Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

TRIẾT LÝ CỦA NƯỚC

Người ta thường đồng hóa người nữ với nước. Cũng dễ hiểu vì người nữ là phái yếu, mềm mại, nhẹ nhàng, nước cũng thế. Triết lý của nước cũng chính là triết lý của người nữ? Nước thì sao nhỉ?
1.     NHU THẮNG CƯƠNG
Tôi thường ưa thích vốc nước lên giữ cho thật chặt trong tay, nhưng bạn biết điều gì xảy ra không? Chỉ một loáng, nước đã không còn trong tay nữa. Nước nhẹ nhàng quá, mền mại quá, yếu ớt quá! Tưởng chừng chiếm được nước làm của riêng. Nhưng nước không nhượng bộ ai, nó độc lập không chịu lệ thuộc và không để ai nắm giữ. Trong lúc vô tình, tôi lỡ tay đánh rơi một hòn đá vào lòng biển, nước trao nghiêng, rồi nhậm chìm đá vào đại dương sâu thẳm và phẳng lặng. Tôi chợt nhận ra; nước yếu đó nhưng không một sức mạnh nào thắng nổi, hay có thể làm nó nản lòng, nhụt chí ngưng dòng chảy được. Thật vậy ta không thể cắt đứt dòng chảy của nước. Một lưỡi kiếm xé toang dòng nước nhưng kiếm chưa kịp lên khỏi mặt nước, nước đã đầy lại và lại chảy như chưa từng có lưỡi kiếm đụng vào.
Nước nhẹ nhàng nhưng đầy cương quyết, mền mại nhưng không nhu nhược, yếu ớt nhưng không yếu đuối! Tự trong nước có sức mạnh để thắng cái mạnh mà người đời thường nói: “nhu thắng cương”.
Đâu phải có sức mạnh cơ bắp mới là hùng mạnh. Đâu phải miệng rộng, oai to, chức lớn mới là ngon. Tôi còn nhớ: Catarina – một nữ nhi thường tình – không giàu có, không đẹp nghiêng nước nghiêng thành,  không học vấn, không đại nhưng đưa cả giáo triều từ Avinon trở về Vatican; một việc mấy thế kỷ và bao người không làm được.
 2. NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN
Nền kinh tế thị trường ngày ngày đang đẩy ta chạy, chạy thật nhanh. Lắm lúc ta không đủ khiên nhẫn chờ đợi nữa. Ta thích làm việc vĩ đại mà quên những công việc bình thường.
Nhưng mỗi khi dầm mình trong nước, bạn có thấy sức nước chảy không? Rất êm nhẹ. Nhưng “nước chảy đá mòn” đó! Đá tưởng mình cứng rắn, nào ngờ một sức nước âm ỉ ngày đêm qua thời gian đá lại mòn. Đá có hay mình đang bị mòn không nhỉ?
Đó chính là con đường thơ ấu của Têrêsa Hài Đồng Giêsu, con đường của tình yêu “làm tất cả những công việc bình thường với tình yêu phi thường”. Cúi xuống để nhặt một cọng rác rơi để cứu các linh hồn, tầm thường quá nhưng đó lại là công việc của thánh nhân.
3.     TRẦM LẮNG NÊN SỨC MẠNH
Bạn nghĩ sao khi nước “vùng dậy” thành vũ bão, sức nước tàn phá đến chóng mặt. Kinh khiếp! Bạn có hay bão tố hoành hành như hổ gầm long trời lở đất thì nơi mắt bão lại bình yên. Có lạ kỳ không? Thật đó!
Hơn bao giờ đời dạy ta phải vươn lên nỗ lực không ngừng, nên lắm khi ta chạy đến mệt nhoài trên đường trường cuộc sống. Có khi ta gian lận xúc xiểm hất cẳng anh em để mình vươn lên. Nước không gian lận, không mệt nhọc cố gắng, nó lặng thinh. Cái lặng thinh của nội tâm, của trầm lắng để chính trong thinh lặng nó nhân rộng nội lực đến cực mạnh.
Phải chăng Đức Maria, mẫu ngừời trầm lặng đã suy đi nghĩ lại trong lòng. Mẹ đã trở nên người nữ diễm phúc hơn mọi người nữ.
Vâng chỉ khi ta trầm lắng ta mới có thể thấy rõ về ta, hiểu rõ về người. Cổ nhân nói: “biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”

Nước là thế còn tôi và bạn thì sao? Biết bao người nữ đã lấy triết lý của nước làm nên triết lý sống cho riêng mình. Họ đã trở nên thánh nhân đáng ca ngợi. Ước chi triết lý của nước cũng là triết lý sống của tôi và bạn để mỗi người  chúng ta sẽ lớn lên bằng những việc bình thường với một tình yêu phi thương trong mềm dẻo, đầy cương quyết và quả cảm.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

''Đây là Mầu nhiệm Đức tin'' có nghĩa gì?

Giải đáp phụng vụ: ''Đây là Mầu nhiệm Đức tin'' có nghĩa gì?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau bài giải đáp của chúng tôi ngày 7-10-2014 về "Đây là Mầu nhiệm Đức tin", một độc giả ở New Jersey, Mỹ, hỏi một câu thú vị như sau.
"Trước khi cha trả lời lần vừa qua, con đã nghĩ rằng con đã nhận thức một cách chính xác một sự song song giữa câu "Đây là Mầu nhiệm Đức tin" và câu "Đó là Lời Chúa," cả hai đều là câu xướng của thừa tác viên, không có cú pháp, nói lên một phương thức hiện diện của Chúa trong Thánh Lễ vừa được thực hiện, và qua đó cung cấp cho cộng đoàn một cơ hội để tung hô Chúa Giêsu. Thưa cha, cả hai thời điểm này có được nghĩ như là song song với nhau không?"
Đáp: Từ lịch sử của câu văn được trình bày trong bài báo đó của tôi, tôi không nghĩ rằng có một ý định cố tình để tạo ra một sự song song như thế.
Tương tự như vậy, như tôi đã đề cập đến, câu "Đây là Mầu nhiệm Đức tin" không chỉ nhắc đến sự Hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể, nhưng còn là sự Hiện diện của toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua.
Một phần khó khăn phát sinh từ việc sử dụng từ ngữ "mầu nhiệm". Trong thần học "mầu nhiệm" có nhiều sắc thái của ý nghĩa. Một ý nghĩa thông thường là ý nghĩa của một thực tại đức tin, vốn vượt ra ngoài khả năng của một sự hiểu biết đầy đủ nơi con người, và vì vậy chúng ta nói về mầu nhiệm Ba Ngôi, mầu nhiệm Nhập Thể… Trong một số trường hợp, điều này cũng được áp dụng cho Bí Tích Thánh Thể, chẳng hạn trước mầu nhiệm biến thể (transubstantiation).
Một ý nghĩa khác là ý nghĩa mà trong đó mầu nhiệm là đồng nghĩa trong thực hành với bí tích, và đây là khả năng của ý nghĩa trong biểu thức "Đây là Mầu nhiệm Đức tin". Thật vậy, trong một bản dịch chính thức tiếng Tây Ban Nha, người ta đọc "Đây là bí tích đức tin chúng ta". Ở đây, biểu thức nói lên toàn bộ lịch sử cứu độ, vì đối với Thánh Phaolô, một mầu nhiệm là không phải cái gì ẩn giấu, nhưng là cái gì ẩn giấu tới mức nó được mặc khải. Mầu nhiệm Chúa Kitô là mặc khải kế hoạch bí mật của Chúa Cha để cứu độ chúng ta, qua việc nhập thể, cái chết, sự Phục sinh và Lên trời của Chúa Con, đồng thời thực hiện kế hoạch cứu độ này.
Bí tích Thánh Thể, như là mầu nhiệm đức tin, là việc làm cho hiện diện toàn bộ kế hoạch cứu độ này, thông qua việc cử hành Thánh lễ, vốn làm cho hy tế muôn đời hiện tại ở đây và ngay bây giờ. Trong một cách nào đó, mỗi Thánh lễ là thời điểm gần đây nhất trong lịch sử cứu độ.
Do đó, mặc dầu một số độc giả đã nhấn mạnh rằng biểu thức "Đây là Mầu nhiệm Đức tin" chủ yếu nói đến sự Hiện diện thật, tôi xin phép nói khác hơn. Sự Hiện Diện Thật là một chân lý đức tin, nhưng nó không hiện hữu cho chính nó. Chúa Kitô hiện diện – Mình, Máu, linh hồn và thiên tính – như là một điều kiện cần thiết cho việc thực hiện toàn bộ mầu nhiệm cứu độ, vốn là trung tâm của đức tin chúng ta, và mầu nhiệm này hiện diện trong mỗi Thánh Lễ.
Mặc dù sự Hiện diện thật vẫn còn trong mỗi bánh thánh, sau khi hy tế đã được hoàn tất, Thánh Lễ được cử hành vì giá trị vô biên của nó, chứ không chỉ để có sự Hiện diện thật.
Nói như thế, tôi không muốn gợi ý rằng lòng tôn sùng sự Hiện diện thật nên được làm cho yếu đi. Tôi chỉ đơn giản đề nghị rằng thực tại tuyệt vời và cao cả này nên luôn được nhìn trong viễn tượng riêng của nó và tương quan không thể tách rời khỏi trung tâm thực sự, đó là việc cử hành hy tế đời đời của Chúa Kitô. Thật vậy, khi làm như thế, lòng tôn sùng Chúa Kitô trong nhà tạm hay trong hào quang được phong phú và củng cố thêm thật nhiều. (Zenit.org 21-10-2014)
Nguồn: Vietcatholic News

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

SƯƠNG MAI

Sáng tinh mơ, tôi cùng chị bạn lên rẫy cắt lá thuốc. Giữa cánh đồng mênh mông, cảnh ban mai đẹp tuyệt. Nhưng tôi cứ như bị hớp hồn với lưới nhện đầy những giọt sương mai ở khe suối. Bạn có thể hình dung một cảnh vừa động vừa tĩnh, lại lấp lánh bởi ánh sáng chiếu soi vào giọt sương mai. Cảnh lạ là sương mai đọng trên lưới nhện nên xuyên suốt sáng trong với ánh dạ quang của mặt trời. Nhìn vào sương mai trên lưới nhện, ta có thể nhìn thấu xuống dòng nước chảy lững lờ, xanh biếc phía dưới. Tôi dừng chân ngắm nhìn nó mà quên cả việc cần làm. Chị bạn trách : “Có mỗi giọt sương thôi mà cứ như là báu vật vậy!”
Đúng thật. Mỗi giọt sương thôi mà có lúc tôi say mê đến thế, huống hồ chi trong cuộc đời còn biết bao cái khác. Có lẽ đối với người này thì chẳng là gì, nhưng đối với người kia lại nên chuyện. Mỗi người trông thấy vẻ đẹp của vấn đề đó theo một góc nhìn khác nhau. Nên làm sao có thể so sánh tâm hồn họ với tôi. Tôi có điểm mạnh của tôi sáng trong, nhưng cũng có điểm yếu mong manh và mau tan như giọt sương vậy. Họ cũng thế.
Sương mai long lanh như pha lê nhưng nó dần co mình trước ánh sáng và biến tan vào không gian khi mặt trời lên cao mỉm cười. Khi nó chơi trò chơi chốn tìm, tôi mới giật mình. Ôi, chỉ là lưới nhện tồi tàn! Một khoảng khắc hụt hẫng xâm chiến. Có chi là bền vững?
Tôi cũng từng đặt niềm tin, sự chân thành và hy vọng vào những giá trị mau tan. Để khi chợt tỉnh. Buồn! Đau khổ! Một khoảng khắc rát buốt con tim, một khoảng khắc trống vắng nơi cõi lòng. Tôi tự co mình trước muôn điều tốt đẹp vì niềm tin bị đánh mất, y như cửa không có chìa để mở. Ở lại trong cảm giác này có vẻ như là cách tốt nhất để đền cho việc làm ngu ngốc. Có những điều có thể nói thành lời nhưng cũng đầy những việc chẳng thể nào nói lên lời. Thế là cứ nhìn mãi vào đám mây u ám của chính mình. Mặt trời công chính cũng trốn chạy với giọt sương tan?
Có phải vậy đâu. Mặt trời vẫn mỉm cười, Thiên Chúa vẫn không ngừng giang cánh tay chờ đón tôi với tình yêu bao dung. Nhưng vì tôi chỉ quen nhìn ánh sáng của mặt trời mà ít nhìn vào chính mặt trời. Nên khi sương tan thì ánh sáng mất, tôi cứ tưởng mặt trời cũng không còn nữa. Niềm tin, hy vọng và những điều cao quý cũng theo sương mất dần. Trong đau khổ, tôi dễ nổi loạn kiếm tìm chính mình, tìm giá trị mình hằng mong muốn, nay mất thì hụt hẫng chứ ít khi tìm ý Thiên Chúa trong biến cố cuộc đời. Trong buồn chán, tôi dễ cúi xuống vào trong thầm lặng để không còn dám ngẩng mặt nhìn đời nên dễ thấy đây là bước đường cùng. Trong thất vọng, tôi đóng lòng mình và ném chiếc chìa khóa của niềm tin đi xa, nên cửa tâm hồn không còn có cơ hội được mở ra nữa. Mọi sự xung quanh chỉ còn là dãy băng tuyết y như dãy núi chắn ngang đời mình. Thế là hết!
Giọt sương nhỏ đã làm tôi quên nhiệm vụ của chính mình, thì những điều khác trong cuộc đời cũng thế. Nếu tôi sớm nhận ra rằng: sương mai chỉ là giọt nước nhỏ, nó chỉ nên huyền ảo khi có ánh mặt trời soi chiếu. Sự vật, con người và thế giới quanh tôi chỉ có giá trị khi Thiên Chúa tác động vào. Có như thế, mỗi khi cảm nhận cái đẹp, mỗi lúc đón nhận sự vật, hay chia tay với nó tôi mới giữ niềm vui an bình.
Ngắm nhìn sương mai, tôi chợp thối lên lời : “con tim con yếu đuối” nhưng luôn tin tưởng “Các thánh cũng như con. Nhưng nhờ vậy họ mới làm thánh: nhờ ơn Chúa và ý chí”. (Đường Hy Vọng, Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận).
 Sr. Maria Bích Mai

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

NHẶT ĐINH

Trên con đường Quốc Lộ 1, gần ngã tư Thủ Đức từ xa xa tôi thấy một người đàn ông cao to đẩy chiếc xe Hon đa phía trước, phía sau người phụ nữ tay bế một em nhỏ đang long khom, sau lưng người phụ nữ là một em trai khoảng 6 tuổi cũng đang long khom cúi nhặt cái gì đó. Lại gần tôi thấy người phụ nữ và em nhỏ nhặt những cái đinh tặc giữa đường. 
Một nghĩa cử thật nhỏ nhưng làm tôi cảm động. Họ bị chúng đinh nhưng họ không càm ràm mà cúi xuống nhặt những chiếc đinh được cố ý rải  để người sau không bị vạ lây. Cám ơn việc làm nhỏ bé như thật ý nghĩa. Bớt một chiếc đinh  để cho đầy nghĩa cử yêu thương. Đẹp quá!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS