Mỗi tuần, cha Hall được gọi điện thoại đến ba ngàn lần.
Cha Hall được Giáo Quyền cho phép truyền giáo qua điện thoại để đem Lời Chúa đến cho bất kỳ ai cần được an ủi, giải sáng và hướng dẫn bằng phương tiện truyền thông đại chúng nầy.
34. “Thanh niên bệnh nhân nầy có ích cho con như hai cha phó”.
Trong một giáo xứ ở Ý, sau Tuần Phúc Chuyến thành công rực rỡ, cha sở mời cha giảng Phúc Chuyến đi thăm cha phó của ngài.
- "Cha phó họ nhánh sao?"
- "Không, cha phó trong họ con."
Cha sở và cha giảng Phúc Chuyến đi vào nhà của một thanh niên hai mươi tuổi đang nằm trên giường bệnh, bất toại.
Cha sở hỏi:
- "Phêrô, con có khỏe không?"
- "Thưa cha, con luôn khỏe theo như ý Chúa muốn."
Cha giảng Phúc Chuyến hỏi:
- "Con có đau không?"
- "Thưa cha, con không nghĩ đến điều đó. Còn có những kẻ đau hơn con nhiều."
Rồi hướng về cha sở, bệnh nhân hỏi:
- "Thưa cha, ông đó đã đi xưng tội chưa?"
- "Đi rồi, ông đó làm gương tốt lắm!"
-  "Vậy thì con sẽ dâng ba ngày sống của con để cám ơn Chúa Giêsu. Còn Phúc Chuyến có tốt không, thưa cha?"
- "Tốt lắm! Có cha giảng đây làm chứng: kết quả lạ lùng!"
- "Vậy thì con sẽ dâng những đêm không ngủ trong tuần nầy để cám ơn Chúa quá tốt lành đối với giáo xứ chúng ta. Thưa cha, còn có gì lạ không?"
Cha sở đưa ra một danh sách các ơn cần phải xin cho giáo xứ. Thanh niên bệnh nhân đọc nhỏ và nói:
- "Đây là công việc của con. Con sẽ cầu nguyện và hy sinh thật nhiều để xin Chúa ban những ơn nầy."
Cha sở hỏi:
- "Con có cần gì không?"
Bệnh nhân nhắm mắt nói nhỏ:
- "Thưa cha, không. Xin cha chúc lành cho con".
Trên đường về nhà xứ , cha sở vui vẻ nói với cha giảng Phúc Chuyến:
- "Thanh niên bệnh nhân nầy có ích cho con như hai cha phó. Anh ta là thu lôi của giáo xứ con".
35. Người ta trở lại một cách không ngờ!
Truyền giáo chẳng qua là nói lên cho mọi người biết họ được Thiên Chúa yêu thương, và biết chứng minh điều nầy trong cuộc sống.
Nếu người ngoài công giáo thấy người công giáo thực thi luật yêu thương bác ái thật của Phúc Âm đối với họ, thì thế nào họ cũng có thiện cảm đối với Giáo Hội, và một ngày kia, thế nào cũng có người xin trở lại.
Câu chuyện cảm động sau đây chứng minh điều nầy. Câu chuyện nầy do linh mục Cluny, cha sở giáo xứ Taejou ở Nam Hàn, kể.
Giáo dân Lôrăng, 26 tuổi, đến nói cho ngài biết anh ta vừa rửa tội được một người ăn mày chết ngoài chợ.
Khi được tin nầy, các bạn thanh niên công giáo trong giáo xứ liền hy sinh góp tiền lại để mua đồ liệm, đóng hòm.
Anh Lôrăng xin cha sở cho phép đem quan tài vào nhà thờ, cầu nguyện một đêm, sáng mai làm lễ an táng và đưa đám. Cha sở rất bằng lòng trước sáng kiến đầy bác ái yêu thương của con chiên mình.
Nghe được tin nầy, nhiều giáo dân đến canh thức tối cầu nguyện.
Sáng mai, nhiều giáo dân trong giáo xứ đi dự lễ an táng và đi đưa đám.
Vài ngày sau, cha sở nói:
- “Khi tôi đến một làng cách xa giáo xứ tôi ba mươi cây số, có hai ông lão đến gặp tôi và nói lên câu làm tôi bỡ ngỡ: "Sự bác ái và kính trọng của người công giáo đối với người chết, làm chúng tôi hài lòng. Chúng tôi biết được điều Giáo Hội Công giáo đã làm cách đây mấy ngày đối với người chết nơi chợ. Vì thế, chúng tôi muốn xin trở lại Đạo Công giáo."
Và cha Cluny kết luận:
- "Thật là tuyệt diệu ! Các thanh niên trong giáo xứ của tôi đã làm cho Giáo Hội được thiện cảm và được hấp dẫn nơi con mắt của những người ngoài Công giáo và ngay cả nơi con mắt của những người Công giáo".
36. Sức mạnh của giáo dân truyền giáo
Chính Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nói lên sức mạnh nầy khi ngài nhận xét về vai trò truyền giáo của giáo dân trong thời kỳ Giáo Hội sơ khai:
- "Mười hai Tông Đồ sẽ làm được gì trước thế giới mênh mông, nếu các ngài không kêu gọi sự công tác của các giáo dân, đàn ông, đàn bà, già trẻ đủ giới, và nói với họ rằng: "Chúng ta hãy cùng nhau đem hạnh phúc thiên đàng đến cho mọi người. Các bạn hãy tiếp tay với chúng tôi để ban phát Tin Mừng cho họ".
37. Dấu chỉ thứ năm của Giáo Hội là bị bắt bớ
Trong một buổi triều yết chung, Đức Giáo Hoàng Piô IX hỏi một chủng sinh đứng gần:
- “Giáo Hội có mấy dấu chỉ? "
- "Tâu Đức Thánh Cha, Giáo Hội có bốn dấu chỉ: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền".
Đức Thánh Cha hỏi tiếp:
- "Giáo Hội còn có dấu chỉ nào nữa không?"
Không ai trả lời được câu hỏi của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha liền trả lời:
- "Dấu chỉ thứ năm của Giáo Hội là bị bắt bớ. Các con hãy nhớ lại lời Chúa Giêsu phán: "Như người ta đã bắt bớ Thầy, người ta cũng bắt bớ các con. Các con sẽ bị người ta ghét bỏ vì Danh Thầy".
38. Gia đình đọc kinh sáng đã cứu được một Đức Cha
Làm sao cho giáo dân có tinh thần cầu nguyện trong gia đình là điều rất quan trọng để giúp giáo dân giữ vững đức tin.
Kinh nghiệm cho thấy nhiều giáo xứ không có linh mục nhưng đã giữ vững được đức tin suốt nhiều năm nhờ sự đọc kinh cầu ngụyện tối sáng trong gia đình.
Trong thời kỳ Bắt Đạo tại Việt Nam, Đức Cha Bình (Sohier) chạy trốn ban đêm, và nhờ nghe một gia đình công giáo đọc kinh sáng khi rạng đông mà xin vào núp, nên đã được thoát chết.
39. Cha học hành chưa đủ!
Thánh Phanxicô Salêsiô ví sự thông thái như con mắt của linh mục để thấy đường mà đi và để dẫn đường cho kẻ khác thấy mà đi.
Công Đồng Tôlêđô, đầu thế kỷ VII, khẳng định rằng: "Linh mục phải là kẻ không được ngu dốt”.
Muốn có một nền giáo lý vượt trổi, linh mục nào cũng cần phải hằng ngày học hỏi thêm luôn. Và điều nầy, Đức Giám Mục giáo phận phải hết sức nâng đỡ các linh mục trong giáo phận phận ngài thực hiện cho được, kẻo các linh mục của ngài bị tụt hậu.
Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Mercier bắt buộc các linh mục trong giáo phận ngài mỗi ngày phải ngồi vào bàn làm việc trong ít nữa là hai tiếng đồng hồ để học hỏi thêm, để nghiên cứu thêm.
Đức Giám Mục Bossuet tuy rất thông thái, nhưng ngày nào cũng ngồi trong phòng làm việc để học hỏi thêm. Ngài thường nói chơi với bổn đạo:
- "Cha học hành chưa đủ!".
Vì thế, một giáo dân kia thương hại ngài và ao ước:
"Chớ gì giáo phận chúng ta có một Đức Cha học hành cho đủ. Đức Cha chúng ta học hành chưa đủ, nên ngày nào, ngài cũng phải học thêm!”.
Linh mục chúng ta hãy lợi dụng thời giờ để học hỏi thêm, tìm tòi thêm, nghiên cứu thêm.
Thời giờ rất quý báu.
Dầu đã đầu tư rất nhiều vào việc học, linh mục cũng không bao giờ được tự mãn, tự cho những sự hiểu biết của mình là đủ. Linh mục nào cũng hãy tự nhủ: điều tôi biết, thật là quá ít; điều tôi không biết hoặc chưa biết, thật là mênh mông, bao la!
40.  Sơ đòi bao nhiêu?
Một du khách Thệ Phản người Mỹ, du lịch qua Algérie và đi thăm một nhà thương phung.
Thấy một nữ tu người Mỹ làm việc tại nhà thương nầy, ông nói với người đồng hương:
-  “Một vạn đôla mỗi năm làm việc tại đây, tôi cũng không muốn.
Nữ tu trả lời một cách bí mật:
- “Ông nói có lý. Nhưng đối với tôi, trả cho tôi mười vạn đôla mỗi năm, tôi cũng không chịu.
-  “Thế thì sơ đòi bao nhiêu? 
- “Thưa ông, tôi không đòi gì cả.
- “ Thế thì tại sao sơ lại có mặt giữa những người ghê tởm nầy?
Vị nữ tu truyền giáo cầm lấy cây Thánh Giá mang nơi mình và nói:
- “Ông thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh không? Tôi làm mọi việc ở đây vì yêu mến Ngài. Trong các vết  thương của những người phung hủi đáng thương nầy, tôi đặt những vết thương của Chúa Giêsu trên Thánh Giá vào đó. Để làm được những công việc nầy ở đây, mỗi ngày tôi cần phải được rước Chúa Giêsu vào lòng; nếu không, tôi không đủ sức  chịu đựng cuộc sống ghê tởm ở đây.
41. Thánh khiêm nhượng, mới là thánh thật.
Đức Trinh Nữ Maria, khi được thiên sứ từ trời xuống báo cho biết là sẽ làm Mẹ của Con Đức Chúa Trời, thì ngay chính lúc cao sang có một không hai nầy, lại hạ mình, quỳ xuống, cúi đầu và xác tín nói rằng: “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời.
Thánh Gioan Tiền Hô, được Đấng Cứu Thế khen là vị tiên tri cao cả nhất, là người nam thánh thiện nhất trên trần gian nầy, xác tín nói về mình rằng: “Tôi không xứng đáng cởi giây giày cho Người”.
Thánh Phêrô, vị Thủ Lãnh Các Tông Đồ, vị Đại diện của Chúa Giêsu trên trần gian nầy, nói: “Lạy Chúa, xin hãy tránh xa con vì con là người tội lỗi.
Thánh Phaolô, vị Tông Đồ lo việc loan báo Tin Mừng không kể ngày đêm, vẫn tự xưng mình là kẻ rốt nhất trong số các Tông Đồ.
42. Ta không giống ngươi!
Lần kia, ma quỷ hiện ra nói với thánh Macariô:
- “Ta không khác gì ngươi. Ngươi ăn chay hãm mình, ta cũng không ăn uống gì… Ta chỉ khác ngươi một điều, là ngươi thì khiêm nhượng, còn ta thì kiêu ngạo.
43. Uy tín của vị lãnh đạo thật lạ lùng là dường nào!
Tháng chín năm 1862, trong cuộc nội chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ, quân đội phương Bắc bại trận và rút lui.
Các nhà cầm đầu quân đội phương Bắc lúc bấy giờ, đứng trước sự kiện nầy, vô cùng lo âu. Họ thấy trước chắc chắn một cuộc thất bại rất nặng nề. Và họ bất lực, không tìm ra được một giải pháp nào để chuyển bại thành thắng
Bỗng tổng thống Lincoln nhớ đến một người: đó là vị tướng đã hồi hưu, Mc Clellan. Vị tướng nầy đã từng huấn luyện binh sĩ phương Bắc chiến đấu. Binh sĩ quý mến ông, khâm phục ông.
Tổng thống Lincoln muốn cho tướng Mc Clellan nầy đi gặp các binh sĩ bại trận của mình đang rút lui, và truyền cho họ sự nhiệt tình, sức mạnh và niềm hy vọng.
Mc Clellan chấp nhận sứ mệnh nầy. Ông xuống ngay tiểu bang Virginia để chỉ huy đám binh phương Bắc bại trận, đang rút lui, rã rời tơi tả.
Leo lên con ô mã to lớn, Mc Clellan một mình phóng ngựa xuống những nẻo đường cát bụi ở vùng Virginia. Gặp đoàn quân bại trận đang thất thểu rút lui, Mc Clellan giơ nón lên cao, vẫy tay chào họ một cách vui vẻ. Ông nói to lên những lời can đảm để động viên họ. Và ông chỉ tay thẳng về phía trước mặt ông, giục họ quay lui chiến đấu.
Và phép lạ đã xảy ra! Đoàn quân đang lê bước nặng nề một cách thê thảm trong cuộc rút lui nhục nhã nầy, bỗng bắt đầu được hồi sinh. Thấy vị chỉ huy mà mình yêu mến và khâm phục, họ la hét ầm ỹ, ném tung mũ nón và túi vải lên trên không. Họ hăng hái quay lui chiến đấu cùng với vị chỉ huy của mình.
Và đoàn quân nầy, trước đây đã thảm bại, thì nay đánh đâu, thắng đó.
Uy tín của vị lãnh đạo thật lạ lùng và lớn lao là dường nào!
44. Cầu nguyện là sức mạnh lớn nhất giúp chúng ta giải quyết những vấn đề
Một người kia thành công trong công việc làm ăn của mình.
Khi mới mở tiệm, ông chỉ có một chỗ rất nhỏ và chỉ có một người làm công. Nay, ông có nhiều tiệm buôn mới, có nhiều người giúp việc. Ông chân thành thổ lộ:
- "Làm việc chăm chỉ, tư tưởng tích cực, xử sự với khách hàng một cách tốt đẹp, bán giá phải chăng, cầu nguyện thức tỉnh,.... đó là những yếu tố luôn giúp tôi thành công".
Nhờ xác tín rằng việc cầu nguyện phải là trước tiên và phải là điều cần thiết số một, ông nầy đã giữ được đầu óc sáng suốt để gỡ rối mọi vấn đề và ông có đủ sức mạnh để lướt thắng mọi khó khăn trở ngại.
Thật như kinh nghiệm của thánh Tôma tiến sĩ: ngài nói ngài tìm được những giải đáp cho những vấn đề rắc rối khó khăn, không phải trong sách vỡ, không phải nơi những người cố vấn, nhưng trong khi quỳ cầu nguyện trước Nhà Chầu Thánh Thể.
45. Bổn phận dạy giáo lý của linh mục quản xứ
Dạy giáo lý là bổn phận của linh mục quản xứ phải làm hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hằng năm. Và bổn phận dạy giáo lý nầy, linh mục quản xứ phải làm đối với mọi thành phần giáo dân trong giáo xứ của mình, không trừ một thành phần nào.
Khi đến giáo xứ Ars, thấy giáo dân không biết giáo lý, cha sở Vianê liền bắt tay ngay vào việc dạy giáo lý, đặc biệt là ngài dạy giáo lý cho toàn thể giáo xứ lúc 13 giờ mỗi ngày Chúa nhựt.
Ngài đã luôn trung thành với việc dạy giáo lý hằng tuần nầy trong suốt 27 năm.
46. Giáo Hội thật quá lạ lùng!
Nơi lâu đài mà ngày xưa hoàng đế Maximianô ra lệnh giết Đạo một cách ghê gớm, thì sau đó, là nơi xây Đền Thờ Latêranô.
Trên nơi chôn cất bạo chúa khét tiếng Nêron, là Đền Thờ của Đức Mẹ Toàn Dân (Santa Maria del Popolo ).
Trên mộ của kẻ nghèo hèn, bị đóng đinh chổng chân lên trời là Thánh Phêrô, là Đền Thờ Thánh Phêrô hiện nay tại Rôma, thủ đô nước Italia.
47. Thánh Lễ và Thánh Thể làm cho giáo xứ sống động !
Thánh Lễ và Thánh Thể là lẽ sống của người tín hữu công giáo, là sức mạnh nâng đỡ linh mục quản xứ và đoàn chiên của ngài.
Giáo xứ sống động là giáo xứ  trong đó linh mục quản xứ và giáo dân yêu thích Thánh Lễ và Thánh Thể.
Các tín hữu đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai bị bắt bớ vì đã họp nhau dâng Thánh Lễ trong ngày Chúa nhựt. Trong một bản báo cáo đệ trình lên hoàng đế Tragianô, tỉnh trưởng Plinô viết:
- "Các người Kitô-hữu đang bị giam, quả quyết rằng tất cả lỗi của họ là ở chỗ họ họp nhau vào ngày nhứt định trước lúc hừng đông để cùng nhau ca hát tôn vinh Đức Kitô là Chúa ”.
48. Dự Thánh Lễ từ xa, điều nầy đã có từ lâu rồi trong Giáo Hội!
Năm 1793, Giáo Hội Pháp bị bách hại. Các linh mục quản xứ bị bắt và bị đuổi ra khỏi giáo xứ của mình.
Tại giáo xứ Morlaix ở Finistère, mặc dầu linh mục quản xứ đã bị bắt, nhưng sáng Chúa Nhựt hôm đó vẫn có tiếng chuông vang lên, báo hiệu có Thánh Lễ.
Quân lính nghịch đạo đổ xô ngay đến nhà thờ nầy, quyết bắt cho được linh mục nào cả gan đến làm lễ vì họ đã đuổi linh mục quản xứ ra khỏi giáo xứ rồi.
Khi đến nơi, quân lính an tâm vì thấy nhà thờ vẫn bị đóng cửa như họ đã niêm phong. Nhưng họ ngạc nhiên vì nghe tiếng đọc kinh ở ngoài Đất Thánh, bên cạnh Nhà Thờ. Họ thấy các bổn đạo đang quỳ gối sốt sắng đọc kinh cầu nguyện tại Đất Thánh. Họ mĩm cười chế nhạo và nói một cách đắc thắng:
- "Nhà thờ đã bị niêm phong, cha sở đã bị trục xuất, các ngươi làm gì ở đây?
Các giáo dân Morlaix hiên ngang trả lời:
- "Chúng tôi đang dự Thánh lễ ngày Chúa Nhựt.”
- "Ủa! có lễ đâu mà dự?
- "Có chứ ! Trước khi cha sở chúng tôi bị trục xuất, ngài có dặn chúng tôi rằng: ngày Chúa Nhựt nào, lúc 08 giờ sáng, ngài cũng tìm cách dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ chúng tôi. Vì thế, hôm nay là ngày Chúa Nhựt, chúng tôi đến đây đểtham dự Thánh Lễ lúc 08 giờ.”
- "Các ngươi điên sao! Dự lễ từ xa như thế, làm sao được?
Các giáo dân Morlaix xác tín trả lời:
- "Không có xa gì! Lời cầu nguyện của chúng tôi nối trời lại với đất. Lời cầu nguyện của chúng tôi đi từ đất lên trời. Thánh Lễ là lời cầu nguyện trên hết của chúng tôi. Bất kỳ ở đâu, chúng tôi cũng vẫn thông hiệp được với nhau trong Thánh Lễ.”
49.  Lẽ nào lại giao cho Chính Quyền bảo trợ?
Tại Tôrinô, một thành phía Bắc nước Italia, linh mục Cottolengo sáng lập một cơ sở bác ái từ thiện một cách động trời: ai đau bệnh gì, vào cơ sở nầy, đều được săn sóc một cách hết sức chu đáo và tân tậm, đặc biệt là những bệnh nan y, những bệnh lạ đời, những con người quái thai.
Linh mục Cottolengo gọi cơ sở nầy là Nhà Nhỏ của Chúa Quan Phòng (Piccola Casa della Providenza).
Ngày kia, vua Charles Albert nói với linh mục Cottolengo:
- “Theo trẩm thì linh mục nên đặt công việc của mình dưới sự bảo trợ của Chính Quyền.
Linh mục Cottolengo khiêm tốn trả lời một cách siêu nhiên:
- “Tâu bệ hạ, thần không thể làm điều nầy được vì nhà nhỏ nầy (Piccola Casa) đã được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ và của Chúa Quan Phòng. Làm thế nào mà thần lấy lại để trao cho Chính Quyền bảo trợ?
50. Tuân phục đem lại an bình!
Đức Hồng Y Barôniô (+1607) là nhà nghiên cứu danh tiếng về lịch sử Giáo Hội Công giáo. Ngài nghiên cứu lịch sử Giáo Hội trong bốn mươi năm và đã viết ra những pho sách “Những Cuốn Niên Sử Giáo Hội”.
Trong đời mình, ngài đã gặp nhiều trường hợp tuân phục khó khăn, nhưng ngài đã lướt thắng được tất cả.
Lúc về già, Đức Hồng Y Barôniô thường đến viếng Đền Thờ Thánh Phêrô tại Rôma, quỳ cầu nguyện sốt sắng trước mộ Thánh Tông Đồ Phêrô. Và mỗi khi ra về, ngài đến nơi Tượng đồng Thánh Phêrô đặt gần cửa Đền Thờ, cung kính hôn chân Thánh Phêrô và thầm thì nói câu La Tinh:

- “Obedientia et Pax” (Tuân Phục đem lại An Bình).

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS