GIÁO
LÝ
1- ĐỊNH NGHĨA GIÁO LÝ
Giáo lý là giáo dục đức tin
cho trẻ và người lớn
Hay nói khác đi là giảng dạy đạo
lý Kitô giáo
"Dạy Giáo lý. Làm vang dội Lời Chúa trong lòng người nghe, giúp họ
hoán cải. Là một phần của Thần học mục vụ, một môn học như mọi môn học khác: có
thầy dạy trò nghe, có học có hành; nhưng khác ở chỗ: chính Chúa dạy cả thầy lẫn
trò. “Giáo lý là giáo dục đức tin cho trẻ em, giới trẻ và người lớn, được hiểu
cách đặc biệt là giảng dạy đạo lý Kitô giáo, thực hiện cách có tổ chức và có hệ
thống, nhằm dẫn vào sự sung mãn đời sống Kitô hữu ” (DGL.18).
2 - BẢN CHẤT CỦA GIÁO LÝ
Giáo lý là
tác động chính yếu của Giáo hội trong sứ mạng Truyền giáo.
Giáo lý là môn Trí dục: dùng ngôn ngữ, hình ảnh... để làm cho hiểu.
Giáo lý là môn Đức dục: đưa giá trị đạo đức vào tâm hồn người, để họ hiểu, cảm nghiệm và quyết tâm hành động
Giáo lý là sự Hướng dẫn đến sự gặp gỡ và hiệp thông trong đức tin: Chúa nói, con người tiếp nhận, đưa đến gặp gỡ và hiệp thông với Chúa và Giáo Hội.
Giáo lý là môn Trí dục: dùng ngôn ngữ, hình ảnh... để làm cho hiểu.
Giáo lý là môn Đức dục: đưa giá trị đạo đức vào tâm hồn người, để họ hiểu, cảm nghiệm và quyết tâm hành động
Giáo lý là sự Hướng dẫn đến sự gặp gỡ và hiệp thông trong đức tin: Chúa nói, con người tiếp nhận, đưa đến gặp gỡ và hiệp thông với Chúa và Giáo Hội.
3 - VỊ TRÍ CỦA GIÁO LÝ
Giáo Lý là một trong những hình
thức thi hành nhiệm vụ giáo huấn của GH:
Truyền giảng Phúc âm: cho người
chưa tin (Tiền Huấn giáo).
Dạy Giáo lý: Đào sâu đức tin trong
các lớp Giáo lý (Huấn giáo).
Giảng thuyết: bài giảng trong Thánh
lễ (Homélie)
Thần học: trình bày chân lý đức tin cách hệ
thống và khoa học.
4 -CHỦ ĐÍCH GIÁO LÝ
Thông truyền kiến thức tôn giáo (hiểu biết)
Hoán cải bản thân (luân lý) Đưa vào đời sống mới trong Chúa Giêsu (Bí tích)
Giáo dục đức tin: (hay Thông
truyền Đức tin)
Đào tạo trưởng thành Đức tin:
đứng vững trong mọi hoàn cảnh.
- Đức tin có nội dung vững chắc Dựa trên mặc khải TC- Con người – Giáo huấn
ĐKT
- Đức tin dấn thân Để chân lý
biến đổi bản thân
- Đức tin cộng đồng Liên đới,
trách nhiệm
- Đức tin phục vụ Làm chứng tình yêu thương.
Đào tạo ki tô hữu toàn diện: nhân
bản, qui hướng về Chúa Kitô.
Đào tạo ki tô hữu sẵn sàng dấn thân phục vụ: Giáo Hội, xã hội.
Đào tạo ki tô hữu sẵn sàng dấn thân phục vụ: Giáo Hội, xã hội.
5 - NỘI
DUNG GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
Cấu trúc căn bản: Có 4 phần
(x.GLGHCG, 1992 )
I - Tuyên xưng đức tin (Tín
lý)
II - Các Bí tích đức tin (Phụng vụ
- Bi tích)
III - Đời sống đức tin (Luân
lý)
IV - Kinh nguyện trong đời sống
đức tin (Kinh Lạy Cha)
Bốn phần được nối kết với
nhau = Mầu nhiệm Kitô giáo: là đối tượng của Đức tin (P.I); mầu nhiệm
ấy được cử hành và thông truyền trong Phụng vụ (P.II); mầu nhiệm ấy soi sáng và
nâng đỡ tín hữu trong đời sống Luân lý (P.III); mầu nhiệm ấy đặt nền tảng cho Kinh
nguyện, diễn tả đặc biệt qua kinh “ Lạy Cha ” , là nội dung lời cầu
nguyện của tín hữu.
Dạy Giáo lý, ta cần trình bày Tin
Mừng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, mà vị trí trung tâm Giáo lý là Đức Kitô,
Đấng Cứu độ duy nhất, Đấng luôn hiện diện và hoạt động nơi trần thế, qua Thánh
Thần và Hội Thánh.
Ngoài ra, giáo lý còn đi vào các
dấu chỉ của thời đại.
6 - NGUỒN
MẠCH GIÁO LÝ
Giáo lý phát xuất từ kho tàng Lời
Chúa, được khơi từ 4 nguồn sau:
Thánh Kinh: là nguồn chủ yếu
của Giáo lý: chính Chúa ngỏ lời với con người. TK thuật lại sự can thiệp của TC
vào lịch sử nhân loại để thực hiện việc cứu độ. Nội dung Lịch sử cứu độ cũng là
nội dung Giáo lý.
Thánh Truyền: là một phần mạc
khải, được lưu lại dưới hình thức truyền khẩu và trong các lời giáo huấn của
các Giáo phụ.
Phụng Vụ: Phụng vụ làm cho
bài Giáo lý trở thành cụ thể, sống động, biến sự hiểu biết bằng lý trí thành
cảm nghiệm nơi tâm hồn. Phụng vụ tạo sự hiểu biết các mầu nhiệm ki tô giáo và
gợi lên lòng tin, cậy, mến.
Giáo huấn và đời sống của Giáo
Hội: Giáo huấn của Đức Giáo hoàng, các Công Đồng, Giám mục đoàn, và đời
sống chứng tá đức tin của toàn thể Dân Chúa cũng là nguồn sống động và mang
thời sự của Giáo lý.
7. PHƯƠNG
THỨC TRÌNH BÀY GIÁO LÝ
Trình bày theo diễn tiến của lịch
sử cứu độ = phù hợp với thiếu niên
Trình bày theo Phụng niên
Trình theo lịch sử cứu độ và Phụng
niên, phù hợp với trẻ nhỏ
Trình bày theo hệ thống, phù hợp
với người lớn
X
GIÁO LÝ VIÊN
BẠN LÀ AI?
1.
Định
nghĩa:
-
GLV là giáo dân
được chính Đức Giám Mục, Linh mục trao phó nhiệm vụ giúp người chưa biết Chúa
hay biết Chúa rồi
-
GLV được Chúa
Thánh Thần hướng dẫn, Giáo hội công nhận làm cộng tác viên trong nhiệm vụ Rao
truyền Lời Chúa và làm chứng cho Đức Kitô
-
Nói cách khác,
GLV là người được gọi để Loan báo Tin Mừng qua việc rao giảng và sống chứng
tá để các học viên nghe và được cứu rỗi.
2. Đức tính của Giáo Lý Viên
Một GLV tốt phải nhận thức đủ về công việc mình đảm nhận.
GLV phải biết mình đang là gì? Phải làm gì? Làm cho ai? Muốn vậy GLV phải ý thức
tới 2 bình diện của các đức tính siêu nhiên và nhân bản
a.
Đức tính
siêu nhiên
“Như Cha đã sai Thầy, Thầy
cũng sai anh em”
ü
Mục đích GLV: loan báo Tin Mừng để các tâm hồn trưởng thành trong đời sống
siêu nhiên
ü
GLV cần cắn rễ sâu trong Thiên Chúa và lớn lên
trong ân sủng
-
Đức tin:
ü GLV cần có Đức tin sống động và đời sống siêu nhiên sâu
sắc để trở nên chứng tá cho tình thương và sự hiện diện của Thiên Chúa
ü Siêng năng cầu nguyện,
năng lãnh nhận các bí tích, soi mình dưới ánh sáng Lời Chúa và biểu lộ niềm tin
sâu xa
-
Đức cậy :
ü Để GLV làm những gì phải
làm và có thể làm
ü Để GLV không ngại khó
ü Để GLV thất vọng về kết quả của việc bạn làm,
nhưng cậy trông vào Chúa
-
Đức mến:
GLV phải là người tông đồ đầy
lửa, đầy lòng mến
ü
Lòng mến giúp bạn say sưa với công trình cứu chuộc, yêu quí chức vụ
Thiên sai, một lòng vì Chúa, vì các linh hồn mà học hỏi, sống đạo và dấn thân
ü
Giúp bạn yêu nghề, mến
trẻ và yêu Thiên Chúa là cha mọi tâm hồn. Ngài là sức mạnh và lẽ sống của bạn
b.
Đức tính
Nhân bản
-
Hiền lành: Để nhẫn
nại và cảm thông
-
Quảng đại: cho đi
thời giờ, sức khỏe và khả năng. Không ngại hy sinh, bỏ mình vác thập giá
-
Lịch sự trong
cách ăn mặc, thái độ và lời nói để biết
đón nhận, tôn trọng và tế nhị với mọi người
-
Vui tươi, thân
tình, lạc quan và dễ thương là sức hút học viên. Ta cần:
ü
Quẳng gánh âu lo, u sầu ngoài cửa lớp
ü
Thập giá ta vác hoặc chiêm ngắm nhưng đừng kéo lê thập giá đời mình.
-
Trung thực và
trách nhiệm
ü
Đừng mập mờ hoặc thay đổi lập trường để tránh gây hoang mang cho học viên
ü
Luôn giữ lời hứa và cố gắng chu toàn công việc
GLV
lỗi trách nhiệm trong 4 cách :
ü Sợ trách nhiệm (không dám làm)
ü Tắc trách (không hết sức )
ü Đào nhiệm (bỏ dở việc đang làm)
ü Phản trắc (phản bội việc làm)
3. Hành trang của người Giáo Lý Viên
-
Hiểu
biết Giáo lý:
ü Để có thể sống Lời Chúa ngày một hoàn
thiện
ü Để có thể truyền đạt Lời Chúa một cách
cụ thể và kết quả
-
Biết
trình bày Giáo lý: dạy thế nào cho hiệu quả, làm sao để người nghe tiếp thu tốt
nhất.
-
Tinh
thần xây dựng cộng đoàn:
ü Nỗ lực nuôi dưỡng ý thức cộng đoàn.
ü Trân trọng học hỏi lẫn nhau
-
Tinh
thần truyền giáo: phục vụ trong hân hoan
4.
Linh Đạo của người Giáo Lý Viên
-
GLV là người say yêu Đức Kitô
-
GLV là người
say mê Lời Chúa
-
GLV là người
say mê các linh hồn
-
GLV là người say
mê sống theo Thánh Thần
-
GLV là người
say mê Hội Thánh
-
12 Điều
Tâm Niệm Của Giáo Lý Viên
1.
Nói với niềm xác tín và nhiệt tình.
Đặt tâm tình vò sứ điệp truyền đạt.
2.
Nói với Chúa về học sinh nhiều hơn
là nói với học sinh về Chúa.
3.
Khuyến khích các em làm điều tốt, và
giúp mỗi em hiểu rằng các em rất đặc biệt và có thể giúp chs cho người khác.
4.
Cố gắng thăng tiến khả năng chuyên
môn.
5.
Tạo khung cảnh thích hợp giúp các em
học bằng cách thay đổi cách trang trí lớp học hàng tuần.
6.
Soạn bài cẩn thận và đến lớp đúng
giờ.
7.
Đón nhận tất cả và từng học sinh.
8.
Làm cho các em cảm thấy lớp học như
gia đình mà mỗi em làmột thành viên.
9.
Liên lạc và tiếp xúc thường xuyên
với phụ huynh học sinh.
10. Kiên nhẫn và trung thành dù gặp khó khăn.
11.
Giữ đạo đức của nhà giáo.
12.
Chấp nhận những giới hạn của mình,
và tin tưởng Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong mình.
ĐỨC GIÊSU
NHÀ
SƯ PHẠM GIÁO LÝ
Đức Thánh Cha Phanxicô
trong ngày Đại Hội Giáo Lý Viên có nói : “ Khi
nhìn anh chị em, tôi tự hỏi: giáo lý viên là ai? Thưa là người gìn giữ và nuôi dưỡng ký
ức về Thiên
Chúa; họ bảo tồn ký ức ấy nơi bản thân …” Hay có thể nói khác
đi là khắc họa hình ảnh Thiên Chúa nơi chính mình. Vậy là Giáo lý viên bạn đã
khắc họa thế nào cho người học viên của mình. Chúa Giêsu là ai đối với người
Giáo Lý Viên là ai?
-
Chúa Giêsu giảng
dạy những đâu? - khắp mọi nơi
-
Chúa Giêsu giảng
dạy cho những ai? – khắp mọi người
Đó là lời kêu mời người
Giáo Lý Viên cũng nên như vị thầy của mình mà dấn thân loan báo Tin mừng
-
Chúa Giêsu giảng
dạy như thế nào? Chúa dùng những phương pháp nào
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
CỦA CHÚA GIÊSU
1. Phương pháp HÌNH ẢNH sống động
-
Bằng hình ảnh,
những dụ ngôn, kiểu nói đơn sơ dễ hiểu : Chúa Giêsu trình bày giáo lý và
các mầu nhiệm Nước Trời cách sống động, vừa tầm người nghe và đề ra những áp
dụng trong cuộc sống.
-
Vd: Dụ ngôn người
gieo giống, Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu..
Ngài giảng bằng gương đời sống, hành động
Ngài giảng bằng gương đời sống, hành động
-
Vd: Ngài rửa
chân : dạy khiêm nhường và phục vụ.(Ga 13,4-5)
Ngài Cầu nguyện suốt đêm : dạy cầu nguyện (Lc 11,1-2)
Ngài Cầu nguyện suốt đêm : dạy cầu nguyện (Lc 11,1-2)
2. Phương pháp TRỰC GIÁC - QUI NẠP, Cụ thể
-
Chúa Giêsu dùng
kinh nghiệm sống và ngôn ngữ của dân chúng thời đại, những sự cụ thể để dạy
những mầu nhiệm Nước Trời :
- Mt 6,6,25-28: “Hãy xem chim trời, hoa huệ ngoài đồng...
- Mt 7,24-27: Xây nhà trên cát, mưa đổ, sóng tràn, gió ùa...
- Lc 13,20-21 : Men trong bột.
- Lc 6,43: “Cây tốt sinh trái tốt”.
- Lc 8,16: Thắp đèn rồi để trên giá.
- Mt 24,43: Đợi chủ về: thức-ngủ ; kẻ trộm đến.
- Mt 6,6,25-28: “Hãy xem chim trời, hoa huệ ngoài đồng...
- Mt 7,24-27: Xây nhà trên cát, mưa đổ, sóng tràn, gió ùa...
- Lc 13,20-21 : Men trong bột.
- Lc 6,43: “Cây tốt sinh trái tốt”.
- Lc 8,16: Thắp đèn rồi để trên giá.
- Mt 24,43: Đợi chủ về: thức-ngủ ; kẻ trộm đến.
-
Chúa Giêsu dùng
những biến cố xảy đến để dạy:
- Lc 13,1: Những người Galilê bị Philatô giết.
- Lc 13, 4: 18 người bị tháp Siloê đè chết.
- Lc 13,1: Những người Galilê bị Philatô giết.
- Lc 13, 4: 18 người bị tháp Siloê đè chết.
3. Phương pháp TRUYỀN THỤ
-
Tuỳ theo đối
tượng, thích ứng ngôn ngữ, tâm lý và trình độ hiểu biết:
Giảng trực tiếp với dân chúng: Bài giảng trên núi (Mt 5), bài giảng về Bánh (Ga 6)
Giảng trực tiếp riêng với các môn đệ: Cây nho thật (Ga 15)
Giảng cho luật sĩ, Biệt phái: Luật rửa tay, ô uế (Mt 7)
Giảng cho thiếu phụ xứ Samaria : Bên bờ giếng (Ga 4)
Giảng trực tiếp với dân chúng: Bài giảng trên núi (Mt 5), bài giảng về Bánh (Ga 6)
Giảng trực tiếp riêng với các môn đệ: Cây nho thật (Ga 15)
Giảng cho luật sĩ, Biệt phái: Luật rửa tay, ô uế (Mt 7)
Giảng cho thiếu phụ xứ Samaria : Bên bờ giếng (Ga 4)
4. Phương pháp CÂU HỎI và ĐỐI THOẠI.
-
Đặt câu hỏi để
đánh động, suy nghĩ: “Được lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?” (Mc
8,36)
“Các người thấy gì trong sa mạc ?”
Dùng cảnh đối nghịch để gây ấn tượng mạnh vào tâm hồn người nghe: “Ai giữ mạng, sẽ mất, Ai mất mạng vì Ta, sẽ được lại” (Mc 8,35).
“Các người thấy gì trong sa mạc ?”
Dùng cảnh đối nghịch để gây ấn tượng mạnh vào tâm hồn người nghe: “Ai giữ mạng, sẽ mất, Ai mất mạng vì Ta, sẽ được lại” (Mc 8,35).
-
Dùng câu hỏi
ngược lại: để gởi lại người chất vấn về trí tuệ, quyết định: “Sao con đã làm như thế ? -
Cha mẹ không biết rằng Con phải...” (Lc
2,48-49); Hay: Có thật ông là Đấng Mêsia phải đến ? - Các ngươi không đọc
thấy: người mù được thấy, kể què được đi...? (Lc 7,20)
5. Đúc kết thành câu CHÂM NGÔN
-
Thông thường, sau
bài giảng giải, Ngài đúc kết bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ :
Về cầu nguyện: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp”.
Về khiêm tốn: “Ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống…”
Về Phục vụ: “Ta đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ”.
Về bền đổ: “Kẻ được gọi thì nhiều, kẻ được chọn thì ít”.
Về cầu nguyện: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp”.
Về khiêm tốn: “Ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống…”
Về Phục vụ: “Ta đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ”.
Về bền đổ: “Kẻ được gọi thì nhiều, kẻ được chọn thì ít”.
6. Phương pháp Mời gọi THỰC HÀNH
-
Thông thường, sau
mỗi bài giảng, bài dụ ngôn, Chúa Giêsu luôn có lời mời gọi áp dụng thực hành:
-
Sau dụ ngôn người
Samaritanô nhân hậu:”Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10,37) Với chàng thanh niên đến
hỏi: “Tôi phải làm gì để được sống ?”
”Hãy bán những gì ngươi có...” Bữa tiệc ly: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (1Co 11,24)
”Hãy bán những gì ngươi có...” Bữa tiệc ly: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (1Co 11,24)
7. Dùng KINH THÁNH để chứng minh
- Chuyện hai môn đệ làng Emmau (Lc 24,25-27)
- Nhắc lại chuyện vua Đavít và đoàn tuỳ tùng...
- Chuyện hai môn đệ làng Emmau (Lc 24,25-27)
- Nhắc lại chuyện vua Đavít và đoàn tuỳ tùng...
-
Kết luận: Chúa Giêsu: Nhà Sư phạm - Giáo Lý Viên Gương mẫu
1. Chúa Giêsu giảng bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai.
2. Chúa dùng phương tiện sẵn có để trình bày.
3. Chúa dùng từ ngữ, hình ảnh cụ thể, đơn sơ, chân tình.
4. Bài giảng được lồng vào câu chuyện và đúc kết câu châm ngôn.
5. Trich dẫn Thánh Kinh để minh chứng ý tưởng.
6. Bài giảng nhằm cảm hoá, mời gọi thực hành trong cuộc sống.
7. Chúa dạy bằng gương mẫu đời sống.
1. Chúa Giêsu giảng bất cứ ở đâu, cho bất cứ ai.
2. Chúa dùng phương tiện sẵn có để trình bày.
3. Chúa dùng từ ngữ, hình ảnh cụ thể, đơn sơ, chân tình.
4. Bài giảng được lồng vào câu chuyện và đúc kết câu châm ngôn.
5. Trich dẫn Thánh Kinh để minh chứng ý tưởng.
6. Bài giảng nhằm cảm hoá, mời gọi thực hành trong cuộc sống.
7. Chúa dạy bằng gương mẫu đời sống.
Phương pháp của Chúa
Giêsu : phương pháp tiện tiến, dễ hiểu,
dễ nhớ, sinh động.
GIÁO LÝ VIÊN HỌC NƠI
CHÚA GIÊSU
-
GLV gặp gỡ
Thiên Chúa trong những bận tân của cuộc sống, gắn bó thân tình với Thiên Chúa để
nên chứng nhân của Ngài.
-
Chia sẻ kinh nghiệm gặp Thiên Chúa. Dạy trong
tình thương.
-
Dùng phương pháp tiện tiến, dễ hiểu, dễ nhớ,
sinh động.
X
MẤY NGUYÊN
TẮC SƯ PHẠM CĂN BẢN
Dựa vào những phương thức rao giảng của Chúa Giêsu đã nói ở
trên, ta rút ra một số nguyên tắc sư phạm cần thiết sau đây:
1.
BA TỪ NGỮ không thể thiếu trong việc DẠY GIÁO LÝ
Thông truyền (Traditio) - TM Đón nhận TM (Receptio) - Đáp trả Tin Mừng (Redditio)
Thông truyền (Traditio) - TM Đón nhận TM (Receptio) - Đáp trả Tin Mừng (Redditio)
2. BA NGUYÊN TẮC căn bản trong việc DẠY GIÁO LÝ
- Giáo dục là đào tạo con người tự nhiên thành người.
- Giáo lý, là đào tạo con người thành con Thiên Chúa, là thăng tiến con người đến mức độ trưởng thành trong đức tin.
Để đạt mục đích đó, cần có những nguyên tắc :
- Giáo dục là đào tạo con người tự nhiên thành người.
- Giáo lý, là đào tạo con người thành con Thiên Chúa, là thăng tiến con người đến mức độ trưởng thành trong đức tin.
Để đạt mục đích đó, cần có những nguyên tắc :
a. Nguyên tắc tuần tự :
luôn
phải đi từ dễ đến khó, từ cụ thể
đến trừu tượng, từ hữu hình đến vô hình, từ tự nhiên
đến siêu nhiên.
Muốn thế giáo lý viên cần phải kiên nhẫn chờ đợi thời gian cho hạt giống nẩy mầm nơi tâm hồn các em và nhất là phải ý thức mình cũng có những
giới hạn về khả năng, về nhận thức và về lòng đạo đức như bao người khác để không quá đòi hỏi, yêu sách các em.
b. Nguyên tắc toàn diện (intégrité):
- Toàn diện trong nội dung: có 4 phần trong sách
GLGHCG
- Toàn diện con người: - Trí khôn lãnh hội; tình cảm rung động trong cầu nguyện; Ý chí quyết tâm sống đời sống mới;
- Toàn diện con người: - Trí khôn lãnh hội; tình cảm rung động trong cầu nguyện; Ý chí quyết tâm sống đời sống mới;
- Toàn thân diễn tả: lời nói, bộ điệu, cử chỉ, thái độ tâm linh.
- Toàn diện lãnh vực sống: Gia đình - Học đường - Xứ đạo - Khu xóm.
- Toàn diện lãnh vực sống: Gia đình - Học đường - Xứ đạo - Khu xóm.
c. Nguyên tắc thích ứng:
- Trình bày sứ điệp vừa tầm lãnh nhận của người nghe, vì thế cần:
- Trình bày sứ điệp vừa tầm lãnh nhận của người nghe, vì thế cần:
ü
Thích ứng theo lứa tuổi: Ấu, Thiếu nhi, Thiếu niên,
Thanh niên.
ü
Thích ứng theo môi trường, văn hoá, hoàn cảnh sống.
ü
Thích ứng theo nội dung và phương pháp.
d.
Nguyên tắc cụ thể :
Giáo
lý trình bày Mầu nhiệm Cứu độ nhưng không bằng lý thuyết trừu tượng, khó hiểu
hay nặng tính thần học. Tùy theo trình độ của người tham dự, giáo lý viên phải
đi vào thực tế, cụ thể bao nhiêu có thể. Từ việc sử dụng ngôn ngữ đến cách
trình bày, giáo lý viên phải là người luôn gần gũi, hiểu rõ được độ nhận thức,
óc tưởng tượng của các em để khởi từ những gì đang sống, dẫn các em đến một
nhận thức sâu rộng hơn.
Thí dụ
: Thiên Chúa : Ánh sáng
Hương
thơm của hoa : nhân đức
Đêm
tối : tội lỗi…
e. Nguyên tắc
sống động:
Lời Chúa sống động. Trình bày Lời Chúa cách sống động,
là cánh cửa mở rộng tương lai, là mời gọi và khích lệ người nghe dấn thân lên
đường thực hiện theo Lời Chúa. GLV cố tìm những phương pháp hiện đại, sống động
để dạy Giáo lý, như : Đối thoại, Hội thảo, Sinh hoạt, tranh ảnh, vidéo. ..
3. BA BƯỚC DẠY TỐT GIÁO LÝ
a. TRƯỚC KHI DẠY
Chuẩn bị xa:
Chuẩn bị xa:
-
Cầu nguyện: suy gẫm và thấm nhuần Lời Chúa để thông truyền.
-
Soạn bài:
Chuẩn bị gần: Ngay trước giờ dạy:
Đến trước vài phút để:
Đón tiếp, Gặp gỡ, tìm hiểu học viên.
Xem phòng lớp, trang trí, sạch sẽ, dụng cụ.
Đón tiếp, Gặp gỡ, tìm hiểu học viên.
Xem phòng lớp, trang trí, sạch sẽ, dụng cụ.
b. TRONG GIỜ DẠY
Mỗi Bài Dạy giáo lý có ít nhất ba phần chính:
Mỗi Bài Dạy giáo lý có ít nhất ba phần chính:
Trình bày sứ điệp: dưới hình thức một câu chuyện (rút ở Kinh Thánh, bổ
túc bằng thị giác nếu có thể).
Giải thích: từ câu chuyện, từ những hoạt động rút ra giáo điều rồi giải thích, đặt câu hỏi
và lập một bảng tóm tắt trên bảng, sau đó đưa vào toàn bộ giáo lý để xác định
rõ ràng giáo điều đã giải thích.
Áp dụng
thực hành: là đưa những chân lý
đã dạy vào đời sống và hành vi đứa trẻ. GLV hãy gợi cho chúng:
a. Những quyết định cần phải làm.
b. Những điều thực hành phải giữ.
c. Thực hành ngay bằng cách cầu nguyện.
a. Những quyết định cần phải làm.
b. Những điều thực hành phải giữ.
c. Thực hành ngay bằng cách cầu nguyện.
c. SAU KHI DẠY
-
GLV và học viên
tiếp tục sống sứ điệp Tin mừng, sống bí tích, sống bác ái: trong gia đình, học
đường, giáo xứ.
-
GLV phải làm
gương đời sống cầu nguyện, phụng vụ và bí tích, đó là bài giảng hay nhất.
-
GLV kiểm tra bài
củ, soạn và sửa bài, tìm thêm chất liệu để dạy bài mới.
4. BỐN
PHƯƠNG THỨC ĐỂ GIÁO LÝ ĐI VÀO CHIỀU SÂU:
- Suy nghĩ: từ khởi điểm Lời Chúa hay kinh nghiệm sống, giáo lý thúc đẩy suy nghĩ, khám phá, nhận định.
- Suy nghĩ: từ khởi điểm Lời Chúa hay kinh nghiệm sống, giáo lý thúc đẩy suy nghĩ, khám phá, nhận định.
- Đối thoại:
Đối thoại với nhau làm cho suy nghĩ thêm phong phú, giải thích giáo điều, tạo
bầu khí tin tưởng, chân thành, tích cực.
- Cầu nguyện: học hiểu về Thiên Chúa, cần dẫn đến sự gặp gỡ thân tình, hiệp thông thân mật với Chúa qua cầu nguyện.
- Hành động: Giáo lý thực sự tác động lên cách sống, biến thành dấn thân đáp trả và không ngừng hoán cải.
- Cầu nguyện: học hiểu về Thiên Chúa, cần dẫn đến sự gặp gỡ thân tình, hiệp thông thân mật với Chúa qua cầu nguyện.
- Hành động: Giáo lý thực sự tác động lên cách sống, biến thành dấn thân đáp trả và không ngừng hoán cải.
DIỄN TIẾN
GIỜ GIÁO LÝ
MỤC ĐÍCH VIỆC DẬY GIÁO
LÝ.
Dậy Giáo lý là trình
bày Lời Thiên Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động để giúp tín hữu biết và
sống đức tin. Dậy Giáo lý không chỉ là truyền đạt kiến thức đức tin nhưng còn
là và nhất là truyền thông sự sống của Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II, trong Tông huấn “Dậy Giáo lý” (Catechesi tradendae) đã viết : “Mục đích tối
hậu của khoa dậy Giáo lý là làm cho con người không những tiếp xúc nhưng còn
thông hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitô : chỉ một mình Người có thể đưa ta đến
tình yêu của Chúa Cha trong Thần Khí và làm cho ta tham dự vào đời sống của
Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh” (số 5)
Vì thế ta cần có những
sự chuẩn bị và nắn bắt vững những diễn tiến giờ Giáo Lý.
I.
Chuẩn
bị
1.
Lịch
báo giảng
Nên
có chương trình xuyên sốt, phân bố thời gian hợp lý. Sao cho 1 năm ta dạy đủ
bài và có thời gian học- chơi …
2.
Soạn
giáo án
Để
có thể soạn giáo án, GLV cần nắn được ý chính của bài kết hợp với cảm nghiệm cá
nhân. Ngoài ra GLV luôn luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Thánh Thần trong cầu
nguyện để Ngài mở trí lòng ta ra.
Cần phải
nắm vững ba yếu tố sau đây để soạn một bài Giáo Lý :
+ Chủ đề của bài Giáo Lý : Điều này rất
dễ xác định vì thông thường nằm ở tựa bài. Tuy nhiên cũng nên nhìn nó
trong toàn bộ chương trình chứ đừng tách độc lập nó ra khỏi chương trình chung.
+
Nội dung của bài Giáo Lý : Đã
xác định được chủ đề của bài rồi nhưng còn phải xác định cả nội dung của nó
nữa. (Thí dụ : Chủ đề của bài Giáo Lý là : Bí Tích Thánh thể, nhưng khi
trình bày sẽ có nhiều lối nhìn và góc cạnh khác nhau : Lương thực cho
linh hồn, phương thế hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em…)
+ Tâm tình của học viên sẽ có đối với nội
dung đó (Thí dụ : các em sẽ có tâm tình biết ơn Chúa, cảm tạ Chúa và yêu mến
Chúa vì đã dùng Thịt và Máu để làm của nuôi linh hồn ta …)
ĐỂ GiẢI THÍCH NỘI DUNG
GIÁO LÝ CẦN:
-
Dựa
vào Thánh Kinh
-
Dựa
vào văn kiện Giáo hội
-
Dùng
kinh nghiệm thực tế, hình ảnh sống động … để chuyển tải ý nghĩa cao sâu
-
Chuyển
hóa kiến thức thần học và nội tâm, đánh thức con tim - khát vọng sống cao đẹp,
đi xa hơn mời gọi thực hiện điều Chúa dạy trong bào học này.
3.
Dọn
phòng học
II.
Diễn
tiến giờ giáo lý
Để
đáp ứng được mục đích của việc dậy Giáo lý, chúng ta sẽ trình bầy một tiết Giáo
lý theo diễn tiến chung cho tất cả các khối : Khai tâm, Đến bàn tiệc thánh, Lớn
lên trong Chúa Thánh Thần, Sống đạo, vào đời
1.
Ổn định
-
Thánh hóa
-
Mục đích :
+ Đặt các em trước mặt Chúa.
+ Xin Chúa thánh hoá giờ học.
+ Tạo bầu khí tôn giáo.
-
Để đạt được những mục đích đó, trước khi cầu nguyện
cần nhắc nhở các em trước về tư cách tác phong, cử chỉ thái độ.
-
Kiểm tra bài cũ
-
Dẫn vào bài mới
2. Em
nghe Lời Chúa
-
Dẫn nhập
-
Công bố Lời Chúa
-
Diễn giảng
- Sự chú ý của các học viên đang lên
cao ở khoảng thời gian này, do đó phải khai thác tối đa bằng cách sắp xếp các ý
tưởng thật mạch lạc, chọn kiểu nói dễ hiểu và cắt bỏ những gì dư thừa và phụ
thuộc.
Tập trung vào điểm
chính
Khai triển đề
tài
Yêu cầu : Thức tỉnh tâm
tình sống
3. Em
sống Lời Chúa
-
Cầu nguyện Đây là đỉnh cao giờ
Giáo Lý
-
Tâm tình tôn giáo được
bài giảng đánh thức rồi được tăng cường bằng việc nghe Lời Chúa, giờ đây kết tinh lại
thành lời nguyện sống động trong mấy phút
đối diện với Thiên Chúa.
-
Tóm kết
4. Em
nhớ Lời Chúa
-
Sinh hoạt
-
-Phần sinh hoạt này có hai mục đích :
+ Với các học viên : giúp hiểu sâu hơn
bài học đồng thời thích thú với những gì đã học được bằng việc chủ động vận
dụng tất cả các khả năng và cơ năng (óc thẩm mỹ, trí tưởng tượng, khéo léo chân
tay…).
+
Với Giáo Lý Viên : giúp đánh giá dược mức độ hiểu bài của học viên đồng thời
kiểm điểm lại cách thức giảng bài của mình.
-
Thực hành
-
Bài làm ở nhà
5. Kết
thúc có tính
cách tạ ơn và dốc lòng thực hiện những điều đã lãnh hội trong lớp Giáo Lý
* Diễn tiến giờ giáo lý GP Đà Lạt
1.CẦU
NGUYỆN KHAI MẠC
2.
DẪN VÀO LỜI CHÚA
3.
CÔNG BỐ LỜI CHÚA :
4.
GIẢI THÍCH LỜI CHÚA
1. Dẫn vào Lời Chúa :
2. Giải thích câu hỏi thưa.
5.
CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ
1. Gợi tâm tình :
2. Lời nguyện :
6.
SINH HOẠT :
7.
BÀI TẬP :
8.
SỐNG LỜI CHÚA :
9.
LỜI NGUYỆN KẾT THÚC