1. Phần chia công tác :
- Ban sinh hoạt:
- Âm thanh:- Ban Ẩm thực:
- Chụp hình:
- Y Tế:
2.Chuẩn bị:
- Mỗi chị em có công tác xin vui lòng tự chuẩn bị chu đáo.
- Mỗi tổ mang theo bút màu, kéo, hồ, giấy và đồ dùng cá nhân
- Các chị em khác không có công tác chính, xin vui lòng cộng tác với các chị em có công tác để công việc được thực hiện cách tốt hơn và mau lệ hơn.
3. Nội dung trò chơi
- Hướng ý đầu ngày
– Chủ đề buổi trại : HÂN HOAN PHỤNG SỰ CHÚA (Trưởng trại)
Chào các bạn. các bạn là những người con của Cha Thánh Đaminh, hôm nay các bạn từ muôn nơi về đây để cùng nhau chia sẻ vui buồn của cuộc đời dâng hiến. Vâng, Đời dâng hiến chúng ta đi luôn là con đường đầy những niềm vui, những thăng trầm và có khi có cả bão tố nữa. Nhưng ai nắm chắc linh đạo của đời dâng hiến ấy thì tin chắc là sẽ vượt qua một cách dễ dàng!
Các bạn là những tu sĩ Đaminh, tôi tin chắc các bạn có rõ linh đạo của dòng mình là gì rồi. Vậy hôm nay, chúng ta cùng nhau đi lại từng chặn đường linh đạo trong yêu thương và tâm tình
HÂN HOAN PHỤNG SỰ CHÚA
-Hát bài ca chủ lực toàn trại:
“ĐOÀN TA CẤT BƯỚC THEO CHÚA ĐI VÀO ĐỜI..”
– Giới thiệu ban sinh hoạt trại hôm nay.
4. Nêu nội qui trại (Trưởng trực)
– Nhanh nhẹn khi nghe hiệu lệnh
– Sạch sẽ, gọn gàng.
– Không ra khỏi đất trại khi không có phép của Trại Trưởng
5. Hiệu lệnh: (Trưởng trực)
– Chuẩn bị: .. .. .. ..
– Tập trung toàn trại : _ _. _ _.
– Tập trung tổ trưởng: ._ ._ ._
6. Tuyên bố trò chơi bắt đầu: Trưởng trại
Nào chúng ta cùng bước vào trò chơi lớn. Mời các tổ trưởng bước lên nhận mật thư khởi hành.
7. Trò chơi liên hoàn thi đua tổ :
– Mỗi tổ được trao cho một màu khăn khác nhau. Buột phải đeo khăn lên vai trong suốt buổi trại.
– Luật chơi: Tất cả Tổ chơi hoàn tất trò chơi trước mới bắt đầu trò chơi sau. Cứ thế cho các trò chơi sau.
- Trò chơi 1: Vượt chướng ngại vật
Một sợi dây căng ngang cách vạch xuất phát 1m50, cao khảng 0,6 m nhảy qua, 1 vỏ bánh xe hon da treo cao để người chui qua, 1 sợi dây căng ngang cách bánh xe 1m cao 0,2m để trườn qua.
- Trò chơi 2: Đãi cát tìm vàng
Đứng trước vạch xuất phát chờ cho tới khi tất cả tổ cùng chơi xong trò chơi thứ 1 đến chỗ mình đầy đủ, người thứ nhất ở trò chơi thứ 2 mới bắt đầu chạy khoảng 3m tới nồi có chứa táo và bột năng. Táo ít, bột năng nhiều chộn đều. Thành viên tới nồi, cúi xuống, hai tay để sau lưng, dùng miệng ngậm thìa cà phê , múc táo trong nồi. Phải múc được 3 quả mới chạy đứng lên, bước qua một bên cho người thứ hai tiến lên.
- Trò chơi 3: Mạng nhện
Tổ nào thắng trước ở hai trò chơi trên thì chui qua lưới nhện trước.
- Một màng nhện được căng trước cổng trại. Trên màng nhện có nhiều ô, mỗi ô to sao cho đủ 1 người chui qua.
- Tất cả phải buộc chui qua mang nhện này, Tổ nào thắng cuộc trong trò chơi trước sẽ chui qua trước
- Khi chui qua, người sau không chui qua ô của người trước đã chui qua. Những ô cao, tùy cách ứng biến làm sao cho khi chui không được đụng dây.
- Nếu đụng giây, buộc phải chui lại.
8. Vào cổng trại: Khi nào tổ trình diện đầy đủ, cấp thẻ thông hành và bạt lều để dựng trại
9. Dựng trại: Thời gian dựng lều 15 phút, trong thời gian này, tổ phải dựng xong lều, chọn cho tổ bài hát chủ lực tổ, tên tổ (Tên Thánh Dòng), chọn quản ca cho tổ. Dựng lều xong phải hát bài hát chủ lực của tổ và trình diện ban tổ chức để nhận mật thư 1.
10. Trò chơi lớn
a. Trạm Cartarina (Cộng đoàn)
-Ý nghĩa : Đời sống cộng đoàn thường gây nên những vấn đề khó khăn cho người tu sĩ. Tuy nhiên chính Thánh Đa Minh đã chọn đời sống cộng đoàn là một trong những phương thế chính để đạt được mục đích của Dòng. Người đã xin anh chị em đoan hứa sống chung và vâng phục. Vì thế, là một người Đa Minh, chúng ta dù sống ở đâu, một mình hay với nhiều người, cũng không thể bỏ qua cộng đoàn tính. Đó là một trong những căn tính của người Đa Minh. Đời sống cộng đoàn của chúng ta thế nào, nó thể hiện được đời sống nội tâm cũng như sự thăng tiến của chúng ta như thế đó. Đôi khi cộng đoàn tính nó cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển những khả năng cá nhân. Tuy nhiên không phải vì lẽ đó mà chúng ta làm mất đi tính cộng đoàn trong đời sống tu trì của mình.
– Chuẩn bị : Trạm này có thể cho ăn uống nhẹ: táo + 10 đôi đũa
– Điều kiện trình diện:
- Trên đường đi, cứ hai người buột chân vào nhau mà đi. Đi không kêu ca la ó. (2 đ)
- Đọc mật thư đã dịch. (3 đ) Buộc chân hai người một đến với Cartarina
- Trả lời các câu hỏi về thân thế Cartarina: (3 đ)
Ví dụ: Các ngươi có phải là tu sĩ Đaminh không? Có biết Cartarina là gì không? Hãy cho Ta biết:
- Mẹ Cartarina tên là gì? (…)
- Gia đình Cartarina có bao nhiêu anh chị em? (…)
- Người ta thường ví Cartarina là gì? (Thân bồ liễu trí trượng phu)
Phạt:
- Nếu trả lời sai 1 câu sẽ bị phạt toàn đội bò vòng quanh khu vực trạm của Cartarina 1 vòng (trừ 1 đ/1 lần)
– Điều kiện nhận thư : Đúng là các ngươi là tu sĩ Đaminh, vậy hãy tỏ hiện tinh thần hiệp nhất yêu thương của các người. (2 đ)
- Vậy hãy cùng nhau xây dựng toàn nhà (phải có mái), 1 người nói nêu lên ý tưởng hiệp nhất
- Vậy hãy cùng nhau xây dựng 1 biểu tượng hiệp nhất, 1 người giải thích biểu tượng
- Vì thấy các ngươi yêu thương nhau quá nên ta sẽ thưởng cho các ngươi: đồ ăn để dưỡng sức. Nhưng những người thương nhau thường hay gắp cho nhau chứ không gắp cho mình. Vậy các ngươi hãy gắp những quả táonày cho người đối diện mình.
– Nhận mật thư 2
b. Trạm Đaminh (Cầu nguyện)
– Ý nghĩa : Con người cần thức ăn để sống, đời sống tâm linh của mỗi con người cũng cần một đời sống cầu nguyện để được sống. cầu nguyện, không chỉ là một hành vi con người thưa chuyện với Chúa. Ở nơi thánh Đa Minh, cầu nguyện còn là việc nói về Chúa cho mọi người. bởi thế, cầu nguyện của người tu sĩ Đa Minh vừa là một hành động nói với Chúa vừa là một hành động nói về Chúa. sẽ là một con người ích kỷ nếu chúng ta chỉ nói với Chúa trong khi những người chung quanh đang cần chúng ta nói về Chúa cho họ. Đồng thời, cũng sẽ chỉ là một khía cạnh rất thiếu nếu chúng ta chỉ biết nói về Chúa cho người anh chị em mà quên đi việc chúng ta nói với Chúa. bởi nói với Chúa như là một nguồn lương thực để chúng ta có sức nói về Chúa.
– Chuẩn bị : Thánh giá, Phúc âm, máy hát, nhạc nhẹ, nến… tạo bầu không khí trang nghiêm.
– Điều kiện trình diện:
- Trên đường đi, vừa đi vừa hát bài hát tạ ơn. 2 đ
- Đọc mật thư đã dịch. (2đ) Vừa đi tìm thánh Đaminh vừa hát bài ca tạ ơn nhé.
- Là con cháu Cha Thánh Đaminh thì không giống lông cũng giống cánh. Vậy tuần tự mỗi người thể hiện một cách cầu nguyện của Cha Thánh và nói tên 9 cách cầu nguyện, không được trùng lấp. Khi cầu nguyện phải thành tâm. (3 đ)
- Phạt: cứ 1 người nêu sai cách cầu nguyện hay lập lại người khác, thì toàn tổ phải hát 1 bài thánh ca (trừ 0,5/1 lần)
– Điều kiện nhận thư :
Cha Thánh thường hay cầu nguyện lâu giờ trong nhà nguyện, nhiều khi quên ngủ. Vậy, chị em hãy làm giờ cầu nguyện trước nhan thánh Chúa. Cầu nguyện ít nhất 15 phút. Không đủ giờ phạt cầu nguyện lại, bởi chứng tỏ chưa thành khẩn và kính yêu Chúa hết lòng. (3đ)
– Nhận mật thư
c. Trạm Toma Aquino (Học hành)
– Ý nghĩa : Tuyên khấn trong Dòng Đa Minh, đương nhiên chúng ta tự nguyện trở thành một con người ham học hỏi. Truyền thống Dòng cho chúng ta biết điều đó. Và hẳn không ai trong chúng ta từ chối tinh thần đó. Học để biết, học để suy, học để loan truyền. Không học về Chúa, chúng ta sẽ chẳng biết gì về Chúa để chúng ta loan truyền lời Chúa. Không học về Chúa thì chúng ta sẽ chẳng biết gì về Chúa để mà chúng ta nói với Chúa. Khi không biết thì chúng ta không thể nói được, cũng như không có làm sao chúng ta cho. Tuy nhiên, cái học ngày nay quá nặng nề với chúng ta, đôi khi chúng ta học nhưng lại không biết chúng ta đang học cái gì và học để làm gì. Có lẽ chúng ta cũng ngộp trước cái học của ngày nay và đôi khi chúng ta không biết phải chọn lựa học cái gì. Với người Đa Minh, học không bao giờ lãng phí. Chúng ta học để sống ơn gọi cách sung mãn và chu toàn sứ mạng của Dòng cách tốt đẹp hơn. Mỗi người lãnh nhận một ân sủng để phục vụ và để làm phong phú ân sủng của Thiên Chúa.
– Điều kiện trình diện:
- Trên đường đi, Tất cả thành viên bịt mắt, trừ tổ trưởng đi sau cùng mở mắt hướng dẫn tổ tới nơi trình diện, nhưng không được nói. (3 đ ) (1 tiếng nói trừ 1 điểm). Vì cũng như, không học là mù, và chỉ có Đức Kitô là Thầy dạy tuyệt vời nhất. Ngài sẽ dẫn đường cho ta đi trong sự nhẹ nhàng và yên lặng.
- Đọc mật thư đã dịch. (2đ) Mọi người bịt mắt trừ tổ trưởng đi sau hướng dẫn tổ không dùng lời nói đến gặp Thánh Tôma
– Điều kiện nhận thư :
- Thánh Tôma Aquinô là người uyên thâm, học hỏi say mê. Các bạn là người tu sĩ Đaminh, con cháu nhà “Tiến Sĩ Thiên Thần” vậy chắc học nhiều lắm nhỉ. Năm nay là năm Thánh của Việt Nam, các bạn có biết? ( hỏi 3 hay 4 câu)(5 đ)
- Câu hỏi và trả lời bổ xung ở cuối trò chơi
– Nhận mật thư
d. Trạm Martino (Sứ Vụ)
– Ý nghĩa : Một yếu tố cuối cùng làm nên con người Đa Minh là tinh thần tông đồ bác ái. Một hình ảnh chúng ta hay nhắc đến là thánh Đa Minh đã bán sách để cứu những người nghèo. Khao khát của thánh Đa Minh là giúp đỡ những người nghèo, nghèo về vật chất và nghèo cả về tinh thần. Nhöõng con người đó, họ cần đến sự quan tâm và giúp đỡ cuûa mọi người. Ngày nay, những người nghèo về vật chất và nghèo về tinh thần luôn có sẵn ở bên chúng ta. là một người tu sĩ Đa Minh, đồng thời cũng là một hình ảnh hiện thân của Đức Ki-tô có lẽ nào chúng ta lại dửng dưng trước sự đói khát của những người nghèo ?
– Chuẩn bị : Thơm ướt muối ớt
– Điều kiện trình diện:
- Trên đường đi, vừa quỳ vừa giang tay. 3 đ
- Đọc mật thư đã dịch. (3đ) Quỳ gối giang tay tìm gặp Thánh Martinô xin chỉ việc làm
Thánh Martinô ta rất yêu thương các con vật. Vậy mà gần đây môi trường đã làm các con vật bị tiệt chủng. Các ngươi hãy tìm cho ta 10 con kiến, hay … con sâu… (Góp phần xây dựng môi trường) (4 đ)
Hay. Thánh Martinô rất thương người nhưng nay, sức yếu, tay mềm nên không thể tự phục vụ mình hướng chi phục vụ người. Vậy ta rất mong những người con cháu Thánh Martinô tiếp góp cha anh phục vụ người nghèo khổ. Tại tệ xá của ta hiện có những người nghèo đến tá túc, rất mong được phục vụ tận tình. Vậy các ngươi hãy mau mau ra tay nghĩa hiệp mà phục vụ họ.
– Điều kiện nhận thư :
Ta thấy các ngươi làm rất tốt, ta thưởng cho các ngươi phần thưởng xứng hợp với công sức các ngươi bỏ ra. Ta có 1 quả thơm nhưng không có sẵn dao, kéo. Vậy các ngươi hãy ăn sao không bằng tay, hay bằng chân. Chỉ được dùng miệng sao cho cả tổ ăn hết quả thơm này thì ta cho các ngươi Mật thư tiếp theo.
– Nhận mật thư 5 :
Lưu ý : (Trại trưởng + Trưởng trực điều động)
– Tổ đến trạm thứ tư thì nhận mật thư 5 đồng thời nhận luôn giấy rôki, bút, kéo, hồ, keo… để làm báo tường.
– Chủ đề báo tường là: “HÂN HOAN PHỤNG SỰ CHÚA”
– Nội dung: thơ,văn, truyện ngắn, ký sự… Tùy bút
e. Trạm Giaxitô (Lên đường)
- Ý nghĩa: Học hành, cầu nguyện, cộng đoàn hay sứ vụ tất cả là một cuộc lên đường trong hành trình dâng hiến. Trong từng mảng linh đạo cuûa Dòng, chúng ta bước đi với khát vọng dâng trào, vôùi yù thöùc ñöôïc sát tế liên lỉ cuøng vôùi Ñöùc Kitoâ. Ngay caû khi chúng ta không bước đi bằng đôi chân nhưng tâm hồn chúng ta đã thöïc söï leân ñöôøng rồi. Duø những bước đi cuûa chuùng ta coù khập khiễng chuùng ta cuõng ñang böôùc theo Ñöùc Kitoâ.
Chúng ta hãy cùng nhau diễn tả sự lên đường đó nhé. Qua tờ báo tường nhỏ bé, chúng ta sẽ vẽ những bước chân tinh thần và bước chân đời thường với tất cả tâm tình để dâng lên Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta dâng lên Người lời tạ ơn sâu sắc nhất.
– Chuẩn bị : Mỗi tổ 1 tờ báo tường với họa tiết là 1 bàn chân. 4 bàn chân khép lại thành những bước chân lên đường.
– Điều kiện trình diện:
- Y phục chỉnh tề,
- Đất trại sạch sẽ
– Điều kiện lên đường :
- Tổ hoàn tất tờ báo tường
- Một người đại diện tóm lược báo tường.
*Nghi thức Lên đường:
*Thứ tự đoàn rước
- Thánh Đaminh cầm thánh giá đi trước,
- Thánh Cartarina cầm nến và đi đầu tổ trình bày trước (tổ 1)
{Người cầm báo đi sau các Thánh và đi trước các tổ viên}
- Thánh Tôma cầm nến và dẫn đầu tổ 2
- Thánh Martinô cầm nến và dẫn đầu tổ 3
- Thánh Giaxitô cầm nến và dẫn đầu tổ 4
*Chương trình cầu nguyện
*Phát phần thưởng: (Trưởng trại điều động)
– Nhận đình đôi điều về ngày trại các tính nổi bật của từng tổ, có thể nêu vài sự kiện mang tính chất tốt và nêu gương cho mọi người học hỏi hay hài… (Có thể mời Dì đồng hành)
– Phát thưởng:
*Cám ơn: (Trưởng trại)
Thứ tự :
Tổ 1: Trạm Cartarina – Trạm Đaminh – Trạm Tôma Aquinô – Trạm Martinô
Tổ 2: Trạm Đaminh – Trạm Tôma Aquinô – Trạm Martinô – Trạm Cartarina
Tổ 3: Trạm Tôma Aquinô – Trạm Martinô – Trạm Cartarina – Trạm Đaminh
Tổ 4: Trạm Martinô – Trạm Cartarina – Trạm Đaminh – Trạm Tôma Aquinô
Cuối cùng là trạm Giaxitô
MẬT THƯ
1. Mật thư lên đường:
- Nội dung:
ĐƯỢC KHÔNG ĐI ĐƯỜNG LÊN NHƯ KHI TRƯỚC TIẾNG CÒI CÓ LỆNH PHÁT. XUẤT HÃY TRUNG TẬP VÀO MAU! TỔ.
- Chìa khóa: khởi hành từ “Zêrô” – lùi 1 tiến 4.
- Bản dịch: Không được lên đường trước khi có còi xuất phát, tập trung tổ mau
2. Mật thư đến Thánh Cartarina:
- Nội dung:
BUOFCHAANFOTJ – HFNGUOWIFAI – MOFDDEESNFOTJ – VOFWCARTARINAFIS
- Chìa khóa:
Tìm thằng đội Fó, chặt đầu chặt chân chói lại, đừng để chạy thoát
- Bản dịch: Buộc chân hai người một đến với Cartarina
3. Mật thư đến Thánh Đaminh:
- Nội dung:
Siêu vi vừa, Hà mã nhé, Kiến đen tìm, Hổ vành tạ, Vi khuẩn đi, Chó mực bài, Cá cơm thánh, Tê giác ơn, Ếch xanh Đaminh, Sói con ca, Bồ câu vừa, Mèo vàng hát.
- Chìa khóa: BÉ TRƯỚC, LỚN SAU.
- Bản dịch: Vừa đi tìm thánh Đaminh vừa hát bài ca tạ ơn nhé.
4. Mật thư đến Thánh Tôma Aquinô :
- Nội dung:
A M Z O K I V J I N T G LU P O B W Đ I A F Q B W I R T E J M M O A G W K T M S
G T O R C U H W A F E T Z O V O T RK T U R M U H O L W J N D G E R Q D Z D J I P S C A G U
V H S U L O M W N N O G A D W A Z A H N K X P T B O Z O R R
U K H H F O X O B N V G C D K U T N Q G O F M L Z O D W N I G F A N V O L I N S
Q D G D V E W E H N K S L G O A F W T P K J J T O H M A X N E H I S K T L O C O I M A A
- Chìa khóa:
“Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước, day day lại dừng.” (Chinh phụng ngâm)
- Bản dịch: Mọi người bịt mắt trừ tổ trưởng đi sau hướng dẫn tổ không dùng lời nói đến gặp Thánh Tôma
5. Mật thư đến Thánh Martinô:
- Nội dung:
Tìm tay giang gối quỳ
Mong gặp quý nhân giúp
Ta đến thánh đô nơi
Ơn thiêng ở Mar mong
Làm việc chỉ xin tinô
- Chìa khóa:
Việt Nam hình cong như chữ S
- Bản dịch: Quỳ gối giang tay tìm gặp Thánh Martinô xin chỉ việc làm.
6. Mật thư 5:
- Nội dung:
Tất cả đội mau *về khu vực trại thu
Dọn đồ đạc lều chõng ăn cháo thịt ăn
Thay cho cơm tối nay cho trưa sau đó
Nữa và mọi thành viên tổ lo làm sớm
Báo tường trình diện Thánh Gia Thịnh lúc 2giờ
- Chìa khóa:
Kiểm soát kỹ chiếc khăn quàng trước khi quàng vào cổ.
- Bản dịch: Về lều ăn cơm trưa và làm báo tường trình diện Thánh Gia Thịnh lúc 2 giờ.
THẺ THÔNG HÀNH
TỔ: ………………………………………………………………………………………
|
ĐỐ VUI TẠI TRẠM THÁNH TÔMA AQUINÔ
H. Trong Giáo Hội Công Giáo, Năm Thánh chủ yếu là năm Đức Thánh Cha dành riêng để làm gì?
T. Trong Giáo Hội Công Giáo, Năm Thánh chủ yếu là năm Đức Thánh Cha dành riêng để ban ân xá đặc biệt cho các tín hữu với những điều kiện đã quy định như xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
H. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mở Năm Thánh 2010 để làm gì?
T. Hội đồng Giám mục Việt Nam mở Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm, biến cố đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam.
H. Tin Mừng đến Việt Nam từ năm nào?
T. Năm 1533
H. Vị Thừa sai đến VN đầu tiên tên là gì? Và truyền đạo tại đâu?
T. Vị Thừa sai đến VN đầu tiên tên là I-nê-khu / truyền đạo tại hai làng Ninh Cường và Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
H. Để rao giảng Tin Mừng, các vị thừa sai đầu tiên đã làm gì?
T. Các vị thừa sai đã hòa mình vào xã hội và hòa nhập vào văn hóa gia đình Việt Nam, đặc biệt sáng tạo và hoàn thành chữ Quốc ngữ với sự cộng tác của một số người Việt trong tu hội Thầy giảng.
H. Các tín hữu đầu tiên đã cộng tác thế nào với các vị thừa sai trong công cuộc rao giảng Tin Mừng ?
T. Các tín hữu đầu tiên đã giúp các vị thừa sai học ngôn ngữ và làm quen với phong tục Việt Nam, để các ngài có thể giảng đạo bằng tiếng Việt Nam.
H. Các thầy giảng còn giúp các vị thừa sai điều gì?
T. Các thầy giảng còn giúp các vị thừa sai trong việc dạy giáo lý, điều hành, và duy trì các cộng đoàn Dân Chúa.
H. Ai là những chứng nhân đức tin đầu tiên Việt Nam tại Đàng Ngoài?
T. Tại Đàng Ngoài (miền Bắc) có anh Phanxicô, làm việc bác ái mà bị tra tấn và bị giết năm 1630.
H. Ai là những chứng nhân đức tin đầu tiên Việt Nam tại Đàng Trong?
T. Tại Đàng Trong (miền Nam), có thầy Anrê Phú Yên là học trò của cha Đắc Lộ, bị chém đầu ngày 26-7-1644.
H. Các tín hữu đầu tiên được đồng bào lương yêu thương gọi là gì?
T. Các tín hữu đầu tiên được đồng bào lương gọi là những người theo đạo Yêu nhau.
H. Toà Thánh đã thiết lập 2 giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam vào thời gian nào?
T. Toà Thánh đã thiết lập 2 giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam ngày 9.9.1659,
H. Tên của vị Giám quản tông toà Đàng Trong (miền Nam) là ai?
T: Tên của vị Giám quản tông toà Đàng Trong (miền Nam) là Đức Giám mục Lambert de la Motte
H. Tên của vị Giám quản tông toà Đàng Ngoài (miền Bắc) là ai?
T. Tên của vị Giám quản tông toà Đàng Ngoài (miền Bắc) là Đức Giám mục François Pallu.
H. Những linh mục đầu tiên người Việt Nam ở Đàng Trong là ai?
T. Đàng Trong có các linh mục Giuse Trang và Luca Bền.
H. Những linh mục đầu tiên người Việt Nam ở Đàng Ngoài là ai?
T. Đàng Ngoài có các linh mục Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ.
H. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại đâu?
T. Công đồng đầu tiên của Giáo Hội tại Việt Nam được tổ chức tại Phố Hiến (Hưng Yên) vào tháng 2 năm 1670 dưới quyền chủ toạ của Đức Giám mục Lambert de la Motte.
H. Nội dung của công đồng gồm những gì?
T. Công đồng đã đưa ra một chương trình hoạt động: chia giáo xứ, chọn thánh Giuse làm bổn mạng Giáo Hội tại Việt Nam và ấn định việc đào tạo chủng sinh qua tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.
H. Các Kitô hữu Việt Nam đã sống đức tin thế nào?
T. Các Kitô hữu Việt Nam đã kiên cường giữ vững đức tin; hằng trăm ngàn đã phải đổ máu đào để minh chứng cho đức tin của mình.
H. Vị Giáo Hoàng nào đã phong hiển thánh thánh cho 117 thánh tử đạo VN?
T. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988
H. Thầy giảng Anrê Phú Yên được tôn phong chân phước khi nào?
T. Thầy giảng Anrê Phú Yên được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 5 tháng 3 năm 2000.
H. Đức Giám mục tiên khởi người Việt Nam là ai?
T. Là Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Ngài được tấn phong Giám mục ngày 11.6.1933.
H. Hàng Giáo phẩm Việt Nam được ai thiết lập? năm nào?
T. Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được Đức Giáo Hoàng Gioan 23 thiết lập ngày 24.11.1960.
H. Việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm đánh đấu điều gì?
T. Đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam sau 4 thế kỷ đón nhận Tin Mừng.
H. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có bao nhiêu giáo phận?
T. Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo phận, họp thành 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
H. Chúng ta gia nhập Giáo Hội bằng cách nào?
T. Chúng ta gia nhập Giáo Hội nhờ lòng tin vào Đức Kitô và nhờ phép Rửa tội.
H. Chúa Kitô đã làm những gì để liên kết Giáo Hội vào sự sống của Ngài?
T. Chúa Kitô đã yêu thương và hiến mình cho Giáo Hội.
H. Chúa Thánh Thần xây dựng Giáo Hội bằng cách nào?
T. Chúa Thánh Thần xây dựng Giáo Hội bằng Lời Thiên Chúa và đức Ái của Tin Mừng.
H. Đâu là tâm điểm của đời sống thánh thiện?
T. Tâm điểm của đời sống thánh thiện là Đức Ái.
Maria Bích Mai OP
0 nhận xét:
Đăng nhận xét