Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

GIÁO LÝ VIÊN – ƠN GỌI ĐẶC BIỆT


Đã bao giờ bạn tự hỏi "Mình là Giáo viên bởi do đâu?" Đó phải chăng là sở thích cá nhân, sự nhiệt tâm, tài năng riêng của bản thân, hay từ đâu ra??
Các bạn Giáo Lý Viên thân mến ! Như các bạn đã biết, trong Hội Thánh, mỗi tín hữu được Chúa Thánh Thần mời gọi một cách riêng để góp phần vào việc làm cho Nước Thiên Chúa mau đến. Và trong bậc Giáo Dân cũng có nhiều ơn gọi khác nhau hay nhiều cách thế hoạt động Tông Đồ khác nhau miễn sao phù hợp với khả năng của mỗi người.
Ơn gọi Giáo Lý Viên không ngoài số đó, một ơn gọi khó định hướng và xếp loại, vì nó không những bắt nguồn từ Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, mà còn do lời mời gọi cách đặc biệt của Chúa Thánh Thần, một đặc sủng riêng được Giáo Hội nhìn nhận và ủy quyền sứ vụ tiếp nối việc loan báo Tin Mừng Chúa Ki-tô cho mọi người, đặc biệt là các em nhỏ, những người tín hữu tí hon đã được gieo mầm Đức Tin qua Bí Tích Rửa Tội, nhưng chưa đủ sâu để phát triển và trưởng thành niềm tin của mình. Thế nhưng, khi được mời gọi, có mấy ai dám mạnh dạn đáp trả như Ngôn Sứ I-sai-a: “Này con đây, xin hãy sai con” ( Is 6, 8 ). Có thể bạn sẽ biện minh là mình không xứng đáng, hay không có khả năng để trở thành một Giáo Lý Viên cho Chúa và Giáo Hội.
Vâng, bạn lo lắng là thế, băn khoăn là thế nhưng các bạn thử gẫm lại xem: ai trong chúng ta có đủ điều kiện, ai trong chúng ta là ngườii có đủ khả năng để làm người hứơng dẫn người khác học hỏi về Giáo Lý của Chúa, ai trong chúng ta là ngườii xứng đáng được tham gia vào tác vụ Tông Đồ để gieo trồng và phát triển Hội Thánh của Chúa Ki-tô. Nhưng chúng ta có quyền tin tưởng rằng, chúng ta sẽ làm được tất cả trong Đấng ban sức mạnh cho chúng ta ( x. Pl 4,13 ).
Hẳn các bạn đã đọc hoặc đã nghe câu chuyện kể về ông Mô-sê khi đuợc Thiên Chúa mời gọi, trao nhiệm vụ, hay nói đúng hơn là khi ông được Chúa truyền đi đến gặp Pha-ra-ô, thuyết phục ông vua ấy phải để cho con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập. Ông Mô-sê hình dung ra thế nào ông vua kia cũng đùng đùng nổi giận, quát mắng – vì ông sẽ mất đi những công dân nước ngoài làm việc chăm chỉ với giá rẻ như bèo – vì thế ông Mô-sê đã cố gắng đưa ra những lý do để thoái thác trách nhiệm nặng nề ấy, bằng cách lần lượt đưa ra những chứng cớ: “Chúa coi, tôi là ai mà dám đi gặp Pha-ra-ô”, nào là: “Tôi là người ăn nói không được dễ dàng, không văn hoa làm sao vua Pha-ra-ô chịu nghe tôi”; thậm chí ông còn thưa với Chúa rằng: “Chúa ơi, xin xá lỗi cho con, xin Chúa sai ai đi làm môi giới thì sai, con không phải là kẻ có tài ăn nói, vì con cứng miệng cứng lưỡi... Xin Chúa hãy sai A-ha-rôn anh con, anh ấy ăn nói hay hơn con nhiều” ( Xh 4, 10 – 13 ). Nhưng Đức Chúa đã trấn an ông bằng lời hứa: “Ta sẽ ở với ngươi, Ta sẽ đặt lời ta vào miệng ngươi, và ta sẽ chỉ cho ngươi biết những gì ngươi phải làm” ( Xh 4, 15 ). Kể từ đó, ông an tâm, mạnh dạn cùng với anh mình là A-ha-rôn lên đường thi hành sứ vụ.
Hay như ngôn sứ I-sai-a cũng thế, khi ông đang ở trong Giê-ru-sa-lem đuợc Thiên Chúa bày tỏ cho thấy thị kiến; khi phải đối diện với vinh quang của Thiên Chúa , ông thấy mình bất xứng: “Khốn thân tôi, tôi chết mất ! Vì tôi là một người môi miệng ô uế ! Làm sao tôi có thể nói nhân danh Đấng Thánh được ?” ( Is 6, 1 – 8 ) Khi đó, thần sứ Xê-ra-phim bay về phía ông, tay cầm một hòn than hồng gắp từ bàn thờ và đưa hòn than ấy chạm vào môi miệng ông . Và thế là mọi vấn đề đã được giải quyết, ông đã quảng đại đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa: “Dạ, con đây, xin Người sai con đi” ( Is 6, 8 ).
Hay như Mẹ Ma-ri-a cũng vậy. Mẹ cũng có thể nhõng nhẽo với thần sứ Gáp-ri-en: Thôi ! Xin tha cho cháu, vì cháu vừa mới đính hôn với chàng Giu-se, người đẹp trai nhất làng này, chúng cháu đang tính chuyện đám cưới rồi. Xin Ngài hãy mời người khác, trong làng này còn ối người khôn ngoan, giỏi dang hơn cháu và chưa có ai “sờ đến”. Nhưng không, khi chưa biết thánh ý của Thiên Chúa, Mẹ còn lưỡng lự, nhưng khi hay Chúa muốn Mẹ cộng tác vào chương trình cứu độ của Người, Mẹ đã mạnh dạn thưa: “Xin sứ thần cứ làm cho tôi như Sứ Thần nói” ( Lc 1, 38 )
Như thế, mới thấy “con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm” ( Tv 8, 5 ); vậy mà, Chúa vẫn muốn dùng những con người vốn bất toàn, yếu đuối để làm Ngôn Sứ, làm phát ngôn viên giới thiệu Tình Yêu của Người cho thế giới hôm nay.
Do đó, bạn cứ an tâm, can đảm dấn thân vào việc giảng truyền giáo của Chúa cho các em nhỏ – giúp các em lớn lên trong đời sống Ki-tô hữu nhiệt thành – để khám phá, nhận định và vun trồng ơn gọi làm Giáo Lý Viên của mình.
Thưa các bạn Giáo Lý Viên, nói như thế, hẳn các bạn sẽ cho là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, hay nói như thế, các bạn sẽ cho là lên mặt dạy đời; nhưng không, đây là tấm chân tình của một người đi trước, xin được động viên, khích lệ và mong các bạn hãy mạnh dạn trở thành “chiến sĩ bảo vệ Đức Tin”, liều mình làm Giáo Lý Viên như Mẹ Ma-ri-a đã liều mình thưa “xin vâng” với thần sứ Gáp-ri-en, hay như tổ phụ Áp-ra-ham đã liều mình đi theo lời đề nghị của Đức Chúa dù không biết mình đi đâu ( x. St 11, 8 )
Thân chào các bạn, cầu chúc các bạn luôn hăng say và gặp nhiều niềm vui trong công tác chăm sóc “mảnh vườn Đức Tin” của Giáo Hội ngày càng lớn mạnh.
Lm. LÊ TIẾN, Dòng Đa Minh

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

XIN ƠN SỐNG MÙA VỌNG

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

THẾ À

Tôi thường nghe lại câu chuyện: Có một thầy chùa kia nhiều thánh thiện, tốt lành bỗng nhưng có một cô gái nói cô đã có như con thầy. Gia đình cô la để Lợi và không bắt thầy nuôi đứa trẻ. Thầy chỉ nói đơn giản: "Thế à!" và nhận đứa trẻ về nuôi ... Mười mấy năm sau, chính gia đình cô gái ấy và xin nhận con lại và xin lỗi thầy. Thầy cũng chỉ nói đơn giản: "Thế à "Rồi trao đứa trẻ cho cô ấy. Bình Thản như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Khí nghe câu chuyện ấy Tôi thấy khâm phục lắm. Nhưng Tôi không hiểu được đến giá Máy Máy TRI hai tiếng: "Thế à". Roi một ngày Tôi chính cũng rơi vào tình huống khó xử thì mới thấy để nói được: "Thế à" thật không đơn giản. Tôi chi là một thụ tạo như bao thụ tạo khác nhưng Tôi lại luôn thấy mình là trung tâm vũ của hoàn. Do đó, Tôi cố gắng luồn Nô lực vươn lên để tạo ra một ra một cho mình một bộ mặt thật đẹp, thật xinh trước đồng loại. Cho là cái danh dự chẳng khác gì chiếc áo lộng lẫy kiêu xa cho Cho Tôi thêm một nấc thang tự tin bước vào thế giới xung quanh. Đụng vào chiếc áo danh dự làm vạy nó Bam Thị Toi se thanh minh, gồng lên làm mọi cách bảo vệ nó, rua sach nó. Mà thật ngố Ngang nhưng nó cũng không phải là một chang mình.
Tôi là thanh minh thì sự việc khó khăn như thế hơn. Tôi như gồng lên chứng Tô Minh vô tội thì tội lại thật là đấy rồi. Cái vòng Lan Quân cứ bám mãi chẳng buông ... Tiếng gọi của lòng tự trọng, danh dự và sĩ diện hiện ra lôi kéo không this thế, thế này mới được. Buông mình theo tiếng nói ấy, Long Tôi như rối bời. Cái Khố này nóc xích thêm cái khó khác nối đuôi nhau nhao cười. Tôi nhìn thấy mọi sự chỉ là màu đen làm cái tình huống khó xử kia mà ra. Không còn đủ bình tâm để xem là làm mình quá quan trọng sự việc và đề cao mình quá đáng.
Lùi Lại một bước, rút ​​sâu vào tận cung lòng. Thật với chính mình chút. Mình còn tồi tệ hơn thế nữa vậy thì cái áo kia là gì? Danh dự là gì? Nó có thật là mình không sao mình đau khổ vì nó chu? Cái hư ảo mình lại làm như nó được, còn cái thật thì mình lại dấu đi. Để làm chi vậy? Để được cho mình cái tiếng ngoan hiền, thánh thiện, trong sạch, đạo đức ... Tất cả cái đó là gì nếu không phải là một 'la toi đang dần tạo cho mình một thế đứng mới uy nghiêm hơn sao. Càng thanh minh chứng Tô Minh vô tội thì như hạ danh dự người khác hơn. Thế là tối đa phạm vào lỗi đức ái rồi. Nhưng im lặng chấp nhận quả không đởn giản. Hai thế lực ra nơi đời tôi Tôi phải được sử dụng đấu, cái nào cũng mạnh, cái nào cũng Cho Tôi thấy cái đẹp của nó. Nên, nói "Thế à" hay không đó là bước đi khó lắm. Giang đồng lắm, đau khổ lắm.
Bật ra lời "Thế à" là chấp nhận im lặng cho sự việc kia là đúng, Tôi thấy mình nơi một sự sâu xé y như thể chiếc áo Tôi nâng niu bao ngày bị xé rách. Cái gì đó trơ Trỗi còn lại. Tôi cứ tưởng thế là ghê gớm lắm. Nên cái gì đó cứ đẩy Tôi nói không, không làm ra sức. Con người hùng mạnh của tôi Diễn đàn Diễn đàn Diễn đàn Diễn đâu rồi. Đúng là đồ anh hùng rơm. Đồ nhát Đảm ... vv Cứ thế, tự trong tôi sự có Giang đồng thế đã, mà là bên ngoài người người mong muốn tìm hiểu sự việc cho ngọn nguồn như la toi thấy xấu hổ, bực tức lan xen. Vậy, sự im lặng kia là gì? Giả hình, giả bộ hay đóng kịch? Vv ... Cứ thế, Tôi hét toáng chi muốn Len.
Chúa Giêsu trước phiên tòa bất công im lặng cho đến khi chết. Ngay tại thời điểm này được cho là có hiểu cái giá của im lặng thật cao quý. Im lặng ấy phải có một sức mạnh nội lực lắm. Tôi không có được nội lực được Tôi cứ cảm thấy khó chịu làm tà không nổi. Cái dày vò nơi tâm hồn tôi, đẩy ra ngoài sau đây biểu hiện làm cho cuộc sống xung quanh thêm ảm đạm. Giêsu im lặng lại làm được giá trị cứu độ, làm Hoán cải tâm hồn kẻ Giò giáo đâm mình, Hoàn cải kẻ bội bạc như tình yêu.
Tôi thì sao? "Thế à" một lời nói có thể Bộc phát từ con tim hay chỉ vì bạn muốn cho em Lĩnh. "Thế à" có phải hay ngày Suốt cả đời. Tôi không biết nữa nhưng Tôi cảm thấy bạn cho bạn có thể nói được không dễ tí nào. Để được Bát thành lời và nó sống thì Tôi trả một giá rất quý báu.
          Nhưng cũng thật lạ trên Tôi bật cửa môi nói được hai tiếng "Thế à" ngay cả với mục đích gì đi nữa thì ngay lúc ấy Tôi thấy như khối đá Trut từ bạn tâm hồn tối. Nhẹ vơi. Tôi biết câu chuyện vẫn còn đó, mỗi ngày nó được nhân rộng ra và khi nhiều tình huống hấp dẫn ly kỳ hơn. Khí ấy Tôi Có bình tâm để tiếp tục giữ cho mình hai tiếng "Thế à" không nữa. Nhưng ước Chị tôi có thể giữ được lời ấy nơi cửa môi thì cuộc sống này đẹp biết mấy, vì chính bản chất thật Tôi đâu có cao sang chi. Chấp nhận bản chất thật của mình thì được giải thoát không nhỉ?
  Xuân Hy Vọng

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TRUYỆN TƯ TƯỞNG 2

51. Có đủ mọi hạng thánh, ngay cả những vị thánh làm những  nghề rất tầm thường
Giáo Hội muốn đánh tan quan niệm cho rằng nên thánh là điều khó, cho rằng phải đặc biệt lắm mới nên thánh, vì thế, Giáo Hội phong thánh nhiều vị đã sống cuộc đời rất tầm thường:
thánh Matt Talbot làm nghề bốc vác,
thánh Isidore làm ruộng,
thánh Paul de Verdun làm bánh mì,
thánh Marc làm nghề chăn nuôi,
thánh Aniane làm thợ giày,
thánh Alexandre de Comane làm nghề đốt than,
thánh Euphrosimos làm bếp,
thánh Alphée làm thợ rèn,
thánh Ménigne làm nghề giặt áo,
thánh Phocas làm vườn,
thánh Antonin làm thợ nề,
thánh Nicostrate làm nghề đục đá,
.........
52. Sống thánh mới chữa trị được những làn sóng vô đạo và sa đọa
Lúc bấy giờ, đầu thế kỷ XVI, nhà quý tộc cai quản miền Alcantara, Tây Ban Nha, hỏi thánh Phêrô Alcantara phương pháp làm sao để miền Alcanatara nầy khỏi bị tràn ngập bởi những làn sóng vô đạo và sa đọa. Thánh nhân thản nhiên trả lời:
- "Phương pháp thật là đơn sơ, đó là ông với tôi, cả hai chúng ta hãy trở nên những vị thánh.”
53. Sống thánh thế nào?
Khi nghe thánh Phanxicô Salêsiô khuyên giáo dân hãy sống thánh giữa đời, một giáo dân hỏi:
- "Thưa Đức Cha, chúng con ở đời, phải trang điểm, phải đi ăn tiệc, phải ăn mặc cho tử tế, thì làm thế nào mà nên thánh được?”.
Thánh nhân vui vẻ trả lời:
- "Trang điểm, tiệc tùng, sắc đẹp, những  điều nầy, tự chúng, là tốt; chỉ có những  gì chúng ta lạm dụng, mới thành xấu, thành tội. Nét đặc biệt của người tín hữu chúng ta không phải là sự thui thủi cô độc một mình, sự yếm thế bi quan, hay là những  điều kỳ dị trong cách ăn nét ở. Nét đặc biệt của người tín hữu chúng ta là sự thánh thiện, nghĩa là sự bằng an trong tâm hồn, sự vui lòng vâng theo thánh ý Chúa định, sự chịu đựng anh dũng các cơn đau khổ hồn xác, mĩm cười dẫu trong lúc chua xót, vui lòng làm việc bổn phận tử tế, luôn yêu thương mọi người và vui sống trong lời cầu nguyện ”.
54.Thời gian ở trong tay Chúa
Người giàu có kia sắp chết, cho mời bác sĩ danh tiếng nhất trên thế giới đến gặp và nói:
- "Bác sĩ hãy tìm cách cho tôi sống thêm một thời gian nữa. Bác sĩ muốn trả bao nhiêu, tôi cũng trả."
Vị bác sĩ nầy khiêm nhượng trả lời:
- "Ông muốn sống thêm một thời gian nữa, ông phải chắp tay cầu xin với Chúa vì thời gian ở trong tay Chúa. Về điều nầy, bác sĩ chúng tôi bất lực."
55.Chết quá thình lình, dọn mình có kịp không?
Thánh Tôma More khuyên bạn mình đừng văng tục.... Khi hai người đang đi ngựa qua cầu, ông bạn nầy bị ngựa trở chứng, hất lên. Thánh Tôma More thấy ông bạn bị ngựa hất xuống nước và nghe ông nầy văng tục trước khi chết.
Đại tướng Moltke, tại Berlin, trong một cuộc đưa đám, sau khi đọc bài điếu văn, liền ngã xuống chết ngay tại chổ.
Đức Cha Trương Cao Đại, tại Madrid, chết trong lúc giảng lễ truyền chức linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1969.
Tại Rôma, vừa lên ngôi Giáo-Hoàng được ba mươi ngày, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô I nằm chết trên giường mà không ai biết: sáng ấy, không thấy ngài vào làm lễ, và khi vào phòng ngài, người ta thấy đènvẫn đỏ, nhưng Đức Thánh Cha đã chết từ lâu, trên ngực đang có cuốn sách Gương Phước.
56.  Phương thế linh diệu để thắng các cơn cám dỗ
Một thanh niên trụy lạc đến gặp cha Philiphê Nêri:
- "Lạy Cha, con muốn sửa mình mà không thể được. Các cơn cám dỗ mạnh quá, mạnh hơn con nhiều.
Thánh Philiphê khuyên:
- "Con hãy can đảm. Mỗi ngày, con đọc một kinh Lạy Nữ Vương, và suy đến cái chết. Con tưởng tượng khi con chết, thân xác nằm dưới đất, đôi mắt con lúc đó thối tha, xác thịt con lúc đó hôi hám, lỗ miệng con lúc đó đầy sâu bọ, và con nói: "Vì những cái như thế nầy mà tôi mất thiên đàng sao?
Thanh niên nầy vâng lời.
Chàng thắng được cơn cám dỗ một lần, hai lần, nhiều lần, và suốt đời, nhờ thực hành lời khuyên vàng ngọc đó.
57.Các thánh chết vui vẻ
Đối với  các thánh, chết là ngày sinh, ngày vui mừng, dies natalis.
Các bổn đạo đầu tiên cũng gọi ngày chết như vậy.
Thánh Phaolô đã viết:
- "Đối với  tôi, chết là được cuộc” (Pl 1,21); "Tôi ước ao chết để được kết hiệp với  Đức Kitô” (Pl 1,23).
Thánh Inhaxiô thành Antiokia, viết thư cho bổn đạo Rôma vài ngày trước khi chịu tử đạo:
- "Bao giờ Cha sẽ có hạnh phúc được các thú dữ phanh thây ?.....Cha sẳn sàng tất cả, miễn là Cha được hưởng Chúa Giêsu Kitô.”
Thánh nữ tử đạo Anê, khi bị dẫn ra pháp trường, xin phép được đội một mũ triều thiên để nói lên niềm vui sướng.
Thánh Phanxicô Khó Khăn, khi sắp chết, hát vang, và mời tất cả các tu sĩ cùng hát theo. Các thầy bỡ ngỡ:
- "Gần chết thì không được hát, nhưng phải khóc.
Thánh nhân chảy nước mắt và nói:
- "Cha không thể không hát được khi nghĩ rằng chút nữa Cha sẽ gặp được Chúa”.
Thánh Luy Gôndaga tin cho mẹ biết mình sắp chết: "Mẹ hãy vui mừng với  con vì cái tin hạnh phúc nầy.” Vị thánh nầy để một sọ người chết trên bàn làm việc để luôn suy gẫm đến sự chết.
Chị thánh Têrêxa Hài-Đồng, khi được linh mục hỏi: "Con sắp chết, con nghĩ sao?”, liền trả lời:
- "Thưa Cha, con cần phải nhẫn nại để sống...; còn đối với cái chết, con chỉ thấy lòng vui mừng ”.
58. Giờ chết, giờ hấp hối, là giờ nguy hiểm nhất
Đọc truyện các thánh, chúng ta không lạ gì khi thấy các ngài, trong giờ hấp hối, chân đá, tay múa như để tự vệ. Và có khi chúng ta nghe các ngài đối thoại với  một kẻ vô hình, phi bác những lời tố cáo, khuôn mặt các ngài thoáng buồn, nước mắt từ từ lăn ra, rồi chúng ta thấy các ngài lặng đi lần lần, rồi bỗng các ngài mĩm cười và tắt thở.
Đó là cuộc chiến đấu gay go cuối cùng của một số các thánh với ma quỷ!
59. Đến đây để nghỉ một ngày, nhưng rồi lại nằm xuống đây mãi mãi.
Tại Côte d'Azur, một bãi biển nghỉ mát bên Pháp, có một tấm bia bên vệ đường ghi câu sau đây để cảnh cáo các tai nạn giao thông:
- "Đây là nơi an nghỉ của một kẻ đến đây một ngày, nhưng rồi lại nằm xuống đây mãi mãi”.
60. Hãy cho tôi đủ tiền!
Trong cơn bắt đạo, một thanh niên 17 tuổi bị đem ra xử. Quan án thương, muốn cứu:
-  “Đạp Cây Thánh Giá, bỏ Đạo đi, ta sẽ cho một nén bạc”.
- “Bẩm quan, ít quá!”
- “Một nén vàng!”
- “Bẩm quan, chưa đủ!”
- “Chưa đủ à?”
- “Bẩm quan, nếu quan muốn tôi đạp Cây Thánh Giá để bỏ Đạo, xin quan hãy cho tôi một số tiền thật lớn, đủ để tôi mua lấy một linh hồn khác, nhưng linh hồn tôi thì vô giá”.
Và người thanh niên nầy vui vẻ chịu chết vì Chúa.
61. Chúa muốn ta dâng tội lỗi cho Chúa để Chúa thứ tha
Một đêm Giáng Sinh kia, thánh Hiêrônimô được Chúa Giêsu Hài Đồng hiện ra, hỏi thánh nhân có quà gì dâng cho Ngài không.
Thánh nhân rất ngạc nhiên:
- "Con đã dâng cho Chúa hết rồi, không có gì mà con không dâng cho Chúa. Chúa biết rồi!".
Chúa Giêsu Hài Đồng nói lại một câu làm cho thánh Hiêrônimô òa khóc:
"Ta muốn con dâng tội lỗi của con cho Ta  để Ta có thể tha thứ cho con. Ta rất mong điều đó."
62. Không thể nào chạy theo của cải để được bằng an
Polycrate, vua Samo, truyền đem một số tiền rất lớn để thưởng một nhà hiền triết. Ông nầy mừng quá, tự nghĩ:
- “Ta nên bỏ nghề dạy học bạc bẽo nầy để đi buôn cho giàu có.
Từ đó, ông bắt đầu kinh doanh, xuôi ngược, tần tảo hết chợ nầy qua nơi khác. Ông tính toan đủ mọi kế hoạch. Đầu óc ông luôn luôn quay cuồng và không bao giờ ông ngủ được yên. Ông nói:’
- “Từ khi có đống tiền vào nhà, ta không có sự bằng an.
Ông liền đem tiền trả lại cho đức vua. Ông tâu:
- “Tâu bệ hạ, hạ thần xin trả lại đống tiền nầy. Hạ thần không muốn giữ lại cái của nợ làm cho hạ thần không còn ngủ yên được.
63. Chúa muốn tôi sống để cứu ông.
Trong cuộc Cách Mạng Pháp, một tên khát máu đã hạ sát nhiều linh mục.
Khi đau nặng sắp chết, ông ta thề sẽ giết bất cứ một linh mục nào đến gần ông.
Cha sở nghe vậy, nhưng không sợ. Ngài đến.
Người bệnh hét to:
- “Mau đem súng ra đây!’”
- “Ông lấy súng để giết tôi à? Tình yêu Chúa mà tôi đem đến cho ông là khí giới mạnh hơn khẩu súng của ông nhiều.’”
Người bệnh càng hết to hơn nữa:
- “Súng đâu? Súng đâu?
Thấy người  nhà không đưa súng, ông trợn mắt, giăng tay về phía cha sở:
-  “Mầy đừng đến gần đây. Cánh tay nầy đã bóp chết 12 đứa linh mục như mầy.
Cha sở cười. Ngài vén ngực ra:
- “Ông lầm. Ông mới giết có 11 linh mục. Linh mục thứ mười hai đang còn sống, là tôi đây. Chúa muốn tôi sống để cứu ông.
Tên sát nhân nghẹn lời.
Cha sở cúi xuống, ôm ông ta và đem con chiên lạc dữ tợn nầy về cho Chúa.
64. Thánh Phanxicô Xaviê giảng đạo bằng gương tốt
Ngày kia, đang giảng đạo, thánh Phanxicô Xaviê thấy bạn mình bị người ta nhổ nước miếng vào mặt. Ngài làm gì? Ngài rút một cái khăn trong bọc ra, lau sạch cho bạn, rồi tiếp tục giảng đạo, chứ không nói một lời gì phẫn uất.
Một học giả thấy vậy, liền nói:
- “Họ giảng Đức Giêsu và họ chịu các điều sĩ nhục như vậy. Chắc là họ hơn người và Đạo họ rao giảng, là thật.
Và người đó xin trở lại.
Gương tốt làm cho người ngoại trở lại hơn một vạn bài giảng hay.
65. Có Chúa! Có Chúa!
Cho dù có những kẻ như Nietzche tuyên bố: "Đã giết được Chúa rồi!", thì chúng ta vẫn tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa toàn năng, đời đời bất diệt, đâu bị giết chết dễ dàng bởi tay một kẻ thế trần; mà nếu Ngài để cho người ta giết Ngài, là để Ngài tung mồ sống lại, một việc vô tiền khoáng hậu, không ai làm được từ xưa đến nay, và từ nay cho đến tận thế, ngoại trừ Con Thiên Chúa xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại.
Cho dù có những kẻ như Camus nhận xét: "Quanh tôi, tôi thấy cái gì cũng có mặt: chết, nghèo, bệnh, dịch tả. Chỉ có Chúa là vắng mặt", thì chúng ta vẫn tin mãnh liệt rằng: Chúa có mặt khắp nơi, Chúa an bài mọi sự, Chúa quan phòng tất cả.
66. “Ông không tin vào Lời Chúa, ông được những ích lợi nào?
Một người kia không tin Chúa.
Ông lên miền Bắc nước Anh để diễn thuyết bài bác Đạo Công giáo.
Sau diễn thuyết, có cuộc bàn luận. Một bà lớn tuổi nói:
- "Tôi góa chồng đã từ lâu. Nhờ tin vào Lời Chúa, tôi đã cố gắng nuôi sống và dạy dỗ con cái. Giờ đây, con cái tôi đứa nào cũng đã lớn khôn, đã nên người, biết sống đạo đức. Còn tôi thì đã già, thế nào tôi cũng chết trong một ngày gần đây. Nhưng hiện nay, tâm hồn tôi rất bằng an vui vẻ vì đã biết sống theo Lời Chúa. Đó là những ích lợi vô giá mà tôi đã được nhờ tin vào Lời Chúa. Còn ông, ông nói ông không tin vào Lời Chúa, vậy xin ông hãy kể cho tôi nghe nhờ vậy mà ông đã được những ích lợi nào?
Diễn giả đánh trống lảng:
- "Điều nầy, tôi không thể trả lời cho bà được”.
Nhưng bà già vẫn một mực đặt câu hỏi:
- "Tôi đã cho ông biết những ích lợi tôi được khi tôi tin vào Lời Chúa. Còn ông, ông hãy cho tôi biết ông đã được những ích lợi nào khi ông không tin vào Lời Chúa?
Diễn giả nầy, kẻ đã phi bác Lời Chúa, lúng túng, ấp úng và bị khán giả cười rộ lên vì không trả lời được câu hỏi của một bà già đã biết tin và sống theo Lời Chúa.
67. Linh mục nổi bật về đức vâng phục
Trước mặt giáo dân trong giáo xứ mình, linh mục quản xứ nổi bật vì đức trinh khiết, vì đức khó nghèo, và nhất là vì đức vâng phục đối với Đấng Bản Quyền của mình.
Đức tuân phục của linh mục đem lại nhiều ích lợi cho Giáo Hội, và ngược lại, sự bất tuân của linh mục gây cho Giáo Hội nhiều thiệt hại.
Khi còn tuân phục Giáo Hội, khi còn trung thành với Giáo Hội, linh mục Lammenais hứng khởi viết về Giáo Hội là Mẹ của mình ở trên trần gian, cũng như Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của mình ở trên thiên đàng như sau:
- "Tôi có Hai Mẹ, một Mẹ dưới trần gian, một Mẹ trên thiên đàng".
Nhưng khi không còn tuân phục Giáo Hội nữa, linh mục nầy phản lại Giáo Hội và viết trong tờ trối một câu rùng rợn:
- "Khi chôn ta, không được đọc một kinh Kính Mừng nào trên mộ ta ”.
68. Những lời khuyên hay cho những ai  đi truyền giáo
Một vị tu sĩ đạo đức kia gặp một số vị tu sĩ đang được sai đến thành Albi để giảng đạo cho bè rối trong thành nầy. Ông có lời khuyên các tu sĩ truyền giáo nầy như sau:
- "Anh em hãy ra đi trong khiêm nhượng, bắt chước gương Thầy chí ái của chúng ta. Anh em hãy giảng dạy, hãy hoạt động, hãy đi chân không, đừng mang vàng mang bạc, hãy bắt chước đời sống của các Tông Đồ trong mọi sự ”.
69. Hãy luôn tìm tòi và suy nghĩ!
Khi vua ôtô nước Mỹ, Henry Ford, bất lực vì thấy máy điện của hãng mình cứ bị trục trặc hoài, liền mời kỹ sư người Đức, ông Meisser, đến sửa chữa.
Sau hai ngày sửa chữa cho máy điện chạy lại ngon lành, ông Meisser xin ông Ford trả một đôla cho công của ông đi mượn cái thang, trèo lên đầu máy, chặt bớt 16 vòng trong cuộn dây cảm ứng, nhưng hãy trả cho ông 9.999 đôla về cái công ông suy nghĩ, tìm tòi trong hai ngày để đi đến biện pháp sửa chữa nầy.
Tìm tòi, suy nghĩ, vạch đường lối làm việc cho hữu hiệu, đó là những công việc rất quan trọng trong đời sống của mỗi một người chúng ta.
70. “Nhưng anh cũng thuộc về Chúa của tôi!”
Gặp một người hấp hối sắp chết, cha Duffy cúi xuống tìm cách giúp đỡ.
Biết cha là người công giáo, người hấp hối thì thào lắc đầu:
- "Tôi không thuộc về Giáo Hội công giáo của cha."
Cha Dufy nhẹ nhàng nói :
- " Nhưng anh cũng thuộc về Chúa của tôi."
71. Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội Tử Đạo
Trong suốt ba trăm năm bị bắt Đạo, trải qua sáu triều vua: Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Giáo Hội Việt Nam đã có hơn một trăm ngàn Đấng Tử Đạo được ghi nhận trong sổ sách, trong số nầy, có năm mươi tám giám mục và linh mục thuộc nhiều nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà lan, Italia, mười lăm linh mục Việt Nam, ba trăm bốn mươi Thầy Giảng, hai trăm bảy mươi nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, chín mươi chín ngàn một trăm tám mươi hai giáo dân.
Đó là chưa kể con số rất đông các tín hữu bị chết mất tích trong các cuộc Bắt Đạo vì phải bị lưu đầy, vì phải trốn tránh trong những nơi xa xôi hẻo lánh.
Đó là cũng chưa kể rất nhiều tín hữu phải chết do cuộc Phân Sáp bốn trăm ngàn người công giáo dưới triều Vua Tự Đức.
Đó còn là chưa kể con số hơn mười mấy vạn người công giáo bị giết chết khi Phong trào Văn Thân nổi lên.
Như thế, con số các Vị Tử Đạo của Giáo Hội Việt Nam, trong ba trăm năm bị bắt Đạo, phải tính lên đến ba trăm ngàn người trong vòng ba trăm năm.
Nếu tính theo tỷ lệ, thì trong ba trăm năm bắt Đạo, cứ một trăm năm thì có một trăm ngàn vị Tử Đạo. Và theo tỷ lệ nầy, cứ một năm, có một ngàn vị Tử Đạo, và đổ đồng, cứ mỗi ngày, có hơn hai vị Tử Đạo của Giáo Hội Việt Nam.
Cảm phục tấm lòng anh dũng phi thường  của các vị Tử Đạo Việt Nam và của các vị Tử Đạo người ngoại quốc tại Việt Nam, các Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, Piô X và Piô XII đã nâng 117 vị Tử Đạo tại Việt Nam lên hàng Á Thánh, và Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nâng lên hàng Hiển Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.
72. Cái giá trung thành của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Để trung thành với Chúa, các ngài đã vứt bỏ nhà cửa ruộng đất, bồng bế con cái cháu chắt chạy trốn lên nơi rừng sâu nước độc, sống trong cảnh cô quạnh hiểm nguy.
Để trung thành với Chúa, các ngài đã sống bập bềnh trên những con thuyền tạm bợ, lẩn lút dọc bờ sông ven biển, nhịn đói nhịn khát, bơ vơ không biết nương tựa vào đâu.
Để trung thành với Chúa, các ngài đã đành lòng chịu tịch thu gia sản, chịu cảnh phân sáp dã man, cha mẹ phải lìa xa con cái, vợ chồng không được sum họp với nhau, gia đình phải tan nát đau thương.
Để trung thành với Chúa, các ngài đã vui lòng chịu những hình khổ bạo tàn độc ác như bị cạo trọc đầu, bị kẹp các ngón tay cho ra máu, bị chặt đứt các ngón tay rồi bị thả về tàn tật, bị vấn dẻ vào đầu các ngón tay để bị đốt cháy, bị đánh bách trượng, bị xẻo bá đao, bị cắt hai tay, bị chặt chân chặt tay, bị chém đầu, bị thắt cổ, bị khắc chữ Tả Đạo vào má, bị voi chà, bị treo ngược vào cột để xé xác ra làm sáu mãnh, bị gươm đâm thâu hông, bị thả vào vạc dầu sôi, bị mang gông phơi nắng nhiều ngày, bị giam chết đói chết khát, v.v…
73. Kế hoạch Phân Sáp của Vua Tự Đức quá sâu độc!
Kế hoạch Phân Sáp được Vua Tự Đức cho thi hành vào năm 1851 và 1856.
Do sự thi hành kế hoạch Phân Sáp nầy mà gần bốn trăm ngàn giáo dân phải bị đi phân sáp, từ năm mươi ngàn đến sáu mươi ngàn giáo dân phải chêt nơi phân sáp, một trăm làng công giáo bị tàn phá bình địa, hai ngàn Họ Đạo bị tịch thu tài sản ruộng đất, một trăm mười lăm linh mục Việt Nam và mười giáo sĩ ngoại quốc bị giết, 80 Dòng Mến Thánh Giá bị phá tan, hai ngàn nữ tu Mến Thánh Giá phải tan tác, một trăm nữ tu Mến Thánh Giá chết vì Đạo.
Kế hoạch Phân Sáp gồm bốn mặt:
- mặt thứ nhất, không cho người công giáo ở trong làng công giáo của mình, nhưng phải đến ở trong các làng bên lương;
- mặt thứ hai, mỗi người công giáo phải bị năm người lương canh giữ cẩn mật;
- mặt thứ ba, các làng công giáo bị phá huỷ, của cải ruộng đất của người công giáo bị tịch thu và giao vào tay những người bên lương, những người nầy sử dụng và nộp thuế lại cho Nhà Nước;
- mặt thứ bốn, không cho người đàn ông công giáo ở một nơi với người đàn bà công giáo, không cho vợ chồng công giáo ở với nhau, mỗi người phải đi ở một nơi xa nhau, con cái của người công giáo thì phải để cho gia đình người không công giáo nuôi.
Đây là một kế hoạch rất sâu độc, nhằm tiêu diệt Giáo Hội Việt Nam tận gốc rễ. Nhưng Bàn tay Chúa dẫn đưa lạ lùng: các triều đại Nhà Nguyễn không còn nữa, mà Giáo Hội Việt Nam, hiện nay, vẫn đang sống mạnh và vươn lên.
74. Các thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội
- nông dân (Lôrensô Ngôn, Đa Minh Ninh, Anrê Tường, Đa Minh Nhi),
ngư phủ (Đinh văn Dũng, Đinh văn Thuần, Đa Minh Toại, Đa Minh Huyên),
thợ mộc (Phêrô Đa),
làm Trùm Họ, làm Câu Xứ (Giuse Túc, Phaolô Hạnh, An-rê Kim Thông, Nguyễn Văn lựu),
người vợ và người mẹ có sáu đứa con ( Anê Lê Thị Thành),
quân đội (Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Phaolô Tống Viết Bường, Phanxicô Xavie Trung, thánh Giuse Lê Đăng Thị),
quan trong triêu nhà vua (Micae Hồ Đình Hy),
linh mục (An rê Dũng Lạc, Lê Bảo Tịnh, Nguyễn Bá Tuần, Nguyễn Văn Triệu, Đoạn Trinh Hoan),
chủng sinh (Toma Thiện),
v,v…
75. Một vài lời của các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Thánh Mỹ thưa với quan Tổng đốc: “Tôi đã suy xét kỹ, và tin nhận Đạo Thiên Chúa là đạo thật, nên tôi không chối bỏ bao giờ.”
Thánh Phêrô Cao cầu nguyện : “Xin cho con chịu đau khổ vì danh Đức Kitô, được đón nhận ngành lá tử đạo về tới bến thiên đàng.”
Thánh Kim Thông thưa với quan tỉnh: “Thánh Giá tôi kính thờ, tôi giẫm lên sao được.”
Thánh Phêrô Truật phát biểu: “Ai khôn mới biết hiến mình cho chân lý, để chiếm hữu phần gia nghiệp muôn đời.”
Thánh Emmanuen Phụng để lại di chúc tinh thần: “Con ơi, hãy nhận lấy kỷ vật Cha trao lại: Đây là ảnh Đức Kitô, Chúa chúng ta, ảnh nầy quí hơn vàng bạc bội phần.”
Thánh Phêrô Quí dõng dạc: “Dù trăng trói, gông cùm tù rạc/ Chén ngục hình xiềng tỏa chi nề / Miễn vui lòng cam chịu một bề / Cho trọn đạo trung thần hiếu tử.”
Thánh Phaolô Tịnh can đảm thưa với quan án: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm khổ thế nào tùy ý. Nhưng linh hồn là của Chúa, không có gì khiến tôi hy sinh nó được.”
Thánh Phaolô Khoan hát lên lời nguyện hiến tế cuộc đời: “Vinh danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa là Chúa Cả trời đất, chúng con xin dâng mạng sống cho Ngài.”
76. Các hoàng đế Rôma giết đạo, đều đã trãi qua những cái chết dễ sợ
Caligula (bị bóp cổ chết),
Nêron (bị đâm dao vào ngực),
Đômixianô (bị người thân ám sát),
Cômêđô (bị lật đổ),
Valêrianô (bị ngoại quốc giết),
Điôclêxianô (bị truất ngôi và chết đói),
Giulianô (bị tên bắn chết giữa trận mạc),
....…
77. ”Nếu điều đó có ích cho phần rỗi của con”.
Xưa có một người mù lúc nào cũng kết thúc lời cầu nguyện bằng câu: ”Nếu điều đó có ích cho phần rỗi của con”.
Một hôm, người ta dẫn ông đến mồ của Thánh Thomas thành Cantobery để xin Thánh nhân làm phép lạ chữa lành đôi mắt.
Ông được nhận lời: đôi mắt vụt sáng lên ngay.
Nhưng sau những giây phút vui mừng sung sướng, ông chợt nhớ mình quên kết thúc lời cầu nguyện bằng câu thường lệ:”Nếu điều đó có ích lợi cho phần rỗi của con”, nên ông vội vàng trở lại trước phần mộ của thánh Thomas, xin được hóa mù lại, nếu điều đó có ích lợi cho phần rỗi của ông hơn là được sáng mắt.
Đôi mắt ông lại hóa nên mù như trước, nhưng đời ông từ đó trở nên sáng suốt lạ lùng: ông biết luôn luôn sống theo thánh ý Chúa!
78. Chết chắc, nhưng không chắc giờ chết!
Đồng hồ tháp nhà thờ chánh tòa Leipzip ở Đức có khắc chữ:
Mors certa, hora incerta.
(Chết thì chắc, nhưng giờ chết thì không chắc.)
79. Hai nguyên tắc của Thánh Gioan Lùn tu rừng
Nguyên tắc thứ nhất: “Hãy lấy cho được cảm tình của người anh em trước khi nghĩ đến cách làm cho người anh em nầy trở lại.
Nguyên tắc thứ hai: “Trước khi giảng dạy cho ai, hãy yêu mến họ.
80. Xin vâng theo thánh ý Chúa là khoẻ nhất!
Một người cha gả hai đứa con gái cho hai người đàn ông kia, một người làm ruộng, một người đi buôn.
Khi đến thăm gia đình người con gái lấy chồng làm ruộng, hai vợ chồng gia đình làm ruộng nầy xin người cha cầu nguyện cho họ được trời mưa.
Khi đến thăm gia đình người con gái lấy chồng đi buôn, hai vợ chồng gia đình đi buôn nầy xin người cha cầu nguyện cho họ được trời nắng.
Người cha không biết sao mà nhận lời, nên kết luận:
- “Cha chỉ xin cho các con biết vâng theo thánh ý Chúa là khoẻ nhất!
81. Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua
Một kẻ kiêu ngạo kia quả quyết: “Chúng ta đã tiêu diệt được tất cả các vua trên mặt đất nầy rồi. Giờ đây, chúng ta hãy tiêu diệt Chúa là vua trên trời ”.
Thế là có nhiều kẻ ùa nhau chủ trương tiêu diệt Thiên Chúa, trục xuất Thiên Chúa ra khỏi các linh hồn, ra khỏi các gia đình, ra khỏi xã hội, ra khỏi quốc gia. Nhưng họ vẫn thất bại. Vì sao? Vì trong khi họ thay nhau chết, nằm thúi tha và bị tan rã trong mồ, thì Chúa Giêsu Kitô, Con của Thiên Chúa, đã tung mồ sống lại, vẫn hằng sống, và ngôi báu của Ngài vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, và cho đến tận thế.
Để phản lại chủ trương vô thần nầy, ngày 11 tháng 12 năm 1925, Đức Giáo Hoàng Piô Thứ Mười Một đã lập lễ kính CHÚA GIÊSU KITÔ VUA.
Đức Giáo Hoàng muốn nhắc nhở cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu Kitô, Con của Thiên Chúa, và là Thiên Chúa thật, chính Ngài là Vua vũ trụ, Vua muôn loài, không những là Vua của từng cá nhân, của từng gia đình, nhưng còn là Vua của tất cả mọi người, của tất cả mọi dân tộc. Vương quyền của Ngài chi phối tất cả trần gian, mặc dầu vương quyền nầy là linh thiêng và không lệ thuộc vào gian trần nầy.
82. Chúa Giêsu Kitô là Vua lạ lùng
- vua dẹp loạn bằng cái chết của mình: “Máu Thầy đổ ra để cho muôn người được tha tội” (Mt 26,28),
- vua rất khiêm nhượng: “Hãy học với tôi vì tôi có lòng khiêm nhượng” (Mt 12,29),
- vua rất khó nghèo: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20),
- vua rất bình dân: “Nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ ” (Mt 9,10),
- vua đem lại bình an từ trên trời xuống cho loài người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con ” (Ga 14,27).
83. Vua Giêsu Kitô đăng quang trong hồi Thương Khó.
Quân dữ bắt Chúa Giêsu ngồi trên một bệ đá, giả đò quỳ lạy ông vua lạ lùng nầy.
Quân dữ khoác cho Chúa Giêsu một chiếc áo choàng đỏ, xỉ vả, khạc nhổ, dày xéo ông vua dại dột nầy đang thinh lặng không nói ra một lời.
Quân dữ bắt Chúa Giêsu đội một mão gai để chỉ đây là một vì vua đau khổ: vua mà bị trói, bị đánh đòn, bị kéo lê từ tòa án nầy đến tòa án khác, bị đày lên Núi Sọ, bị đóng đinh chết trên thập giá.
Quân dữ cho Chúa Giêsu cầm một cây gậy nứa để nhạo báng một ông vua bất lực,  khó nghèo, không có thần dân đến giúp đỡ, không có quân đội đến tiếp cứu.
Quân dữ treo Chúa Giêsu trên thập giá, có khắc chữ: “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái”, rồi đứng dưới mà nhạo báng ông vua lạ lùng nầy: vua dại dột, vua đau khổ, vua nhục nhã.
Nhưng những lời nhạo báng nầy lại là sự thật: Chúa Giêsu Kitô, chính là Vua!
Ba ngày sau khi chết, Chúa Giêsu tung mồ, sống lại sáng láng, thắng trận ma quỷ, thắng trận tội lỗi, đè bẹp sự chết, và lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, cai trị muôn loài, muôn vật. Và thánh Phaolô cung kính nói về Chúa Giêsu Kitô:
- “Khi vừa nghe Danh Thánh Giêsu, cả trên trời lẫn dưới đất,  và ngay  trong nơi âm phủ, mọi vật đều phải bái quỳ” (Pl  2,10).
84. Kẻ thù của Vua Giêsu
Có nhiều kẻ khiếp sợ ngôi vua của Chúa Giêsu. Và họ tìm đủ cách để ngăn trở Nước của Chúa Giêsu lập.
Trước hết, là ma quỷ. Ma quỷ là kẻ thù không đội trời chung của Chúa Giêsu vì chúng muốn một mình thống trị thế gian và lôi kéo mọi người xuống hỏa ngục để làm nô lệ chúng trong sự khốn nạn đời đời.
Sau ma quỷ, là những kẻ nghịch Đạo, chống Đạo, lơ Đạo, bỏ Đạo, chối bỏ Thiên Chúa, vì họ chỉ muốn xây dựng một nước trần gian mà không có Chúa.
85. Sức mạnh của Thánh Giá là vô địch!
Cha Jandel, dòng Đa Minh tại Lyon, được một người thách đố đem Thánh Giá đến đuổi quỷ trong cuộc họp hằng đêm của những kẻ bán linh hồn cho quỷ, vì ông nghe cha giảng rằng: "Sức mạnh Thánh Giá là vô địch".
Thấy mình cần phải suy nghĩ nhiều và cần phải cầu nguyện nhiều đối với lời thách đố nầy, cha xin đợi ba ngày để trả lời.
Cha đệ trình lời thách đố nầy lên Đức Hồng Y De Bonald ở Lyon để xin ý kiến. Đức Hồng Y họp bàn với với các nhà thần học trong giáo phận, và cuối cùng, chấp thuận cho phép cha Jandel đi đuổi quỷ.
Cha mặc đồ thường phục, nhưng dấu cây Thánh Giá trong ngực.
Khi vào nhà họp ban tối, cha thấy quỷ hiện ra rõ ràng. Cha cầm Thánh Giá đưa lên làm một hình Thánh Giá.
Một tiếng nổ lớn vang lên.
Điện tắt.
Quỷ biên mất.
Và sau đó, cha kể, người thách thức đã từ bỏ ma quỷ để tin theo Chúa Giêsu.
86. Một nữ tu làm cho một toán lính không còn kể chuyện tục tĩu nữa
Trong trận chiến tranh Pháp-Phổ (1870), khi vây hãm thành Strasbourg, một số lính Đức bị thương và được đưa  vào một bệnh viện dã chiến. Nữ tu Judith săn sóc toán binh sĩ bị thương nầy.
Chị nêu cao gương tận tụy hy sinh đối với họ. Toán binh sĩ nầy cảm phục chị nữ tu nầy, ngay cả kẻ đanh đá nhất.
Ngày kia, một binh sĩ trong toán nầy kể một câu chuyện tục tằn thô lỗ. Các binh sĩ khác thích thú và cười ồ lên rộn ràng.
Bỗng cửa phòng mở ra. Nữ tu Judith xuất hiện. Mọi người im lặng. Nữ  tu đau đớn nhìn  từng người một, rồi lặng lẽ cầm lấy Thánh Giá mang trên ngực, đưa lên  hôn Chúa với nước mắt lăn xuống trên gò má. Rồi, nữ tu lặng lẽ ra khỏi phòng, đóng cửa lại, không nói một lời nào.
Thật giống như một cuộc hiện ra.
Toàn phòng im lặng một lúc lâu.
Sau đó, một tiếng hối hận nỗi lên:
- “Chúng ta kể chuyện tục tĩu, còn nữ tu thì chảy nước mắt hôn Chúa Giêsu trên Thánh Giá để xin tha tội cho chúng ta.
Và kể từ đó, đám lính nầy không còn kể chuyện gì tục tĩu cho nhau nghe nữa.
Nhiều năm sau, người lính nói lên câu bênh vực nữ tu nầy, thú  nhận:
- “Mỗi lần tôi bị cám dỗ kể một câu chuyện gì tục tĩu, tôi liền nhớ đến nữ tu Judith và Cây Thánh Giá, và tôi không còn kể chuyện gì tục tĩu nữa.
87. Hiện tại quá tốt đẹp trước mắt người có đức tin
Với con mắt đức tin, chúng ta thấy hiện tại đầy tốt đẹp, đầy hấp dẫn vì mọi cái đang xảy đến, đều do Chúa đầy yêu thương an bài sắp đặt: Tất cả đều là hồng ân của Chúa ban, "Tout est grâce!".
Một họa sĩ kia đi nghĩa vụ quân sự. Anh phụ trách một trục giao thông trên đường xe lửa. Ngày nào, anh họa sĩ nầy cũng ngồi trên đường rầy, say mê nhìn cảnh vật xung quanh. Những em chăn trâu chăn bò gần đó, thường đến hỏi anh:
- "Anh thấy gì mà say mê đến thế! Chúng em chỉ thấy toàn trâu, toàn bò, toàn cỏ mà thôi".
Họa sĩ trả lời:
- "Anh thấy cảnh vật trước mắt quá đẹp!"
Mỗi người chúng ta hãy là họa sĩ đức tin để thấy rõ khuôn mặt đẹp đẽ của Chúa trong mọi sự và trong mọi cái đang ở trước mặt mình, đang xảy ra xung quanh mình, đang xảy ra trong cuộc đời mình.
88. Bạn độc nhất của linh mục
Cha Primo Reina kể lại biến cố cảm động nầy.
Sau một thời gian truyền giáo tại Bắc Cực trong hoàn cảnh quá lạnh lẽo và cô đơn, một số linh mục thừa sai đệ trình lên Đức Thánh Cha lời thỉnh nguyện sau đây:
- "Kính tâu Đức Thánh Cha, chúng con đang truyền giáo cho dân Étkimô ở Bắc Cực. Điều kiện thời tiết ở đây rất khắc nghiệt. Nhiều lần, chúng con bắt buộc phải đi hàng trăm cây số trên băng tuyết mà không tìm được một thôn xóm, một nhà nguyện hay một nơi trú ẩn để tạm nghỉ thể xác hoặc tinh thần. Có anh em trong chúng con nhiều khi đi lạc giữa sa mạc tuyết mênh mông, bị bão tuyết vùi dập, sống trong đêm tối Bắc Cực dài hàng mấy tháng, không hy vọng gì được cứu thoát.
Kính tâu Đức Thánh Cha, để đủ sức chống chọi lại những hoàn cảnh khắc nghiệt trên đây, chúng con xin Đức Thánh Cha cho phép chúng con mang trên ngực một hộp nhỏ đựng Mình Thánh Chúa để Chúa Giêsu Thánh Thể nuôi dưỡng linh hồn chúng con hằng ngày và ban sức mạnh cho chúng con”.
Đức Thánh Cha rất cảm động và ban phép đặc biệt đó cho các cha thừa sai Bắc Cực.
Kể từ ngày đó, các Cha Trắng, tên gọi của các linh mục thừa sai Bắc Cực, mang nơi ngực một hộp nhỏ đựng Chúa Giêsu ThánhThể, người Bạn Độc Nhất của họ giữa sa mạc tuyết lạnh mênh mông.
89. Mỗi người chúng ta là dụng cụ Chúa dùng để lo cho người khác
Thấy một cậu bé vừa đói vừa lạnh run, đang ngồi ăn xin nơi chân cầu, một người bộ hành liền nghĩ:
- «Sao Chúa không làm gì để giúp cậu bé nầy nhỉ !
Tức thì ông ta nghe tiếng Chúa phán trong lòng:
- «Ta có làm rồi!
Người bộ hành thắc mắc:
- «Con có thấy Chúa làm gì đâu?
Và ông liền nghe tiếng Chúa phán:
- «Ta đã dựng nên con.
Mỗi người chg ta phải là dụng cụ được Chúa dùng để lo cho kẻ khác.
90. Trước khi chết, lấy máu viết hai chữ: “Tôi tin”!
Thánh Phêrô thành Verona đi về thành Milano để giảng.
Khi đi giữa đường, ngài bị một bọn nghịch đạo chạy ra đâm chém.
Ngài ngã xuống đất, quằn quại gần chết, nhưng vẫn cố lấy ngón tay nhúng vào máu mình, viết trên mặt đất hai tiếng trước khi chết: “Tôi tin”.
91. Chính trị của Đức Giáo Hoàng Piô X
Khi Đức Hổng Y Sarto vừa đắc cử lên ngôi Giáo Hoàng, một vị quan chức quan trọng hỏi ngài ngay:
- "Tâu Đức Thánh Cha, chính trị của Đức Thánh Cha thế nào? ”.
Đức Tân Giáo Hoàng Piô X nầy, tay cầm chặt Cây Thánh Giá nơi ngực, mắt nhìn lên trời, nói rõ từng tiếng một:
- "Đây là Chính Trị của tôi! ”
Ý Đức Tân Giáo-Hoàng muốn nói: Thánh-Giá là đường lối Đức Tin của ngài, theo đường lối Đức Tin nầy, ngài dẫn đưa Giáo Hội về Nước Trời, chứ không phải theo đường lối chính trị nào.
92. Phóng viên truyền giáo!
Trong một cuộc triều yết, thấy có một phóng viên nhà báo, Đức Giáo Hoàng Piô X liền chúc lành cho cây viết của ông ta. Ngài nói:
- “Ta chúc lành cho cây viết tượng trưng nghề nghiệp của con. Các vị tiền nhiệm của Ta đã chúc lành cho gươm giáo và vũ khí của các chiến sĩ kitô hữu. Giờ đây, Ta rất hân hạnh chúc lành cho cây viết của một phóng viên kitô hữu.”
93. Không thấy Chúa Giêsu, nhưng cảm thấy có Chúa Giêsu một cách đặc biệt
Bà mẹ kia hối hả ra ga đón con đi lính bị bắt làm tù binh đã lâu, nay được tha về.
Gặp con, bà nhận ra ngay, chạy đến đưa hai tay ra ôm lấy con, nhưng đưa con thì đưa hai tay ra quờ quạng.
Bà mẹ nói to:
- "Con không thấy mẹ sao?".
Đứa con đưa hai tay ra ôm chặt lấy mẹ mình:
- "Mẹ ôi, hai con mắt con đã bị quân địch bắn đui rồi. Con không thấy mẹ, nhưng con vẫn biết có mẹ rõ ràng”.
Chúa Giêsu nhấn mạnh: “Phúc cho những ai không thấy mà tin.”
Chúng ta không bao giờ thấy được Chúa Giêsu, không bao giờ hiểu được những chương trình Ngài thực hiện, không bao giờ biết trước được những kế hoạch Ngài sắp đặt. Dù vậy, chúng ta vẫn cảm biết có Chúa Giêsu đang hiện diện khắp nơi, cảm biết Ngài có mặt trong bất cứ lúc nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cảm biết Ngài luôn luôn đầy quyền năng, khôn ngoan và yêu thương chúng ta.
Chính đức tin làm cho chúng ta cảm biết có Chúa Giêsu một cách đặc biệt như lời thố lộ của linh mục Foucauld:
- "Tôi ao ước được biết Chúa yêu tôi, nhưng Ngài không bao giờ chịu nói cho tôi biết điều ấy, và tôi chỉ còn một việc là tin mà thôi.
94. Têrêxa Hài-Đồng Giêsu truyền giáo
Gương chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, trong một khoảng đời vắn vỏi, chú trọng về việc cầu nguyện truyền giáo và hy sinh truyền giáo cho kẻ có tội trở lại, cho kẻ ngoại được biết Chúa, được Giáo Hội tuyên phong là Bổn mạng các xứ truyền giáo, là một khích lệ lớn lao cho mọi người tín hữu chúng ta.
Chị thánh nầy thường nói:
- "Một lời cầu nguyện, một sự hy sinh nhỏ tại chỗ, cũng có thể làm cho nhiều người ở xa, trở lại”.
Bởi đó, trong giáo xứ, nếu có giáo dân nào biết thật sự cầu nguyện và hy sinh cho kẻ có tội được trở lại, cho kẻ ngoại đạo được biết Chúa, thì giáo dân đó có ích lợi cho linh mục quản xứ biết bao!
95.  Chết để cho đoàn chiên được sống
Tháng bảy năm 1914, quân Đức xâm chiếm nước Bỉ.
Khi quân xâm lăng tiến vào giáo xứ Pusay, một phát súng nổ, giết ngay một viên sĩ quan Đức.
Quân Đức tức tối, lùa ra trước sân nhà thờ Pusay tất cả những nam nhân từ 15 tuổi trở lên, trong đó có linh mục quản xứ Pusay.
Một lệnh rùng rợn được đưa ra:
- "Một kẻ trong các ngươi đây đã bắn chết viên sĩ quan của chúng ta. Cứ lần lượt mười người bị bắn chết để đền tội, cho đến khi nó ra tự thú và bị bắn chết.
Tiếng các bà mẹ, tiếng các bà vợ, tiếng con cái khóc lóc vang lên thảm thiết.
Bỗng ai nấy im lặng vì có bóng một người tiến ra.
- "Chính tôi đã bắn. Hãy bắn tôi đi!
Người nầy bị bắn chết ngay tại chỗ.
Đám đông được tha và giải tán.
Họ ra về lặng lẽ và khóc thầm. Họ không bao giờ quên ơn linh mục quản xứ Pusay đã liều chết để cứu họ, cứu gia đình họ, cứu đoàn chiên của giáo xứ ngài!
96. Liếc nhìn của người mẹ hấp hối biến người con tội lỗi thành một linh mục thánh thiện
Năm 1868, tại Aquisgrana, trong một tuần đại phúc, linh mục kể câu chuyện sau đây làm xúc động mọi người nghe.
Cách đây không lâu, có một người mẹ nghèo sắp chết, nằm trên giường. Các con của bà tựu lại quanh giường, trừ ra một đứa con không có mặt. Nó đang bị giam tù năm năm vì một tội phạm. Mẹ nó, vì thế, đau khổ và mau chết. Nhiều người đã từng khuyên bảo nó hãy ăn năn hối cải, nhưng vô hiệu.
Bà mẹ đạo đức nầy đang nằm trên giường chết, muốn khuyên nó một lần cuối cùng. Bà xin quan cai tù cho mình gặp được đứa con tù nhân trước khi chết. Quan cai tù bằng lòng, cho quân lính dẫn nó đến giường mẹ nó sắp chết. Mẹ nó không còn sức để nói ra lời nào với con, chỉ còn đủ sức nhìn con một cách sâu lắng rồi chết. Và liếc nhìn của người mẹ đã làm phép lạ!
Đứa con bị dẫn đưa về lại nhà tù. Về đến nhà tù, nó quỳ gối xuống, nức nở khóc. Nó hết lòng ăn năn và xin xưng tội.
Ơn Chúa làm cho nó nhiều hơn nữa: khi mãn tù, nó xin đi tu làm linh mục. Và đứa con đó, chính là tôi đây!
Và linh mục nầy khuyên thêm:
- “Anh chị em thân mến, hãy can đảm, hãy cậy trông! Tội ta có lớn đến đâu mặc lòng, nhưng lòng tốt lành và lòng thương xót của Chúa còn lớn hơn tội của ta nhiều.
Mọi người nghe đều bồi hồi xúc động. Trong số nầy, có nhiều kẻ thêm lòng trông cậy vào lượng từ bi của Chúa, và có nhiều kẻ ăn năn trở về với Chúa.
97. Không săn sóc hoa nên hoa héo
Bà kia săn sóc chậu hoa quý, ngày đêm nâng niu chăm bón, ban ngày, đem để gần cửa sổ cho có ánh nắng mặt trời.
Vì bận công việc, bà đi vắng vài ngày.
Không có ai chăm sóc chậu hoa trong những ngày nầy, nên hoa quý của bà tàn héo xác xơ.
Con cái của cha mẹ hiện nay trong hoàn cảnh Đất Nước chúng ta cũng vậy: chỉ cần một vài ngày không được cha mẹ quan tâm săn sóc dạy dỗ hướng dẫn, con cái sẽ hư thân mất nết khi nào không hay!
98. Vị tù trưởng Phi Châu muốn chết trên Thánh Giá
Tại Phi Châu, một linh mục truyền giáo kia đang kể chuyện Chúa Giêsu sống cuộc đời tốt đẹp, dạy những lời hay ho.
Khi ngài đang kể Chúa Giêsu bị quân dữ đóng đinh, viên tù trưởng bỗng đứng dậy nói lớn:
- “Hãy đem Ngài xuống thập giá. Chính tôi là kẻ phải chịu đóng đinh trên đó”.
99. Cầu nguyện quá dễ vì chỉ cần bật đèn lòng mình lên
Hãy cầu nguyện vì cầu nguyện quá dễ: chỉ cần bật đèn lòng mình lên.
Để cầu nguyện, chúng ta không cần phải thắp đèn dầu lên, không cần phải thắp đèn sáp lên, không cần phải bật đèn điện lên. Chúng ta chỉ cần thắp đèn bên trong lên, bật đèn lòng chúng ta lên với câu: "Lạy Chúa!”.
Chúng ta chỉ cần thắp ngọn lửa trong lòng chúng ta lên, nghĩa là chúng ta chỉ cần đại độ mở cửa lòng chúng ta ra để đón nhận Chúa đến, và Chúa sẽ làm cho ngọn lửa lòng chúng ta sáng rực lên trong sự cầu nguyện.
Thống chế Foch hãnh diện nói:
- "Tôi đã cầu nguyện. Tôi đã luôn cầu nguyện. Tôi đã cầu nguyện khi trời lạnh cũng như khi trời nóng”.
Khi vua Albert thấy thành Verdun sắp bị thất thủ vào tay quân địch, liền hỏi thống chế Foch tình hình thế nào, thống chế Foch bình tĩnh trả lời:
- "Tâu bệ hạ, chúng ta hãy cầu nguyện!
100. Ơn thiên triệu của linh mục
Năm 1852, linh mục Duffo ở New Orleans, Hoa Kỳ, đi vào một cửa tiệm để mua đồ. Ngài gặp một thanh niên 17 tuổi đang đứng bán. Ngài hỏi anh một câu bất ngờ:
- “Anh có muốn làm linh mục không?
Người thanh niên nầy buồn bã trả lời:
- “Thưa cha, con biết làm sao được. Con lo giúp việc đây suốt ngày. Con không rãnh được chút nào.”
Cha Duffo động viên:
- “Nhưng ban đêm, con đến, cha dạy cho.”
Người thanh niên đó, sau nầy, trở thành linh mục, giám mục, hồng y tổng giám mục Baltimore, với danh hiệu James Gibbons, được toàn thế giới biết tiếng.
Người công giáo Việt nam chúng ta hiện nay luôn thao thức về ơn gọi linh mục trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng chúng ta không ngã lòng, không bi quan vì đây là ơn thiên triệu, chứ không phải đặc ân gì của loài người ban cho.
Ơn Chúa kêu gọi thật lạ lùng!
Và hạnh phúc cho ai, trực tiếp hay gián tiếp, làm cho Giáo Hội có thêm được một kẻ đi bắt linh hồn người ta.
Lm Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
(sưu tầm, trích dẫn, phỏng tác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau / sáng tác
với mục đích để giúp về mặt TU ĐỨC – GIÁO LÝ – GIÁO DỤC)


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS