NHỮNG BƯỚC ĐI DÂN CHỦ
I. DÂN CHỦ MỘT VẦN NẠN
1. Giáo hội và dân chủ
Giáo hội là dân Thiên Chúa, dân ngôn sứ, dân tư
tế, dân chia sẻ vương quyền của Đức Kitô. Dân ấy là dân tự do, làm chủ vận mạng
đời mình, làm chủ lịch sử và thế giới (St 1,28; 2,15). Vậy tự bản chất của Giáo
Hội là mang trong mình tính dân chủ
Vì dân chủ là quyền làm chủ thuộc về mọi người.
Từng thành viên trong xã hội được tôn trọng có quyền tham gia bàn bạc vào công
việc chung để góp phần xây dựng vào công ích. Dân chủ không chỉ là môi trường
tốt cho tư tưởng mới, cho sự cọ sát những lập trường quan điểm khác nhau. Dân
chủ còn là lẽ sống của những xã hội khát vọng tiến bộ. Dân chủ cũng là một thực
thể sống động đặt trên ba cột trụ : DÂN SINH, DÂN QUYỀN VÀ DÂN TRÍ. Để có được
một chế độ dân chủ thì ba cột trụ này phải cân bằng nhau.
2. Dân chủ hay chủ dân?
Tự căn tính của Giáo Hội là dân chủ nhưng trong
thực tế Giáo Hội, có dân chủ hay không? Đó chính là vấn nạn đưa tôi tới cận
vấn.
Ta có thể nói Giáo Hội dân chủ khi mà:
- Đứng trước làn sóng lạc giáo, Giáo Hội lại bóp
nghẹt tiếng nói của họ bằng trấn áp, lập tòa tra (1224 - 1233)… Hệ quả của nó
để lại và âm vang khó xóa nhòa là vụ án Galilê trước dư luận của thế giới.
- Hay như, khởi điểm Canosa (1077) cho việc khẳng
định quyền Giáo hoàng và đỉnh cao khi Giáo hoàng trở thành trọng tài các quốc
gia với Đức Innocente III (1198 -1216), mở đầu cho khuynh hướng giáo sĩ trị.
- Hơn nữa, Giáo Hội mang một cơ cấu phẩm trật như
một pháo đài kiên cố và những định chế nhất định chằng chịt.
Nếu được gọi một Giáo Hội như thế, tôi sẽ gọi là pháo đài kiên cố
và phải là chủ dân!
Nhưng có thật chỉ có thôi không? Ta cùng nhìn lại từng chặn đường
lịch sử của Giáo Hội, ta sẽ thấy vấn nạn được vén mở.
II. NHỮNG VẤN NẠN ĐƯỢC MỞ
1. Đổi mới không ngừng
Đổi mới là qui luật cuộc sống của muôn đời. Nơi Giáo Hội sơ khai một bước nhảy vọt ra khỏi
mình, khỏi cộng đoàn Do Thái để đem Tin Mừng đến cho dân ngoại, bên cạnh việc
chọn bảy phó tế năng động để hướng dẫn cộng đoàn Hy hóa. Sự đổi mới này khẳng định ơn Cứu độ không chỉ
dành riêng cho dân tộc được chọn và mở ra một chặng đường dài cho việc truyền
giảng Tin Mừng cho muôn dân. Hơn nữa, còn là lời minh chứng mọi người có thể
đóng góp vào công việc quản trị của Giáo Hội. Đó là cách làm cho Giáo Hội thoát
ra sự suy thoái, già cỗi mà có thể lâm vào bế tắc.
Hơn hai ngàn năm qua Giáo Hội, Dòng tu bước đi trong sự đổi mới
liên tục. Sự đổi mới làm bộ mặt được phát triển qua các Công Đồng. Chính ở đây
sự cọ sát tư tưởng những quan điểm lập trường được sáng lên và được hình thành
một hệ thống. Một sự đổi mới mang sức âm vang sâu sắc nhất chính là kết quả của
công đồng Vaticano II (11/12/1962 – 8/12/1965) đã giới thiệu một chân dung trẻ
trung, sống động, dẻo dai của Giáo Hội; nhờ đó Giáo Hội có thể hòa nhập, đồng
hành, đối thoại với thế giới.
Đổi mới ấy khởi đầu cho sự tiến bộ nâng cao chất lượng sống làm
thăng tiến xã hội, giáo hội; làm thỏa đáng yếu tố nhân sinh. Đổi mới còn là sân
chơi của dân chủ. Thật vậy khi con người dừng chân không tiến tới trong suy
nghĩ hay trong hành động thì chính là lúc đưa tới sự tê liệt, sự bảo thủ đối
kháng với dân chủ. Nhưng đổi mới chỉ đưa tới cái mới, cái tốt khi đặt trên
thang giá trị của tôn trọng và yêu thương bằng không sự đổi mới chỉ đưa tới
diệt vong.
2. Tôn trọng và yêu thương
a. Hình bóng
Thời các Thủ lãnh trong Cựu ước, dân Israel xin Samuel một vị vương
quân. Dẫu ông không vui, nhưng ông tôn trọng tiếng nói của quần chúng và
quyền tự quyết của họ để thiết lập cho họ chế độ quân chủ.
b. Những bước tiến
Nếu trong Cựu ước có sự tôn trọng ý dân cách cưỡng ép, sang thời
Tân Ước một bước tiến hơn với sự tôn trọng trong vui tươi và sáng kiến
Thời Giáo Hội sơ khai, để có người thế Giuđa, Giáo Hội không ép
buộc, không áp đặt quyền hành nhưng thể hiện tinh thần tự do qua việc rút thăm
và Mathia đã trúng cử. (Cv 1,23-26)
Một sự kiện khác vượt ra khỏi lối nhìn đặt quyền đặt lợi dành riêng
cho một số người, anh em Đaminh khai mở chế độ dân chủ trong đời tu, qua
việc tín nhiệm tự chọn lựa của anh em khi lá phiếu của bề trên cũng cùng một
giá trị như anhh em mình. Hiện nay nhiều dòng tu cũng áp dụng.
Năm 1376, tiếng nói của một nữ giáo dân được công nhận. cartarina
đã thành công trong việc thuyết phục Đức Giêrôriô dời giáo triều từ Avignon về
Roma khi tiếng nói của phụ nữ dường như không có trong xã hội. Giáo Hội đã tiến
sang trong việc tôn trọng nhân quyền, quyền tự do và quyền bình đẳng. Sự tôn
trọng đòi hỏi chúng ta phải rời khỏi chính mình để lắng nghe người khác. Đó là
một cách thể hiện của tình yêu.
Không có tình yêu thương nào cao trọng hơn tình yêu hi sinh tính
mạng cho người mình yêu. Thế kỷ XVI, ở Châu Mỹ Latinh, có những người đã thổn
thức trước những nỗi thống khổ của anh em thổ dân mà đấu tranh cho họ. Tiêu
biểu như Monstesinos (1511), B. Lascasas. Đó là tình yêu giúp con người
đi đến với anh em bị đẩy ra bên lề xã hội,
như cha Đamiêng, vị tông đồ người phong trong thế kỷ XIX, như mẹ Têrêsa
Calcutta của thế kỷ XX, họ là những người dám sống chết và dấn thân cho chân
lý, cho nhân sinh, nhân quyền. Cuộc đấu tranh ấy vẫn không hề ngơi nghỉ trong
cuộc sống hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Đó là cuộc
chiến không cần khí giới, không chút vị kỷ, không vì danh lợi. Con đường ấy mãi
mãi mời gọi chúng ta dấn thân cho công lý hòa bình, bảo vệ cho con người, cho
sự sống, cho những giá trị cao cả, vượt lên trên lối nhìn thực dụng của người
đời. Đó là thể hiện quyền làm chủ, quyền tự do trong lựa chọn. Quyền tự do để
làm người đích thực trong tương quan với tha nhân. Tôn trọng, yêu thương, bảo
vệ nhân quyền là một trong ba cột trụ dân chủ. Đó cũng là đòi hỏi căn bản của
Kitô giáo
3. Mở rộng tầm nhìn
Ta chỉ có thể yêu thương, tôn trọng và bảo vệ
nhân quyền khi có một cách nhìn khách quan về cuộc đời, về thế thái nhân tình.
Nó đòi hỏi ta có sự hiểu biết. Sự hiểu biết có được từ học hỏi, tìm tòi và từng
trải trong cuộc sống.
Giáo hội đẩy mạnh sự học hỏi từ thế kỷ
XII-XIII, các tu sĩ dòng hành khất đã đi vào đại học, góp phần đào tạo các anh
em tu sĩ và một lớp tín hữu có khả năng. Bên cạnh đó là lớp men Tin Mừng, họ là
các tu sĩ dòng Cát Minh, Phanxicô và Đaminh.
Hôm nay, bên cạnh thế giới đang đẩy lùi mù
chữ, gia tăng dần thuận lợi cho việc mở rộng tầm nhìn, phát triển tư tưởng qua
truyền thông xã hội, báo chí. Đặc biệt qua Internet, mọi thành phần dân Chúa có
cơ hội mở rộng tầm nhìn hơn nữa.
Sự học hỏi, đối thoại và khả năng ý thức của
giáo dân góp phần đẩy mạnh một hướng đi mới cho Giáo Hội, trở thành “Giáo Hội
của giáo dân”. Cuối thế kỷ XX, chúng ta càng thấy rõ hơn biểu hiện ấy : đó là
vai trò người giáo dân trong các ban hành giáo xứ, ủy ban mục vụ, đoàn thể công
giáo tiến hành, các nhóm công tác xã hội. Nhiều đoàn thể do chính giáo dân phát
động, tổ chức và huấn luyện. Dân trí chính là thành tố của dân chủ.
4. Tâm điểm qui hướng
Hiểu biết giúp chúng ta ái mộ những gì
là chân lý, thiện hảo, tốt đẹp và kiện toàn những giá trị nhân vị, hướng ta đến
những điều sâu ẩn bên trong những giá trị cao đẹp của đổi mới và
yêu thương, hướng ta đến sự hiện diện nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Từ niềm tin vào Thiên Chúa yêu thương mở
ra cho ta sự liên đới trách nhiệm mới, một tương quan người với người để dám hy
vọng, dám trông chờ, dám tin tưởng vào nhau và vào tương lai khi cuộc đời vẫn
còn lắm nỗi phiêu lưu và kết quả còn là ẩn số.
Hơn nữa, từ Thiên Chúa luôn mời gọi con người
luôn mời gọi con người dám đảm nhận cuộc đời của mình. Đảm nhận trong yêu
thương và vui vẻ nghĩa vụ phục vụ anh em. Đây chính là sự đổi mới sâu xa vì
chính nơi đây “tự do” đúng nghĩa được triển nở, thoát được những ràng
buộc ích kỷ và tật xấu để làm chủ chính mình, làm chủ lịch sử, và làm chủ thế
giới. Đó cũng chính là ý nghĩa chức năng “vương giả” của người kitô hữu. Chính
ở đây, ta thấy dân chủ cho ta nhiều cơ may để tìm được thánh ý Chúa. Vậy tính
thiên chủ của Giáo Hội hoàn toàn không bóp nghẹt
dân chủ mà còn làm cho dân chủ phát triển đúng cách.
III. VẤN NẠN VẪN CÒN ĐÓ
Giáo Hội tự bản chất và thực chất mang trong
mình tính dân chủ. Điều đó không giúp cho Giáo Hội tránh khỏi những sai lầm
trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong nhận định chúng ta đừng quên
: có những điều hôm qua tốt thì nay xấu, có những điều ở nơi này hay đến chỗ
khác lại hóa dở. Đứng trước lịch sử, điều lớn hơn hết là tìm ra bài học cho
chính mình hôm nay.
Giáo Hội hôm nay và ngày mai có dân chủ hay
không còn tùy thuộc vào con người trong Giáo Hội. Mỗi người không thể tách khỏi
cộng đoàn và cộng đoàn cũng không thể tách khỏi những thành viên. Do đó, điều
quan trọng là mỗi cá nhân phải biết sống tính dân chủ với những yêu cầu của nó
là:
- Đổi
mới : Một sự đổi mới tận căn, sự hoán cải (Métanoia) mỗi ngày. Một cuộc lột xác
để dám sống tin yêu và hy vọng.
- Tôn
trọng và yêu thương : Yêu đời và yêu người
- Mở
rộng tầm nhìn : Một công tác cần thực hiện cả đời thông qua học hỏi, đối thoại
để biết về con người và nhận ra dấu chỉ thời đại .
- Hiệp
thông với Thiên Chúa. Đặc biệt qua Thánh lễ Misa
Những đòi hỏi trên không dễ để thực hiện,
nhưng là một thách đố. Bởi lẽ những đòi hỏi này mang tính toàn bộ và liên
đới với nhau.
Thách đố này chỉ có thể vượt qua nếu mỗi
người dám sống, dám chết cho cái đẹp, điều thiện và sự thật. Khi đó ta góp phần
cho sa mạc cuộc đời nở hoa. Khi đó ta sống và bơi lội trong bầu khí dân chủ và
dân chủ ngày càng được lớn lên trong xã hội và trong giáo hội toàn cầu.