Bài 25: SỐNG HIỆP NHẤT
I.
Ổn Định
II.
Dẫn vào
bài
Trò chơi: Bẻ đũa: bẻ 1 bó- bẻ từng
cây
Trò chơi đó là Chuyện ngụ ngôn thời
xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “ĐOÀN KẾT THÌ
SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”, cụ đưa cho các con một bó đủa đã cột lại làm một và
bảo các con bẻ thử, mấy người con cố gắng cũng không thể nào bẻ gẫy bó đũa… Cụ
liền bảo hãy tháo bó đũa ra và bẻ từng cái và thế là bó đũa bị bẻ gẫy dễ dàng. Câu
chuyện cũng dạy chúng ta bài học “HIỆP NHẤT”: “ĐOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ
CHẾT”.
III.
Công Bố
Tin Mừng
Đoàn kết rất quan trọng, rất nhiều lần
Chúa đã biểu lộ ước nguyện thiết lập một Giáo hội duy nhất. Chúa đã giảng về một
đoàn chiên duy nhất và một chủ chăn duy nhất. Chúa tuyên bố một nước chia rẽ
không thể đứng vững. Và trước
khi bước vào cuộc khổ nạn, Đức Giê-su đã tha thiết dâng lên Chúa Cha những lời
cầu nguyện cho Hội thánh được hiệp nhất, điều này đã được thánh Gioan ghi lại
trong chương 17, 20-23 của Tin Mừng:
Đoạn TM nói cho
chúng ta điều gì?
Ai có thể kể lại cho cả lớp nghe đoạn TM chúng ta vừa nghe ?
Mối
quan tâm sâu sắc của Chúa Kitô về sự hiệp nhất được biểu hiện rõ : Lạy Cha chí
thánh, xin gìn giữ chúng trong danh Cha, danh mà Cha đã ban cho Con, để họ nên
một như Chúng Ta… Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho
những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, lạy Cha, như Cha ở trong
Con và Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong Chúng Ta.
IV.
Nội Dung
Giáo Lý
1.
Tại sao
chúng ta phải sống hiệp nhất?
Các em thân
mến, trong mỗi gia đình chúng ta có cha có mẹ, có anh chị em và đôi khi có cả
ông bà nữa và các thành viên trong gia đình luôn gắn kết với nhau, yêu thương
nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Trong giáo xứ
chúng ta có cha xứ, có các soeurs, các đoàn thể,có người lớn trẻ nhỏ, có
nam có nữ… Các thành viên trong giáo xứ cũng liên kết với nhau; cùng tham dự
thánh lễ, cùng xây dựng giáo xứ mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Trong
Giáo hội toàn cầu cũng vậy, trên hết có Đức Giáo Hoàng, liên kết với Ngài có
các Giám mục và toàn thể dân Chúa.Tuy mỗi người có phận vụ khác nhau nhưng cùng
liên kết làm một trong thân thể Đức Kitô, cùng một đức tin, cùng một phép rửa.
Ngay từ khi thiết lập Giáo hội, Chúa Kitô đã muốn mỗi người có phận vụ riêng
của mình trong Hội thánh nhưng vẫn liên
kết trong cùng một thân cây nho là Chúa Kitô. Vì:
Trước hết chúng
ta cùng hiệp thông với nhau trong cùng
một đức tin vào Chúa Kitô, cùng chịu
một phép rửa nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa. Mà Hiệp nhất là đặc
tính của Giáo hội Chúa Kitô. Đặc tính này tạo nên một phần trong mầu nhiệm Giáo
hội. Chúa Kitô đã thiết lập một, chứ không phải nhiều Giáo hội. Đó là Giáo hội
của Chúa Kitô - mà trong kinh Tin Kính - chúng ta tuyên xưng là duy nhất, thánh
thiện, công giáo, và tông truyền.
Chúng ta còn
hiệp nhất với nhau trong yêu thương nhau vì chúng ta cùng được Chúa Kitô yêu
thương đã chịu chết vì chúng ta để cứu độ chúng ta.
2.
Chúng ta sống hiệp nhất như thế nào?
Câu chuyện “Tháp Babel” (KN. 11, 1-9…) . Từ đó con người
chia rẽ nhau “Không còn nói cùng một thứ tiếng” nữa… và cũng từ đó chiến tranh
luôn xảy ra trên thế giới chúng ta, nhân loại không còn là một gia đình yên
vui, êm ấm, thuận hòa.
Chúa Giêsu đã thiết tha cầu nguyện
cho sự “HIỆP NHẤT”: “XIN CHO TẤT CẢ NÊN MỘT NHƯ CHA Ở TRONG CON VÀ
CON Ở TRONG CHA” (Gioan. 17, 21-23).
Mỗi ngày
khi tham dự thánh lễ cũng như tham dự các cử hành của Hội thánh chúng ta liên
kết với nhau để cùng dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng, ngợi khen cảm tạ và xin
ơn lành qua các Bí tích, và các ơn lành chúng ta lãnh nhận được thông qua Hội
thánh. Bên cạnh đó, chúng ta còn liên kết với
nhau khi cùng chia sẻ của cải vật chất cho những người thiếu thốn xung quanh,
sống tương thân tương ái đùm bọc nhau đối với những người trong giáo xứ, những
người cùng đạo mà cả những người khác dù họ là ai.
Như
vậy, khi chúng ta đối xử tốt với nhau là chúng ta đang liên kết với chính Chúa Kitô là Đấng yêu thương hết mọi
người.
V.
Tầm Quan
Trọng
Trò
chơi: Ghép Lời Chúa.
Giáo hội Chúa được sánh ví như một
“Thân Thể Mầu Nhiệm”. (Rm 12,4…) Chúa Giêsu là Đầu và chúng ta là các Chi Thể.
Tất cả đều sống tùy thuộc vào nhau, chia sẽ cùng một giòng máu yêu thương, cùng
một tinh thần là sức sống trong Chúa Thánh Thần. Trong Lễ Thánh Thể, chúng ta
cũng được chia sẻ cùng một “Tấm Bánh” (hiệp nhất do muôn ngàn lúa
miến), cùng một “Chén Rượu” (hiệp nhất do trăm ngàn trái
nho). Trước đó chúng ta đã tuyên xưng cùng một “Đức Tin”, cùng
một “Phép Rửa”, và cùng cầu nguyện chung kinh “Lạy Cha
chúng con… ” rồi cùng chia sẻ dấu hiệu của sự “Hiệp Nhất” yêu
thương bằng những cử chỉ chân thành ‘chúc bình an’ cho nhau. Bởi vì ở đâu có hai hay ba người
tụ họp nhau nhân danh Thầy - Chúa nói - thì Thầy ở đó giữa họ” (Mt 18,20)
"Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để
thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái
hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô. (Ga 3, 27-28)
Mô
hình tuyệt vời của sự hiệp nhất nên một là Chúa Ba Ngôi. Chính Thiên Chúa là mẫu
gương cao cả nhất của một tình yêu hy sinh, khiêm tốn, biết coi trọng người
khác và hòa hợp nên một. Điều quan trong nhất là hãy học yêu thương nhau như Đức
Kitô đã yêu thương chúng ta. Chúa Giê-su muốn rằng
sự hiệp thông giữa những người con cái Chúa phải bền chặt như sự hiệp thông giữa
ba Ngôi. Thế nên, trước khi lìa xa các môn đệ, Ngài thành khẩn cầu xin
cùng Chúa Cha: "Lạy Cha, xin cho họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha".(Ga 17, 21)
Chúa Giêsu đã lấy hình ảnh “Cây Nho”
để mời gọi mọi người hãy liên kết chặt chẽ với Chúa và với nhau: “Thầy là Cây Nho chúng con là ngành nho,
ngành nào “Hiệp Nhất”cùng cây sẽ sinh hoa kết quả, ngành nào lìa
cây sẽ khô héo đi…” ( Gn 15,5).
Tiếp
nối sứ mạng Chúa trao phó, thánh Phao-lô cũng luôn kêu gọi mọi người hãy sống
hiệp nhất, như trong những lời khuyên nhủ: tín hữu Êphêsô Ep 4,3-6
Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng
cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. Noi gương thánh Phaolo chúng ta đứng lên
cùng cầu nguyện cho sự hiệp nhất
VI.
CẦU NGUYỆN KẾT THÚC
Lạy
Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa đã ban cho chúng con giờ học giáo lý này. Xin
Chúa giúp chúng con biết xây dựng sự hiệp nhất giữa chúng con bằng đời sống cầu
nguyện và những hy sinh bé nhỏ, cùng những việc bác ái cụ thể trong đời sống
chúng con, để ý Chúa được thể hiện để góp phần xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo
hội như Chúa đã hiệp nhất trong Ba Ngôi Thiên Chúa cùng với Chúa Cha và Chúa
Thánh Thần. Chúng con cầu xinnhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con. Amen.
Hát: BÀI CA HIỆP
NHẤT
ĐK : Xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa.
Xin
hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha.
Xin
giải thoát chúng con xa điều bất hòa chia rẽ.
Xin kết liên
muôn người trong tình mến Chúa Cha muôn đời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét