Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ di chúc để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.
Cô gái nhận lấy món quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.
Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh...
Anh chị em thân mến,
Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà...
Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa.
Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa không bao giờ muốn điều dữ cho chúng ta. Tất cả mọi sự xảy đến cho chúng ta đều nhằm dẫn đưa chúng ta đến nguồn hạnh phúc cao cả hơn.
(Sưu tầm)
MÓN QUÀ THẬP GIÁ
02:50 |
Nhãn:
TRUYỆN GIÁO LÝ
Read User's Comments(0)
TUẦN TAM NHẬT và LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
TUẦN TAM NHẬT MỪNG LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Bổn Mạng Thiếu Nhi Thánh Thể- Thứ năm Ngày 26.05.2016
Dẫn lễ
Kính thưa cộng đoàn
Trong niềm tin vào Bí tích Thánh Thể chuẩn bị mừng lễ Mình
Máu Thánh Chúa. Và trong niềm hân hoan của ngày lễ Bổn mạng Thiếu Nhi Thánh Thể
sắp đến, ngày đầu tiên của tuần tam nhật chúng ta cùng dâng lên Chúa những hy
sinh và cố gắng của tuổi thơ, thay cho lời cảm tạ tri ân vì bao ơn lành Chúa đã
thương ban. Với tâm tình yêu mến, chúng ta dâng lên Chúa Cha chánh xứ Đaminh Lê
Văn Thông, cũng là cha tuyên úy của đoàn Thiếu nhi; Quý Dì trợ úy, quý anh chị
Giáo lý Viên, cách riêng chúng ta dâng Chúa Thầy sáu Giuse Tống Hữu Phú trong
ngày chuẩn bị tiến chức Linh Mục, người đã đóng góp cho đoàn Thiếu Nhi nhiều
năm.
Xin Chúa ban muôn ngàn ơn phúc lành cho cha chánh xứ,
thầy, quý dì, quý anh chị và quí ân nhân, tha nhân và những ai đã dày công dạy
dỗ chúng ta nên người.
Với tất cả ý nguyện trên kính mời cộng đoàn cùng hiệp
dâng Thánh lễ
TUẦN TAM NHẬT MỪNG LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Bổn Mạng Thiếu Nhi Thánh Thể- Thứ sáu Ngày 27.05.2016
Dẫn lễ
Kính thưa
cộng đoàn,
Cử hành Phụng
vụ long trọng này, nhắc chúng ta nhớ lại việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích
thánh Thể trong bữa tiệc Vượt qua, trước khi Người bước vào cuộc tử nạn, như một
nghĩa cử yêu thương để Người hiện diện giữa chúng ta. Đây là Bí Tích tình
yêu, Bí Tích của hồng ân tuyệt hảo mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.
Hôm nay, ngày
thứ hai trong tuần tam nhật mừng bổn mạng Thiếu Nhi Thánh Thể, chúng ta cùng cầu
xin Chúa ban cho các em Thiếu nhi đầy tràn tình yêu mến Chúa. Nhờ đó Thiếu nhi
sống ngoan hiền, yêu thương giúp đỡ mọi người trở nên Giêsu nhỏ trong cuộc sống,
đặc biệt biết siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ mỗi ngày.
Chúng ta cũng
cầu xin cho chúng ta siêng năng tham dự Thánh Lễ và dọn mình xứng đáng rước
Chúa. Nhờ đó chúng ta đón nhận được tình yêu Thương xót của Thiên Chúa nhờ đó đời
sống của chúng ta được chúc phúc
Với tất cả ý nguyện trên kính mời cộng đoàn cùng hiệp
dâng Thánh lễ
TUẦN TAM NHẬT MỪNG LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Bổn Mạng Thiếu Nhi Thánh Thể- Thứ bảy Ngày 28.05.2016
Dẫn lễ
Kính thưa cộng đoàn,
Cách đây hơn 2000 năm, Chúa Giêsu đã thiết lập Bí Tích
Thánh Thể để trao ban chính thịt máu Ngài cho chúng ta và để ở với chúng ta mọi
ngày cho đến tận thế. Hôm ngày thứ ba trong tuần tam nhật mừng lễ bổn mạng
Thiếu Nhi Thánh Thể, với tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa, chúng ta cùng cầu
nguyện cho các em được lớn lên trong ân nghĩa Chúa mỗi ngày. Xin cho tâm hồn
thơ bé của các em luôn đơn sơ, trong sáng và luôn khao khát, yêu mến Chúa Giêsu
Thánh Thể, siêng năng rước lễ, để chính Thịt và Máu Chúa trở thành sức sống và
niềm vui bình an trong tâm hồn các em.
Chúng ta cũng cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết
cảm nhận sâu xa về tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta qua Bí Tích Thánh
Thể, để chúng ta biết khao khát Chúa và mở lòng ra đón nhận Thịt và Máu Chúa
mỗi ngày, vì đó chính là thần lương nuôi dưỡng chúng ta và đem lại cho chúng ta
sự sống đời đời.
Với những ý nguyện trên, mời cộng đoàn cùng sốt sắng
hiệp dâng Thánh Lễ.
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Bổn Mạng Thiếu Nhi Thánh Thể- Chúa nhật Ngày
29.05.2016
Dẫn nhập đầu lễ
“Này là Mình Máu Thánh Ta
Máu Tân Ước sẽ đổ ra cứu đời
Chúng con và biết bao người
Được Mình Máu Chúa dưỡng nuôi linh hồn”
Hôm nay, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Chúa Kitô ban Mình và Máu
Thánh Người cho nhân loại.
Mình Máu Thánh Chúa Kitô được ban cho nhân loại nhờ bí tích Thánh
Thể, do chính Chúa Giêsu thiết lập trong bữa tiệc ly, trước khi Người chịu
chết. Trong bữa tiệc này, Chúa Giêsu đã cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn
đệ và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy,” rồi người cầm lấy chén rượu
nho, trao cho các ông và nói: “Đây là Máu Thầy, máu Giao Ước đổ ra vì muôn
người” (Mc 14, 22-24).
Của ăn vật chất cần thiết cho thân xác chúng ta thế nào thì của ăn
thiêng liêng cho linh hồn cũng cần thiết như vậy. Linh hồn chúng ta sẽ yếu đau
và sẽ chết nếu không được Mình và Máu Thánh Đức Kitô nuôi dưỡng.
Dâng thánh lễ mừng bổn mạng hôm nay, xin cho tất cả các bạn thiếu
nhi Thánh thể luôn ý thức chăm sóc đời sống tâm hồn của mình. Đặc biệt, Chúa
Giêsu đã ban cho mỗi người chúng ta Mình và Máu Người qua bí tích Thánh Thể, để
mỗi khi tham dự Thánh lễ, mọi người được lãnh nhận Lương Thực Trường Sinh. Xin
mời cộng đoàn đứng cùng hiệp dâng thánh lễ !
Lời nguyện của Tín Hữu
LM: Chúa Kitô con Thiên Chúa đã trở nên của ăn và của uống nuôi
sống linh hồn chúng ta trên con đường tiến về nhà Cha. Chúng ta cùng sốt sắng
dâng lời cầu nguyện.
1. Chúa Giêsu là vị Linh mục duy nhất và đời đời. Xin cho Đức Giáo
hoàng, các Giám mục và Linh mục biết noi gương Đức Kitô, cũng trở nên của ăn
thiêng liêng giúp cho người khác gặp gỡ Chúa Kitô và được đón nhận Mình Máu
Thánh Người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
2. Còn biết bao người chưa biết Đức Kitô và đón nhận Mình và Máu
Người. Xin cho họ nhận ra chính Chúa Giêsu là lương thực trường sinh. Chúng ta cùng
cầu xin Chúa.
3. Thánh Thể biến đổi đời sống các Kitô hữu. Xin cho các thầy cô
giáo lý viên, biết sống gắn bó với Bí tích Thánh Thể, để mỗi ngày yêu mến Chúa
Kitô hơn. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
4. Chúa Giêsu Thánh Thể là lý tưởng duy nhất của mỗi thiếu nhi
Thánh thể. Xin cho chúng ta siêng năng tham dự Thánh lễ thường xuyên, để được
rước Chúa vào lòng. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
LM. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa kêu gọi mỗi người chúng con đến
dự bàn tiệc Mình và Máu Thánh Chúa. Xin cho chúng ta biết dọn mình xứng đáng để
đón Chúa vào lòng ở với chúng ta luôn mãi. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô
Chúa chúng con.
LỜI NGUYỆN HIỆP LỄ
“
Ai ăn thịt và uống máu Ta thì ở lại trong Ta và Ta ở lại trong kẻ ấy”
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thật sung sướng và
cảm động khi được rước Mình và Máu Thánh Chúa. Chúa đã thông ban sự sống thần
linh cho chúng con, dù chúng con bé nhỏ và bất xứng.
Chúng con xin hết lòng cung kính thờ lạy Chúa đang ngự
trong tâm hồn chúng con. Chúng con yêu mến Chúa và chân thành cảm tạ Chúa vì
hồng ân lớn lao này.
Xin Chúa ở lại trong tâm hồn chúng con luôn mãi và xin
hãy biến đổi chúng con trở thành những thiếu nhi ngoan của Chúa.
Xin cho chúng con càng thêm tuổi thì càng thêm khôn
ngoan và nhân đức để chúng con luôn sống đẹp lòng Chúa, biết vâng lời ba mẹ và
những người có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục chúng con.
Xin ban cho chúng con lòng khao khát Chúa, siêng
năng rước lễ mỗi ngày, để chính Thịt và Máu Thánh Chúa là thần lương nuôi dưỡng
chúng con, cho chúng con được lớn lên trong tình yêu và ân sủng của Chúa và để
chúng con được sống đời đời, Amen.
Hỏi đáp: 11 - Dấu thánh giá mang ý nghĩa gì ?
Tìm hiểu Thánh Lễ
"Nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen". Thánh lễ bắt đầu bằng dấu thánh giá, là một trong những dấu hiệu Kitô giáo cổ xưa nhất, và là dấu hiệu tuyệt hảo của người Kitô hữu.
Khi làm dấu thánh giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô, bày tỏ niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô đã chết trên thánh giá vì chúng ta, chúng ta nói lên lòng ước muốn đón nhận sự phong phú khôn lường của thánh giá và ước muốn liên kết đời sống chúng ta với đời sống của Chúa Kitô chết trên thánh giá. Vậy, thánh giá quả là dấu chỉ sự cứu độ, sự cứu chuộc và sự phục sinh. Dấu thánh giá còn nhắc chúng ta về bí tích Thánh Tẩy của mình, bởi chúng ta đã được rửa tội "nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần".
Dấu thánh giá là biểu thức của chính đức tin Kitô giáo, đó là sự hiện hữu của Thiên Chúa tình yêu được mạc khải bởi đời sống của Chúa Kitô. Do đó người ta hiểu tại sao các Kitô hữu thường làm dấu thánh giá và luôn luôn bắt đầu một nghi thức phụng vụ bằng dấu thánh giá.
Hỏi đáp: 10 - Tại sao linh mục cúi hôn bàn thờ ?
Tìm hiểu Thánh Lễ
Bàn thờ là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, là trung tâm điểm của phụng vụ Thánh Thể.
Sở dĩ bàn thờ được coi là quan trọng, vì đó là nơi Thiên Chúa và con người gặp gỡ, liên kết với nhau, là nơi mà Thiên Chúa đến với loài người và loài người đến với Thiên Chúa. Bàn thờ cũng tượng trưng cho Chúa Kitô, mối giao tiếp tuyệt hảo của sự gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa, bởi vì trong ngôi vị của Chúa Kitô, vừa có bản tính Thiên Chúa, vừa có bản tính loài người.
Hơn nữa, Tân Ước xác quyết rằng Chúa Giêsu là "viên đá góc tường" dựa trên đó tất cả được xây dựng (Ep 2, 20). Do đó, bàn thờ bằng đá hoặc chứa đựng một viên đá trên đó biểu tượng cho Chúa Kitô.
Đối với người Do-thái, bàn thờ vừa là nơi tế lễ, vừa là chỗ thiết tiệc, là nơi mà con cái Thiên Chúa được nuôi dưỡng và giải khát.
Nếu bàn thờ có ý nghĩa phong phú như thế, bạn đừng lấy làm lạ khi thấy vị linh mục cúi hôn bàn thờ lúc bắt đầu thánh lễ. Đó là cử chỉ tôn kính đối với Chúa Kitô và đối với hy lễ của Người.
Hỏi đáp: 8 - Tại sao khi bước vào nhà thờ, người ta làm dấu thánh giá với nước thánh ?
Tìm hiểu Thánh Lễ
Bình nước thánh đặt nơi cửa nhà thờ mời gọi người tín hữu lấy tay chấm nước thánh và làm dấu thánh giá để nhắc họ nước của bí tích Thánh Tẩy.
Trong đêm Phục sinh, nghi thức rảy nước thánh đi kèm với việc cộng đoàn lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy.
Nghi thức an táng cũng dùng nước thánh để nhắc nhở rằng bí tích Thánh Tẩy mở đường và dẫn đến đời sống vĩnh cửu : những người tham dự được mời rảy nước thánh để tỏ cử chỉ thân thiện và niềm hy vọng.
Thứ Năm 10.09 - Tuần 23 Thường niên lẻ
02:21 |
Nhãn:
CHẦU THÁNH THỂ
THIẾU NHI CHẦU CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ
Thứ Năm 10.09 - Tuần 23 Thường niên lẻ
1. Dấu Thánh giá
2. Đặt Mình Thánh
3. Hát: Đây phép nhiệm mầu
4.
Lời
nguyện mở đầu:
Lạy Chúa Giêsu Thánh
Thể, chúng con đến đây với Chúa trong tâm tình người con thảo, dâng lên Chúa
tấm lòng yêu mến, tôn thờ, cảm tạ và cầu xin của chúng con. Xin Chúa thương đón
nhận tâm tình của chúng con và chúc phúc lành cho chúng con. Chúng con đến với
Chúa còn để học nơi Chúa tấm gương yêu thương, mà Chúa đã thể hiện trong đời
sống hằng ngày của Chúa, nhất là trong Bí Tích Thánh Thể. Chúa yêu thương hết
mọi người không phân biệt một ai, tình yêu thương của Chúa được thể hiện trong
từng lời Chúa nói và từng việc Chúa làm. Hơn thế nữa, Tình yêu thương của Chúa
còn thể hiện qua chính sự tha thứ cho những kẻ ghét Chúa, cho những kẻ thù
nghịch Chúa và cho chính kẻ giết Chúa.
Lạy Chúa Giêsu Thánh
Thể, Chúa đã mời gọi chúng con “anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là
Đấng nhân từ”. Chúa muốn chúng con sống tình thương tha thứ, biết quảng đại và
sẵn sàng trao ban tình thương cho những người đã xúc phạm đến chúng con, những
người chúng con không ưa thích. Lạy Chúa đây là một điều quá khó đối với chúng
con, vì sức yếu đuối mỏng dòn của kiếp người, chúng con không để thi hành Lời
Chúa dạy, nếu không có sự trợ giúp của Chúa? Chính vì vậy chúng con đến với
Chúa, để van xin Chúa nâng đỡ và giúp chúng con biết tha thứ cho những người đã
xúc phạm chúng con, vì Chúa chỉ tha thứ cho chúng con khi chúng con biết sống
tha thứ cho anh chị em chúng con mà thôi.
Lạy Chúa, xin trợ
giúp chúng con !
5. Hát: Luật yêu thương
(Xin mời cộng đoàn
đứng)
6. Đọc Tin Mừng: Luca 6,27 – 38
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con đang nghe Thầy
đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc
cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Ai vả
con má bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng
đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì con hãy cho, và ai lấy gì của con, thì
đừng đòi lại.
Các con
muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy. Nếu
các con yêu những kẻ yêu các con, thì còn ân nghĩa gì nữa? Vì cả những người
tội lỗi cũng yêu những ai yêu họ. Và nếu các con làm ơn cho những kẻ làm ơn cho
các con, thì còn ân nghĩa gì? Cả những người tội lỗi cũng làm như vậy. Và nếu
các con cho ai vay mượn mà trông người ta trả lại, thì còn ân nghĩa gì? Cả
những người tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn để rồi được trả lại sòng
phẳng.
Vậy các
con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mượn mà không trông báo đền. Phần
thưởng của các con bấy giờ sẽ lớn lao, và các con sẽ là con cái Ðấng Tối Cao,
vì Người nhân hậu với những kẻ bội bạc và những kẻ gian ác.
Vậy các
con hãy ở nhân từ như Cha các con là Ðấng nhân từ. Ðừng xét đoán, thì các con
sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì
các con sẽ được thứ tha. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu
hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong
đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy".
Ðó là lời
Chúa.
(Xin mời cộng đoàn ngồi)
7. Suy niệm:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giê-su dạy
: “: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho
những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình”. Nhưng là sao có yêu thương kẻ thù nếu chúng ta tha thứ cho kẻ thù.
Nhưng tại sao phải tha thứ. Thưa:
Phải tha thứ vì con người là bất toàn. Có
những xúc phạm cố ý. Nhưng rất nhiều khi xúc phạm chỉ là vô tình, thiếu ý thức.
Chỉ cần một chút cảm thông, hiểu biết, tôi sẽ dễ bỏ qua, không chấp nhất. Nếu
cứ mỗi lần bị xúc phạm tôi không thể nào nguôi ngoai thì chính tôi là người khổ
nhất, vì tâm hồn mang nặng oán hờn sẽ không bao giờ bình an. Nếu tôi loại trừ
tất cả những ai xúc phạm, thì sau cùng tôi sẽ chẳng còn sống với ai được. Tôi
sẽ mất hết bạn bè. Thế giới sẽ chỉ toàn kẻ thù. Và tôi sẽ trở thành cô đơn.
Phải tha thứ vì chính ta cần được thứ tha.
Tôi cần sự tha thứ của chính mình vì bản thân tôi có biết bao lầm lỗi. Nếu tôi
không tự tha thứ cho mình thì lương tâm sẽ cắn rứt dày vò khiến tôi suốt đời
buồn phiền. Tôi cần sự tha thứ của người khác vì tôi đã xúc phạm nhiều đến anh
em. Nếu mọi người không tha thứ cho tôi thì tôi bị khai trừ khỏi xã hội. Tôi
cần sự tha thứ của Chúa vì tôi đã lỗi phạm đến Chúa rất nhiều. Nếu Chúa thẳng
tay trừng phạt những tội xúc phạm đến Người thì tôi đã chết từ lâu. Biết bản
thân mình yếu đuối, nhiều lỗi lầm, cần được tha thứ, tôi sẽ dễ cảm thông tha
thứ cho anh chị em.
Phải tha thứ vì đó là điều kiện để được
thứ tha.
Sau cùng ta cần tha thứ để trở nên giống
hình ảnh Thiên chúa. “các con hãy ở nhân
từ như Cha các con là Ðấng nhân từ”. Thiên chúa là người Cha rất nhân từ và
hay tha thứ. Ðức Giê-su đã phát họa rất rõ nét chân dung nhân từ của Thiên Chúa
Cha trong dụ ngôn "Người
Cha nhân hậu". Và Người không ngừng mời gọi ta hãy nên hoàn thiện như
Chúa Cha.
Ðức Giê-su xuống trần gian cho ta được
chiêm ngưỡng khuôn mặt hiền hậu nhân từ hay tha thứ của Chúa Cha. Suốt cuộc đời
trần thế, Người không ngừng tha thứ cho kẻ tội lỗi. Nhất là những kẻ đã xúc
phạm đến Người. Còn cảnh tượng nào đẹp hơn cảnh tượng Người bị treo trên thập
giá mà trái tim vẫn mở rộng yêu thương tha thứ. Còn lời nào đẹp hơn lời Người
cầu nguyện trong lúc đau đớn tột cùng mà vẫn nhớ đến người khác, không phải nhớ
đến người làm ơn mà là nhớ đến những người xúc phạm, làm hại mình: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì
họ không biết việc họ làm" (
Lc 23, 34 ). Và khi từ cõi chết sống lại, Người đã tha thứ cho Phê-rô dù môn đệ
thân tín này đã chối Người. Người đã tha thứ cho các môn đệ dù các ông đã bỏ
mặc Người trong lúc gian nan.
Chúa Giê-su không đến để chối bỏ sự thù
hận, nhưng trái lại bày tỏ bộ mặt thực của thù hận và đánh bại nó. Thù hận là
dấu chỉ sự thống trị của ma quỷ, kẻ thù đúng nghĩa nhất. Chính ma quỷ gieo sự
thù hận trong lòng người và đặt con người vào thế chống đối và tiêu diệt nhau.
Nếu con người là kẻ thù khủng khiếp của
chính mình, thì quả thực chúng ta phải bắt đầu tiêu kiệt nó ngay trong chính
chúng ta. Chính khi chúng ta cưu mang thù hận là lúc chúng ta tự tạo nên kẻ thù
và tự tiêu diệt chính mình. Chính khi chúng ta khước từ tha thứ và làm ơn cho
những kẻ chúng ta thù ghét, là chính lúc chúng ta tự giam hãm trong hận thù để
rồi tự huỷ hoại chính mình.
Chúa Giê-su đã đánh bại sự thù hận bằng
chính cái chết yêu thương tha thứ của Ngài. Chỉ có yêu thương và tha thứ mới có
thể là thứ khí giới tiêu diệt được thù hận . Chúa Giê-su đã ban cho chúng ta
thứ khí giới ấy. Ngài đã không ngừng mời gọi chúng ta: "Hãy yêu thương kẻ thù ngươi,
hãy làm ơn cho kẻ thù ghét ngươi".
Nhìn lại biến cố 11/9 tại New York, ta
càng thấm thía bài học tha thứ và lời Ðức Thánh Cha đã dạy: "Thế giới không thể có hoà
bình nếu thiếu sự tha thứ". Sự tha thứ làm nên vẻ đẹp của tâm hồn con
người. Vẻ đẹp tự chế. Vẻ đẹp khoan dung. Vẻ đẹp của tâm hồn vượt lên trên chính
mình. Vẻ đẹp đề cao giá trị con người. Sự tha thứ làm nên vẻ đẹp của thế giới.
Một thế giới cảm thông, chan hoà. Một thế giới chứa chan tình huynh đệ. Một thế
giới mang vẻ đẹp của dung nhan Thiên Chúa.
Tha thứ là bước đầu tiên để có thể yêu kẻ
thù, ơn cho những kẻ ghét mình, và chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình.
Lạy Chúa Giêsu Thánh
thể,
Tha thứ là
một cử chỉ anh hùng, là một nỗ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên
và phản ứng thường tình của con người. Tha thứ - Yêu kẻ thù là hành vi cao cả
nhất của tình yêu, là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của
Chúa. Khó, nhưng không phải là không thể thực hành được, vì chính Chúa đã làm
gương cho chúng con, khi Chúa xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ giết mình, minh oan
cho họ vì họ lầm chẳng biết việc họ làm.
Tha thứ là vẻ đẹp, là
nét thanh cao của tâm hồn cao thượng.
Tha thứ để làm cho
oán thù tiêu tan, để phá vỡ cái vòng oan nghiệt trói buộc con người.
Người khốn khổ nhất
trên đời này là người không biết tha thứ.
Con phải tha thứ cho anh
chị em con, vì Chúa đã
liên tục tha thứ cho con
Phải tha thứ cho nhau
vì con người là bất toàn.
Phải tha thứ cho nhau
vì chính ta cũng cần được thứ tha.
Phải tha thứ cho nhau
vì đó là điều kiện để ta được thứ tha
Lạy Chúa! Tay
con đây xin Ngài cầm lấy và dắt con đi …
Dắt con đi từ
cõi chết đến sự sống, từ lầm lạc đến chân lý.
Dắt con đi từ
thất vọng đến hy vọng, từ sợ hãi đến tín thác.
Dắt con đi từ
ghen ghét đến yêu thương, từ hận thù đến tha thứ.
Xin đổ đầy
yêu thương trong trái tim con, để con biết tha thứ cho anh chị em của con, như
Chúa đã tha thứ cho con. Amen
(Xin mời cộng đoàn đứng)
8.
Hát: Đâu có
tình yêu thương (TCCĐ 1 / 85)
(Xin mời cộng đoàn quỳ)
9.
Lời nguyện:
Người hướng dẫn:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa nói “cứ dấu này
mà người ta biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em hãy yêu thương nhau”. Xin cho
chúng con biết can đảm từ bỏ nết xấu ích kỷ, hận thù, ghen ghét nơi chúng con, để
chúng con biết yêu thương, tha thứ cho những người xúc phạm chúng con, hầu xứng
đáng là môn đệ được Chúa thứ tha.
Chúng
con tha thiết dâng lên Chúa lời nguyện xin:
Người đọc: Yêu thương là điều răn Chúa
truyền cho chúng con tuân giữ, nhưng chúng con chưa sống đúng lời Chúa đã dạy
chúng con..
Đáp 1: Xin Chúa tha
thứ cho chúng con.
Người đọc: Chỉ có Chúa mới đem lại hòa
bình đích thực cho thế giới. Xin cho mọi người trên thế giới biết xóa bỏ hận
thù và chiến tranh.
Đáp 2: Xin
cho chúng con nên những người kiến tạo hòa bình
Người đọc: Nhờ sự liên kết của Con một
yêu dấu Chúa Cha, chúng con được trở nên anh em một nhà.
Đáp 3: Xin cho chúng con
sống đoàn kết với nhau
Người đọc: Chúa muốn chúng con yêu
thương cả địch thù.
Đáp 4: Xin hoán cải lòng
họ và lòng chúng con nữa
10.
Hát: Này con là đá
11.
Hát: Thôø
Laïy Chuùa – Phép lành MTC
12.
Hát tạ: Bài ca
hiệp nhất (TCCĐ 1 / 159)
T5. 03.09 – Tuần 22 Thường niên lẻ -
02:20 |
Nhãn:
CHẦU THÁNH THỂ
cheøo ra choã saâu maø
thaû löôùi baét caù
T5. 03.09 – Tuần 22 Thường niên lẻ
1. LÔØI DAÃN:
Bản tính của Hội
Thánh là truyền giáo. Rao giảng Tin Mừng là bổn phận chung của môn đệ Chúa
Giêsu như lệnh truyền “Hãy ra chỗ sâu mà thả lưới bắt cá” . Chúng ta có thể rao
giảng Tin Mừng bằng lời giảng dạy, bằng chính cuộc sống gương sáng, bằng hy
sinh và bằng lời cầu nguyện.
Hoâm nay, trong giôø chaàu Thaùnh Theå
naøy, chuùng ta caàu nguyeän ñaëc bieät cho vieäc truyeàn giaùo cuûa Hoäi
Thaùnh, ñeå laøm chöùng cho söï hieän dieän cuûa Ñöùc Gieâsu töû naïn vaø phuïc
sinh giöõa loøng theá giôùi, Ngöôøi laø Ñaáng cöùu ñoä duy nhaát, hoâm qua,
hoâm nay vaø maõi maõi.
2. Haùt
: CON THÔØ LAÏY
Con thôø laïy heát tình,
Chuùa ngöï trong pheùp thaùnh, yeâu quyù nhaân loaïi hieán thaân trong hình
baùnh. Nuoâi hoàn con thaùng ngaøy. Cho loøng con vui say. Daâng hieán Vua
Trôøi khuùc hoan ca traøn ñaày.
ÑK. Loøng con haân hoan
meán tin nôû hoa. Duø cho döông gian khoù nguy leä sa. Trong caäy ôû Chuùa,
giuùp con mau vöôït qua. Ñôøi con tin yeâu böôùc ñi gaàn xa. Ngaøy ñeâm vang
leân bieát bao lôøi ca. Daãu ngaøn saàu thöông vöõng tin thieát tha.
3. LÔØI NGUYEÄN:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thê,
Chúng
con rất sung sướng quây quần bên Chúa, hợp dâng lên Chúa tâm tình thờ lạy, yêu
mến, cùng với niềm tri ân cảm mến sâu xa, trước muôn vàn hồng ân Chúa đã thương
ban cho chúng con, cho gia đình chúng con, nhất là hồng ân được nhận biết Chúa
là Cha của chúng con, và Chúa Giêsu Kitô là Đấng cứu độ chúng con. Xin cho chúng
biết cùng với Hội Thánh để nguyện cầu
cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến trong các tâm hồn.
(Xin môøi
coäng ñoaøn ñöùng)
4. LÔØI CHUÙùA: Lc 5, 1-11
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc
đó Người đứng ở bờ hồ Ghênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ;
những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một
chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một
chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng.
Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền ra chỗ nước
sâu và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng
con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy, con sẽ thả
lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như
bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến
giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi
những thuyền chở nặng gần chìm.
Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng:
"Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông
kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các
ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp
với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Đừng sợ
hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta". Bấy giờ các ông đưa thuyền
vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.
Đó là lời Chúa.
5. HAÙT: Thaép saùng leân
ÑK.
Thaép saùng leân trong con tình yeâu Chuùa. Thaép saùng leân trong con
tình tuyeät vôøi.
1/
Ñeå con haân hoan ñem tin yeâu ñi veà muoân loái. Töïa nhö möa tuoân,
möa hoàng aân Chuùa treân traàn ñôøi.
2/
Ñeå con say meâ tim reo vang roän raøng ñi tôùi. Nieàm tin cao daâng,
oâi nieàm tin thaùnh aân tuyeät vôøi.
(Xin môøi coäng ñoaøn quyø)
6.
SUY NIEÄM vaø
CAÀU NGUYEÄN :
Các môn đệ đầu tiên của Chúa
Giêsu thưa tiếng xin vâng, thưa sẵn sàng để đi theo Chúa. Ngài đã gọi các môn
đệ đầu tiên trong những tình huống rất khác nhau. Qua Tin Mừng hôm nay, chúng
ta nhận thấy ơn gọi xem ra thật bất ngờ.
Thánh sử Luca cho thấy các môn
đệ đang sinh hoạt bình thường của nghề chài lưới, bỗng Chúa đến bất ngờ, gọi
các ông, và điều làm cho ta ngạc nhiên là phản ứng của họ: họ cũng theo Chúa
một cách mau mắn, cũng là một bất ngờ không kém: họ liền bỏ hết mọi sự mà theo
Ngài. Nghe kêu là đi liền, làm như hai bên đã hẹn hò với nhau từ trước. Đối với
loài người thì thật là bất ngờ, nhưng đối với Thiên Chúa thì không, và người ta
gọi đó là việc Chúa quan phòng.
Cái bất ngờ thứ hai là Thiên
Chúa thường chọn gọi những con người không mấy hứa hẹn hay hy vọng: như Abraham
già nua tuổi tác, như Môsê thì ngọng tếu ngọng táo, không mấy khả năng: như
những môn đệ đầu tiên hôm nay chỉ là những người chài lưới, bình dân, quê mùa,
không mấy tốt lành, như Matthêu, người thu thuế. Hình như Thiên Chúa không theo
tiêu chuẩn của loài người, chọn những người có tài có đức, có triển vọng tương
lai.
Ý định Thiên Chúa là thế:
Thiên Chúa cần một người
cha cho dân của mình. Người chọn một cụ già. Thế là Abraham đứng lên…
Thiên Chúa cần một người phát
ngôn. Người chọn một anh chàng vừa nhút nhát vừa có tật nói ngọng. Thế là Môisê
đứng lên…
Thiên Chúa cần một thủ lãnh để
hướng dẫn dân mình.Người chọn một cậu thanh niên nhỏ nhất, yếu nhất trong nhà.
Thế là Đavít đứng lên…
Thiên Chúa cần một tảng đá làm
nền cho ngôi nhà Giáo Hội. Người chọn một anh chối đạo. Thế là Phêrô đứng lên.
Thiên Chúa cần một gương mặt để
diễn tả tình yêu cho nhân loại. Đó là Maria Mađalêna. Thiên Chúa cần một chứng
nhân để hô lên sứ điệp của Người. Người chọn một kẻ chuyên bắt đạo. Đó là Saolô
gốc thành Tác-xô.
Thiên Chúa cần một ai đó để quy
tụ dân và đi đến với những người khác. Người đã chọn bạn.
Lạy Chúa, Chúa chọn mỗi người chúng con cho sứ
vụ khác nhau. Là những Thiếu Nhi Thánh Thể được Chúa chọn gọi là tông đồ cho
các bạn trẻ. Xin cho mỗi người chúng con biết luôn mau mắn đáp trả tiếng Chúa
gọi mời nhanh đến nhà thờ tham Thánh Lễ, học Giáo Lý và sống tốt để danh Chúa
được cả sáng như các tông đồ xưa.
(Thinh
laëng giaây laùt –
Bài Tìn Mừng hôm nay còn cho chúng ta thấy sự
vâng phục mau mắn của các tông đồ như:
Một sĩ quan huấn luyện đã nói với các tân
binh: “Các bạn hãy nhớ, khi một sỹ quan trao cho công việc dù nặng nề đến đâu,
bổn phận dù khó khăn đến đâu, các bạn luôn phải nhớ tiếng nói cuối cùng”.
Trong lúc các lính mới còn đang ngơ ngác nhìn,
ông thêm: “Tiếng đó là: tuân lệnh”
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy. Thánh Phê-rô
đã vâng lời Chúa. Dù rằng kinh nghiệm thuyền chài cho ông thấy rằng sẽ không có
kết quả. Dù rằng cả đêm ông đã tay trắng. Nhưng vâng lời Thầy, ông đã tuân lệnh
chèo ra chổ sâu thả lưới bắt cá. Tấm lưới của sự vâng lời đã mang về cho ông
một thuyền cá nặng trĩu ngoài sức tưởng tượng. Tấm lưới của sự vâng lời đã thu
về cho ông tràn ngập niềm vui. Qua tấm lưới vâng lời ông còn khám phá ra sự
giới hạn nhỏ bé của mình và quyền năng vô biên của Chúa. Chính sự khám phá nảy
khiến ông quỳ xụp xuống ăn năn sám hối để tuyên xưng vào quyền năng nơi Thầy
chí thánh Giê-su.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, lời Chúa vẫn tha
thiết mời gọi chúng con: hãy cùng nhau ra khơi. Chúa bảo chúng con hãy chèo ra
chỗ nước sâu mà thả. Chúa bảo chúng con đừng sợ nghi nan, đừng yếu lòng vì Chúa
luôn ở bên chúng con. Vâng lạy Chúa, Chúa đã đến trần gian để lôi kéo chúng con
ra khỏi vực sâu tội lỗi và sự dữ. Biển cả, sông sâu tượng trưng cho sức mạnh
của ma quỷ cũng phải quy phục trước quyền năng của Chúa. Xin cho chúng con biết
vâng theo Lời Chúa, biết dựa vào lời Chúa và quyền năng Chúa để chiến thắng
những dục vọng, những đam mê xác thịt, những hấp lực của ma quỷ. Xin cho chúng
con được cùng với Chúa cứu giúp những anh em đang chìm đắm trong lạc thú và
ngụp lặn trong hố sâu của lầm lỗi. Xin cho các tội nhân sức mạnh để vượt thoát
khỏi những bùn nhơ tội lỗi.
Lạy Chúa, Chúa biết chúng con còn nhiều yếu
đuối, xin nâng đỡ chúng con. Xin ban ơn tha thứ và giúp chúng con mau mắn đứng
dậy sau những lần vấp ngã. Xin đừng để chúng con ngụp lặn trong hố sâu của tội
lỗi, nhưng luôn biết sống thanh thoát trong tự do của con cái Thiên Chúa. Amen
(Thinh laëng
giaây laùt – Mời cộng đoàn quỳ )
7.
Haùt: CHUÙA SAI TÔi
8.
Lôøi nguyeän
Moät
ngöôøi ñoïc: Chuùa môøi goïi chuùng con laøm moân ñeä cuûa Chuùa vaø coäng taùc
vôùi Chuùa trong söù vuï loan baùo Tin Möøng
Ñaùp:
Xin Chuùa daãn böôùc chuùng con theo ñöôøng loái Chuùa.
Moät
ngöôøi ñoïc: Chuùa môøi goïi chuùng con
bôùt chuùt thôøi gian ñeå ñeán vôùi Chuùa vaø caûm nghieäm tình yeâu Chuùa
Ñaùp:
Xin Chuùa daãn böôùc chuùng con theo ñöôøng loái Chuùa.
Moät ngöôøi ñoïc: Chuùa môøi goïi chuùng con trôû neân nhöõng
ngöôøi con ngoan, hieáu thaûo vôùi cha meï, oâng baø vaø trôû thaønh nhöõng
hoïc troø ngoan vôùi thaày coâ vaø baïn beø toát cuûa nhau
Ñaùp:
Laïy Chuùa, xin daãn böôùc chuùng con theo ñöôøng loái Chuùa.
Moät
ngöôøi ñoïc: Chuùa ñaõ goïi 12 toâng ñoà vaø sai caùc oâng töøng hai ngöôøi
moät ra ñi rao giaûng Lôøi Chuùa. Xin cho moïi thaønh phaàn daân Chuùa luoân
saün saøng coäng taùc vôùi nhau trong söù maïng toâng ñoà, ñeå Tin Möøng yeâu
thöông ñeán ñöôïc vôùi nhieàu ngöôøi.
Ñaùp:
Xin Chuùa thöông nhaän lôøi chuùng con
.
9. NÀY CON LÀ ĐÁ
10. HAÙT: mầu
nhiệm yêu thương – PHÉP LÀNH MTC
Hỏi đáp: 7 - Đâu là ý nghĩa của màu sắc các phẩm phục phụng vụ ?
Tìm hiểu Thánh Lễ
Mỗi màu sắc mang một ý nghĩa :
Màu tím, màu của sự ăn năn, thống hối và của sự mong đợi, được dùng trong Mùa Chay và Mùa Vọng. Người ta cũng dùng màu tím trong thánh lễ và các nghi thức phụng vụ cầu cho những kẻ đã qua đời (trước Công Đồng Vaticanô II, dùng màu đen).
Màu đỏ là màu máu và lửa, được dùng trong ngày Chúa nhật Thương khó (lễ Lá), thứ Sáu Tuần Thánh, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong các cử hành cuộc thương khó của Chúa, trong lễ kính các thánh Tông đồ, các thánh sử Tin Mừng và trong các lễ kính các thánh tử đạo.
Màu trắng (có thể được thay thế bằng màu vàng) gợi lên sự trong sạch, tinh tuyền, nhất là vinh quang của Thiên Chúa, được dành cho các nghi thức phụng vụ và các thánh lễ Mùa Phục Sinh và Mùa Giáng Sinh ; cũng dùng trong các lễ kính, lễ nhớ về Chúa không phải là lễ kính nhớ cuộc thương khó của Người ; các lễ kính Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh không phải là thánh tử đạo. Màu trắng còn diễn đạt sự phục sinh của Chúa Kitô cũng như sự phục sinh của chúng ta sau này. Nơi bàn tiệc thiên quốc những người được tuyển chọn đều mặc y phục trắng toát (xem sách Khải Huyền 7, 9).
Màu xanh lá cây được dùng trong các thánh lễ trong Mùa Thường Niên hoặc Quanh Năm. Màu xanh lá cây là màu của niềm hy vọng và của sự sống. Khi thấy vị linh mục tiến lên bàn thờ trong phẩm phục màu xanh, điều đó cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những người có niềm hy vọng lớn lao, là đoàn lữ hành đang được Chúa Kitô dẫn đến những cánh đồng cỏ xanh tươi của miền đất hứa...
Màu hồng được sử dụng hai lần trong năm (Chúa nhật III Mùa Vọng và Chúa nhật IV Mùa Chay) để mời gọi tín hữu hưởng niềm vui thầm kín và an lành trong niềm trông đợi Đấng Cứu Tinh hoặc trong sự chuẩn bị đón mừng Chúa Kitô phục sinh.
Tại Việt Nam, màu hồng thường được dùng trong thánh lễ hôn phối, trong bầu khí vui tươi, để diễn đạt tình yêu nam nữ, là hình ảnh của tình yêu Chúa Kitô với Giáo Hội của Người.
Hỏi đáp: 6 - Tại sao linh mục phải mặc áo dài trắng, áo lễ và đeo dây các phép ?
Tìm hiểu Thánh Lễ
° Áo dài trắng (cũng gọi là áo Alba) là loại áo chùng dài màu trắng với hai ống tay rộng, được mặc bên trong.
° Dây các phép (cũng gọi là dây Stola) là một dải vải dài, thường cùng màu với áo lễ. Giám mục và linh mục mang dây các phép chung quanh cổ và rủ xuống phía trước, còn thày phó tế thì đeo chéo vai. Cách đeo dây các phép cho phép ta dễ nhận ra phẩm trật của các chức thánh (giám mục, linh mục, phó tế).
° Áo lễ, rất rộng phủ ngoài áo dài trắng. Màu áo thì tùy theo mùa phụng vụ hoặc theo ngày lễ : đỏ, xanh, tím, trắng (hoặc vàng).
Phó tế chỉ mặc áo trắng và dây các phép (chéo vai).
Trong Hội Thánh là Nhiệm Thể Chúa Kitô, các chi thể không thi hành cùng một chức vụ như nhau. Khi thi hành việc phụng tự, sự khác biệt về chức vụ được biểu lộ ra bề ngoài nhờ sự khác biệt về phẩm phục. Do đó phẩm phục là dấu chỉ của mọi thừa tác viên. Hơn nữa, phẩm phục thánh làm tăng vẻ trang trọng của chính nghi lễ phụng vụ.
Nếu linh mục phải mặc áo dài trắng, áo lễ và đeo dây các phép trong thánh lễ, chính chỉ vì muốn cho mọi người biết rằng linh mục nói và hành động không phải với danh nghĩa cá nhân của mình, nhưng là nhân danh Đức Giêsu Kitô.
Hỏi đáp: 5 - Tại sao thánh lễ luôn được cử hành giống nhau, đọc hoài những lời bất biến?
Tìm hiểu Thánh Lễ
Bởi vì Chúa Giêsu đã phán dạy : "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (Lc 22, 19 ; 1 Cor 11, 24-25). Do đó, chúng ta thực hiện những gì mà Chúa Giêsu đã truyền cho chúng ta phải làm để tưởng nhớ đến Người. Từ gần 2000 năm qua, chỉ có một vài thay đổi nhỏ trong thể thức diễn tả mà thôi. Và cũng gần 2000 năm qua, người Kitô hữu không ngừng tuyên đọc : "Trước ngày chịu nạn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh... cầm lấy chén rượu..." và họ cùng làm một cách thức như thế.
Trong thánh lễ, chúng ta không cử hành bữa Tiệc Ly, nhưng là cử hành sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Để thực hiện điều đó, chúng ta dựa trên cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu ở bữa Tiệc Ly. Có tất cả bốn cử chỉ : "Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ". Toàn phần phụng vụ Thánh Thể tóm gọn trong đó :
° Chúa Giêsu cầm lấy bánh (và rượu) : đây là phần Dâng lễ.
° tạ ơn : kinh Tạ Ơn.
° bẻ ra : nghi thức bẻ bánh.
° và trao cho cho các môn đệ : rước lễ.
Sự "tưởng nhớ" của thánh lễ không chỉ là một kỷ niệm, nhưng là tác động bí tích, qua đó, điều Chúa Kitô đã thực hiện một lần duy nhất trong quá khứ được ban cho chúng ta thực sự trong hiện tại của đức tin Kitô giáo.
Về vấn đề tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật, chúng ta có thể đặt câu hỏi : tại sao không cử hành thánh lễ ngày thứ năm, vì Chúa Kitô đã lập bí tích Thánh Thể ngày thứ năm Tuần Thánh ?
Chúa nhật là ngày ưu tiên để cử hành thánh lễ, vì đó là ngày Chúa Phục Sinh. Và thánh lễ chỉ có thể cử hành khi Chúa Kitô đã sống lại. Thánh Phaolô có nói : "Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì lời giảng dạy của chúng tôi là hư vô và đức tin của anh em là mơ hồ" (1 Cor 15, 14). Nói cách khác, nếu Chúa Kitô không sống lại, thì không có đức tin, không có Giáo Hội và cũng không có các bí tích.
Như thế, cử hành thánh lễ ngày Chúa nhật có một ý nghĩa thần học rất quan trọng. Thánh lễ không phải là sự lặp lại của bữa Tiệc Ly. Cử hành thánh lễ ngày Chúa nhật xác định rằng đó là sự tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Chính trong buổi tối Phục sinh mà hai môn đệ, trong nhà trọ tại làng Emmau, đã nhận ra Chúa Sống Lại khi Người bẻ bánh (Lc 24, 13-35).
Sau cùng, Chúa nhật là ngày toàn Dân Chúa dâng lời tạ ơn, tán tụng lên Thiên Chúa, cảm tạ Người đã chiến thắng sự chết.
Hỏi đáp: 4 - Linh mục đóng vai trò gì trong thánh lễ?
Tìm hiểu Thánh Lễ
° Giám mục hoặc linh mục chủ tọa thánh lễ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người. Điều đó quả quyết rằng, lúc những người đã chịu phép Rửa tụ họp nhau lại, đó là chính Chúa Kitô qui tụ và phán dạy họ, chính Người ban Mình của Người và xây dựng Giáo Hội.
Nếu có nhiều linh mục đồng tế, thì chỉ có một vị chủ tế từ đầu đến cuối thánh lễ. Vị chủ tế đó biểu tượng cho sự hiện diện của chính Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người.
° Khi đọc những lời nguyện, linh mục chủ tế luôn nhân danh cộng đoàn (sẽ đề cập chi tiết hơn ở những câu hỏi sau).
Hỏi đáp: 2 - Và diễn tiến lịch sử hình thành thánh lễ ra sao?
Tìm hiểu Thánh Lễ
Các Tông Đồ và giáo dân tiên khởi đã cử hành nghi thức "bẻ bánh" (danh từ các tín hữu thời ấy dùng để nói đến thánh lễ) : "Hằng ngày, họ đồng tâm nhất trí chuyên cần lui tới Đền Thờ, bẻ bánh ở tư gia và ăn uống đơn sơ, vui vẻ" (Công Vụ Tông Đồ 2, 46). Họ dùng bữa, với nghi thức "bẻ bánh", nay ở nhà người này, mai tại nhà người kia. Cộng đoàn thời ấy được xem như là một "đền thờ sống động".
Rất sớm, người ta đã thêm vào trong bữa ăn này những bài thánh ca, kinh nguyện và những bài đọc Kinh Thánh.
Chỉ từ thế kỷ thứ IV, người ta mới nói đến "Lễ Misa" (xem chữ này ở phần cuối : Giải thích một số từ phụng vụ). Vào thời ấy, sau khi hoàng đế Constantinô trở lại đạo công giáo, người ta thấy xuất hiện những cộng đoàn đông đảo Kitô hữu. Các nghi lễ phụng vụ chịu ảnh hưởng các nghi thức và lễ hội của người Rôma. Y phục được dùng trong các buổi lễ thời đó là nguồn gốc của tu phục, áo lễ giáo sĩ mà bạn thấy hiện nay. Dần dần, người ta không còn ý thức về ý nghĩa của cộng đoàn và của bữa ăn mà trong đó Chúa Kitô chính là lương thực nuôi sống nhân loại. Người ta rước lễ ít hơn. Vài thế kỷ sau đó thì mai một thêm ý thức về bữa ăn và về tâm tình tham dự vào hy lễ. Thánh lễ trở thành một buổi trình diễn có tính cách thánh thiêng.
Vào thế kỷ XII, việc tôn sùng đối với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô nơi bánh thánh đưa đến việc trưng bày bánh thánh trên bàn thờ (Chầu Thánh Thể). Việc linh mục giơ cao bánh đã được truyền phép xuất phát từ việc các tín hữu ước mong được "nhìn" bánh thánh (khoảng từ năm 1200). Việc nâng cao chén thánh được thêm vào sau đó.
Vào thế kỷ XIII và XIV, người ta thấy xuất hiện những cuộc kiệu rước Thánh Thể đầu tiên. Tín hữu "ngắm nhìn" Thánh Thể nhưng ít khi rước lễ. Phải chờ đến triều đại của Đức Giáo Hoàng Piô X, họ mới ý thức lại việc rước lễ "thường xuyên" (1905) và việc cho trẻ em rước lễ (1910).
Trong thánh lễ, các tín hữu rất thụ động. Năm 1947, Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố thông điệp "Mediator Dei" (Đấng trung gian của Thiên Chúa) nhằm canh tân phụng vụ dưới mọi phương diện, trong đó có việc mời gọi cộng đoàn đối đáp với linh mục chủ tế.
Với Công Đồng Vaticanô II, người ta tìm lại được ý nghĩa sâu xa của thánh lễ, được tất cảù mọi người cùng cử hành dưới sự chủ tọa của linh mục, là bữa tiệc của Thiên Chúa và là nghi thức bẻ bánh. Cách đây không lâu, lòng tôn sùng Thánh Thể vẫn còn được xem như là việc đạo đức cá nhân, nay thì thánh lễ lại trở nên hành vi tạ ơn của toàn dân Chúa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)