Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

BẢN GHI NHỚ
HỌP MẶT GIÁO LÝ TOÀN QUỐC LẦN IV
Trung Tâm Mục Vụ TGP. Huế
18-21.8.2014


Trong 4 ngày, từ 18 đến 21 tháng 8, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Huế, 237 giáo lý viên, gồm 118 linh mục, 45 tu sĩ, 8 chủng sinh và 64 giáo dân thuộc 26 giáo phận, đã hân hoan sống bên nhau, cầu nguyện, lắng nghe, suy nghĩ và trao đổi, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và sự đồng hành của hai Giám mục: Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin và Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng, và của hai linh mục: Phêrô Võ Tá Khánh và Giuse Nguyễn Văn Am, SDB, về chủ đề: Huấn giáo phục vụ cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin.
Trước tình trạng tục hóa ngày càng lan rộng và ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống con người, cùng với nhiều thách đố mà Hội Thánh tại Việt Nam phải đối diện, đặc biệt trong lãnh vực huấn giáo, các tham dự viên cảm thấy được thôi thúc canh tân việc dạy giáo lý tại Việt Nam theo hướng truyền giáo, phát xuất từ lời kêu gọi “hoán cải mục vụ” của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong Tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng.
Đáp lại hồng ân Chúa Thánh Thần và sự bảo trợ của Đức Mẹ La Vang trong những ngày này, các giáo lý viên nhận thấy cần nỗ lực hơn trong các việc sau đây:
  1. Là môn đệ Chúa Giêsu, bản thân giáo lý viên cần tin tưởng tuyệt đối vào tác động của Chúa Thánh Thần trong các hoạt động huấn giáo, lắng nghe và nhận ra sự thúc đẩy của Ngài nhờ đời sống cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận bí tích, nhờ đó có được nhiệt tình loan báo Tin Mừng và trở thành chứng nhân sống động của Tin Mừng.
2.      Việc dạy giáo lý phải dựa trên Lời Chúa, vì Lời Chúa là linh hồn của việc dạy giáo lý.
3.      Việc dạy giáo lý thiết yếu nhằm: (1) trình bày nội dung đức tin khách quan, đầy đủ và có hệ thống, (2) giúp học viên giáo lý gắn bó và yêu mến Chúa Giêsu; (3) nhờ đó hoán cải để sống và rao giảng Tin Mừng (x. Evangelii Nuntiandi).
  1. Trong việc dạy giáo lý, giáo lý viên phải thoát ra khỏi khuôn khổ của một “lớp” học. Cần hướng dẫn học viên giáo lý cầu nguyện bằng cách thưa chuyện với Chúa nhờ lắng nghe và đón nhận Lời Chúa. Ngoài ra, cần có sự gặp gỡ cá nhân, lắng nghe và đồng hành.
  2. Khi trình bày các mầu nhiệm Kitô giáo, giáo lý viên cần vận dụng ngôn ngữ cụ thể và sống động, sử dụng nghệ thuật để diễn tả vẻ đẹp tình thương cứu độ của Thiên Chúa.
  3. Khi dạy giáo lý phải tập cho các học viên giáo lý tham gia phụng vụ và có được những thói quen đạo đức trong đời sống hằng ngày; quan tâm đến các vấn đề xã hội và tham gia các hoạt động xã hội nhằm xây dựng thiện ích chung theo Tin Mừng.
  4. Việc giáo dục đức tin là trách nhiệm của cộng đoàn Dân Chúa, cần có sự thống nhất đường lối, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần Dân Chúa (giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân), giữa giáo phận, giáo xứ và gia đình.
  5. Để các nỗ lực trên đạt hiệu quả, các tham dự viên ao ước có được những định hướng chung hay Sách Giáo lý chung.
Trong niềm vui, các tham dự viên trở về các giáo phận, với ước muốn chia sẻ hoa trái thu lượm được từ cuộc họp mặt và cộng tác với các giáo lý viên khác để hoạt động giảng dạy giáo lý thực sự được canh tân theo hướng truyền giáo, góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin.
                                                                                                            Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Huế
           Lễ thánh Piô X, ngày 21 tháng 8 năm 2014
                                                                                                                            (Đã ký)
                                                                                                                       Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền  
          Đồng thuận                                                                                                       Trưởng ban
(Đã ký)
Giám mục Giuse Nguyễn Năng

Chủ tịch

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét: