Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

Việc chế tài an táng theo nghi thức Giáo Hội Công Giáo

Quyển 6 của Bộ Giáo Luật 1983 quy định việc chế tài trong Giáo hội. Bài viết này chỉ đề cập đến việc 

chế tài về an táng theo Giáo luật trong tinh thần mới của Giáo huấn Giáo hội, đặc biệt trong tinh thần 

loan báo Tin mừng là niềm vui của Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium) Đức Thánh 

Cha Phanxicô: “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp 

gỡ Chúa Giêsu. Những người để cho mình được Người cứu độ, được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, 

trống rỗng nội tâm và cô lập…….Tôi muốn khuyến khích các tín hữu Kitô giáo, để mời họ vào một giai 

đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui trong khi chỉ ra những con đường mới cho 

cuộc hành trình của Hội thánh trong những năm tới.”

I. QUYỀN ĐƯỢC AN TÁNG THEO NGHI THỨC GHCG

1. Mọi Kitô hữu Công Giáo có quyền được an táng theo nghi thức GHCG.

Giáo hội tuyên bố một cách rõ ràng mọi Kitô hữu Công giáo qua đời phải được an táng theo nghi thức 

Công giáo phù hợp quy tắc luật phụng vụ của GHCG. Qua những nghi thức an táng, Giáo hội khẩn cầu 

ơn trợ giúp thiêng liêng cho những người quá cố, tôn kính thi hài của họ, và đồng thời đem lại niềm an 

ủi, hy vọng cho những người còn sống trong tang quyến vì mất một người thân yêu[1].

2. Những nghi thức an táng Công giáo

Người Ki tô hữu qua đời được cử hành nghi thức an táng trong nhà thờ giáo xứ của mình hoặc trong 

một nhà thờ khác[2]. Tuy nhiên, nghi lễ an táng Công giáo có thể được cử hành ở nhà tang, tại nhà 

thờ và ở nghĩa trang [3]:

Ở nhà tang có nghi thức tẩm liệm và canh thức cầu nguyện cho người qua đời.

Ở nhà thờ có Thánh lễ an táng và nghi thức phó dâng và từ biệt lần cuối cùng.

Ở nghĩa trang và nơi phần mộ gồm có: nghi thức làm phép mộ, cầu nguyện và hạ quan. Người tín hữu 

quá cố phải được an táng trong nghĩa trang riêng của giáo xứ hoặc trong một nghĩa trang khác[4].

II. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢCC AN TÁNG THEO NGHI THỨC CÔNG GIÁO LA TINH

 1. Bộ Giáo luật 1917

Điều 1240 Bộ Giáo luật 1917 liệt kê một số trường hợp không được an táng theo nghi thức Công Giáo 

La Tinh:

1.1 Những người bội giáo khét tiếng, những người lạc giáo và ly giáo khét tiếng, những người thuộc 

Tam Điểm và những hiệp hội khác tương tự.

1.2 Những người bị vạ tuyệt thông hoặc cấm chỉ bởi một bản bản án được tuyên kết.

1.3 Những người phạm tội tự sát.

1.4 Những người chết trong một cuộc đấu kiếm hoặc đấu súng; hoặc bởi vết thương do những cuộc 

đấu đó gây ra.

1.5 Những người ra lệnh hỏa thiêu thi hài của họ.

1.6 Tất cả những tội nhân được biết công khai khác.

2. Bộ Giáo luật 1983

Theo bộ Giáo luật 1983, một số Ki-tô hữu Công giáo có thể không được an táng theo nghi thức GHCG 

La tinh[5], bao gồm bị từ chối bất cứ Thánh lễ an táng nào[6]. Ngay cả Thánh lễ công khai nhưng 

không có thân xác của người này hiện diện và các nghi thức liên hệ đến Thánh lễ an táng. Mặc dầu có 

thể dâng một Thánh lễ cầu hồn sau này, nhưng không được làm công khai khi nó có thể gây ra gương 

xấu. Hai điều kiện cần có và đủ để Giáo hội từ chối cử hành an táng theo nghi thức của Giáo hội:

+ nếu họ phạm một tội rõ ràng theo luật định.

+ nếu trước khi qua đời họ đã không biểu lộ dấu chỉ sám hối nào đó.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiều chi tiết hai điều kiện này.

2.1 Những trường hợp phạm tội theo luật định

Có ba trường hợp trong đó Ki-tô hữu thuộc GGCG La tinh có thể không được cử hành an táng theo 

nghi thức Giáo hội:

2.1.1 Những người lạc giáo, những người bội giáo và những người ly giáo hiển nhiên[7]. Nghĩa là tội 

của họ đã được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội tuyên bố công khai hoặc thực tế được 

nhiều người biết rõ ràng đến nỗi không ai có thể phủ nhận hoặc nghi ngờ. Nếu tội của họ chưa hiển 

nhiên thì việc từ chối cử hành an táng theo nghi thức của Giáo hội không thể được biện minh hợp 

pháp.

            + Người lạc giáo[8] là người Công giáo hoặc người Ki-tô hữu của các Giáo hội KTG khác được 

nhận vào GHCG, nhưng ngoan cố chối bỏ một chân lý phải tin với đức tin Công giáo được Thiên Chúa 

mặc khải, thí dụ mầu nhiệm Nhập thể hoặc mầu nhiệm Phục sinh….

            + Người bội giáo[9] là người chối bỏ một cách chủ ý, hiểu biết đầy đủ và ngoan cố toàn bộ 

đức tin Ki-tô giáo – không chỉ đức tin Công giáo.

            + Người ly giáo[10] là những người đã được rửa tội trong GHCG hoặc đã được nhận vào GHCG 

nhưng sau đó không liên kết và hiệp thông với những Ki-tô hữu khác trong cơ cấu hữu hình của GHCG 

qua việc tuyên xưng đức tin, lãnh nhận các bí tích và từ chối vâng phục Đức Giáo Hoàng[11].

Những người lạc giáo, bội giáo và ly giáo đã chối bỏ một phần hoặc tất cả tín điều Công giáo hay sự 

hiệp thông với Giáo hội; và làm như thế một cách hiển nhiên. Như vậy, thực tế, họ đã diễn tả ý không 

muốn cử hành an táng theo nghi thức Giáo hội. Giáo hội chỉ muốn tôn trọng ý muốn cá nhân của 

những người đã được rửa tội.

2.1.2 Những người đã chọn hỏa táng thi hài mình vì những lý do nghịch với đức tin Kitô giáo[12]. Thí 

dụ, một người đã chọn và di chúc cho gia đình hỏa táng thân xác của mình như một cách để chứng tỏ 

mình không tin vào giáo lý người chết sống lại của GHCG.

2.1.3 Những tội nhân hiển nhiên khác, mà việc an táng theo nghi thức Giáo Hội không thể không sinh 

gương xấu công khai cho các tín hữu[13].

            Trường hợp thứ ba này đòi hỏi hai điều kiện sau:

            2.1.3.1 Người này phải là một tội nhân rõ ràng: nhiều người biết đương sự đang sống trong 

một tình trạng tội nặng hoặc những vị chức trách có thẩm quyền của Giáo hội đã tuyên bố công khai 

cho nhiều người biết.

            2.1.3.2 Cử hành an táng theo nghi thức GHCG gây ra gương xấu công khai cho các tín hữu 

khác.

            Vì thế, nếu không có gương xấu; cũng như nếu tình trạng phạm tội không rõ ràng thì không có 

lý do nào để từ chối cử hành an táng theo nghi thức của GHCG.

Nếu hai điều kiện này được xác minh rõ ràng là có thật thì người này không được cử hành nghi thức an 

táng. Tuy nhiên để Linh mục xác định hai điều kiện này có thực không phải là một chuyện dễ dàng. 

Trong trường hợp có sự nghi ngờ, Linh mục phải hỏi ý kiến của Đấng bản quyền địa phương và theo 

phán quyết của ngài[14].

Những nhà chú giải Giáo luật cho rằng một số những tội nhân rõ ràng là[15]:

+ Một tội phạm đã phạm tội nặng công khai và khét tiếng, như là một trùm băng đảng buôn bán ma 

túy, cướp của, giết người khét tiếng.

+ Người là một thành viên công khai của một nhóm hoặc một tổ chức có mục đích chống đối, phê 

bình, chỉ trích GHCG như là những người trong phong trào đấu tranh cho việc phá thai, hôn nhân đồng 

tính….chỉ trích những lập trường và giáo lý của Giáo hội về những vấn đền này.

+ Người công khai theo những ý thức hệ vô thần chống lại Giáo hội.

2.2 Họ đã không biểu lộ dấu chỉ sám hối nào đó trước khi qua đời.

 Những người phạm tội kể trên chỉ bị từ chối cử hành an táng theo nghi thức GHCG khi họ không biều 

lộ dấu chỉ sám hối nào đó trước khi qua đời. Nếu họ đã có biểu lộ dấu chỉ sám hối thì Linh mục không 

thể từ chối. Dấu chỉ sám hối có thể là những dấu hiệu họ muốn hòa giải với Thiên Chúa và Giáo hội: 

như là mời Linh mục đến vào lúc giờ hấp hối; làm một hành động ăn năn tội cách trọn; hoặc nói ra ước 

muốn được chết trong tình trạng ân sủng…..trong Giáo hội Công giáo

            Một ngưởi chỉ làm một hành động chứng tỏ niềm tin vào Thiên Chúa thì không đủ trở thành là 

một dấu chỉ sám hối, vì ngay cả những người lạc giáo, bội giáo và ly giáo cũng tin vào Thiên Chúa[16].

            Nếu một người đã biểu lộ một dấu chỉ sám hối, hành động này cần được công khai hóa cho 

nhiều người biết để tránh gương xấu, sự hiểu lầm.

III. GIÁO HUẤN GIÁO HỘI

1. Thư của Thánh Bộ Đức Tin

Lá thư của Thánh Bộ Đức tin ngày 29. 5. 1973 nói rằng : “Việc cử hành nghi thức an táng của Giáo hội 

nên được ban dễ dàng hơn cho những người Công giáo trước đây đã bị từ chối bởi điều 1240 của Bộ 

Giáo luật cũ 1917………Căn cứ vào sự sắp xếp mới, việc cử hành những nghi thức an táng theo phụng 

vụ sẽ không còn bị cấm trong trường hợp của những người tín hữu, ngay cả khi họ ở trong một hoàn 

cảnh tội lỗi rõ ràng trước khi qua đời, đã duy trì lòng trung thành với Giáo hội và đã biểu lộ dấu hiệu 

hiển nhiên của lòng sám hối ăn năn. Một điều kiện cần thiết là không có gương xấu công khai cho 

những người tín hữu khác. Chúng ta sẽ có thể giảm được gương xấu như thế nếu các vị mục tử giải 

thích một cách hữu hiệu ý nghĩa của một đám tang Ki-tô giáo. Như thế đại đa số sẽ nhìn đám tang như 

là một lời kêu cầu lòng thương xót của Thiên Chúa và như là chứng tá của cộng đoàn Ki-tô hữu cho 

đức tin vào sự sống lại của kẻ chết và sự sống vĩnh cửu.”[17]

Vì vậy, ngày nay GH không từ chối cử hành nghi thức an táng những người sau đây: 

1/ Những người phạm tội tự sát[18]. Họ không tự động bị loại khỏi nghi thức an táng của GH, trừ khi 

chứng minh được một cách chắc chắn họ là những tội nhân công khai[19] và không có thể hiện một 

dấu chỉ sám hối trước khi chết. 

Giáo lý Công Giáo dạy rằng “việc quy tội và trách nhiệm cho một hành động nào đó có thể được giảm 

thiểu và thậm chí được loại bỏ vì lý do không biết, không chú ý, do áp lực, do sợ hãi, do thói quen, do 

quá gắn bó, và các nguyên nhân khác về tâm lý và xã hội.”[20] Điều 1321 §1 quy định: “Không ai bị 

trừng phạt, nếu việc vi phạm luật hay mệnh lệnh bên ngoài không thể quy trách cho người đó cách 

nằng nề do cô tình hay do lầm lẫn.” Điều 1323 còn miễn chế tài trong một số trường hợp hoặc Điều 

1324 giảm nhẹ hình phạt nếu phạm tội trong một số trường hợp được xác định. Những người phạm tội 

tự sát thường là những người đang sống trong những khủng hoảng tâm lý, xã hội, bệnh tật (bệnh 

Trầm cảm)…….đến nỗi họ tuyệt vọng và coi cái chết là con đường duy nhất để giải thoát họ khỏi 

những khủng hoảng này. Họ không có đủ ý thức và tự do trong hành động tự sát, vì thế việc quy tội và 

trách nhiệm cho tội tự sát của họ có thể được giảm thiểu và thậm chí bị loại trừ.

2/ Những người đã sống trong hôn nhân không thành sự và bất hợp pháp.[21]

 Hiện nay, họ không được lãnh nhận Bí tích Hòa giải và Thánh thể, nhưng họ không bị tách lìa khỏi 

Giáo hội. Giáo hội vẫn yêu thương, săn sóc và mời gọi họ tham dự Thánh lễ, cầu nguyện và tham gia 

đời sống loan báo Tin mừng của Giáo hội…..[22] Thực tế nhiều người trong họ tuy sống trong tình 

trạng hôn nhân bất hợp pháp, họ vẫn trung thành với GH và tham dự các việc thờ phượng chung như 

thánh lễ và tham gia các hoạt động mục vụ của Giáo hội. Nhiều người ở trong tình trạng hôn nhân bất 

hợp pháp không thể giải gỡ rất đau buồn và thiết tha được thoát khỏi tình trạng này. Các mục tử và 

cộng đoàn Ki-tô giáo phải tỏ ra ân cần quan tâm đến họ.

Những người này được cử hành an táng theo nghi thức của Giáo hội sau khi qua đời. Vì việc không cho 

họ được cử hành nghi thức an táng của Giáo hội gây nhiều gương xấu hơn là cử hành nghi thức an 

táng cho họ.

2. Tông huấn “Niềm vui của Tin Mừng” của Đức Giáo hoàng Phanxicô

 Giáo hội quan tâm đến việc loan lòng thương xót của Thiên Chúa cho mọi người như lời dạy của Đức 

Thánh Cha Phanxicô trong số 43 của Tông Huấn “Niềm vui của Tin Mừng”  ngày 24.11.2013:

            “Có những luật lệ giới răn của Hội thánh có thể rất hiệu quả ở những thời đại khác, nhưng 

không còn sức mạnh tương tự như trong việc giáo dục đời sống. Thánh Thoma Aquino đã nhấn mạnh 

rằng những giới luật được Đức Ki-tô và các Tông đồ ban cho Dân Thiên Chúa thì ‘rất ít’. Ngài lưu ý 

rằng “những giới luật được thêm vào  bởi Hội Thánh phải đòi hỏi một cách vừa phải để ‘không là gánh 

nặng cho đời sống của các tín hữu’ và biến tôn giáo của chúng ta thành một hình thức nô lệ, trong khi 

‘lòng thương xót của Thiên Chúa muốn nó được tự do.’[23] Ngài kêu gọi các cánh cửa  của các Bí tích 

cũng không được đóng lại vì bất cứ lý do nào: ‘Chúng ta thường hành xử như những người ban phát 

ân sủng chứ không như những người giúp người khác dễ dàng lãnh nhận ân sủng. Nhưng Hội thánh 

không phải là một hải quan, mà là ngôi nhà của Chúa Cha, ở đó có chỗ cho tất cả mọi người, với tất cả 

những khó khăn trong cuộc sống của họ.’”[24]

Kết luận

Có ba điều kiện cần để một Linh mục có thể từ chối cử hành an táng một người Công Giáo theo nghi 

thức GHCG (x. Điều 1184§1):

+ Người này đã phạm tội rõ ràng theo luật định. Tuy nhiên Giáo lý Công Giáo dạy rằng việc quy tội và 

trách nhiệm cho một hành động của họ có thể được giảm thiểu và thậm chí được loại bỏ vì một lý do 

hợp pháp như đã trình bày.[25]

+ Trước khi qua đời họ đã không biểu lộ dấu chỉ sám hối nào đó.

+ Cử hành an táng theo nghi thức GHCG gây ra gương xấu công khai cho các tín hữu khác. Nếu không 

gây gương xấu thì Linh mục không thể từ chối cử hành an táng cho họ theo nghi thức của Giáo hội.

Vì thế, để từ chối cử hành nghi thức an táng cho một người Ki-tô hữu Công giáo đã qua đời, các mục 

tử cần xem xét quy định của Bộ Giáo luật 1983 và tinh thần mới của Giáo huấn Giáo hội. Ngõ hầu nghi 

thức an táng trở thành một phương thế loan báo Tin mừng trong niềm vui, khẩn cầu ơn trợ giúp thiêng 

liêng cho những người quá cố, và đồng thời đem lại niềm an ủi, hy vọng cho những người trong tang 

quyến vì mất một người thân yêu.

                                                                                               

Lm. Ga. Trần Trọng Dung

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

9 CÁCH NÓI CHUYỆN VỚI TUỔI TEEN

Việc duy trì giao tiếp cởi mở với con tuổi teen là điều bố mẹ cần làm hàng ngày. Hãy thử những gợi ý dưới đây:
Hãy nói về những chuyện nho nhỏ
Mở cánh cửa giao tiếp với con trước khi có bất cứ chuyện gì là cách tốt nhất để ngằn ngừa mọi chuyện. Bọn trẻ có thể nhìn chỗ khác hoặc làm việc khác như thể chúng không nghe thấy, nhưng hãy tiếp tục. Thậm chí chỉ một tỉ lệ nhỏ thông hiểu nhau cũng là một nỗ lực đáng giá.
Hãy tâm sự về về những điều quan trọng
Hãy thảo luận với con về chuyện tại sao bạn không muốn con uống rượu. Không chỉ nói về cách uống như thế nào trong buổi tiệc, mà còn đề cập đến những hậu quả lâu dài như uống khi đang mang bầu, lái xe khi vừa uống xong… Con chắc chắn sẽ hỏi Tại sao, và hãy tận dụng câu hỏi đó để thực hiện tiếp mục đích [giáo dục] của bạn.
Thể hiện tình cảm
Cả bạn và con có thể đều ngại với những cái ôm thân mật. Thế còn ánh mắt, nụ cười trìu mến khi con về nhà, giọng nói nhẹ nhàng khi nói chuyện thì sao? Cảm nhận được yêu thương có thể giúp con vượt qua được những khó khăn.
Đề ra quy tắc
Những nguyên tắc có lý là tốt cho con đang tuổi teen và cho con ý thức về những kỳ vọng  của bố mẹ. Khi bạn đang thực hiện điều đó, hãy giải thích cho con hiểu vì sao cần những quy tắc nhất định và hậu quả sẽ thế nào nếu phá vỡ chúng.
Chú ý đến những gì con nói
Đôi khi thật dễ dàng để nghe con nói chuyện, nhưng để hoàn toàn hiểu được con đang nghĩ gì và phải đối mặt với chuyện gì, thì phải lưu tâm đến mọi từ ngữ con nói như những “đầu mối” có thể giúp ta hiểu được con thực sự đang trong tình trạng như thế nào.
Chú ý những gì con làm
Theo sát những hành vi của con không phải là “gián điệp”, đây là một phần của việc giáo dục con. Còn ai có thể tốt hơn để theo dõi và can thiệp giúp con lúc cần thiết hơn là bố mẹ - những ngườiyêu thương con nhất?
Cùng nhau ăn bữa tối
Dù bận đến đâu cũng phải chia sẻ thời gian ăn tối với nhau ít nhất 3 lần một tuần. Đó không phải là chuyện muốn hay không muốn, mà nó phải thế để có thể thiết lập sự chia sẻ giữa bạn và con mình.
Chia sẻ niềm vui chung trong gia đình
Cũng giống như ăn bữa tối cùng nhau, khi cả gia đình cùng chia sẻ niềm vui, điều đó có thể giúp cha mẹ theo sát được tình hình của con. Khi con có thể quay về với cha mẹ để có niềm vui, điều đó có thể giúp con tránh tìm thú vui trong những điều có hại.
Thể hiện sự tôn trọng
Thể hiện rằng bạn tôn trọng con. Hãy dành cho con thật nhiều những cuộc nói chuyện mà trong đó không có những từ ngữ nóng nảy, không có chỉ trích  và có những hành vi mẫu mực mà bạn muốn thấy từ con.
Hoài Phương
Theo kidactivities
Yeutretho/ Seatimes

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Khi tuổi teen... trở chứng

Tuổi teen, giai đoạn không còn là con nít nhưng chưa đủ tiêu chuẩn làm... người lớn, cậu con trai, cô con gái bình thường hết sức dễ thương, ngoan ngoãn của bạn bỗng... trở chứng.
Từ một người bạn nhỏ thân thiết của cha mẹ, cô, cậu trở thành kẻ đối nghịch ngay trong chính gia đình của mình.
Các nhà chuyên môn đã có chung nhận xét: Đây là giai đoạn khó khăn nhất của các bậc cha mẹ. Họ tin rằng các cô cậu choai choai đã sử dụng năm "mánh khóe" dưới đây để khiêu khích đấng sinh thành, như cách phản đối người đang "áp bức" tinh thần lối sống các cô cậu. Hiểu được năm "mánh khóe" này chúng ta sẽ biết cách đối phó, đương đầu với đứa con nổi loạn tuổi teen.
1. Gây chú ý: Nhuộm tóc đủ màu, đeo hai ba chiếc khoen mũi, khoen tai, mở nhạc thật lớn là những cách mà các cô cậu tuổi teen làm nhằm lôi cuốn sự chú ý của cha mẹ. Vài cô cậu quyết định chẳng thà bị cha mẹ la mắng còn hơn là không được ngó ngàng và nói chung, chúng rất thích "lôi cuốn sự chú ý" kiểu này.
Theo các nhà tâm lý, mười năm qua là thời gian trải nghiệm, nhận biết, tò mò, khám phá và xác định tính cách của con trẻ. Thử thách của cha mẹ lúc này là nhận ra sự trưởng thành về mặt thể xác, tâm lý của con và bắt đầu tôn trọng nhu cầu thay đổi của chúng.
Biện pháp đúng: Thường xuyên nói với con là bạn yêu thương chúng, đừng cằn nhằn, đay nghiến về những chuyện lặt vặt như ăn mặc "chướng mắt", phòng ốc bừa bãi...
Tuy nhiên, nếu "kỹ thuật" gây chú ý của chúng liên quan đến an toàn bản thân, chẳng hạn như ở lại đêm nhà bạn hoặc lên xe với một người bạn đang say khướt, bạn cần phải cứng rắn. Nếu thái độ, hành vi gây chú ý của con bao hàm sự nguy hiểm, hãy bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện dù bạn đang muốn la mắng chúng một trận ra trò.
Hãy nói và giải thích cho chúng hiểu bạn muốn chúng độc lập nhưng có những điều cha mẹ cần quan tâm và đó là điều bình thường. Hãy chứng tỏ cho chúng biết bạn thông cảm và tôn trọng nhu cầu độc lập của con nhưng bạn muốn chúng luôn được an toàn.
2. Luôn phản đối, kháng cự cha mẹ: Mỗi yêu cầu cha mẹ đưa ra trở thành một cuộc đấu trí. Bắt chúng làm bài tập, chúng vào phòng vặn nhạc tưng bừng. Bảo chúng rửa chén bát sau bữa ăn, chúng thản nhiên ngồi coi ti vi.
Phản ứng hoặc áp dụng biện pháp mạnh không làm giảm sự xung đột và chẳng giải quyết được gì. Các bậc cha mẹ thường muốn chứng tỏ quyền làm cha mẹ của mình bằng cách mắng chửi, "lên lớp", hăm he thậm chí trấn áp sự nổi giận của con cái.
Biện pháp đúng: Tranh giành quyền lực là điều không tránh khỏi và thay vì cãi cọ, la mắng, hãy thảo luận với con. Trong thâm tâm bạn muốn bảo vệ con nhưng nếu bạn kiềm chế, kiểm soát thái quá, vô tình bạn đã làm quan hệ giữa mình và con cái xấu đi.
Cương quyết, cứng rắn đối với sự an toàn của con nhưng mặt khác, bạn cũng cần nhường nhịn và cho phép chúng phạm một vài lỗi lầm dù đó là điều mà người làm cha mẹ khó chấp nhận. Trong những lúc vui vẻ, hòa thuận, hãy nói với con về những đề tài khiến mẹ con "xung đột" và tìm hiểu nguyên nhân.
Bạn có thể đưa ra vài cách giải quyết và cùng con chọn cách giải quyết nào hay nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách dạy cho chúng hiểu rằng không phải lúc nào mẹ con cũng cãi nhau mà có thể nói chuyện với nhau một cách ôn hòa, thông cảm. Bạn có thể không đồng ý với con và ngược lại nhưng bạn không cần phải nổi giận.
3. Nói năng hỗn xược: "Con chưa thấy ai tệ hơn mẹ", "Mẹ làm con mất mặt với bạn bè", "Mẹ chẳng làm được cái gì cả". Những lời lẽ hỗn xược đó có thể được thốt ra từ miệng đứa con tuổi teen của bạn và làm bạn "nhức nhối". Chưa hết, chúng đe sẽ làm những điều chúng biết chắc bạn sợ hãi: Bỏ nhà ra đi, bỏ học...
Biện pháp đúng: Theo các nhà tâm lý, các cô cậu teen thường đưa ra những lời lẽ thù hằn hoặc có thái độ thù nghịch khi cảm thấy bị cha mẹ coi thường. Trong trường hợp này, tôn trọng là biện pháp giải quyết.
Tuổi teen thường rất nhạy cảm, dễ tổn thương. Chỉ cần nhìn thái độ, cử chỉ của cha mẹ, chúng hiểu cha mẹ không lắng nghe chúng. Chúng thường diễn dịch sự bận rộn của cha mẹ trong đời sống hàng ngày là bỏ bê, không quan tâm đến con cái.
4. Chán chường, lười biếng: Uể oải, lừ đừ, kém năng động là hình thức nổi loạn ưa thích nhất của tuổi teen. Chúng không muốn đi ra ngoài với bạn bè, cũng không thích chơi đá banh, ném bóng chuyền hoặc ôn bài vở khi ngày thi sắp đến.
Giai đoạn "xì hơi" này cũng chỉ là một phần bình thường trong tiến trình phát triển của tuổi teen. Các cô cậu cần thời gian riêng nhưng lại không làm gì cả. Sự phát triển của cơ thể, môn thể thao bắt buộc của nhà trường và, có thể, việc làm phụ để kiếm thêm tiền túi khiến chúng mệt mỏi. Chúng đang cần được ngủ nhiều hơn, ăn nhiều hơn để lấy lại năng lượng và mất đi vẻ mệt mỏi, bạc nhược.
Bắt đầu có những thay đổi về sinh lý!
Biện pháp đúng: Nếu thời kỳ lừ đừ, lười lĩnh này kéo dài quá kèm theo không hoạt động, học sút, tránh né bạn bè, có lẽ bạn phải cần đến lời khuyên chuyên môn để giúp con.
Cha mẹ thường băn khoăn, khổ sở khi thấy con cái có biểu hiện khác thường. Hãy đến trường của chúng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra đưa đến tình trạng đó. Hỏi bạn bè chúng để biết phải chăng có điều gì bất thường trong nhóm bạn vẫn chơi chung với chúng. Nếu chỉ là sự lười biếng, bê trễ bình thường, đừng la mắng mà hãy khuyên con nên ngủ sớm, ăn nhiều là đủ.
5. Đua đòi bạn bè: Tuổi này, một số cô cậu cảm thấy cần phải nếm thử "yêu sớm", rượu, thuốc lá... để bằng anh bằng em với chúng bạn.
Biện pháp đúng: Cần giải thích và vạch ra cho con thấy những áp lực và mong đợi vô lý từ bạn bè và nêu những điều này có ảnh hưởng đến sự an toàn của chúng, bạn cần phải cứng rắn. Đôi khi chúng không biết được những nguy hiểm tiềm ẩn trong vài trường hợp do bạn bè đặt ra. Dạy chúng nhận ra những điều đó là cách giúp con cái hữu hiệu.
Ngoài ra cha mẹ cũng cần đóng vai trò gương mẫu đối với rượu và thuốc lá nếu muốn con không tập thói quen này. Hãy lợi dụng mọi cơ hội để nói về đề tài an toàn tình dục bất cứ khi nào có thể. (chẳng hạn nhân lúc cả nhà đang xem một đoạn phim chiếu cảnh "nhạy cảm").
Nguồn: http://www.tinmung.net

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT

https://www.youtube.com/watch?v=JTKLZA-Tb0Y
https://www.youtube.com/watch?v=67SWTNgtF4k
https://www.youtube.com/watch?v=-7t5_e1biak
Kỷ luật vẫn thường bị liên tưởng với trừng phạt. Một số nền văn hóa ủng hộ đòn roi, nhưng cũng nhiều quốc gia phản đối trừng phạt thể chất. Đòn roi được xem là có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin. Trong khi đó kỷ luật lành mạnh và công bằng giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức.
Trái với hình thức trừng phạt (ghi nhận hành vi tiêu cực) là biện pháp củng cố hành vi tích cực, dùng lời khen để động viên mỗi khi trẻ làm điều tốt. Phương pháp này nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, giúp khuyến khích các hành vi tốt trong tương lai. Hãy ghi nhận những việc làm tốt của trẻ và động viên con kịp thời. Tất nhiên, đôi khi trừng phạt vẫn là cần thiết, nhưng nếu sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bất lực hay bực bội.
Kỷ luật theo từng giai đoạn
Nuôi dạy con là hành trình đầy thách thức và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Ngay từ thời kỳ sơ sinh, cha mẹ đã có thể đặt ra khuôn khổ phù hợp để luyện cho con khả năng thích nghi với hoàn cảnh. Một số giai đoạn phát triển đòi hỏi hình thức kỷ luật cao hơn, như khi tập cho bé ăn, đi vệ sinh hay lên giường đi ngủ… Kỷ luật phải được xây dựng trên nền tảng yêu thương, tin cậy, tôn trọng và phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.
phat-tre-2607-1407904077.jpg
Ảnh minh họa: Preschooler.thebump.com.
Sơ sinh đến 1 tuổi:
Trẻ nhỏ thường thích ứng tốt với hoạt động quen thuộc, diễn ra theo lịch trình. Lúc này có thể tập cho con thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc.
Khi bé lớn hơn, bạn có thể giúp con học kiểm soát cơn cáu giận bằng cách không bế con ngay khi bé khóc.
Lớn hơn nữa, hãy để con tự ru mình vào giấc ngủ. Điều này giúp bé tự xoa dịu cảm xúc.
1-2 tuổi:
Đây là lúc trẻ bắt đầu thể hiện ý muốn của mình. Bạn cần kiên nhẫn, kỷ luật ở giai đoạn này có thể giúp con tránh được tai nạn và hạn chế những lời nói hay hành động thô bạo.
Vì trẻ chưa đủ lớn để hiểu những lời chỉ dẫn đơn giản, hãy vừa nói vừa minh họa bằng hành động. Ví dụ, nếu bé chạm vào đồ vật dễ vỡ trên giá, hãy nói “Không” với thái độ cương quyết. Sau đó, đưa con sang phòng khác hay cho bé chơi thứ gì khác. Hãy ở bên con để bé không thấy sợ vì bị bỏ rơi.
2 - 3 tuổi:
Giai đoạn này được gọi vui là thời kỳ "hãi hùng bé lên 2". Trẻ vật lộn để dành tự do và nổi cáu khi nhận ra mình bị hạn chế. Điều này có thể dẫn tới những cơn nóng giận khủng khiếp. Một lần nữa, cha mẹ cần bình tĩnh quan sát và đặt ra những khuôn khổ cần thiết.
Các chỉ dẫn đơn giản bằng lời sẽ không đủ mạnh. Sau mỗi lời chỉ dẫn bạn cần đưa con tới chỗ khác hoặc làm mẫu về cách hành xử mong đợi.
3-5 tuổi:
Trẻ đáp ứng tốt với mệnh lệnh cương quyết và việc làm gương. Bé có thể dễ dàng làm theo chỉ dẫn và học theo cách cư xử của cha mẹ, thầy cô. Khen ngợi khi bé làm việc tốt để khuyến khích và củng cố hành vi này.
Có thể áp dụng biện pháp phạt "Time-out" nếu bé mất kiểm soát.
Phạt Time-out
Sự chú ý của cha mẹ, kể cả dưới hình thức phạt, cũng có thể trở thành phần thưởng đối với bé. Kết quả là trẻ sẽ tái phạm để được chú ý. Phương pháp time-out tước đi sự chú ý này, khiến trẻ giảm bớt mong muốn lặp lại hành động không đúng.
Khi time-out, trẻ bị cách ly tạm thời với môi trường nơi diễn ra hành vi không phù hợp. Cha mẹ có thể chọn cho con một chỗ ngồi yên tĩnh, chẳng hạn một chiếc ghế ở góc phòng, một chiếc thảm nhỏ, một bậc thang…
Time-out cần được cha mẹ thực hiện một cách kiên trì, không biểu cảm. Khu vực này phải hoàn toàn yên tĩnh, không có bất kỳ vật dụng gì bên cạnh và tránh xa những phiền nhiễu như TV, máy tính, hay các trò giải trí khác. Thời gian time-out bằng với tuổi của trẻ (chẳng hạn bé 3 tuổi cần thời gian time-out 3 phút) và tối đa là 5 phút. Có thể thực hiện nhiều lần time-out mỗi ngày.
Đặt đồng hồ đếm ngược bên cạnh. Nói rõ thời gian con phải ngồi ở khu vực time-out và chỉ rõ vì sao con bị phạt, chẳng hạn: “Con sẽ phải ngồi một mình ở đây 3 phút vì đã đánh chị”. Hãy phớt lờ trẻ, tuyệt đối không lên lớp hay giải thích gì với con khi time-out. Sau khi kết thúc thời gian phạt, hãy thay đổi không khí và cư xử với bé như bình thường. Đừng đả động gì đến lỗi của con, cứ coi như chưa có chuyện gì. Time-out sẽ không giúp chấm dứt hoàn toàn các hành vi sai trái của trẻ nhưng có thể khiến chúng ít xảy ra hơn.
6-12 tuổi
Trong giai đoạn này, con bạn trở nên độc lập hơn. Trẻ dành nhiều thời gian cho bạn bè và việc học hành. Cha mẹ có thể giám sát, làm gương và cương quyết khi áp dụng các biện pháp kỷ luật.
Hình thức kỷ luật phù hợp bao gồm cắt hoặc trì hoãn một số quyền lợi (ví dụ không internet hoặc không TV trong một ngày), phạt time-out và áp dụng hệ quả.
Nếu có thể, hệ quả phải "logic" hoặc "trung tính". Ví dụ về hệ quả logic: “Con cư xử như đang rất mệt, vì vậy tối nay con sẽ đi ngủ sớm hơn 30 phút”. Ví dụ về hệ quả trung tính: Cứ để 2 bàn tay bị lạnh một chút nếu con không chịu đeo găng tay (nhưng vẫn mang găng tay bên mình).
Giải thích rõ cho con về nguyên tắc kỷ luật. Nếu trẻ tái phạm, hãy cảnh báo trước về hệ quả logic của sai phạm này trước khi áp dụng.
Giữ sự uy nghiêm với con trẻ, tránh việc nói suông vì điều này khiến trẻ "nhờn". Chẳng hạn, nếu bạn nhắc con đi ngủ sớm nhưng đến giờ con vẫn không lên giường và bạn không có hành động gì thì những lần nhắc nhở tiếp theo sẽ chẳng mấy giá trị.
13-18 tuổi
Tăng cường trò chuyện, chia sẻ với con. Luôn bên con và sẵn sàng giúp đỡ khi con cần. Cư xử công bằng nhưng kiên định. Không xem nhẹ hay trầm trọng hóa các vấn đề. Tránh "lên lớp" hoặc dự đoán về những điều tồi tệ.
Đưa ra thỏa thuận miệng với con, kiểm tra sát sao việc tuân thủ các giao kèo cơ bản và đặt ra hệ quả logic. Ví dụ, nếu con làm hỏng xe, hệ quả sẽ là con phải bỏ tiền ra sửa. Điều này dạy trẻ biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Cách đưa ra nguyên tắc và áp dụng hệ quả
- Khen ngợi các hành vi tích cực khi có thể.
- Tránh dọa dẫm suông mà không áp dụng hệ quả.
- Kiên trì với các biện pháp kỷ luật.
- Bỏ qua những sai phạm không quá quan trọng.
- Đặt ra giới hạn hợp lý.
- Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi.
- Áp dụng hệ quả tức thì với trẻ nhỏ.
- Cố gắng tỏ ra "vô cảm" khi áp dụng hệ quả.
- Không la mắng, hò hét con.
- Bày tỏ tình yêu và sự tin tưởng với trẻ sau khi áp dụng hệ quả. Như vậy con sẽ hiểu việc cha mẹ làm là nhắm tới hành vi không mong muốn chứ không phải bản thân trẻ.
Lê Mai (Theo About Kids Health)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNH CHÁNH SA MẠC

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNH CHÁNH SA MẠC
POLICY AND PROCEDURES ON THE ADMINISTRATION OF A TRAINNING CAMP

I.  GIỚI THIỆU
Vấn đề  tổ  chức  các  sa mạc huấn  luyện  trong Phong Trào  là một  trong những nhu  cầu  cần
thiết để đào tạo các Huynh Trưởng các cấp giúp duy trì và phát triển Phong Trào Thiếu Nhi
Thánh Thể  tại địa phương.   Việc hiểu biết và áp dụng đúng Quy Chế Huấn Luyện các Cấp
Lãnh Đạo Phục Vụ (QCHL) của Ban Tổ Chức và Ban Huấn Luyện trong các sa mạc là điều
rất quan trọng, nhất là các vấn đề hành chánh tổ chức và hành chánh huấn luyện.

Để thống nhất các vấn đề liên quan đến hành chánh tổ chức và hành chánh huấn luyện, dưới
đây là những qui định chung dựa trên cuốn QCHL (2002) và Bản Tu Chính QCHL (2011) do
Hội Đồng Lãnh Đạo Toàn Quốc ấn hành.  

II. CÁC TỪ VIẾT TẮT 
Dưới đây là các chữ viết tắt thường dùng:
QCHL  Quy Chế Huấn Luyện các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ
HĐLĐ  Hội Đồng Lãnh Đạo
BNH  Ban Nghiên Huấn
BCHTU  Ban Chấp Hành Trung Ương
BCH  Ban Chấp Hành
BHL  Ban Huấn Luyện
BTC  Ban Tổ Chức
BĐH  Ban Điều Hành
BAT  Ban Ẩm Thực
BPV  Ban Phụng Vụ
BHTĐT  Ban Hành Trình Đức Tin
BDTDT  Ban Đuốc Thiêng Dân Tộc
BKT  Ban Kỹ Thuật
BTD  Ban Thi Đua
BYT  Ban Y Tế
BVS  Ban Vệ Sinh
BSH  Ban Sinh Hoạt
SMT  Sa Mạc Trưởng
SMP  Sa Mạc Phó
SMS  Sa Mạc Sinh
KT    Khoá Trưởng
HLV  Huấn Luyện Viên
HT    Huynh Trưởng
ĐT    Đoàn Trưởng
LĐT  Liên Đoàn Trưởng
HT    Huynh Trưởng
HL    Huấn Luyện 

III.  CÁC BAN NGÀNH
1.  Ban Tổ Chức Sa Mạc là Ban Chấp Hành liên hệ tùy theo cấp huấn luyện: 
●  Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I – BCH Liên Đoàn 
●  Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp II – BCH Miền
●  Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – BCH Trung Ương
●  Huấn Luyện các Huấn Luyện Viên – BCH Trung Ương
 Và cũng tùy theo cấp huấn luyện của mỗi sa mạc mà Ban Tổ Chức có thể bao gồm tất cả  hoặc một số các ban ngành sau đây:
a.  Ban Ghi Danh
b.  Ban Đưa Đón
c.  Ban Kỹ Thuật
d.  Ban Ẩm Thực
e.  Ban Sinh Hoạt
f.  Ban Phụng Vụ
g.  Ban Đuốc Thiêng Dân Tộc
h.  Ban Hành Trình Đức Tin
i.  Ban Lửa Thiêng Thánh Thể
j.  Ban Vệ Sinh
k.  Ban Trực
l.  Ban Y Tế
m.  Ban Thi Đua

2.  Ban Điều Hành bao  gồm Sa Mạc Trưởng, Tuyên Uý Sa Mạc, Sa Mạc Phó, Các Khoá  Trưởng (nếu có) và Tổng Trực.  Giúp điều hành và quyết định các công việc chung trong sa mạc; kiềm soát và thay đổi giờ giấc khi cần thiết.

3.  Ban Tuyên Uý:  
a.  Tuyên Uý Sa Mạc 
b.  Tuyên Uý Phụng Vụ (nếu có)

4.  Ban Huấn  Luyện  Sa Mạc:    Các  Ban  Chấp Hành  chịu  trách  nhiệm  huấn  luyện  huynh trưởng các cấp; Ban Nghiên Huấn chịu trách nhiệm huấn luyện các huấn  luyện viên của Phong Trào.
●  Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I – BCH Liên Đoàn 
●  Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp II – BCH Miền
●  Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp III – BCH Trung Ương
●  Huấn Luyện các Huấn Luyện Viên – Ban Nghiên Huấn
Ban Huấn Luyện gồm có:
a.  Sa Mạc Trưởng (Camp Master)
b.  Tuyên Uý Sa Mạc (Camp Spiritual Director)
c.  Sa Mạc Phó 
d.  Khoá Trưởng (nếu có)
e.  Các Huấn Luyện Viên Giảng Khoá

IV.  PHÂN NHIỆM CÁC CHỨC VỤ

1.  Tuyên Úy Sa Mạc giữ vai trò linh hướng cho các sa mạc sinh và được xem như là linh hồn của Sa Mạc với những trách nhiệm sau đây:
*    Cầu nguyện cho sa mạc và cho các sa mạc sinh
*    Giúp các sa mạc sinh chuẩn bị hành trình thiêng liêng trước sa mạc
*    Gặp gỡ riêng (nếu được) và chia sẽ với các sa mạc sinh trong những ngày sa mạc
*    Giúp chia sẽ câu chuyện dưới cờ
*    Cộng tác với Ban Tổ Chức để điều hành sa mạc và sắp xếp các giờ chầu, chia sẻ Lời Chúa và Thánh Lễ
*    Cố vấn Ban Phụng Vụ và lo các công việc phụng vụ như dâng Thánh Lễ, Chầu và
*    Viếng Thánh Thể, chia sẻ Lời Chúa
*    Cố vấn và linh hướng các huấn luyện viên

2.  Tuyên Úy Phụng Vụ cộng tác với Tuyên Úy Sa Mạc để 
*    Cố vấn Ban Phụng Vụ
*    Sắp xếp và mời các linh mục dâng Thánh Lễ
*    Lo các công việc phụng vụ

3.  Sa Mạc Trưởng  là vị đứng đầu  trong  sa mạc với  các đặc quyền và  trách nhiệm được giao  phó  và  ủy  thác  bởi Ban Nghiên Huấn  để  huấn  luyện  các  sa mạc  sinh  theo  đúng
QCHL.  Trách nhiệm:
*    Ký và gởi các văn thư thông báo hay các văn kiện liên quan
*    Chia sẽ câu chuyện dưới cờ
*    Thành lập Ban Huấn Luyện
*    Điều hành các sinh hoạt trong sa mạc
*    Tạo bầu khí vui  tươi  trong sa mạc,  tinh  thần thi  trong đua học  tập và  tinh  thần đoàn kết giữa các ban ngành
*    Lượng giá các sa mạc sinh cùng với BHL
*    Công bố danh sách hoàn  tất và phát bằng chứng nhận Hoàn Tất Sa Mạc (Certificate of Completion) cho các sa mạc sinh
*    Đúc kết và lập bản phúc trình sa mạc.  Gởi 1 bản cho BCH tổ chức sa mạc và 1 bản
*    sao cho BCHTU để lưu hồ sơ

4.  Sa Mạc Phó
*    Cộng tác với SMT để điều hành sa mạc
*    Thay thể SMT trong trường hợp vắng mặt hay mất tín nhiệm
*    Giúp chia sẽ câu chuyện dưới cờ
*    Giúp SMT lượng giá các HLV và chuyên viên giảng khóa
*    Giúp phân chia các khóa cho các HLV
*    Giúp soạn Bài Tiền Sa Mạc cho các SMS
*    Giúp sắp xếp giờ giấc cho các khóa
*    Giúp phân chia công tác đội
*    Giúp soạn và chấm bài kiểm tra trong sa mạc 

5.  Khóa Trưởng  Cộng tác với SMT và SMP để giúp:
*    Phân chia các khóa cho các HLV
*    Theo dõi và lượng giá các HLV và chuyên viên giảng khóa
*    Phân chia các khóa cho các HLV và sắp xếp giờ đứng khóa
*    Soạn và chấm bài kiểm tra trong sa mạc

6.  Tổng Trực 
Cộng tác với SMT và SMP để điều hành các sinh hoạt trong sa mạc; thay đổi giờ giấc khi cần thiết.
*    Thành lập và điều hành Ban Trực
*    Phân chia công tác cho các Trưởng Trực
*    Đúc kết, công bố và thưởng phạt cho các đội

Trưởng Trực được mời để giúp Tổng Trực cho những công việc sau đây:
*    Tập họp và giải tán
*    Tạo bầu khí vui tươi và tinh thần thi đua trong khi tập họp
*    Giữ giờ trong sa mạc
*    Giới thiệu và cám ơn các HLV hoặc chuyên viên trước và sau mỗi khóa
*    Công bố thay đổi ý lực
*    Ghi chép và nhận định tinh thần sinh hoạt của các đội


V. HÀNH CHÁNH CHUẨN BỊ SA MẠC
1.  Mời Sa Mạc Trưởng và Sa Mạc Phó Liên Đoàn Trưởng/Trưởng Chủ Tịch sẽ gởi văn  thư mời các SMT và SMP cho sa mạc sau khi họp và quyết định chung với Tuyên Úy và Ban Chấp Hành.

2.  Xin Mã Số Liên Đoàn Trưởng/Trưởng Chủ Tịch điền đơn xin mã số sa mạc một năm trước ngày mở sa mạc. Các chức vụ  trong Ban Điều Hành Sa Mạc phải đủ  tiêu chuẩn chiếu  theo Quy Chế Huấn Luyện Các Cấp Lãnh Đạo Phục Vụ.

3.  Thông Báo Sa Mạc
Sau khi có Mã Số Sa Mạc, Liên Đoàn Trưởng / Trưởng Chủ Tịch ra Thông Báo Sa Mạc ít nhất  là 6  tháng  trước ngày mở Sa Mạc. Các Sa Mạc cấp  III và Huấn Luyện Viên do Trung Ương tổ chức có tính cách toàn quốc phải được thông báo 1 năm trước ngày mở sa mạc.

4.  Chuẩn Bị Đơn Ghi Danh
Đơn Ghi Danh sẽ được gởi kèm theo Thông Báo Sa Mạc. Đơn ghi danh được gởi về cho các Đoàn Trưởng/Liên Đoàn Trưởng/Trưởng Chủ Tịch và các Phó Nghiên Huấn.
  
5.  Phân Công Sa Mạc 
Liên Đoàn Trưởng/Trưởng Chủ Tịch  triệu  tập  buổi  họp  với BCH  và  chịu  trách  nhiệm phân chia  trách nhiệm phụ  trách các ban  trong Sa Mạc  (Xin xem Bản Phân Chia Công Tác đính kèm).

6.  Lập Hồ Sơ Sa Mạc
Sau khi nhận được Đơn Ghi Danh, Phó Nghiên Huấn 
*    Xét đơn dựa theo tiêu chuẩn của Sa Mạc và thời gian ghi danh.
*    Soạn thư từ chối (denial letter) và đưa Liên Đoàn Trưởng hoặc Trưởng Chủ Tịch ký
*    và gởi ra.
*    Mọi quyết định cứu xét phải được sự chuẩn thuận của Liên Đoàn Trưởng hoặc
*    Trưởng Chủ tịch.

7.  Thành Lập Ban Huấn Luyện
Sa Mạc Trưởng và Sa Mạc Phó sẽ làm việc với BCH để chọn các Khóa Trưởng (nếu có trên hai  sa mạc) và các huấn  luyện viên và chuyên gia  (nếu cần) cho  sa mạc.   Sa Mạc Trưởng chịu trách nhiệm soạn và gởi thư mời.

8.  Soạn Bài Tiền Sa Mạc
Sa Mạc Trưởng và Sa Mạc Phó sẽ làm việc với BCH để chuẩn bị bài tiền sa mạc

9.  Thông Báo Tiền Sa Mạc
Dựa theo hồ sơ và danh sách các tham dự viên hội đủ điều kiện, Phó Nghiên Huấn 
*    Gởi Bài Tiền Sa Mạc cho các Dự Tuyển Viên, ấn định ngày giờ hoàn tất cùng với địa chỉ hoặc email của Phó Nghiên Huấn để nộp bài tiền sa mạc
*    Gởi bản sao (Cc) cho Ban Huấn Luyện

10. Chấm Điểm Các Bài Viết trong Phần Tiền Sa Mạc
Phó Nghiên Huấn sau khi nhận các bài tiền sa mạc sẽ giúp gởi các bài viết (nếu có) cho Ban Huấn Luyện để giúp chẩm điểm dựa trên nguyên tắc sau:
*    Mỗi bài tiền phải có ít nhất là 3 người chấm điểm (nên là số lẻ: 3, 5, 7,…)
*    Người Chấm Điểm sẽ cho điểm đậu (Passed) hoặc không đậu (Failed)
*    Để được chấp thuận, Dự Tuyển Viên phải được trên 50% điểm đậu.
*    Nếu không đậu, Dự Tuyển Viên sẽ được cho ý kiến để bổ túc và gởi lại cho Ban Huấn Luyện cho đến khi đạt được trên 50% điểm đậu.

11. Lập Danh Sách Sa Mạc Sinh
Các Dự Tuyển Viên hội đủ  tiêu chuẩn và đủ điểm sẽ được nhận  làm Sa Mạc Sinh. Phó Nghiên Huấn sẽ đúc kết và lập danh sách sa mạc sinh.   Nếu sĩ số sa mạc sinh không đủ túc số để tổ chức theo QCHL, Phó Nghiên Huấn phảit hông báo cho Ban Chấp Hành để quyết định tiếp tục hay hủy bỏ (cancel).  Nếu quyết định không tiếp tục tổ chức, Trưởng Chủ Tịch hay Liên Đoàn Trưởng sẽ ra văn  thư  thông báo hủy bỏ.   (Xin xem thư huỷ bỏ mẫu)
 Lưu ý: kể từ nay các Dự Tuyển Viên sẽ được gọi là các Sa Mạc Sinh.
 
12. Lập Danh Sách Đội
Phó Nghiên Huấn giúp  chia đội,  lập danh  sách đội, gởi danh  sách đội  cho các Sa Mạc Sinh và gởi (Cc) cho Ban Tuyên Uý, Ban Điều Hành, Ban Huấn Luyện, và Ban Tổ Chức.

13. Thông Báo Đoàn Giúp Chuẩn Bị cho Sa Mạc Sinh
Sa Mạc Trưởng gởi văn thơ thông báo và nhắc nhở Cha Tuyên Uý và Đoàn Trưởng giúp và chuẩn bị cho các Sa Mạc Sinh những kiến thức cần thiết trong phần Tiền Sa Mạc (Xin xem thư thông báo mẫu).

14. Lập Chương Trình Sa Mạc
*    Sa Mạc Phó/Khoá Trưởng chuẩn bị nội dung huấn luyện dựa trên các điều khoản quy định thuộc phần Nội Dung trong QCHL và các đề nghị của Ban Chấp Hành cho các bài nhiệm ý: tên các bài khoá, thời gian, và đề nghị các huấn luyện viên hoặc chuyên gia giảng khoá.
*    Dựa vào phần Nội Dung Huấn Luyện  trên, Sa Mạc Trưởng  lập Chương Trình Sa Mạc với  sự góp ý của Ban Tuyên Uý, Ban Điều Hành, Ban Tổ Chức và Ban Huấn Luyện.

15. Phân Chia và Mời các HLV Dạy Khóa 
*    Sa Mạc Phó/Khóa Trưởng giúp phân chia các bài khóa cho các  thành viên của Ban Huấn Luyện
*    Sa Mạc Trưởng gởi chương trình sa mạc, thư mời dạy khóa và phần tóm tắt bài khóa (lesson’s summary) hay bài khóa mẫu cho Huấn Luyện Viên và các chuyên gia (nếu có)

16. Phân Chia Công Tác Đội
Sa Mạc Phó phối hợp với Ban Tuyên Uý, Ban Điều Hành, Ban Huấn Luyện, và Ban Tổ Chức để phân chia và giao việc cho các đội.  Sau đó gởi sang cho SMT để gởi ra cho các Sa Mạc Sinh

17. Thông Báo Hành Trang Sa Mạc
Sa Mạc Trưởng  sẽ  gởi  ra  cho  các SMS  (1) Thư  chào mừng,  (2) Công  tác  của đội,  (3) Hành trang cá nhân cho các SMS ít nhất là 1 tháng trước ngày sa mạc.

VI.   HÀNH CHÁNH TRONG SA MẠC
1.  Ghi Danh Nhập Sa Mạc
Ban Ghi Danh chuẩn bị Hành Chánh Sa Mạc và đánh dấu (check mark) những phần đòi hỏi của Sa Mạc.

2.  Lượng Giá/Đánh Giá Huấn Luyện Viên/Chuyên Gia
Sa Mạc Phó chuẩn bị các mẫu  lượng giá  (trainer evaluation  form) và gởi cho các SMS ngay sau mỗi khoá học

3.  Lượng Giá/ Đánh Giá Sa Mạc Sinh Đứng Khoá 
Sa Mạc Phó chuẩn bị các mẫu  lượng giá (student evaluation form) và gởi cho các SMS và Huấn Luyện Viên phụ trách trước giờ khoá.

4.  Kiểm Tra Khả Năng SMS
Sa Mạc Phó cộng tác với các Huấn Luyện Viên/Chuyên Gia giảng khoá sẽ soạn và ra bài kiểm  tra  trong sa mạc để nhận định khả năng học  tập và khả năng chuyên môn của các SMS.

5.  Lượng Giá/Đánh Giá Sa Mạc
Sa Mạc Trưởng phụ trách phần rút ưu khuyết điểm do Sa Mạc Sinh và Ban Huấn Luyện Sa Mạc góp ý. 

6.  Lượng Giá/Đánh Giá Sa Mạc Trưởng
Ban Chấp Hành  sẽ  gởi  ra  tờ  lượng  giá  Sa Mạc Trưởng  cho  các  thành  viên  trong Ban Tuyên Uý, Ban Điều Hành, Ban Huấn Luyện, và Ban Tổ Chức. Tất cả những  tờ  lượng giá này sẽ được gởi về cho Ban Chấp Hành Trung Ương.

7.  Công Bố Hoàn Tất Sa Mạc
*    Sa Mạc Trưởng dựa trên khả năng và các đề nghị của Ban Huấn Luyện:
*    Lập danh sách các SMS hoàn tất phần Huấn Luyện trong Sa Mạc
*    Công bố danh sách hoàn  tất và phát bằng chứng nhận Hoàn Tất Sa Mạc (Certificate of Completion) trong nghi thức bế mạc.  (Xin xem mẫu đính kèm)

8.  Thông Báo Bài Hậu Sa Mạc
Dựa trên các điều khoản quy định trong QCHL, cùng với sự góp ý của Ban Huấn Luyện và những đề nghị của Ban Chấp Hành, Sa Mạc Trưởng sẽ chỉ định phần hậu Sa Mạc cho từng SMS với thời hạn hoàn tất.

VII.  HÀNH CHÁNH SAU SA MẠC
1.  Phúc Trình cho Ban Chấp Hành
Sa Mạc Trưởng sẽ đúc kết, làm bản báo cáo và gởi các văn kiện sau cho BCH tổ chức sa mạc và bản sao cho BCH Trung Ương 30 ngày sau sa mạc:
*    Bản Phúc Trình Sa Mạc
*    Các Bản Lượng Giá các HLV/Giảng Viên
*    Bản Lượng Giá SMT
*    Danh Sách Hoàn Tất Sa Mạc
 
2.  Phúc Trình cho Ban Nghiên Huấn
Sau khi nhận các văn kiện từ SMT, Ban Chấp Hành Trung Ương sẽ lưu hồ sơ và gởi cho Ban Nghiên Huấn:
*    Bản Phúc Trình Sa Mạc của SMT 
*    Bản Lượng Giá SMT 
*    Các Bản Lượng Giá các HLV/Giảng Viên
 
3.  Theo Dõi Hậu Sa Mạ
Phó Nghiên Huấn chịu trách nhiệm theo dõi và duyệt xét phần Hậu Sa Mạc.

4.  Lập & Thông Báo Danh Sách Trúng Tuyển
Phó Nghiên Huấn dựa theo kết quả Phần Hậu Sa Mạc để lập Danh Sách Trúng Tuyển Sa Mạc. Danh Sách này sẽ do Liên Đoàn Trưởng/Trưởng Chủ Tịch ký cùng với kiến thị của Tuyên Uý và được gởi cho: (1) các Sa Mạc Sinh, (2) Ban Chấp Hành tổ chức Sa Mạc và (3) Ban Chấp Hành của chính Sa Mạc Sinh (Ban Chấp Hành Liên Đoàn/Miền nếu là cấp I, Ban Chấp Hành Miền nếu là cấp II, Ban Chấp Hành Trung Ương nếu là cấp III trở lên).

5.  Điền Đơn Xin Thăng Cấp
Sau khi có  tên trong Danh Sách Trúng Tuyển, Sa Mạc Sinh điền đơn xin  thăng cấp với Ban Chấp Hành nơi mình sinh hoạt (Ban Chấp Hành Liên Đoàn/Miền nếu là cấp I, Ban Chấp Hành Miền nếu là cấp II, Ban Chấp Hành Trung Ương nếu là cấp III trở lên) kèm theo giấy xác nhận đã hoàn  tất Khóa Bảo Vệ Trẻ Em của địa phận và phần kiểm  tra  lý lịch hình phạm (criminal background check)

6.  Lập Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ
Sau  khi  nhận  được  đơn  xin  thăng  cấp,  Phó Nghiên Huấn  sẽ  lập  hồ  sơ  xin  cấp  chứng chỉ/văn bằng, khăn và cấp hiệu cho các sa mạc sinh và gởi về cho Ban Chấp Hành Trung Ương.

7.  Tổ Chức Nghi Thức Thăng Cấp
Sau  khi  nhận  được  chứng  chỉ/văn  bằng,  khăn  và  cấp  hiệu  từ  Trung Ương, Ban  Chấp Hành  liên  hệ  sẽ  tổ  chức  hoặc  uỷ  quyền  cho Đoàn/Liên Đoàn/Miền  tổ  chức  nghi  thức thăng cấp.

8.  Lập Danh Sách Thăng Cấp
Sau  khi  đã  tổ  chức  lễ  thăng  cấp, Ban Chấp Hành  liên  hệ  có  nhiệm  vụ  lập Danh Sách Thăng Cấp và gởi về Ban Chấp Hành Trung Ương để cập nhật hoá hồ sơ.

9.  Cập Nhật Hoá và Lưu Trữ Hồ Sơ
Sau khi nhận được danh sách Phó Chủ Tịch Nghiên Huấn Ban Chấp Hành Trung Ương sẽ cập nhật hoá hồ sơ và gởi về Văn Phòng Trung Ương để lưu trữ.

Phụ Lục:

1.  Chứng Chỉ Hoàn Tất Sa Mạc / Chứng Chỉ Mãn Khoá (Certificate of Completion) Chứng chỉ này được cấp  trước khi bế mạc để  chứng nhận  sa mạc  sinh đã hoàn  tất các
điều  kiện  của  sa mạc  và  các  ngày  huấn  luyện  trong  sa mạc.   Chứng  chỉ  này  sẽ  do  vị Tuyên Uý  Sa Mạc và Sa Mạc Trưởng đồng ký; lý do: SMT lo phần huấn luyện kiến thức và chuyên môn, vị Tuyên Uý lo phần hướng dẫn tâm linh nên cả hai vị cùng ký. (Xin lưu ý, đây không phải là chứng chỉ tạm.)

2.  Văn Bằng Tốt Nghiệp / Chứng Chỉ Khả Năng (Certficate of Accomplishment) 
Văn Bằng Tốt Nghiệp hay Chứng Chỉ Khả Năng là bằng cấp chính thức để xác nhận cấp bậc,  trách  nhiệm  và  quyền  hạn  của  các Huấn  Luyện Viên, Trợ Tá, Huynh Trưởng  và Hiệp Sĩ sau khi đã hoàn tất sa mạc, trúng tuyển, và được thăng cấp trong nghi thức tuyên hứa (thường là sau khi rước lễ).

3.  Vấn Đề Ký Tên trên Văn Bằng/Chứng Chỉ
*    Chứng Chỉ Khả Năng cấp I và cấp II sẽ do Cha Tuyên Uý Ban Chấp Hành Miền/Liên Đoàn và Chủ Tịch Miền/Liên Đoàn Trưởng nơi Sa Mạc Sinh sinh hoạt cùng ký.
*    Văn Bằng Tốt Nghiệp Cấp III do cha Tổng Tuyên Uý và Trưởng Chủ Tịch BCH/TU cùng ký.
*    Bằng Huấn Luyện Viên  sẽ do cha Tổng Tuyên Uý, Cha Trưởng Ban Nghiên Huấn Trung Ương và Trưởng Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương cùng ký.

4.  Bản Tóm Tắt Phân Nhiệm
a. Trước Sa Mạc
ü Mời Sa Mạc Trưởng và Sa Mạc Phó  BCH
ü Xin Mã Số Sa Mạc  LĐT/Chủ Tịch
ü Thông Báo Sa Mạc & Gởi Đơn Ghi Danh  LĐT/Chủ Tịch
ü Thành lập Ban Điều Hành và Ban Tổ Chức  LĐT/Chủ Tịch
ü Thông báo/Mời Tuyên Úy Sa Mạc, Tuyên Úy Phụng Vụ, Ban
ü Chấp Hành Cộng Đoàn, Hội Bảo Trợ, Trợ Tá LĐT/Chủ Tịch
ü Thành lập Ban Huấn Luyện và mời các Chuyên Gia (guest speakers) SMT, SMP và BCH
ü Lập Hồ Sơ Sa Mạc  Phó Nghiên Huấn
ü Soạn Bài Tiền Sa Mạc  SMT, SMP và BCH
ü Thông Báo Tiền Sa Mạc  SMT
ü Chấm Bài Tiền Sa Mạc  BHL
ü Chuẩn Bị Hành Trình Thiêng Liêng với Mẹ Maria  Tuyên Úy hoặc SMT
ü Lập Danh Sách Sa Mạc Sinh và Danh Sách Đội  Phó Nghiên Huấn
ü Phân Chia khoá  SMP/KT
ü Lập Chương Trình Sa Mạc (Proposal)  SMT
ü Phân Chia Công Tác Đội  SMP
ü Đúc Kết Chương Trình Sa Mạc (Final)  SMT + BĐH  + BTC
ü Thông báo Hành Trang Sa Mạc  SMT
ü Chuẩn bị phần Nhập Sa Mạc  SMP/KT 
ü Chuẩn bị Bài Kiểm, Bài Thi Tổng Kết  SMP/KT

b. Trong Sa Mạc
ü Ghi Danh Nhập Sa Mạc  BGD
ü Lượng Giá các HLV/Giảng Viên  SMS & SMP
ü Lượng Giá Sa Mạc (Rút Ưu Khuyết Điểm)  SMS
ü Lượng Giá SMT  BDH và BTC
ü Công Bố Danh Sách Hoàn Tất Sa Mạc  SMT
ü Đề nghị phần Hậu Sa Mạc  BHL
ü Thông Báo Hậu Sa Mạc  SMT

c. Sau Sa Mạc
ü Phúc Trình cho Ban Chấp Hành  SMT
ü Phúc Trình cho Ban Nghiên Huấn  BCH/TU
ü Theo dõi và chấm bài hậu sa mạc  Phó Nghiên Huấn
ü Lập và Thông Báo Danh Sách Trúng Tuyển  Phó Nghiên Huấn
ü Lập Hồ Sơ Xin Cấp Chứng Chỉ  Phó Nghiên Huấn
ü Tổ Chức Nghi Thức Thăng Cấp  BCH
ü Lập Danh Sách Thăng Cấp và Gởi BCH/TU  BCH liên hệ


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS