I. HUYNH TRƯỞNG PHẢI ĐẠO ĐỨC
-
Huynh Trưởng trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là anh chị, là người hướng dẫn
thiếu nhi, đương nhiên phải mẫu mực cho các em noi theo về đời sống đức tin
cũng như về đời sống nhân bản. Gương phải sáng; mẫu mực phải hoàn chỉnh.
-
Nói cách nào đó Huynh Trưởng là người góp phần vào việc dẫn các em đến với
Chúa, và dắt các em vào đời. Do đó, Huynh Trưởng không đạo đức, không yêu Chúa
làm sao hướng dẫn các em mến Chúa. Huynh Trưởng không có kinh nghiệm về Chúa là
sao dắt các em đến với Chúa?
II. THẾ NÀO LÀ HUYNH TRƯỞNG ĐẠO ĐỨC
Huynh
Trưởng đạo đức sẽ sống tốt đẹp mối tương quan với Chúa và với tha nhân. Đời sống
toát lên đức tin sống động, đời cầu nguyện liên lỉ, niềm cậy trông vững chắc,
lòng mến chân thành, sống lạc quan, xả kỷ bao dung và biết quan tâm đến người
khác.
1. Về
mặt siêu nhiên
Trọng
tâm đạo đức của Huynh Trưởng là Chúa Kitô.Huynh Trưởng tìm gặp Ngài nơi Lời
Chúa và Thánh Thể, đồng thời khám phá Người nơi anh chị em.
+
Chúa Giêsu là người bạn của Huynh Trưởng: Nói như thánh
Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.
Chúa Kitô là tất cả, là thần tượng và là lẽ sống của Huynh Trưởng.
+
Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Lời Chúa: Đọc, suy gẫm Lời Chúa, rút ra
kết luận thực hành. Lời Chúa dạy, việc Chúa làm là nền tảng cho đời sống và sứ
mệnh tông đồ của Huynh Trưởng. Trau dồi kiến thức và cẩn trọng trong việc soạn
bài giáo lý.
+
Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể: Thánh Thể
chính là nguồn sinh lực, là động lực cho mọi hoạt động tông đồ. Huynh Trưởng sống
trọn vẹn Ngày Thánh Thể và cố gắng tham dự Thánh Lễ khi có thể.
-
Khi vừa thức dậy: Cám ơn Chúa đã cho qua đêm bình an; dâng các việc sẽ
làm trong ngày, xin Chúa luôn soi sáng, hướng dẫn ta trong suy nghĩ, lời nói,
việc làm sao cho đúng ý Chúa, hợp đường lối Chúa.
-
Trong cuộc sống, dù gặp những việc vừa ý hay không, vẫn cảm ơn Chúa, xin Chúa
soi sáng cho biết Chúa muốn nói gì với ta qua biến cố đó, mau mắn vâng phục
và thực thi ý Chúa. Siêng năng viếng Chúa.
-
Đêm về: Cùng với Mẹ Maria kiểm điểm ngày sống.Cám ơn Chúa về một ngày
qua.Xin lỗi Chúa vì những việc làm, lời nói, ý tưởng bất xứng.xin ơn trợ giúp để
mỗi ngày nên hoàn thiện hơn. Dâng đêm cho Chúa, xin Chúa Thánh Thần soi sáng chỉ
dạy những dự định của ngày mai. Tin Chúa là chủ mọi sự.
2. Về
mặt tự nhiên:
-
Ăn mặc giản dị, sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự.
-
Nói năng lễ độ với người trên, thân thiện, hòa nhã với người ngang hàng và kẻ
dưới.
-
Bao dung với người làm phiền ta. Tri ân những người giúp đỡ ta. Khiêm tốn, mừng
cho người may mắn thành công hơn ta. Thông cảm với người kém may mắn hơn ta.
-
Sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người cần đến ta. Cộng tác với những người
làm việc tốt.
-
Không đồng tình với việc xấu, bất công cho dù bị thiệt thòi hay bị đe dọa.
-
Nỗ lực trau dồi chuyên môn.
III. KẾT LUẬN
Đời
sống đạo đức của mỗi người là cuộc thao dượt cả đời, không biết đến đâu là đủ.
Do đó, không chờ đến lúc “đủ đạo đức” mới làm Huynh Trưởng. ngay khi “hành nghề”
Huynh Trưởng ta vẫn rèn luyện đạo đức. càng đạo đức, làm Huynh Trưởng càng hiệu
quả; càng tích cực làm Huynh Trưởng, càng thuận lợi trong việc rèn luyện đạo đức.
[Trích
Sổ tay Huấn luyện Huynh Trưởng cấp 1, bài 7]
ĐỜI SỐNG ĐẠO
CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!
Một
HT TNTT không những là một GLV, nhưng còn là một người bạn, một người anh, một
người chị, một người Thầy… Các em thiếu nhi có nên người và nên thánh hay
không, không phải chỉ nhờ vào lời giảng dạy của chúng ta nhưng chủ yếu là nhờ
vào đời sống đạo đức (siêu nhiên) của chúng ta và nhờ vào tư cách tác phong (tự
nhiên) của chúng ta nữa…
1/.
Các con hãy tin những điều mình đã học, hãy dạy những điều mình đã tin và hãy sống
những điều mình đã dạy. (Lời vị Giám Mục Chủ Phong ngỏ với các Tân chức Linh Mục,
Thánh Lễ Truyền chức).
2/.
Mỗi chúng ta vừa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc rèn luyện: chúng ta
càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện người khác. (ĐGH GP II
trong Tông Huấn Kytô Hữu Giáo Dân, số 7).
3/.
Học và dạy cũng là củng cố đức tin cho anh chị em mình. Bao lâu còn là phần tử
của Giáo Hội Lữ Hành, chúng ta còn là học trò và còn là Thầy dạy Đức Tin bằng
chứng từ cuộc sống của chúng ta. (Thư chung HĐGMVN 2007, số 21).
Lãnh
sứ mệnh Huynh Trưởng, chúng ta cần huấn luyện cho mình một đời sống đạo chân
chính và trưởng thành, nghĩa là không phải giữ đạo đủ để lên thiên đàng, giữ đạo
tình cảm, hay chỉ lo thực hiện các việc đạo đức bề ngoài cách máy móc, nặng
tính hình thức mà thiếu ý thức bên trong. Đời sống đạo của Trưởng phải toát lên
một đức tin sống động, một niềm cậy trông vững chắc; một đời cầu nguyện liên lỉ;
một đức ái chân thành, xả kỷ và khoan dung.
Nhưng
sống đạo là gì ? Vì sao ta phải sống đạo ? Sống đạo thế nào ?Đó là 3 câu hỏi phải
trả lời để làm mẫu mực cho đời sống đạo của người Trưởng.
1-
Sống đạo là gì ?
Sống
đạo là thể hiện lòng tin của mình bằng đời sống. Vì đạo không phải là pháo đài
mà là con đường. Trên con đường đó, chúng ta hành trình. Chúng ta phải nỗ lực
thực hành Lời Chúa dạy trong đời sống hằng ngày một cách đầy đủ hầu trở thành một
Kitô hữu hoàn hảo.
2-
Vì sao ta phải sống đạo ?
-
Vì đạo không chỉ là lý thuyết, không chỉ hứa hẹn
-
Ta phải sống đạo để mưu cầu hạnh phúc cho chính mình và cho những người
thân yêu của mình. Là người công giáo, ta phải biết bởi đâu mà ta có ? Sống ở đời
để làm gì ? Sau khi chết sẽ đi đâu ? Và phải sống thế nào để bảo đảm sự rỗi
linh hồn ? Chính đời sống thể hiện những chọn lựa và niềm tin của ta.
-
Là một thiếu nhi công giáo, nên phải thể hiện nơi mình đời sống Chúa
Kitô.
-
Sống đạo không phải là sống cho riêng mình. Nhưng sống đạo VÌ, VỚI và CHO
người khác, nên ta phải giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người bằng chính đời sống
của ta.
- Sau cùng, vì là Huynh Trưởng, tức là người chỉ huy đoàn quân tí hon, nên phải :
Sống đạo để điều khiển đoàn viên: “Chúng con là ánh sáng thế gian”, “Không ai có thể cho cái mà mình không có”. Là một trưởng, là chỉ huy, là người đứng đầu, là người Anh, người Chị, ta không thể hướng dẫn các em bằng lời nói suông, nhưng phải bằng chính gương sáng của mình.
- Sau cùng, vì là Huynh Trưởng, tức là người chỉ huy đoàn quân tí hon, nên phải :
Sống đạo để điều khiển đoàn viên: “Chúng con là ánh sáng thế gian”, “Không ai có thể cho cái mà mình không có”. Là một trưởng, là chỉ huy, là người đứng đầu, là người Anh, người Chị, ta không thể hướng dẫn các em bằng lời nói suông, nhưng phải bằng chính gương sáng của mình.
Sống
đạo làm sao để ta có sức thu hút các em. Nhờ đó, mỗi việc làm, lời nói, cử chỉ
của ta đều có thể lôi cuốn các em đến với Chúa.
3. Sống đạo thế nào ?
Trọng tâm đạo đức của Trưởng là Chúa Kitô, vì Ngài là
bạn tâm phúc của ta.Vậy hãy tìm gặp Ngài nơi Lời Chúa và Thánh Thể. Đồng thời
nhận biết Chúa nơi anh chị em.Huynh Trưởng thể hiện một đời sống lạc quan, quảng
đại bao dung và biết quan tâm đến người khác. Vì thế :
+ Chúa Giêsu phải là người Bạn của Huynh Trưởng:
Như thánh Phaolô đã nói :”Tôi sống nhưng không phải
tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Đối với ngài, Chúa Kitô là tất cả,
là thần tượng và là lẽ sống của cuộc đời. Người Huynh Trưởng cũng phải gắn bó mật
thiết với Chúa Kitô, vì Ngài là Thầy, là Huynh Trưởng Tối Cao, là Bạn mà ta phải
bám vào để ta cũng có thể nói như thánh Phaolô : “ Chúa Kitô là lẽ sống của
đời tôi.”
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Lời Chúa :
Huynh Trưởng phải học hỏi Lời Chúa vì chính ta đã tự
nguyện hiến thân phục vụ cho Chúa, là chứng nhân, là dấu chỉ của Chúa Kitô và
là tông đồ của Ngài.Lời Chúa là những bài học cụ thể, việc Chúa làm là nền tảng
cho hành động và sứ mệnh tông đồ của người Huynh Trưởng.
+ Huynh Trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể :
Thánh Thể chính là nguồn sinh lực, là nguồn sống
thiêng liêng, là động lực và là trung tâm mọi hoạt động tông đồ của người Kitô
hữu nói chung, và của người Huynh Trưởng nói riêng. Vì thế Huynh Trưởng phải
siêng năng :
٭
Tham dự Thánh Lễ
٭
Dự tiệc Thánh Thể
٭
Năng Viếng Chúa luôn
Khi
kết hợp với Thánh Thể, đời sống thường ngày của người Huynh Trưởng sẽ được
thánh hoá.Hoạt động tông đồ sẽ có hồn. Huynh Trưởng sẽ hăng hái chu toàn trách
nhiệm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét