Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN GIÁO LÝ VIÊN 3 NĂM

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYN GIÁO LÝ VIÊN
3 NĂM

 -Năm 1: Lch s cu đ, Chia s Li Chúa, Giáo lý Hi Thánh Công Giáo, Sư Phm Hun Giáo, Nhân bn, K năng sinh hot
- Năm 2: Tp son giáo án, Kiến tp, Phng v, Linh Đo Giáo Lý Viên, K năng làm vic nhóm
- Năm 3: Đào sâu sư phm Hun giáo, Kiến tp, Đào sâu Kinh Thánh, K năng điu hành, Tâm lý la tui .


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

VIẾNG XÁC

VIẾNG XÁC
Mẫu 1: Cầu cho thân nhân của GLV
1.     LỜI DẪN
Tạ ơn Chúa đã cho con là người, trong muôn người con thành một chứng nhân sống động. Trên vai con Chúa trao một sứ vụ làm người, làm con Chúa, làm Cha (Mẹ), làm chồng (vợ), làm công dân trong xã hội. Con đã đi trọn con đường kiếp người, có trăn trở, có khốn khó trăn bề. Nhưng con vẫn cố gắng hết lòng để chu toàn thánh ý Chúa. Giờ đây, con đến trước nhan Ngài. Trình diện Chúa với đôi tay trắng trơn. Xin thương con, lạy Chúa, Cha từ nhân
Kính thưa cộng đoàn,
Linh hồn …..đã đi hết chặng đường nơi dương gian. Ông (bà) đã để lại hoa trái nẩy sinh là những mần non trong gia đình. Anh (Chị)………là Giáo lý Viên trong gia đình Thiếu Nhi thánh Thể, và còn nhiều người khác cũng đang làm sống sự sống của ông (bà) để lại sinh tồn và phát triển. Ông ra đi về với Chúa nhưng sự sống vẫn tồn tại nơi gia đình, trong giáo  xứ. Vậy trong tâm tình tri ân người cha (mẹ) đã đóng góp phần công sức cho công cuộc giáo dục đức tin. Chúng ta cùng hiệp dâng lời nguyện cầu để Chúa thương  ban cho linh hồn …sớm hưởng tôn nhan Chúa. được hòa quyện vào vũ trụ thần linh, nên giọt nước biến tan trong đại dương tình mến..
2.     HÁT KINH CHÚA THÁNH THẦN
3.     TIN MỪNG (Ga 11,17-27)
17 Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi.18 Bê-ta-ni-a cách Giê-ru-sa-lem không đầy ba cây số.19 Nhiều người Do-thái đến chia buồn với hai cô Mác-ta và Ma-ri-a, vì em các cô mới qua đời.20 Vừa được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Ma-ri-a thì ngồi ở nhà.21 Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.22 Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy."23 Đức Giê-su nói: "Em chị sẽ sống lại! "24 Cô Mác-ta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết."25 Đức Giê-su liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.26 Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không? "27 Cô Mác-ta đáp: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian."
Đó là lời Chúa
4.     LỜI NGUYỆN
Đức Kitô sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người. Vì thế, ta hãy tha thiết cầu nguyện:
a.     Lạy Chúa Kitô là Đấng an ủi kẻ ưu phiền, Chúa đã lau sạch nước mắt cho những kẻ thương khóc người thân, xin nâng đỡ gia đình tang quyến đây đang phải ưu phiền vì tang tóc
Xin Chúa nhận lời chúng con
b.     Lạy Chúa Kitô là ánh sáng trần gian, Chúa đã mở mắt cho người mù được thấy, xin cho linh  hồn …. Được vui hưởng ánh sáng ngàn thu
c.      Lạy Chúa, Linh hồn … đã một đời gắn bó với Chúa và để lại hoa trái trổ sinh là anh (Chị), giáo lý viên, người mang Tin Mừng của Chúa đến các tâm hồn thơ nhi. Xin vì lòng từ ái của Chúa đón linh hồn …vào nơi yên nghỉ bên tôn nhan Đấng Tối Cao.Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen
5.     HÁT:
6.     KINH NGUYỆN
*    Lạy Cha chúng con ở trên trời….
*    Tôi tin kính Đức Chúa trời…
*    Lạy Chúa, con ở dưới vực sâu….
*    Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ ….
*    Chúng con trông cậy ….
*    Ba câu lạy.
7.     HÁT KẾT:  Ra đời có mẹ Cha là trời…

 






VIẾNG XÁC
Mẫu 2: Cầu cho ân nhân Gia Đình Thánh Thể
1.     LỜI DẪN
Kính thưa cộng đoàn.
Chúa đã dẫn đưa Linh hồn ….vào trần gian. Chuá đã dìu dắt Ông, (bà ) trên mọi nẻo đường chông gai nơi hồng trần. Chúa đã nuôi dưỡng Ông, (bà ) bằng các Bí Tích trong suốt cuộc hành trình giữa sa mạc trần gian. Giờ đầy, Chúa dẫn Ông, (bà ) vào bàn tiệc Thiên Quóc vĩnh cửu, mà Chúa đã dọn sẵn. Xin cho Ông, (bà ) được hợp đoàn cùng với các phúc nhân và chư thần chư thánh. Chúa đã tỏ cho Ông, (bà ) thấy những cử chỉ yêu thương. Chúng ta cùng hiệp dâng lời nguyện cầu để Chúa thương  ban cho linh hồn …sớm hưởng tôn nhan Chúa.
2.     HÁT KINH CHÚA THÁNH THẦN
3.     TIN MỪNG (Lc 25,31-40)
31 "Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê.33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han."37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? "40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."
Đó là lời Chúa
4.     LỜI NGUYỆN
Thiên Chúa là cha toàn năng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết và cho thân xác yếu hèn của chúng con được phục sinh. Vậy ta hãy tha thiết nguyện cầu:
a.     Lạy Chúa Kitô là Đấng an ủi kẻ ưu phiền, Chúa đã lau sạch nước mắt cho những kẻ thương khóc người thân, xin nâng đỡ gia đình tang quyến đây đang phải ưu phiền vì tang tóc
Xin Chúa nhận lời chúng con
b.     Xưa Chúa đã giải thoát ba thiếu niên khỏi lửa hồng thiêu đốt xin đừng chấp tội linh hồn ………. Vừa mới qua đời.
c.      Lạy Chúa, linh hồn …… khi còn ở đời này đã được Chúa cho gia nhập dân thánh. Vậy giờ đây, xin nghe lời chúng con khẩn nguyện mà mở lượng từ bi đón nhận linh hồn…………. vào hàng ngũ các thánh trên trời. Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con
Amen
5.     HÁT: …
6.     KINH NGUYỆN
*    Lạy Cha chúng con ở trên trời….
*    Tôi tin kính Đức Chúa trời…
*    Lạy Chúa, conn ở dưới vực sâu….
*    Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ ….
*    Chúng con trông cậy ….
*    Ba câu lạy.
7.     HÁT KẾT


 







VIẾNG XÁC
Mẫu 3: Cầu cho Thiếu Nhi
1.     LỜI DẪN
Kính thưa Cô chú và tang quyến,
Trong tình hiệp thông, chia sẻ niềm thương tiếc, đau buồn của tang quyến, Gia đình Thiếu Nhi Thánh Thể - Giáo xứ … đến chia buồn với cô (chú) và tang quyến.
Sự ra đi của em ….T. thật là một niềm đau xót và mất mát lớn lao cho cô (chú) và tang quyến. Và con người tự nhiên chúng ta, ai cũng cảm thấy bàng hoàng trước cái chết của em, khi mần non đang dộ sung sức vươn mình lớn lên từng ngày, khi em tuổi xuân đang mơn mởn. Trước mầu nhiệm sự chết, không ai là không đau buồn và bàng hoàng. Nhưng trong niềm tin vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, chúng ta lại được an ủi và chan chứa hy vọng, vì biết rằng chết là thay đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian này của em được cất đi, thì em lại có nơi cư ngụ vĩnh viễn ở trên trời.
Vì thế, tuy có đau buồn vì sự chia ly nhưng chúng ta lại hy vọng chắc chắn sẽ có ngày hội ngộ với em trong nhà Cha muôn đời. Chúng ta cùng hiệp dâng lời nguyện cầu để Chúa thương  ban cho linh hồn … sớm hưởng tôn nhan Chúa, được hợp hoan với các thần thánh trên Thiên Đàng
2.     HÁT KINH CHÚA THÁNH THẦN
3.     TIN MỪNG (Ga 12, 23-28)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính vì thế mà Con đã đến trong giờ này. Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha". Lúc đó có tiếng từ trời phán: "Ta đã làm vinh danh Ta, và Ta còn làm vinh danh Ta
Đó là lời Chúa

4.     LỜI NGUYỆN
Chúng ta hãy thành khẩn cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn  năng hằng hữu, Đấng đã cho Đức Kitô, Con Chúa chiến thắng tử thần mà về với Chúa, xin Người đoái thương ban ơn cứu độ cho kẻ sống cũng như người đã qua đời.
a.    Lạy Chúa, xin Chúa cho linh hồn ….. đã thụ huấn dưới chân Thầy Giêsu trong trường học Giáo Lý. Được đón nhận tình thương của Thầy chí ái rước vào Trường học vĩnh cửu nơi thiên quốc. Chúng con cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhận lời chúng con
b.    Lạy Chúa, xin Chúa lấy lòng nhân từ thương đến người học trò của Chúa mà tha thứ mọi tội lỗi em đã sai phạm vì sự mỏng giòn của loài người, để em được xứng đáng hưởng hạnh phúc cùng các thánh trên thiên đàng.
c.    Lạy Chúa, xin Chúa cho em chúng ta đây, đã đón rước Mình Chúa Kitô là bánh hằng sống, được Chúa cho sống lại trong ngày sau hết. Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con
Amen
5.     HÁT:
6.     KINH NGUYỆN
*    Lạy Cha chúng con ở trên trời….
*    Tôi tin kính Đức Chúa trời…
*    Lạy Chúa, conn ở dưới vực sâu….
*    Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ ….
*    Chúng con trông cậy ….
*    Ba câu lạy.
7.     HÁT KẾT

 




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

GI CHU KHAI MC CA THIU NHI THANH TH
GIÁO  X HƯNG BÌNH

I.       Làm dấu : nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần Amen.
1.     Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần
2.     Hát: Bánh Thánh Thể{tr 5}
II.    Cầu nguyện mở đầu:
Laïy Chuùa Gieâsu Thaùnh Theå, vì yeâu thöông chuùng con, Chuùa ñaõ xuoáng theá laøm ngöôøi vaø ôû laïi vôùi chuùng con trong Bí Tích Thaùnh Theå. Chuùng con thôø laïy vaø yeâu meán Chuùa. Chuùng con caûm taï Chuùa ñaõ cho chuùng con ñöôïc tham döï baøn tieäc Mình Maùu Chuùa, laø nguoàn maïch cuûa söï hieäp nhaát, yeâu thöông.
Lạy Chúa Giê su Thánh Thể, trong giờ chầu khai mạc này, chúng con quy tụ nơi đây trong tinh thần hiệp nhất yêu thương, để cùng dâng lên Chúa lòng yêu mến tôn thờ, với niềm xác tín Chúa đang hiện diện trước mặt chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa vì tình thương bao la Chúa đã dành cho chúng con qua Bí Tích Nhiệm Mầu này. Chúa ơi, hôm nay chúng con được hân hạnh thay mặt cho toàn thể Gíao Phận và Gíao Xứ để tham dự giờ chầu thánh này, xin Chúa cho chúng con luôn biết nhiệt tâm trong ơn gọi của một người Ki Tô Hữu, luôn nhiệt thành, trung tín và quảng đại dấn thân. Để Danh Chúa được cả sáng qua chính cuộc sống chứng tá của chúng con.

III . Lời Chúa: Lc 22,14-20
Suy niệm
Con chiên được sát tế trong Cựu  Ước, chỉ là một con chiên được chọn ngẫu nhiên giữa muôn ngàn con chiên khác. Có thể nói, nó chỉ là nạn nhân của sự lựa chọn của con người hơn là tự nguyện dâng hiến. Tuy nhiên, thịt máu cũng như cái chết của nó cũng có một giá trị thiết lập giao ước, tuy chỉ mang tính cách tạm thời. Nhờ sự trung gian của con chiên, mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa được nối kết và qua nó, con người biểu lộ tấm lòng đối với Thiên Chúa và Thiên Chúa ghé mắt nhìn đến con người.
Còn trong mầu nhiệm Giao ước mới, con chiên duy nhất và đích thực chịu sát tế chính là Đức Giêsu Kito. Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người. Việc  Ngài hiến mình không phải do ai hay điều gì khác, bởi lẽ chính Ngài đã tự nguyện dâng đến cùng, dâng hiến trọn vẹn bản thân Ngài làm hy tế cứu độ.
Qua bài Tin Mừng chúng ta thấy, Đức Giêsu đã rất ý thức và rất khát khao đi vào cuộc sống hiến tế chính bản thân Ngài. Hy tế mà ngay từ khi Chúa Cha sai Ngài đến trần gian, Ngài đã một lòng xin vâng: “Này con xin đến để thực thi ý cha ”. Vì thế, trong đêm bị trao nộp, Ngài đã cầm lấy bánh và công bố: Này là mình Thầy hiến tế vì anh em, và cũng chính Ngài cầm lấy chén và nói: Chén này là Giao ước mới lập bằng Máu Thầy, Máu đổ ra vì anh em.
Lời truyền đã biến bánh và rượu vật chất trần trở nên Thịt và Máu thần linh trao ban cho chúng ta, hầu chúng ta được sống bằng chính sự sống của Chúa. Thịt và Máu Ngài là bảo chứng của tình yêu vô biên và
vĩnh cửu của Thiên Chúa. Lãnh nhận Thịt và Máu Chúa trong Bí tích thánh thể là chúng ta đang được kết hiệp với Chúa một cách thâm sâu và trọn vẹn nhất, ngay trong cuộc sống tại thế này. Bí tích Thánh Thể đích thực là dấu chứng của tình yêu vĩnh cửu, bảo đảm cho chúng ta có được sức mạnh và bình an trong cuộc hành trình tiến về tiệc cánh chung trong Nước Thiên Chúa.
Lạy Chúa,
Đời sống hieäp nhaát vaø yeâu thöông, ñoaøn keát vaø huynh ñeä, ñoù laø ñieàu Chuùa tha thieát daïy baûo chuùng con: “Cöù daáu naøy maø ngöôøi ta nhaän bieát caùc con laø moân ñeä Thaày laø caùc con yeâu thöông nhau.” (Ga 13,35). Nhöng nhiều khi chuùng con ñaõù thôø ô, thay vì soáng baùc aùi, chuùng con ñaõ vò kyû, thu goùp cho chính baûn thaân hay phe nhoùm cuûa mình. Lạy Chúa Giêsu, nhaân loaïi hom nay đang sống chia rẽ gây hận thù chiến tranh, khuûng boá lẫn nhau. Thaûm caûnh naøy vaãn ñang taùi dieãn haèng ngaøy treân theá giôùi. Xin Mình Maùu Chuùa neân thaàn löông ban cho chuùng con söùc maïnh ñeå can ñaûm caàm laáy khí giôùi maø Meï Maria ñaõ trao cho chuùng con taïi Fatima laø sieâng naêng laàn haït Maân Coâi, heát loøng toân suøng Maãu Taâm vaø saùm hoái veà nhöõng loãi laàm cuûa mình, nhôø ñoù, chuùng con seõ chieán thaéng ñöôïc nhöõng ích kyû cuûa baûn thaân, haàu goùp phaàn xaây döïng hoaø bình theá giôùi vaø ñem ôn cöùu ñoä ñeán cho moïi ngöôøi chuùng con gaëp gôõ. Amen.

IV: Hát Con đường bé nhỏ.
V: Suy niệm : Năm sự vui Thứ Nhất: :  Laïy Chuùa Gieâsu Thaùnh Theå, tröôùc söï hieän dieän ñaày yeâu thöông cuûa Chuùa, chuùng con xin hôïp vôùi söï vaâng phuïc cuûa Meï Maria, daâng leân Chuùa lôøi ‘ xin vaâng” tuyeät vôøi cuûa Meï ñeå buø laïi söï thieáu nhieät tình ñaùp traû yù Chuùa trong moïi söï cuûa chuùng con.

VI: Lần Hạt 10 Kinh
VII: Hát: ……………………………
VII. Hát: ……………………………
VIII. Hát kết. Mẹ ơi trước nhan Mẹ con dâng về Me, một…

 IX.   Kinh trông cậy.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

cÁCH LÀM BÁO TRẠI



Một trong những hoạt động lý thú của trại hè, trại họp bạn... là BÁO TƯỜNG. Báo tường là một hình thức thông tin, giới thiệu, giải trí... của trại sinh.

Thông tin:

Thông báo những chỉ thị, huấn lệnh... của ban quản trại, phản ảnh lại cuộc sống và hoạt động của trại, đưa những tin tức mới nhất trong ngày.

Giới thiệu:

Nếu có nhiều đoàn, nhiều địa phương tham gia thì nên nêu một vài nét về đơn vị mình như: truyền thống, tổ chức, số thành viên... và giới thiệu về địa phương của mình.

Giải trí: Gồm thơ, văn, truyện, tùy bút, tranh ảnh, sưu tầm, dịch thuật, vui cười...

Báo tường cũng là một hình thức thủ công trại, nên không thể làm sẵn ở nhà (dù chỉ là tiêu đề hay tên báo), rồi đem đến gắn vào. Tất cả phải được làm ở trại và chỉ được mang theo những vật dụng cần thiết như:

- Giấy, keo, hồ...

- Màu, bút màu, giấy màu...

- Hình chụp, tranh ảnh, tạp chí...

Đề tài:

a. Đề tài tự chọn: Nếu tự chọn đề tài, thì chuẩn bị nội trong một ngày là đủ. Tuy nhiên chúng ta cũng nên giới hạn trong một số chủ đề.

b. Đề tài quy định: Với hình thức này, nên thông báo cho trại sinh trước vài ngày để họ kịp sáng tác.

Cách chấm điểm:

1. Sự tham gia nhiệt tình của từng đơn vị.

2. Đúng chủ đề.

3. Trình bày đẹp, cân đối, hài hòa.

4. Văn thơ hay, tranh vẽ đẹp, có ý nghĩa.

Ghi nhớ:

Mục đích của Báo Trại là thúc đẩy khả năng sáng tạo, ứng biến linh động của trại sinh, nên không được làm sẵn ở nhà hay nhờ người khác làm dùm.

- Không nói xấu hay công kích lẫn nhau.

- Không khoe mẽ hay hoạt động tuyên truyền.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG



I. HUYNH TRƯỞNG PHẢI ĐẠO ĐỨC
-    Huynh Trưởng trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là anh chị, là người hướng dẫn thiếu nhi, đương nhiên phải mẫu mực cho các em noi theo về đời sống đức tin cũng như về đời sống nhân bản. Gương phải sáng; mẫu mực phải hoàn chỉnh.
-    Nói cách nào đó Huynh Trưởng là người góp phần vào việc dẫn các em đến với Chúa, và dắt các em vào đời. Do đó, Huynh Trưởng không đạo đức, không yêu Chúa làm sao hướng dẫn các em mến Chúa. Huynh Trưởng không có kinh nghiệm về Chúa là sao dắt các em đến với Chúa?
II. THẾ NÀO LÀ HUYNH TRƯỞNG ĐẠO ĐỨC
Huynh Trưởng đạo đức sẽ sống tốt đẹp mối tương quan với Chúa và với tha nhân. Đời sống toát lên đức tin sống động, đời cầu nguyện liên lỉ, niềm cậy trông vững chắc, lòng mến chân thành, sống lạc quan, xả kỷ bao dung và biết quan tâm đến người khác.
1. Về mặt siêu nhiên
Trọng tâm đạo đức của Huynh Trưởng là Chúa Kitô.Huynh Trưởng tìm gặp Ngài nơi Lời Chúa và Thánh Thể, đồng thời khám phá Người nơi anh chị em.
+   Chúa Giêsu là người bạn của Huynh Trưởng: Nói như thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúa Kitô là tất cả, là thần tượng và là lẽ sống của Huynh Trưởng.
+   Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Lời Chúa: Đọc, suy gẫm Lời Chúa, rút ra kết luận thực hành. Lời Chúa dạy, việc Chúa làm là nền tảng cho đời sống và sứ mệnh tông đồ của Huynh Trưởng. Trau dồi kiến thức và cẩn trọng trong việc soạn bài giáo lý.
+   Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể: Thánh Thể chính là nguồn sinh lực, là động lực cho mọi hoạt động tông đồ. Huynh Trưởng sống trọn vẹn Ngày Thánh Thể và cố gắng tham dự Thánh Lễ khi có thể.
-    Khi vừa thức dậy: Cám ơn Chúa đã cho qua đêm bình an; dâng các việc sẽ làm trong ngày, xin Chúa luôn soi sáng, hướng dẫn ta trong suy nghĩ, lời nói, việc làm sao cho đúng ý Chúa, hợp đường lối Chúa.
-    Trong cuộc sống, dù gặp những việc vừa ý hay không, vẫn cảm ơn Chúa, xin Chúa soi sáng cho biết Chúa muốn nói gì với ta qua biến cố đó, mau mắn vâng phục và thực thi ý Chúa. Siêng năng viếng Chúa.
-    Đêm về: Cùng với Mẹ Maria kiểm điểm ngày sống.Cám ơn Chúa về một ngày qua.Xin lỗi Chúa vì những việc làm, lời nói, ý tưởng bất xứng.xin ơn trợ giúp để mỗi ngày nên hoàn thiện hơn. Dâng đêm cho Chúa, xin Chúa Thánh Thần soi sáng chỉ dạy những dự định của ngày mai. Tin Chúa là chủ mọi sự.
2. Về mặt tự nhiên:
-    Ăn mặc giản dị, sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự.
-    Nói năng lễ độ với người trên, thân thiện, hòa nhã với người ngang hàng và kẻ dưới.
-    Bao dung với người làm phiền ta. Tri ân những người giúp đỡ ta. Khiêm tốn, mừng cho người may mắn thành công hơn ta. Thông cảm với người kém may mắn hơn ta.
-    Sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người cần đến ta. Cộng tác với những người làm việc tốt.
-    Không đồng tình với việc xấu, bất công cho dù bị thiệt thòi hay bị đe dọa.
-    Nỗ lực trau dồi chuyên môn.
 III. KẾT LUẬN
Đời sống đạo đức của mỗi người là cuộc thao dượt cả đời, không biết đến đâu là đủ. Do đó, không chờ đến lúc “đủ đạo đức” mới làm Huynh Trưởng. ngay khi “hành nghề” Huynh Trưởng ta vẫn rèn luyện đạo đức. càng đạo đức, làm Huynh Trưởng càng hiệu quả; càng tích cực làm Huynh Trưởng, càng thuận lợi trong việc rèn luyện đạo đức.
[Trích Sổ tay Huấn luyện Huynh Trưởng cấp 1, bài 7]

ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG

Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!
Một HT TNTT không những là một GLV, nhưng còn là một người bạn, một người anh, một người chị, một người Thầy… Các em thiếu nhi có nên người và nên thánh hay không, không phải chỉ nhờ vào lời giảng dạy của chúng ta nhưng chủ yếu là nhờ vào đời sống đạo đức (siêu nhiên) của chúng ta và nhờ vào tư cách tác phong (tự nhiên) của chúng ta nữa…
 1/. Các con hãy tin những điều mình đã học, hãy dạy những điều mình đã tin và hãy sống những điều mình đã dạy. (Lời vị Giám Mục Chủ Phong ngỏ với các Tân chức Linh Mục, Thánh Lễ Truyền chức).
2/. Mỗi chúng ta vừa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc rèn luyện: chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện người khác. (ĐGH GP II trong Tông Huấn Kytô Hữu Giáo Dân, số 7).
3/. Học và dạy cũng là củng cố đức tin cho anh chị em mình. Bao lâu còn là phần tử của Giáo Hội Lữ Hành, chúng ta còn là học trò và còn là Thầy dạy Đức Tin bằng chứng từ cuộc sống của chúng ta. (Thư chung HĐGMVN 2007, số 21).
Lãnh sứ mệnh Huynh Trưởng, chúng ta cần huấn luyện cho mình một đời sống đạo chân chính và trưởng thành, nghĩa là không phải giữ đạo đủ để lên thiên đàng, giữ đạo tình cảm, hay chỉ lo thực hiện các việc đạo đức bề ngoài cách máy móc, nặng tính hình thức mà thiếu ý thức bên trong. Đời sống đạo của Trưởng phải toát lên một đức tin sống động, một niềm cậy trông vững chắc; một đời cầu nguyện liên lỉ; một đức ái chân thành, xả kỷ và khoan dung.
Nhưng sống đạo là gì ? Vì sao ta phải sống đạo ? Sống đạo thế nào ?Đó là 3 câu hỏi phải trả lời để làm mẫu mực cho đời sống đạo của người Trưởng.
1-          Sống đạo là gì ?
Sống đạo là thể hiện lòng tin của mình bằng đời sống. Vì đạo không phải là pháo đài mà là con đường. Trên con đường đó, chúng ta hành trình. Chúng ta phải nỗ lực thực hành Lời Chúa dạy trong đời sống hằng ngày một cách đầy đủ hầu trở thành một Kitô hữu hoàn hảo.
2-    Vì sao ta phải sống đạo ?
-    Vì đạo không chỉ là lý thuyết, không chỉ hứa hẹn
-    Ta phải sống đạo để mưu cầu hạnh phúc cho chính mình và cho những người thân yêu của mình. Là người công giáo, ta phải biết bởi đâu mà ta có ? Sống ở đời để làm gì ? Sau khi chết sẽ đi đâu ? Và phải sống thế nào để bảo đảm sự rỗi linh hồn ? Chính đời sống thể hiện những chọn lựa và niềm tin của ta.
-    Là một thiếu nhi công giáo, nên phải thể hiện nơi mình đời sống Chúa Kitô.
-    Sống đạo không phải là sống cho riêng mình. Nhưng sống đạo VÌ, VỚI và CHO người khác, nên ta phải giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người bằng chính đời sống của ta.
-    Sau cùng, vì là Huynh Trưởng, tức là người chỉ huy đoàn quân tí hon, nên phải :
Sống đạo để điều khiển đoàn viên: “Chúng con là ánh sáng thế gian”, “Không ai có thể cho cái mà mình không có”. Là một trưởng, là chỉ huy, là người đứng đầu, là người Anh, người Chị, ta không thể hướng dẫn các em bằng lời nói suông, nhưng phải bằng chính gương sáng của mình.
Sống đạo làm sao để ta có sức thu hút các em. Nhờ đó, mỗi việc làm, lời nói, cử chỉ của ta đều có thể lôi cuốn các em đến với Chúa.
3.     Sống đạo thế nào ?
Trọng tâm đạo đức của Trưởng là Chúa Kitô, vì Ngài là bạn tâm phúc của ta.Vậy hãy tìm gặp Ngài nơi Lời Chúa và Thánh Thể. Đồng thời nhận biết Chúa nơi anh chị em.Huynh Trưởng thể hiện một đời sống lạc quan, quảng đại bao dung và biết quan tâm đến người khác. Vì thế :
+ Chúa Giêsu phải là người Bạn của Huynh Trưởng:
Như thánh Phaolô đã nói :”Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Đối với ngài, Chúa Kitô là tất cả, là thần tượng và là lẽ sống của cuộc đời. Người Huynh Trưởng cũng phải gắn bó mật thiết với Chúa Kitô, vì Ngài là Thầy, là Huynh Trưởng Tối Cao, là Bạn mà ta phải bám vào để ta cũng có thể nói như thánh Phaolô :  “ Chúa Kitô là lẽ sống của đời tôi.”
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Lời Chúa :
Huynh Trưởng phải học hỏi Lời Chúa vì chính ta đã tự nguyện hiến thân phục vụ cho Chúa, là chứng nhân, là dấu chỉ của Chúa Kitô và là tông đồ của Ngài.Lời Chúa là những bài học cụ thể, việc Chúa làm là nền tảng cho hành động và sứ mệnh tông đồ của người Huynh Trưởng.
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể :
Thánh Thể chính là nguồn sinh lực, là nguồn sống thiêng liêng, là động lực và là trung tâm mọi hoạt động tông đồ của người Kitô hữu nói chung, và của người Huynh Trưởng nói riêng. Vì thế Huynh Trưởng phải siêng năng :
٭    Tham dự Thánh Lễ 
٭    Dự tiệc Thánh Thể
٭    Năng Viếng Chúa luôn
Khi kết hợp với Thánh Thể, đời sống thường ngày của người Huynh Trưởng sẽ được thánh hoá.Hoạt động tông đồ sẽ có hồn. Huynh Trưởng sẽ hăng hái chu toàn trách nhiệm.  


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

NGƯỜI QUẢN TRÒ


I. NGƯỜI QUẢN TRÒ LÀ AI ?

Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. Quản trò là một vấn đề của khoa học và nghệ thuật. Khoa học ở chỗ người quản trò phải có đủ khả năng để nắm bắt đối tượng để tác động 1 cách tích cực đến người chơi tạo ra một giá trị định hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người. Quản trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu một cách sâu sắc những giá trị đó đối với đời sống sinh hoạt tập thể thanh niên. Nghệ thuật ở chỗ biết khai thác các giá trị đó theo một tuần tự nhất định, phải tự rèn luyện hoàn thiện mình ở lĩnh vực chức năng, ở phong cách, ở các sống để có thể gần gũi, tác động đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng, vừa sức với thanh niên. Chính vì thế, khi trò chơi diễn ra thành công hay thất bại phần lớn lệ thuộc vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của người quản trò.

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ VÀ CẦN TRÁNH CỦA NGƯỜI QUẢN TRÒ

1. Điều cần có của người quản trò :
a. Tính sư phạm : vì trò chơi cũng là hình thức giáo dục cho nên người quản trò phải biết qua trò chơi mà trang bị cho đối tượng mình điều gì, ngoài ra cón có tính công minh, biết thuyết phục mọi người, … qua từng cử chỉ, hành vi của mình, qua cách mời gọi người chơi.

b. Tính phán đoán và quan sát nhanh : để ứng xử kịp thời các tình huống để trò chơi diễn ra thành công.

c. Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi.

d. Các đặc điểm khác : có giọng nói to, rõ, nói đủ lời, biết nói ngắn gọn, biết nói đùa, nói có duyên, … phải có tính hoà đồng, tự chủ, biết kiên nhẫn, nhanh nhạy, hoạt bát.

e. Hoạt động rèn luyện thường xuyên :
· Phải biết tích lũy, sưu tầm các loại trò chơi nhỏ.
· Tự tìm tòi sáng tạo trò chơi mới, thử nghiệm.
· Tập nói chuyện trước tập thể, nhất là nói đùa.
· Học và tích luỹ nhiều kiến thức ở mọi lĩnh vực ( lịch sử, văn hoá,địa lý …) hổ trợ lúc chơi.
· Thường xuất hiện trước tập thể, xem tập thể là môi trường tốt nhất để nâng cao nghiệp vụ quản trò của mình.
· Tự rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi trò chơi mà mình đã thực hiện.
2. Điều cần tránh của người quản trò :
· Trò chơi khi chơi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không nên làm ngược đặc điểm đó.· Phạt trong lúc chơi trò chơi nhỏ là cách nhắc nhở nhau đồng thời qua đó động viên người chơi cố gắng hơn nên hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị … tránh trở thành nhục hình cho người chơi sai.· Lúc chơi mọi người đều bình đẳng trước luật chơi. Nên tránh hiện tượng thiên vị, hoặc cố tình bắt cho được 1 người nào đó vì ý định riêng của người quản trò.· Tránh không chơi những trò chơi nhỏ khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về nội dung đó.
· Tránh xem trò chơi nhỏ chỉ đơn thuần về mặt giải trí vì như thế có khi sẽ dẫn đến phản tác dụng của trò chơi, không lành mạnh, không trí tuệ.

· Tránh mọi hiện tượng chê bai, xem thường các quản trò khác khi họ chơi không thành công. Cần có thái độ từ tốn, động viên khuyến khích để họ chơi tốt hơn. Luôn đoàn kết hổ trợ nhau trong hoạt động, đồng thời tích cực phát hiện thêm, bồi dưỡng thêm để ngày càng có nhiều quản trò vì phong trào Đoàn, phong trào thnah niên của chúng ta.


III. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG
Trong thực tế, để làm một quản trò dễ thương, một quản trò tài giỏi, trước hết bạn phải có tâm hồn cởi mở một ý thức sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng và một tài năng đa dạng.


1/ Tâm hồn cởi mở: Để dễ dàng đón nhận và đóng góp khả năng của mình với mọi người cho cuộc vui chung cho bầu không khí tập thể thêm đậm đà gắn bó.

2/ Ý thức sâu sắc: Để biết làm, biết nói sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng để từng chút một nâng cao tính cách giáo dục sâu xa cho tập thể và cá nhân .

3/ Bản lĩnh vững vàng: Để biến bao nhanh nhẹn, thành công không kiêu, thất bại không nản và sẵn sàng ra đi nhường bước cho người khác mà không mặc cảm.

4/ Tài năng đa dạng: Để không gì mà không có thể được tận dụng nhằm biến thành trò chơi. Biết tất cả các lĩnh vực để khai thác, biết ăn nói dõng dạc, cư xử hài hoà, đủ cả sở trường sở đoản biến thành người kể chuyện, đệm đàn, tập hát, tập múa, người đóng kịch, người chịu trách nhiệm cuối cùng khi có tâm sự mà không còn ai giải quyết.
Vâng! anh quản trò không là anh hề, một người láu cá, lém mồm, lắm miệng và lắm thủ đoạn tài vặt. Anh quản trò là người có trình độ và thiện trí, có thể làm chủ cả một tập thể từ ít người đến ngàn người trong thời gian ngắn hay dài mà kết quả là phần thưởng tinh thần tự người ấy cảm nhận mà thôi .
Quản trò phải luôn tự học hỏi, tự rèn luyện, thực hành thường xuyên, luôn trong tư thế sẳn sàng

5/ Rèn luyện giọng nói to dõng dạc: Trình bày trò chơi, hướng dẫn luật chơi với ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Khi làm trọng tài phải công bằng nghiêm trang mà vẫn vui vẻ, khuôn mặt tươi tỉnh, cởi mở nhìn bao quát toàn bộ. Tránh lộ vẻ nóng nảy sót ruột hoặc nản lòng bên ngoài. Mệnh lệnh dứt khoát nhưng không nạt nộ, ra lệnh gây gắt.

6/ Cử chỉ và dáng điệu gần gũi: Gây thiện cảm, tạo được chú ý, mới xuất hiện đã làm cho tập thể vui nhộn lên, để tương tác giao kết mọi người với nhau. Làm quản trò hay trọng tài mà dường như ở cùng một phía với người chơi.

7/ Bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn hay thở hổn hển, nói đứt quản không chơi màu nổi, sức khỏe và sự dẻo dai về thể lực của bạn sẽ góp phần động viên tập thể trong các cuộc chơi đòi hỏi nhiều thể lực. Sự nhanh nhẹn và tháo vác của họ trong khi sử lý các tình huống trong các kỹ năng hoạt động khác “ Vẽ, đàn, hát, chơi thể thao…” .
Có thể khẳng định quản trò là một nghề giáo dục, đặc biệt là đối với Thanh Thiếu Niên. Bạn có thể từ việc bắt chước, nhưng sau đó phải nghiên cứu, tìm học ở bậc thầy, ở bạn bè, nâng thành hệ thống lý luận, trở thành kiến thức của riêng mình rồi đem nó ra phục vụ lại cho lại cho mọi người, làm cho mọi người nhận ra một cách khéo léo các giá trị mà trò chơi đem lại.
Xuất hiện thường xuyên ở các cuộc chơi, mang theo quyển sổ tay, cây viết để học trò chơi mới, tích lũy những kinh nghiệm, tự mình chế biến sáng tạo ra trò chơi, để mỗi lần xuất hiện là hứa hẹn một trò chơi lý thú, hấp dẫn, có duyên, có ý nghĩa, đáp ứng tốt nhu cầu. Kết thân và rủ bạn cùng sưu tầm trò chơi, tạo ra một quỹ “ Tín dụng ngân hàng” trò chơi cho phong phú.

8/ Quản trò thường xuyên trao đổi và rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, xin nêu ra một số vấn đề sau đây để cùng tham khảo:
+ Số lượng ngừơi chơi :
- Ít người: đòi hỏi trò chơi có trình độ cao, phải quan sát, suy luận và có sự khéo léo dẻo dai.
- Trò chơi càng có đông người thì càng đơn giản, nhiều động tác tại chổ, di chuyển ít, những trò chơi mang tính bắt chước, làm băng reo.
+ Đối tượng người chơi:
Những tập thể có đội ngũ, có kỹ luật cần đưa ra trò chơi mới lạ, càng lúc càng khó hơn nhiều thử thách và trắc trở.
Những tập thể mới, tập hợp đột xuất nên đưa ra trò chơi đơn giản, bắt chước bài hát ngắn dễ học kèm theo động tác.
Nếu có người lớn và trẻ em thì dùng trò chơi dễ hiểu dễ chơi, không cần vận động nhiều, có tính duyên dáng, ý niệm, gây cảm tình, tạo sự hòa đồng trẻ trung “đố danh nhân theo vần, đi du khảo tại chổ, hát theo chủ đề … ”.
+ Trình độ người chơi:

Tập thể chưa quen, cần có trò chơi, phá vỡ sự ngại ngùng nam nữ. Người quản trò thường xuyên khích lệ họ hướng dẫn trò chơi cặn kẽ. Không nên chơi quá lâu, quá nhiều, dễ gây nhàm chán “ Trò chơi đoàn kết, trò chơi đoán tên, gọi tên ….”
Tập thể quen sinh hoạt trò chơi nâng lên về cường độ hoặc sáng tạo hơn những gì mà họ quen thuộc “ Đoàn kết được chuyển thành kết thân, tựa lưng chụm đầu, tựa vai….”
+ Về bầu không khí tập thể:

Cần đánh giá ngay không khí của tập thể lúc chuẩn bị vào cuộc chơi. Họ đang thờ ơ, hay thích thú ? Họ đang thụ động hay đang phấn khởi? Để đưa trò chơi cho thích hợp .
Nếu tập thể đã ngồi lâu, hội thảo tranh luận căng thẳng, thì trò chơi phải hoạt náo. Nếu họ đang vận động nhiều thì chuyển sang trò lắng đọng đi vào chiều sâu.

9/ Tóm lại: Điều cần lưu ý cho một quản trò .
A/ Giới thiệu tên trò chơi
B/ Yêu cầu mục đích trò chơi, đối tượng.
C/ Số người chơi: Tùy theo tính tình, lứa tuổi.
D/ Chuẩn bị dụng cụ: lo trước, linh hoạt sáng tạo.
E/ Chuẩn bị chổ chơi .
+ Cách sắp xếp theo sự chỉ dẫn .
+ Không theo máy móc .
F/ Chỉ dẫn người chơi.
+ Dùng ngôn ngữ đơn giản, xen kẽ động tác mẫu để diễn đạt cách chơi giúp người chơi hiểu đúng và làm nhanh hơn .
+ Phổ biến cách tính điểm cách phân biệt thắng thua, giúp và tạo hứng thú cho người chơi cố gắng phấn đấu .
G/ Điều cần lưu ý: Cần phân tích chi tiết để ngăn ngừa sai phạm và hành vi xấu.
IV. KẾT LUẬN
Để kết thúc tôi xin nói .

1/ Vai trò của người quản trò tốt giống như vai trò của một nhạc trưởng, hiểu rõ mỗi nhịp trong mỗi bản nhạc và tài nghệ cũng là thiếu sót của các nhạc công, sẽ thực hiện được một bản hòa tấu du dương.
2/ Trò chơi có giá trị đích thực của nó, nhiều người qủan trò cho rằng chơi cho vui, cho có không khí, cho nên nhiều lúc đã thiếu nghiên cứu, thiếu đầu tư xây dựng một kế hoạch cho tập thể mình. Mỗi ngày trò chơi phải nâng cấp hơn, đi vào chiều sâu của tâm hồn, góp phần cải biến tư chất của con người. Chơi đâu chỉ có chơi và nói theo Tú Xương “ Nghề chơi cũng lắm công phu “
3/ Tổ chức thực hiện một trò chơi: Đạt hiệu quả giáo dục đảm bảo an toàn, đoàn kết, gây hứng thú cho thật sự cho người tham dự nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp hay giảng bài: Vì thế người cán bộ đoàn muốn đạt được hiệu quả cao nhất, phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lứa tuổi, phải không ngừng học tập, rèn luyện và trao dồi nghệ thuật sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp “ Trồng người” cho Tổ Quốc .
( sưu tầm )

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS