Trong sa mạc của Thiếu Nhi Thánh Thể, hình ảnh cột lửa soi đường cho dân Chúa được tái hiện trong đêm Lửa Trại, còn được gọi là Lửa Thiêng Thánh Thể
I. Nguồn gốc của Lửa
Từ thời thượng cổ, lửa giúp :
- Xua đuổi thú dữ, tà ma
- Chia nhau mồi săn được
- Trao đổi kinh nghiệm
- Tạo khung cảnh ấm cúng thoải mái
II. Lợi ích của Lửa
- Bước khởi đầu của văn minh nhân loại
- Mang đến ánh sáng, sự ấm áp, gần gũi
III. Ý nghĩa lửa trong Kinh Thánh
- Lửa gợi lên sự hiện diện của Thiên Chúa
- Lửa biểu tượng hình ảnh Thiên Chúa thanh luyện
- Lửa chỉ quyền năng Thiên Chúa
IV. Mục đích Lửa Thiêng Thánh Thể
Lửa Thiêng Thánh Thể là thực hành giáo dục của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể về cả phương diện siêu nhiên và tự nhiên :
- Hoạt động cần thiết trong sinh hoạt, cuộc trại, sa mạc
- Tạo tình huynh đệ, hiệp nhất, cảm thông, hoạt bát, tháo vát, nhập cuộc
- Giúp phát triển khả năng ca vũ, nhạc kịch
- Hướng cộng đồng về tha nhân và Thượng đế
V. Yêu cầu Lửa Thiêng Thánh Thể
- Lời Chúa là nền tảng trong hoạt động tông đồ, vì thế trong đêm lửa thiêng Lời Chúa được cụ thể hóa, hình tượng hóa qua các tiết mục văn nghệ…
- Sống động, vui tươi
- Làm nổi bật chủ đề trại, ghi lại ấn tượng
- Lửa thiêng Thánh Thể là hoạt động cao điểm của ý lực sống ngày sa mạc huấn luyện, hay sa mạc vui chơi.
VI. Tổ chức Đêm Lửa Thiêng Thánh Thể
1. Vị trí Lửa Thiêng Thánh Thể
- Hướng gió
- Quan khách
- Trại sinh
2. Phân công
a. Quản lửa
– Chuẩn bị củi, lửa, vị trí vòng lửa
– Gọi lửa
– Đặc quyền săn sóc ngọn lửa theo các tiết mục
b. Quản ca
– Bắt hát phù hợp các tiết mục văn nghệ
– Gây bầu khí bằng các bài hát khen, tán thưởng
c. Quản trò, linh hồn của Lửa thiêng :
– Điều kiển và chịu trách nhiệm toàn bộ buổi lửa thiêng
– Hướng dẫn chương trình, nối kết các tiết mục văn nghệ
– Toàn quyền quyết định, xử lý các tình huống, sự cố có thể xảy ra
3. Khai mạc Lửa Thiêng Thánh Thể
- Ban lửa hát gọi lửa để mời từng đơn vị đến Lửa Thiêng Thánh Thể
- Tiến hành nghi thức gọi lửa
- Quản trò mời Trại Trưởng (người đáng kính nhất) nêu ý nghĩa lửa thiêng Thánh Thể, châm lửa
- Lửa bừng lên, mọi người reo hò và nắm tay nhau nhảy múa chào lửa
4. Chương trình văn nghệ
- Sắp xếp tiết mục hợp lý
- Từ thấp lên cao, nhẹ nhàng đến sôi động
- Các tiết mục tạo suy nghĩ, ấn tượng để sau cùng
5. Bế mạc Lửa Thiêng Thánh Thể
- Sau các tiết mục, Quản trò mời Trại trưởng (Cha linh hướng) tuyên bố, nhận xét, phát biểu bế mạc, cám ơn quan khách
- Trại trưởng (Cha linh hướng) nêu ý nghĩa “Mang lửa về tim”, đọc kinh tối, ban phép lành. Giây phút này có thể làm giờ cầu nguyện nhẹ nhàng
- Hát bài tàn lửa nhiều lần và chậm dần
- Lần lượt từng đơn vị rời khỏi khu vực lửa trong thinh lặng và trật tự
Biên soạn : Maria Bích Mai
0 nhận xét:
Đăng nhận xét