I. NHẬN XÉT
1. Nhớ lại những lần Chúa khích lệ các tông đồ.
2. Benjamin West kể chuyện ông đã trở thành danh hoạ như thế nào: “ Một ngày kia, ông định vẽ hình em gái Sally, nhưng đã làm dơ bẩn cả bếp. Khi mẹ về, không những là không la mắng mà còn thưởng cho ông một cái hôn. Cái hôn của bà mẹ đã khiến ông trở thành họa sĩ.”
3. Bản tính con người, theo William James, là mong mỏi, tán đồng và khen thưởng. Người được khen thưởng sẽ cố làm nhiều hơn nữa để chiều lòng.
II. Ý NIỆM VỀ KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng và sửa phạt phải nằm trong mục đích để giáo dục, không gây thù hận hay bè phái.
2. Khen thưởng để khích lệ, nâng cao tinh thần cố gắng. Sửa phạt để duy trì kỷ luật trong đoàn thể.
3. Điều hoà thưởng phạt để làm cho đoàn thể thăng tiến trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương.
2. Khen thưởng để khích lệ, nâng cao tinh thần cố gắng. Sửa phạt để duy trì kỷ luật trong đoàn thể.
3. Điều hoà thưởng phạt để làm cho đoàn thể thăng tiến trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương.
III. ĐỨC TÍNH CẦN CÓ
1. Quan sát
2. Công bằng
3. Đại lượng
1. Quan sát
2. Công bằng
3. Đại lượng
IV. NGUYÊN TẮC KHEN THƯỞNG
1. Phần thưởng không quan trọng, quan trọng là cách khen thưởng.
2. Nên khen thành tích, những gì các em đã làm được như những việc giúp đỡ trong nhà, những hành động giúp ích, sự thật thà ngay thẳng, các đức tính tốt,… trẻ sẽ cố gắng thêm. Không nên khen về nhân cách, tính tình.
3. Khen những gì các em có trách nhiệm hơn là khen những gì ngoài tầm tay hoạt động của các em.
4. Lời khen quan trọng nhất là nơi những người có quan hệ với các em: cha mẹ, thầy cô, huynh trưởng. Khen thưởng nhiều giúp trẻ em thắng lướt tính nhút nhát và phát triển tính tự lập. Ngoài ra sự khen thưởng còn phát triển tinh thần cộng tác.
5. Khen thưởng phải chân thành, không khách sáo hay phóng đại. Trẻ em thông minh hiểu khi nào ta chân thành mà không nịnh bợ.
6. Khen thưởng những điều các em làm vì sáng kiến riêng và có giá trị. Cách khen thưởng đó giúp các em phát triển thêm nhiều sáng kiến trong tương lai.
7. Khen thưởng càng sớm càng tốt, đừng để lâu quá sẽ thành vô nghĩa, các em không kiên nhẫn như ta.
1. Phần thưởng không quan trọng, quan trọng là cách khen thưởng.
2. Nên khen thành tích, những gì các em đã làm được như những việc giúp đỡ trong nhà, những hành động giúp ích, sự thật thà ngay thẳng, các đức tính tốt,… trẻ sẽ cố gắng thêm. Không nên khen về nhân cách, tính tình.
3. Khen những gì các em có trách nhiệm hơn là khen những gì ngoài tầm tay hoạt động của các em.
4. Lời khen quan trọng nhất là nơi những người có quan hệ với các em: cha mẹ, thầy cô, huynh trưởng. Khen thưởng nhiều giúp trẻ em thắng lướt tính nhút nhát và phát triển tính tự lập. Ngoài ra sự khen thưởng còn phát triển tinh thần cộng tác.
5. Khen thưởng phải chân thành, không khách sáo hay phóng đại. Trẻ em thông minh hiểu khi nào ta chân thành mà không nịnh bợ.
6. Khen thưởng những điều các em làm vì sáng kiến riêng và có giá trị. Cách khen thưởng đó giúp các em phát triển thêm nhiều sáng kiến trong tương lai.
7. Khen thưởng càng sớm càng tốt, đừng để lâu quá sẽ thành vô nghĩa, các em không kiên nhẫn như ta.
V. NGUYÊN TẮC SỬA PHẠT
Người Huynh Trưởng phải nhận biết rằng hình phạt là một phương cách giúp cho các em sống xứng đáng hơn, hiểu biết lỗi lầm của mình để tự sửa đổi, và cũng để cho các em kém kỷ luật lấy đó làm gương.
1. Đừng bao giờ vơ đũa cả nắm.
2. Không bao giờ ỷ vào quyền hạn và chức vụ của mình.
3. Không lẩn tránh trách nhiệm bởi hình phạt mình đưa ra.
4. Không dùng hình phạt như sự trả thù cá nhân.
5. Không áp dụng hình phạt bởi sự hấp tấp thiếu đắn đo suy nghĩ, thiếu nhận xét và phán đoán.
Người Huynh Trưởng phải nhận biết rằng hình phạt là một phương cách giúp cho các em sống xứng đáng hơn, hiểu biết lỗi lầm của mình để tự sửa đổi, và cũng để cho các em kém kỷ luật lấy đó làm gương.
1. Đừng bao giờ vơ đũa cả nắm.
2. Không bao giờ ỷ vào quyền hạn và chức vụ của mình.
3. Không lẩn tránh trách nhiệm bởi hình phạt mình đưa ra.
4. Không dùng hình phạt như sự trả thù cá nhân.
5. Không áp dụng hình phạt bởi sự hấp tấp thiếu đắn đo suy nghĩ, thiếu nhận xét và phán đoán.
A. Trước Khi Phạt
Trưởng phải nhận biết và hiểu rõ:
1. Luật có phải do tự mình đưa ra không?
2. Luật có được giải thích rõ ràng không?
3. Có phải người có trách nhiệm hiểu luật một đàng nhưng lại áp dụng một nẻo không?
4. Người phạm luật có vì cố ý hay vô tình không?
5. Các em có đủ điều kiện để thi hành không? Nếu không thì phần trách nhiệm thuộc về ai?
6. “Vô tội nhưng hữu trách”. Nguyên nhân nào làm các em phạm luật?
Trưởng phải nhận biết và hiểu rõ:
1. Luật có phải do tự mình đưa ra không?
2. Luật có được giải thích rõ ràng không?
3. Có phải người có trách nhiệm hiểu luật một đàng nhưng lại áp dụng một nẻo không?
4. Người phạm luật có vì cố ý hay vô tình không?
5. Các em có đủ điều kiện để thi hành không? Nếu không thì phần trách nhiệm thuộc về ai?
6. “Vô tội nhưng hữu trách”. Nguyên nhân nào làm các em phạm luật?
B. Trong Khi Phạt
1. Trưởng phải hiểu rằng sửa phạt là vì lợi ích chung, bất đắc dĩ mới áp dụng hình phạt.
2. Phải để cho người có lỗi tự biện hộ cho hành động của mình.
3. Cân nhắc kỹ lưỡng hình phạt cho xứng đáng, không vượt quá khả năng người bị phạt
4. Giải thích rõ để các em nhận biết mình có lỗi và đáng bị phạt.
5. Tôn trọng quyền hạn của người khác nếu người bị phạt không thuộc phạm vi của mình.
6. Không tăng thêm hay giảm bớt hình phạt.
7. Không để các em biến hình phạt thành một trò đùa hay mục tiêu chế diễu bêu xấu các em khác.
1. Trưởng phải hiểu rằng sửa phạt là vì lợi ích chung, bất đắc dĩ mới áp dụng hình phạt.
2. Phải để cho người có lỗi tự biện hộ cho hành động của mình.
3. Cân nhắc kỹ lưỡng hình phạt cho xứng đáng, không vượt quá khả năng người bị phạt
4. Giải thích rõ để các em nhận biết mình có lỗi và đáng bị phạt.
5. Tôn trọng quyền hạn của người khác nếu người bị phạt không thuộc phạm vi của mình.
6. Không tăng thêm hay giảm bớt hình phạt.
7. Không để các em biến hình phạt thành một trò đùa hay mục tiêu chế diễu bêu xấu các em khác.
C. Sau Khi Phạt
1. Tuyệt đối không nhắc lại lỗi lầm tránh làm cho các em có mặc cảm với chính mình
2. Không nên hoài nghi các em sẽ tiếp tục vi phạm nữa.
1. Tuyệt đối không nhắc lại lỗi lầm tránh làm cho các em có mặc cảm với chính mình
2. Không nên hoài nghi các em sẽ tiếp tục vi phạm nữa.
VI. LƯU Ý
Huynh Trưởng là nhà giáo dục
1. Khi cần phạt thì phải phạt để duy trì kỷ luật, có thể biến hình phạt thành sự khích lệ, sửa đổi.
2. Nên áp dụng theo phương pháp hàng đội để khuyến khích tinh thần đồng đội.
3. Tránh lầm lẫn cho rằng muốn lấy lòng các em thì không nên phạt.
4. Tránh gieo ác cảm trong lòng các em.
Huynh Trưởng là nhà giáo dục
1. Khi cần phạt thì phải phạt để duy trì kỷ luật, có thể biến hình phạt thành sự khích lệ, sửa đổi.
2. Nên áp dụng theo phương pháp hàng đội để khuyến khích tinh thần đồng đội.
3. Tránh lầm lẫn cho rằng muốn lấy lòng các em thì không nên phạt.
4. Tránh gieo ác cảm trong lòng các em.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét