Nguyên
Tắc Của Huấn Giáo
-
Huấn giáo
phải đảm nhiệm sứ mệnh truyền thông Lời Chúa cách trung thành, cho mọi hạng
người đã tin.
-
Phương
pháp dạy giáo lý
-
Sự đa dạng của các phương pháp
-
Sáu
phương pháp huấn giáo
-
Sáu
phương pháp huấn giáo
Nguyên
Tắc Dạy Giáo Lý
Sự Đa
Dạng Của Các Phương Pháp
Trong việc giảng dạy đức tin, Hội Thánh không bắt
buộc một phương pháp nào duy nhất nhưng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau, miễn là chúng phù hợp với đường lối sư phạm của Thiên Chúa.
Sáu
Phương Pháp Huấn Giáo
Cụ thể: Là dễ tưởng tượng, dễ hình dung,
hiểu được ngay vì nó đánh động vào giác quan.
- Dùng từ
ngữ và kiểu nói dễ hiểu.
- Để cụ thể hóa bài giáo lý, ngoài ngữ ảnh vừa
nói, có thể dùng thể ảnh, có hai loại thể ảnh: ảnh tài liệu và ảnh gợi ý.
- Phương pháp tốt nhất để làm cho bài giáo lý
trở nên cụ thể là dùng lối kể chuyện.
Chủ động: Là tạo
điều kiện cho các học viên tích cực tham gia vào việc khám phá và đồng hóa chân
lý.
- Có hai
cách làm cho lớp giáo lý trở nên sinh động: đối thoại và sinh hoạt.
- Trong bài giáo lý cần đặt hệ thống câu hỏi
giúp các em suy nghĩ. Do đó câu hỏi phải có tính gợi ý và tiệm tiến.
- Qua câu
hỏi gợi ý, giáo lý viên “lái” sự suy nghĩ và câu trả lời của các em vào vấn đề
chính.
Tiệm tiến: Trong
chương trình: mỗi tuổi có những vấn đề riêng, có mức độ hiểu biết và nhu cầu
tâm lý khác nhau, do đó phải có chương trình giáo lý riêng cho mỗi lứa tuổi.
- Phải
dạy những gì mà lứa tuổi đó không thể không biết và chỉ dạy những gì mà lứa
tuổi có thể hiểu được.
- Giáo lý
là công cuộc dài hạn phải tiếp tục suốt đời người tín hữu.
Kinh nghiệm con người trong huấn
giáo
Việc dạy giáo lý phải giúp
học viên trở nên ý thức hơn về những cảm nghiệm của họ và lượng giá chúng dựa
theo ánh sáng giáo huấn của Hôi Thánh, để sống một đời sống có trách nhiệm
trước mặt Thiên Chúa.
Vai
trò của Huynh Trưởng và Giáo Lý Viên
Kinh nghiệm đức tin giúp cho
người ta hiểu được các giáo thuyết. Giáo lý viên có nhiệm vụ giúp học viên
thông qua kinh nghiệm sống hằng ngày có được nhãn quan của Tin Mừng và giáo
huấn Hội Thánh. Chỉ khi đó việc dạy giáo lý mới đưa đến một đời sống Kitô sâu xa
hơn.
Sự
Tham Gia Tích Cực Của Học Viên
Để việc dạy giáo lý đạt được
mục đích cao quý tối hậu, là sự hiểu biết và lòng yêu mến Thiên Chúa sâu đậm,
thì người thụ huấn cũng được mời gọi và nỗ lực đáp trả tình yêu Thiên Chúa dành
cho họ một cách tích cực, linh động.
Huynh Trưởng – Giáo Lý Viên
nên nghĩ ra các hình thức như: những chiến dịch thi đua, những trò chơi chuyển
tải nội dung bài giáo lý Thánh Kinh để các em tích cực tham gia. Trên hết và
quan trọng hơn cả là tập cho các em siêng năng cầu nguyện, tích cực tham dự các
việc phụng tự chung, tham dự các Bí Tích, và nỗ lực sống bác ái.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét