Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
I.      GIÁO LÝ :
1.      Ai là người duy nhất đã thấy Thiên Chúa Cha và có thể mạc khải về Ngài cho chúng ta ?
Þ    Chúa Giêsu Kitô
2.      Thiên Chúa mạc khải chính mình qua mầu nhiệm nào?
Þ    Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi
3.      Đức tin cần thiết cho ơn Cứu Độ . Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
4.      Thiên Chúa đã thực hiện việc sáng tạo trong bao nhiêu ngày ?
Þ    Sáu ngày
5.      Thiên Chúa đã nghỉ ngơi và chúc lành cho công việc sáng tạo của Ngài vào ngày thứ mấy ? còn gọi là ngày gì ?
Þ    Ngày Thứ Bẩy – Ngày Sabát
6.      Việc Nguyên tổ hái trái cây “biết tốt – xấu” trong sách Sáng Thế  ám chỉ điều gì?
Þ    Con người chống lại ý Thiên Chúa.
7.      Thiên thần nào đã loan báo Chúa Giêsu sinh ra ?
Þ    Thiên thần Gabriel
8.      Sinh bởi Đức Maria, Chúa Giêsu vừa là con người vừa là Thiên Chúa. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
9.      Các đạo sĩ đã theo ngôi sao tới Bêlem để thờ lạy Hài nhi Giêsu và dâng cho Ngài những lễ vật gì ?
Þ    Vàng, nhũ hương và mộc dược
10.  Vị tiền hô được sai đến để chuẩn bị đường lối cho Chúa Giêsu là ai ?
Þ    Gioan Tẩy giả
11.  Mùa phụng vụ chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh là mùa nào ?
Þ    Mùa Vọng
12.  Việc Con Thiên Chúa đã nhận lấy bản tính con người được gọi là mầu nhiệm gì ?
Þ    Nhập Thể
13.  Nơi Chúa Giêsu chết trên thập giá thuộc thành phố nào ?
Þ    Thành phố Giêrusalem
14.  Vị thượng tế nào đã mưu toan giết Chúa Giêsu ?
Þ    Thượng tế Caipha
15.  Tên cướp được phóng thích bởi Philatô trong vụ xét xử Chúa Giêsu là ai ?
Þ    Baraba
16.  Môn đệ nào đã phản bội Chúa Giêsu ?
Þ    Giuđa Iscariot (Mt 26, 47 – 49)
17.  Toàn quyền Rôma nào đã kết án Chúa Giêsu chết trên thập giá ?
Þ    Toàn quyền Phongxiô Philatô (Mt 27, 24 – 26)
18.  Chúa Giêsu đã cầu nguyện và xin cất chén đắng cho Ngài ở đâu?
Þ    Vườn Giêtximani (Mt 26, 36 – 46)
19.  Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết vào ngày nào ?
Þ    Ngày thứ nhất trong tuần hay ngày Chúa Nhật
20.  Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân chúng đã tung hô Người bằng những lời nào ?
Þ    “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”
21.  Biến cố nào Chúa Giêsu đã cho Phêrô, Gioan và Giacôbê nếm trước vinh quang thần linh của Ngài ?
Þ    Biến cố Biến hình
22.  Một người pharisiêu đã theo Chúa cách bí mật. Đó là ai?
Þ    Ong Nicôđêmô.
23.  Theo các Tin Mừng, ai là người đầu tiên gặp Chúa Phục sinh ?
Þ    Maria Mađalêna
24.  Tiên tri nào nói về “Người Tôi Tớ đau khổ của Giavê” - ám chỉ cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu ?
Þ    Tiên tri Isaia
25.  Chúa Thánh Thần đã tỏ mình khi Chúa Giêsu chịu phép rửa dưới hình thức nào ?
Þ    Chim bồ câu
26.  Ngày lễ Chúa Thánh Thần, cử hành 50 ngày sau lễ Phục Sinh còn gọi là lễ gì?
Þ    Lễ Ngũ tuần
27.  Cử chỉ nào được Hội Thánh dùng để chúc phúc, chữa lành và thông ban Thánh Thần ?
Þ    Cử chỉ đặt tay
28.  Chúa Thánh Thần được gọi bằng một danh xưng khác, mà danh xưng này có nghĩa là cầu bầu hay an ủi. Danh xưng đó là gì ?
Þ    Đấng Bào chữa
29.  Hình ảnh nào trong Tin Mừng Gioan cho thấy Chúa Giêsu như là Đấng qui tụ, chăm sóc vào bảo vệ dân Người ?
Þ    Mục tử nhân lành
30.  Vì Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các tông đồ, nên Giáo Hội được gọi là gì ?
Þ    Giáo Hội Tông truyền
31.  Ai là đấng kế vị các Tông đồ ?
Þ    Các Giám mục
32.  Ai là đấng kế vị thánh Phêrô, mục tử tối cao của Giáo Hội ?
Þ    Đức Giáo Hoàng
33.  Cộng tác viên của các Giám mục và là phẩm trật thứ hai của thừa tác vụ chức thánh là ai?
Þ    Các Linh mục
34.  Bốn đặc tính của Giáo Hội Công giáo được đề cập trong kinh Tin Kính là gì ?
Þ    Duy nhất – Thánh thiện – Công giáo – Tông truyền
35.  Trong sách Sáng Thế 2, 20, ai được gọi là mẹ của tất cả các thụ tạo ?
Þ    Bà Evà
36.  Đức Maria đã sinh Chúa Giêsu trong thành nào ?
Þ    Thành Bêlem (Lc 2, 4)
37.  Sứ thần gặp Đức Maria ở đâu để loan báo Chúa Giêsu sinh ra ?
Þ    Nazareth (Lc 1, 20)
38.  Đức Maria đã đính hôn với ai trước ngày truyền tin ?
Þ    Thánh Giuse
39.  Đức Maria đã thụ thai Chúa Giêsu bởi quyền năng nào ?
Þ    Bởi quyền năng Chúa Thánh Thần
40.  Một kinh nguyện phổ biến về Đức Maria, còn được gọi là bản Tin Mừng rút ngắn là kinh nào ?
Þ    Kinh Mân Côi
41.  Sau lời “Xin vâng”, Đức Maria đã vội cã lên đường thăm ai ?
Þ    Bà Êlizabeth
42.  Ngày 01 tháng 01 hằng năm, Hội thánh cử hành lễ kính ai?  Còn gọi là ngày gì của thế giới?
Þ    Lễ kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa – Ngày Hòa bình thế giới.
43.  Người phụ nữ nào trong Kinh Thánh là người đầu tiên nhận lời hứa sẽ có miêu duệ chiến thắng trước tội lỗi.
Þ    Bà Evà
44.  Câu “ một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà.” Đó là của ai?
Þ    Tiên tri Simêon
45.  Ai đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu ?
Þ    Gioan Tẩy giả
46.  Trong trường hợp cần thiết, bất cứ người nào, dù là không phải là Kitô hữu, đều có thể làm phép rửa, miễn là theo đúng ý Hội Thánh. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
47.  Ba bí tích khai tâm là những bí tích nào ?
Þ    Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể
48.  Chúa Giêsu đã chịu phép rửa trong dòng sông nào ?
Þ    Sông Jordan
49.  Bên cạnh phép Rửa tội bằng nước và phép rửa tội bằng lòng mến (ước muốn), còn một phép rửa tội khác nữa là gì ?
Þ    Phép rửa tội bằng máu (tử đạo)
50.  Khi Chú Giêsu chịu phép rửa, từ Trời có tiếng thế nào?
Þ    “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3, 17)
51.  Bí tích Rửa tội có thể được lập lại. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
52.  Trong Bí tích Thêm Sức, Đức Giám Mục đã làm cử chỉ nào tượng trưng cho việc ban Chúa Thánh Thần ?
Þ    Cử chỉ đặt tay
53.  Ngày lễ đặc biệt nào được kéo dài mãi trong Giáo Hội qua Bí tích ThêmSức ?
Þ    Lễ Ngũ tuần
54.  Những người lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, được tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô cách trọn vẹn hơn những người không lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
55.  Bí tích Thêm Sức theo sau Bí tích nào ?
Þ    Bí tích Rửa tội
56.  Có bao nhiêu ân huệ Chúa Thánh Thần ?
Þ    Có 7 ân huệ Chúa Thánh Thần
57.  Trong Bí tích Thêm Sức, Đức Giám mục xức dầu thánh lên những nơi nào trên cơ thể ?
Þ    Trên trán
58.  Ai là “Thừa tác viên cơ bản” của Bí tích Thêm Sức ?
Þ    Giám mục
59.  Bí tích Thêm Sức có thể lãnh nhận được nhiều lần. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
60.  Ông là vua tư tế của Cựu Ước và là hình ảnh tiên báo Chúa Kitô bằng việc dâng bánh rượu. Ông là ai ?
Þ    Melkisêđê
61.  Những lễ phẩm nào được dâng hiến trong thánh lễ để trở nên Mình và Máu Chúa Kitô ?
Þ    Bánh và rượu
62.  Các tín hữu sơ khai cử hành lễ “Bẻ bánh” và tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô vào ngày nào trong tuần ?
Þ    Ngày Chúa nhật, ngày Phục sinh của Chúa Kitô
63.  Sự kiện nào trong đời sống của Chúa Kitô được hiện tại hóa trong Bí tích Thánh Thể ?
Þ    Hy tế Tử nạn và Phục sinh
64.  Bí tích Thánh Thể được cất giữ ở đâu để tôn thờ và phân phát cho bệnh nhân ?
Þ    Nhà tạm (nhà chầu)
65.  Chúa Giêsu ăn Bữa Tiệc Ly với các môn đệ vào ngày lễ nào của người Do thái?
Þ    Lễ Vượt Qua
66.  Ai là tác nhân chính trong việc cử hành Thánh Thể ?
Þ    Chúa Kitô
67.  Những người chưa được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy không thể lãnh nhận Thánh Thể. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
68.  Hy tế của Đức Kitô dâng lên một lần cho tất cả, được hiện tại hóa trong Thánh lễ. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
69.  Mùa sám hối chính yếu của năm phụng vụ là mùa nào ?
Þ    Mùa Chay
70.  Dụ ngôn nào trong Tin Mừng mô tả hay nhất về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha và tiến trình hoán cải của con người?
Þ    Dụ ngôn Người Cha nhân hậu (hoặc Người con hoang đàng).
71.  Những bí tích khai tâm xóa bỏ mọi tội lỗi. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
72.  Ba hình thức ăn nan sám hối đặc biệt được đề cập trong Kinh Thánh là những hình thức nào ?
Þ    Ăn chay, cầu nguyện và bố thí
73.  Bí tích Xức dầu bệnh nhân không thể được lập lại. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
74.  Bí tích Xức dầu bệnh nhân chỉ dành cho những người sắp chết. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
75.  Những thừa tác viên duy nhất của Bí tích Xức dầu bệnh nhân là ai ?
Þ    Các Giám mục và Linh mục
76.  Người cao tuổi có thể lãnh nhận Bí tích Xức dầu bệnh nhân, ngay cả khi họ không bị bệnh trầm trọng. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
77.  Mục đích của Bí tích Xức dầu bệnh nhân là mang lại việc chữa lành cả linh hồn và thể xác. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
78.  Một trong những hiệu quả của Bí tích Xức dầu bệnh nhân là tha thứ tội lỗi. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
79.  Tất cả những người đã chịu phép rửa đều được tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
80.  Hình ảnh nào trong Kinh Thánh nói lên nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên của Giám Mục?
Þ    Người mục tử nhân lành
81.  Ba cấp bậc của Bí tích Truyền chức thánh là gì ?
Þ    Phó tế, Linh mục và Giám mục
82.  Chi tộc nào trong Cựu Ước được dành riêng cho việc cử hành phụng vụ và cho chức tư tế của Giao ước cũ ?
Þ    Chi tộc Lêvi
83.  Ai cử hành Bí tích Hôn phối ?
Þ    Bản thân hai vợ chồng
84.  Theo Tin mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên ở đâu ?
Þ    Tiệc cưới Cana
85.  “Bài giảng trên núi” có một tên gọi khác là gì ?
Þ    Tám mối phúc thật hay Bát phúc
86.  Con người có sức mạnh để hoạt động theo sự lựa chọn tự do riêng của họ. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
87.  Tự do đích thực có nghĩa là có thể nói hoặc làm bất cứ điều gì mình muốn. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
88.  Chúng ta không có trách nhiệm, trừ khi chúng ta có tự do. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
89.  Do tội nguyên tổ, con người không còn khả năng chọn lựa điều tốt hay điều xấu. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
90.  Trách nhiệm đối với những hành động của chúng ta có thể được giảm nhẹ vì không biết, sợ hãi hoặc suy yếu về tâm lý. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
91.  Mục đích có thể biện minh cho phương tiện. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
92.  Được phép làm điều xấu để đạt kết quả tốt: Vì thương người, nên ăn căp của người giàu để giúp người nghèo. Đúng hay sai?
Þ    Sai
93.  Hãy cho một thí dụ không quá 10 từ để nói lên: Mục đích xấu làm cho hành động trở nên xấu ?
94.  Ăn trộm số lượng càng lớn thì tội lỗi càng nghiêm trọng. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
95.  Cầu nguyện, ăn chay và bố thí cho người nghèo thì không luôn luôn là điều thiện về luân lý. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
96.  Cốt lõi sâu thẳm và linh thiêng nhất củ con người là gì ?
Þ    Lương tâm
97.  Con người không bao giờ bị ép buộc hành động chống lại lương tâm của họ. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
98.  Một hành động xấu có thể trở nên tốt tùy thuộc vào mục đích cuối cùng. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
99.        Nơi mà lề luật của Thiên Chúa ghi vào trong chính bản thân chúng ta thì được gọi là gì ?
Þ    Lương tâm
100.    Những thói quen tốt và bền vững được gọi là gì ?
Þ    Các nhân đức
101.    Các nhân đức hàng ngày ảnh hưởng tới tư tưởng và hành động. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
102.    Một người không ngay thẳng về luân lý nhưng cũng có thể là người nhân đức. Đúng hay sai ?
Þ    Sai.
103.    Theo thánh Phaolô, nhân đức lớn nhất trong tất cả các nhân đức và không có nó “Tôi không là gì cả” là nhân đức gì ?
Þ    Đức mến
104.    Nhân đức nào bảo vệ chúng ta khỏi sự nhát đảm và hướng dẫn những ước mong của chúng ta tới hạnh phúc vĩnh cửu ?
Þ    Đức cậy
105.    Để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải nhận biết tội lỗi của chúng ta. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
106.    Nhân đức nhân bản không có được bởi cố gắng của con ngưởi, nhưng chỉ bởi ân sủng của Thiên Chúa. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
107.    Nhân đức nào giúp chúng ta tôn trọng các quyền của người khác ?
Þ    Nhân đức Công bình
108.    Thiên Chúa không thể cứu độ chúng ta nếu không có sự cộng tác của chúng ta. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
109.    Tội lỗi gây tác hại cho bản tính con người và cho cộng đoàn nhân loại. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
110.    Nhân đức nào giúp cho chúng ta chọn lựa điều tốt thực sự ?
Þ    Nhân đức Khôn ngoan
111.    Nhân đức luân lý nào giúp ta chống lại cơn cám dỗ ?
Þ    Nhân đức Dũng cảm
112.    Nhân đức nào giúp cho chúng ta kiềm chế dục vọng ?
Þ    Nhân đức Tiết độ
113.    Để là một tội trọng phải có những điều kiện nào ?
Þ    Phạm một lỗi nặng, hiểu biết đầy đủ và tự do đồng ý
114.    Đời sống Kitô hữu được nuôi dưỡng nhờ đâu?
Þ    Phụng vụ và Bí tích 
115.    Trong khi theo đuổi những mục tiêu kinh tế thì được phép xem thường những giá trị tinh thần. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
116.    Giới răn lớn nhất giúp ta tôn trọng người khác và thực thi công bình là gì ?
Þ    Bác ái hay giới luật yêu thương
117.    Lợi ích chung không thể đạt được nếu không có hòa bình. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
118.    Chúng ta gọi những lề luật chính đã được ban cho Môsê trong Cựu Ước là gì ?
Þ    Mười điều răn hay Thập giới
119.    Môsê nhận mười điều răn của Thiên Chúa ở đâu ?
Þ    Núi Sinai
120.    Luật Môsê thì không hoàn hảo. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
121.    Ơn cứu độ chúng ta được trao ban qua Bí tích nào ?
Þ    Bí tích Rửa tội
122.    Một người có thể lãnh nhận ơn cứu độ mà không cần cộng tác với ơn Chúa. Đúng hay sai ?
Þ    Sai
123.    Mười điều răn được Thiên Chúa trao cho Môsê sau sự kiện cứu độ lạ lùng nào ?
Þ    Xuất hành
124.    Trong thập giới, những giới răn nào liên quan cách đặc biệt đến tình yêu Thiên Chúa ?
Þ    Ba giới răn đầu
125.    Bổn phận đầu tiên của chúng ta theo 10 điều răn là gì ?
Þ    Tin vào Thiên Chúa đích thực và không có Chúa nào khác
126.    Mọi Kitô hữu có bổn phận nghỉ ngày Chúa Nhật. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
127.    Ngày của Chúa, ngày được dâng kính để thờ phượng và nghỉ ngơi, là ngày nào trong tuần ?
Þ    Ngày Chúa Nhật, ngày Phục sinh của Chúa Kitô
128.    Ngày Sabat của người Do Thái theo nghĩa đen là ngày nào trong tuần ?
Þ    Ngày thứ bảy
129.    Theo trật tự của 10 điều răn, Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, ai sẽ là người được tôn kính ?
Þ    Cha mẹ
130.    Theo các giới răn, con cái bày tỏ sự tôn trọng đối với cha mẹ họ bằng cách nào ?
Þ    Bằng sự vâng phục
131.    Ai có trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái ?
Þ    Cha mẹ
132.    Khi Môsê gặp gỡ Thiên Chúa trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa yêu cầu ông làm điều gì ?
Þ    Cởi giày ra
133.    Người đầu tiên xây dựng đến thờ Giêrusalem và tạo nó thành nhà cầu nguyện là ai ?
Þ    Vua Salômôn
134.    Vị vua nào trong Cựu ước được qui cho có nhiều thánh vịnh ?
Þ    Vua Đavít
135.    Chúa Giêsu đã cầu nguyện trước những giây phút quyết định trong sứ vụ thực thi Thánh ý Cha Ngài. Đúng hay sai ?
Þ    Đúng
136.    Theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu thường cầu nguyện ở đâu ?
Þ    Nơi thanh vắng, cô tịch
137.    Các Tông đồ đã làm gì khi họ chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống ?
Þ    Cầu nguyện
138.    Từ trên thập giá, Chúa Giêsu đã trao Mẹ Người cho ai?
Þ    Gioan, môn đệ được Ngài yêu dấu
139.    Lời chào đầu tiên của Sứ thần Gabriel với Đức Maria là gì, khi Sứ thần loan báo Chúa Giêsu sinh ra ?
Þ    “Mừng vui lên lên hỡi Đấng đầy ơn phúc” (Lc 1, 28)
140.    Tại sao Đức Maria được gọi là Đấng đầy ân sủng ?
Þ    Vì Thiên Chúa ở cùng Ngài
141.    Kinh nguyện nào suy niệm rõ nét về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu ?
Þ    Kinh Mân Côi
142.    Đâu là nơi chính yếu để giáo dục các Kitô hữu trong cầu nguyện ?
Þ    Ở gia đình
143.    Giáo Hội cử hành kinh nguyện Phụng vụ ở đâu ?
Þ    Trong nhà thờ
144.    Trong toàn bộ tràng Kinh Mân Côi, có bao nhiêu mầu nhiệm được ghi nhớ ?
Þ    20 mầu nhiệm
145.    Trước lời yêu cầu của các môn đệ “Xin Thầy dạy chúng con cầu nguyện”, Chúa Giêsu đã đáp lại thế nào ?
Þ    Chúa Giêsu dạy họ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha
146.    Trong Thánh lễ, kinh Lạy Cha được đọc lúc nào ?
Þ    Sau Kinh nguyện Thánh Thể và trước khi hiệp lễ
147.    Trong kinh Lạy Cha, tạ ơn Chúa hay cầu xin Chúa, điều nào đến trước ?
Þ    Tạ ơn Chúa
148.    Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa tỏ mình ra cho ai ?
Þ    Các trẻ nhỏ

II.   SỬ LƯỢC GIÁO XỨ TÂN MAI (từ 1954 – 2004) :
1.      Em hãy cho biết vị trí địa lý và diện tích của Giáo xứ Tân Mai ?
Þ    Tân Mai nằm trên mảnh đất cách Biên Hòa khoảng 3 km, cạnh quốc lộ 15, đường đi Vũng Tàu và giáp ven sông Đồng Nai với diện tích khoảng 7 ha.
2.      Trước năm 1959, vùng đất Tân Mai được gọi là xã gì ?
Þ    Xã Tam Hiệp
3.      Từ năm 1959, vùng đất Tân Mai được gọi là xã gì ?
Þ    Xã Bùi Tiếng
4.      Hiện nay, vùng đất Tân Mai thuộc địa bàn hành chính nào ?
Þ    Phường Tân Mai, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
5.      Ngày đầu tiên mọi người đặt chân lên đất Tân Mai là ngày nào ?
Þ    Ngày 10/08/1954
6.      Những người di dân đầu tiên tới đất Tân Mai là những ai ?
Þ    Một số Nữ tu gốc Giáo phận Thái Bình (xem lại Thái Bình hay Bùi Chu) và một số đồng bào trong đó có Ông Vũ Viết Thắng (Ông Quản Thắng)
7.      Nguyên thủy mảnh đất Tân Mai là mảnh đất như thế nào ?
Þ    Mảnh đất hoang địa, rất ít người qua lại, cũng không một mái nhà.
8.      Tại sao Tân Mai được gọi là vùng “đất lành chim đậu” ?
Þ    Vì mỗi ngày số người càng đông hơn, được các ban ngành đoàn thể và chính quyền giúp đỡ nên dần dần nhiều mái nhà được mọc lên biến thành các tổ ấm gia đình.
9.      Vị Linh mục nào được đặt làm Giám đốc Trại Tân Mai đầu tiên để lo về tinh thần cũng như đời sống vật chất cho đồng bào?
Þ    Cha Phêrô Võ Quốc Ngữ
10.  Ai là người thành lập Giáo xứ Tân Mai?
Þ    Cha Phêrô Nguyễn Khang Hy
11.  Giáo xứ Tân Mai được thành lập vào ngày lễ nào ?
Þ    Lễ Kính Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria – nay là Lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương (22/08/1954)
12.  Giáo xứ Tân Mai nhận ai làm bổn mạng ?
Þ    Mẹ Maria (Lễ Kính Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria 22/08)
13.  Linh mục nào là Chánh xứ tiên khởi của Giáo xứ Tân Mai?
Þ    Cha Phêrô Nguyễn Khang Hy
14.  Năm 1976, Linh mục nào được cử làm Cha Chánh xứ thay cho Cha Phêrô Nguyễn Khang Hy ?
Þ    Cha Đaminh Đinh Minh Diệm
15.  Từ 1954 đến nay, Giáo xứ Tân Mai đã có bao nhiêu Linh mục Chánh xứ ?
Þ    4 (Các cha Phêrô Nguyễn Khang Hy, Đaminh Đinh Minh Diệm, Giuse Đinh Nam Hưng và Vinhsơn Đặng Văn Tú)
16.  Ngôi Thánh đường đầu tiên của Giáo xứ Tân Mai được được xây dựng từ năm nào ?
Þ    Cuối năm 1954
17.  Thánh đường Giáo xứ Tân Mai được trùng tu lần 1 vào năm bao nhiêu ?
Þ    Năm 1980
18.  Thánh đường Giáo xứ Tân Mai được đại tu lần 2 vào năm nào ?
Þ    Năm 1987
19.  Công viên Thánh đường được chỉnh trang vào ngày tháng năm nào ?
Þ    Ngày 03 thàng 9 năm 1989
20.  Đài chính của Nghĩa trang Giáo xứ là nơi dựng tượng :
Þ    Tượng Chúa Phục Sinh
21.  Thánh đường Tân Mai được đại tu lần 3 vào năm bao nhiêu ?
Þ    Năm 1995
22.  Giáo xứ Tân Mai trước đây có mấy Nhà thờ Giáo Họ?
Þ    3 (họ Giuse, họ Thánh Tâm, họ Phêrô)
23.  Nghĩa trang Giáo xứ được hình thành vào năm nào ?
Þ    Năm 1954
24.  Ai là người thành lập nghĩa trang Giáo xứ Tân Mai ?
Þ    Cha Phêrô Nguyễn Khang Hy
25.  Giáo xứ Tân Mai hiện nay có bao nhiêu Giáo Họ ?
Þ    23 Giáo Họ
26.  23 Giáo Họ trong Giáo xứ được kết hợp thành mấy Liên Họ ?
Þ    7 Liên Họ
27.  Theo đường hướng mục vụ của Giáo phận, Giáo xứ Tân Mai hiện nay được chia thành mấy giới ?
Þ    4 (Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ, Thiếu nhi)
28.  Khi Giáo xứ mới thành lập, số giáo dân có khoảng bao nhiêu ?
Þ    Khoảng 1000 người
29.  Hiện nay, Giáo xứ Tân Mai có khoảng bao nhiêu giáo dân ?
Þ    Khoảng 14.000 giáo dân
30.  Số giáo dân của Giáo xứ Tân Mai chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số của phường Tân Mai?
Þ    Khoảng 70%
31.  Giáo dân Giáo xứ Tân Mai đa số là giáo dân gốc ?
Þ    Địa phận Bùi Chu - Thái Bình
32.  Ngành nghề chính của Giáo dân Tân Mai khi mới thành lập Giáo xứ là nghề gì ?
Þ    Dệt vải
33.  Đến năm 1975, Tân Mai có thêm một nghề mới và cũng là nghề truyền thống của Giáo xứ, đó là nghề nào ?
Þ    Đan lát
34.  Từ năm 1954 đến năm 2004, Giáo xứ Tân Mai đã có bao nhiêu Cha Chánh xứ, Phó xứ và nghỉ hưu ?
Þ    21 Cha
35.  Linh mục Vinhsơn Đặng Văn Tú về làm Chánh xứ Tân Mai vào năm nào ?
Þ    Ngày 05/12/1998
36.  Linh mục Giuse Tạ Minh Chiến được thụ phong Linh mục vào ngày nào ?
Þ    Ngày 11/04/2002
37.  Nhà Mục vụ Giáo xứ được khánh thành vào ngày nào ?
Þ    Ngày 18/08/2002
38.  Giáo xứ Tân Mai thuộc Giáo hạt nào ?
Þ    Giáo hạt Tân Mai
39.  Năm thánh Giáo xứ được bắt đầu từ ngày nào ?
Þ    22 tháng 08 năm 2003
40.  Năm thánh Giáo xứ kết thúc vào năm nào ?
Þ    Ngày 22 tháng 08 năm 2004
41.  Nhà Mục vụ Giáo xứ gồm bao nhiêu phòng học ?
Þ    18 phòng học
42.  Vị Linh mục nào sáng lập nên ngôi nhà xứ Tân Mai đầu tiên ?
Þ    Cha cố Phêrô Nguyễn Khang Hy

III.     SỬ LƯỢC GIÁO HỘI VIỆT NAM (từ 1533 – 2004) :
Tham khảo các tài liệu sau :
-        Bài 18 – Lịch sử Hội Thánh tại Việt Nam (Sách Giáo án Sống Đạo trang 152 – 160)
-        Chương V – Đôi nét lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam (Sách Giáo lý mục vụ Loan Báo Tin Mừng trang 38 – 60)

IV.           THÁNH KINH.
  1. Qua Kinh Thánh, vũ trụ mang dấu vết của ai?
-         Của Thiên Chúa.
  1. Thiên Chúa đã chọn dân tộc nào để tỏ mình cho toàn thể nhân loại ?
-         Dân It-ra-en.
  1. Thiên Chúa đã dùng các Ngôn sứ để chuẩn bị điều gì?
-     Chuẩn bị cho Ngôi Lời, Con của Người xuất hiện vào thời viên mãn.
  1. Biến cố xuất Ai-cập hướng đến việc gì?
-         Giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi.
  1. Sự hoàn tất viên mãn của Giao ước cũ đạt được nơi đâu?
-         Nơi Đức Giêsu.
  1. Tập sách Tân Ước gồm bao nhiêu cuốn? Được viết bằng tiếng gì?
-         Gồm 27 cuốn. Viết bằng tiếng Hy Lạp phổ thông thời bấy giờ.
  1. Bốn sách đầu tiên của bộ Tân Ước được viết theo thể văn nào?
-         Thể văn Tin Mừng.
  1. Trong tất cả các Sách Thánh, kể cả những sách Tân Ước, sách nào chiếm vị trí ưu việt nhất?
-         Các Sách Tin Mừng.
  1. Sách Công Vụ Tông Đồ thuộc thể văn nào?
-         Thể văn Lịch sử Tôn Giáo.
  1. Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại điều gì?
-         Kể lại buổi đầu của Giáo Hội và công cuộc loan báo Tin Mưng cho các dân tộc.
  1. Trong Tân Ước có tất cả bao nhiêu lá thư?
-         Có 21 lá thư.
  1. Tác giả của các Lá Thư trong Tân Ước là ai?
-         Một số lớn là của Thánh Phaolô, số còn lại là của các vị Tông Đồ khác.
  1. Các lá thư trong Tân ước thuộc thể văn nào?
-         Thể văn Thư Tôn Giáo chính thức.
  1. Như các Sách Tin Mừng, các Thư được soạn thảo do đâu?
-         Do ơn Linh Hứng của Chúa Thánh Thần.
  1. Chủ yếu các Thư trình bày về điều gì?
-         Trình bày về Giáo Lý đích thực của Chúa Giêsu.
  1. Với cac cộng đoàn dân Chúa ở thế kỷ đầu, các Thư phản ánh điều gì?
-         Phản ánh việc sống Lời Chúa của họ.
  1. Sách cuối cùng trong bộ Tân Ước thuộc thể văn nào?
-         Thể văn Khải Huyền.
  1. Ở thế kỷ thứ I, so với các Thư Phaolo, các Sách Tin Mừng có chỗ đứng như thế nào?
-         Chỗ đứng rất mờ nhạt.
  1. Khoảng năm bao nhiêu bốn tin Mừng đã được nhận vào quy điển?
-         Khoảng năm 170.
  1. Vào thế kỷ thứ mấy thì bốn Tin Mừng được khắp nơi công nhận?
-         Vào đầu thế kỷ thứ III.
  1. Ai đã gây dựng nên Đế quốc Roma?
- A-lê-xan-đê đại đế.
22. ngôn ngữ chung của Đế quốc Rôma là gì?
- Là tiếng Hylạp phổ thông.
23. Vào thời Chúa Giêsu, vùng đất Pa-let-tin có mấy phần ? kể tên ?
- Có 3 phần. Galilê ở phía bắc, Samari ở giữa và Giu-đê ở phía nam.
24. Khi Chúa Giêsu chào đời, ai đang trị vì Đế quốc Roma?
- Hoàng Đế Au-gut-tô.
25. Hãy kể các giai cấp điển hình trong xã hội Do thái thời Chúa Giêsu :
- Giới tư tế, Giới Kinh sư , Giới Kỳ mục và Dân chúng.
26. Kinh Sư là những người chuyên về điều gì?
- Chuyên về Kinh Thánh.
27. Giới Kỳ Mục là những ai ?
- Là những người có địa vị trong Xã hội, là những bậc niên Trưởng hoặc Phú ông.
28. Dân chúng thời đó họ làm nghề gì ?
- Đa số là nông dân, thợ thủ công hay tiểu thương.
29. Thời Chúa Giêsu, khi gia nhập đạo Do thái nam giới phải làm gì ?
- Phải chịu cắt bì, được thanh tẩy và đi dâng lễ tại Đền thờ.
30. Đối với người Do thái, Đền thờ đóng vai trò như thế nào ?
-  Đền thờ đóng vai trò rất quan trọng, là trung tâm đời sống Tôn giáo của họ.
31. Hằng năm người Do thái có 3 dịp lễ lớn là những lễ nào?
- Lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần và lễ Lều.
32. Ba dịp lễ lớn hàng năm nhắc nhở người Do thái điều gì ?
- Nhắc họ nhớ lại những lần Thiên Chúa can thiệp trong lịch sử để giải phóng dân Người.
33. Lễ Ngũ Tuần được cử hành sau lễ Vượt Qua bao nhiêu ngày ?
- 50 ngày.
34. Thái độ đầu tiên phải có khi đọc Lời Chúa là thái độ nào ?
- Thái độ Đức Tin.
35. Đức Giêsu có viết và để lại cho hậu thế một số tác phẩm liên quan đến sự nghiệp và thân thế của Người. Đúng hay sai?
- Sai.
36. Tin Mừng theo Thánh Mac-cô được soạn thảo vào năm nào, ở đâu ?
- Trước năm 70, tại Roma.
37. Mac- cô là môn đệ của ai ?
- Của Thánh Phêrô.
38. Tin Mừng Mathêu bằng tiếng A-ram được soạn thảo vào năm nào ?
- Khoảng từ năm 40 đến năm 50.
39. Tin Mừng thứ 3 được soạn thảo ở đâu? Vào năm nào?
- Tại Rôma, sau năm 70.
40. Thánh luca là Môn đệ của ai ?
- Thánh Phaolô.
41. Chủ đề chung của Tin Mừng Mat-thêu là gì?
- Là Nước Trời.
42. Tác giả Tin Mừng thứ I là ai ?
- Là một người Thu thuế, là một trong nhóm 12.
43. Theo Mac-cô và lu-ca thì Mat-thêu còn có một tên gọi khác là gì ?
- Lêvi.
44. Độc giả của Mat-thêu là ai ?
- là người Do thái sống ở vùng Xy-ri-a Pa-let-tin.
45. Mat-thêu viết Tin Mừng nhắm mục đích gì ?
- Trình bày con người Đức Giêsu và sự nghiệp của Người.
46. Đạo lý của tin Mừng Mat-thêu là gì ?
- Đức Giêsu là Đấng Mê-si-a Cựu Ước đã loan báo, là Con Thiên Chúa và là Đấng Sáng lập Hội thánh.
47. Mac- cô là sách Tin Mừng ngắn nhất hay dài nhất trong bốn sách Tin mừng ?
- Ngắn nhất.
48. Mac-cô dùng lối văn nào để trình bày Tin Mừng ?
- Lối văn kể chuyện.
49. Qua những đặc điểm trong lời văn của Mac-cô cho thấy Mac-cô là người như thế nào?
- Không phải là người chuyên văn hay kể chuyện tài ba mà là người tường thuật trung thành và ngây thơ, thấy sao nói vậy.
50. Mac-cô viết Tin Mừng cho ai ?
- Cho các Kitô hữu không phải gốc Do thái và sống ở ngoài xứ Pa-let-tin.
51. Theo Mac-cô mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa chỉ được bộc lộ đầy đủ ở đâu ?
- Trên Thập giá.
52. Muốn hiểu biết Đức Giêsu, theo Mac-cô mỗi người chúng ta phải bắt đầu từ đâu ?
- Từ mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh.
53. Để trở thành người môn đệ đích thực của Đức Giêsu, theo Mac-cô phải thế nào ?
- Phải đi con đường Chúa đã đi. (Thập giá và Phục sinh)
54. Tác giả Tin Mừng thứ III là người như thế nào ?
- Là một y sĩ, một thành phần tri thức, một người ngoại gốc Hy-lạp và đã tin  theo Đức kitô.
55. Điểm khác biệt của Tin Mừng Luca với 2 cuốn trong bộ nhất lãm là gì ?
- Luca có lời tựa gửi cho “Thê-ô phi-lô”.
56. Trong lời tựa, tác giả tin Mừng thứ 3 cho chúng ta thấy rõ điều gì ?
- Rõ chủ đề, phương pháp và mục đích cuốn sách.
57. Toàn bộ Tin Mừng Luca cho thấy điều gì ?
- Cho thấy rằng Mầu nhiệm Đức Giêsu đã được mặc khải một cách tiệm tiến và các Tông đồ cũng đã phải trải qua một thời gian dài để tiếp cận và thấu hiểu mầu nhiệm của Người khi đi rao giảng.
58. Tin Mừng thứ ba viết vào năm nào? Viết cho ai?
- Vào khoảng thập niên 80-90. Viết cho một cộng đoàn dân ngoại.
59. Mục đích của tin Mừng thứ ba là gì ?
- “Tường thuật những điều đã được thực hiện giữa chúng ta” (Tường thuật cuộc đời Đức Giêsu và thời kỳ thành lập Giáo Hội. )
60. Khi đọc Tin Mừng thứ ba, chúng ta thấy Đức Giêsu là người như thế nào ?
- Đức Giêsu như bậc Thầy dậy cho ta biết sống làm người, làm con Thiên Chúa, một bậc thầy rất đòi hỏi nhưng nhân hậu, niềm nở và sẵn sàng ban ơn Cứu Độ.
61. Tác giả chính của tin Mừng thứ tư là ai ?
- Là Tông đồ Gioan, người môn đệ thân tín và được Chúa thương mến nhất.
62. Sách Tin Mừng thứ tư được soạn thảo ở đâu ?
- Tại miền Tiểu Á.
63. Tin Mừng thứ IV được người ta biết đến từ khi nào ?
- Từ tiền bán thế kỷ thứ II.                                                                        
64. Mục tiêu của tin Mừng thứ IV là gì ?
- “Những gì viết trong sách là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng kitô, Con Thiên Chúa và để anh em tin mà được sự sống nhờ Danh Ngài.”
65. Sách Tin Mừng thứ IV được gọi là sách như thế nào ?
- Là sách đem tin vui cho những kẻ tin vào Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa.
   66. Tin Mừng là chứng tá chính yếu về điều gì ?
   -  Đời sống và giáo lý của Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
   67. Bốn sách Tin Mừng bắt nguồn từ đâu ?
    - Các Tông Đồ.
   68. Theo Matthêu thái độ căn bản của người Môn Đệ Đức Giêsu là gì ?
     - Lắng nghe Lời Chúa, hiểu Lời Chúa và thực hành Lời của Ngài.                                 
   69.Theo Mac-cô, các Môn đệ phải trở nên điểm qui chiếu cho ai ?
     - Cho mỗi Kitô hữu, cho cộng đoàn Hội thánh thời của Mac-cô và cho Hội thánh thời    nay.
   70. Theo Gioan “có sự sống đời đời” nghĩa là gì ?
    - Là hiểu biết Chúa Cha cách thực thụ và trọn vẹn, yêu mến Người và gắn bó sâu xa   với Người.
GIÁO LÝ.
1. “con đường” đến với Thiên Chúa phát xuất từ đâu?
 - Từ Thụ tạo (Thế giới vật chất và con người.)
2. Ý định mặc khải của Thiên Chúa được thể hiện qua đâu ?
 - Qua hành động và lời nói.
3. Mặc Khải củ Thiên Chúa được lưu truyền qua đâu ?
 - Qua truyền thống các Tông đồ, qua Thánh Kinh và Thánh Truyền và qua đức tin của Hội thánh.
4. Vì sao bốn quyển Tin Mừng chiếm địa vị trung tâm của toàn bộ Thánh Kinh ?
 - Vì Đức Kitô là trung tâm của Tin Mừng.
5.  Đức tin qui chiếu vào đâu ?
 - Vào 2 điểm: Đấng mặc khải và chân lý mặc khải.
6. Tin vào Thiên Chúa duy nhất là gì ?
 - Là nhận biết sự cao cả và uy linh của Thiên Chúa, sống trong niềm tạ ơn, nhận biết được tính thống nhất và phẩm giá đích thực của mọi người, biết sử dụng đích đáng những tạo vật và phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hòan cảnh.
7. Khi gọi Thiên Chúa là Cha, ngôn ngữ đức tin chủ yếu muốn nói lên điều gì ?
 - Thiên Chúa là nguồn gốc đầu tiên của mọi sự và là Đấng uy quyền siêu việt, đồng thời là Đấng nhân hậu yêu thương chăm sóc mọi con cái.
8. Đức tin tông truyền về Chúa Thánh Thần đã được tuyên xưng tại đâu ? năm nào?
 - Tại Công Đồng chung Con-tan-ti-nô-pô-li. Năm 381.
9. Mầu nhiệm trọng tâm của Đức tin và đời sống Kitô hữu là mầu nhiện nào ?
 - Mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh.
10. Đức tin công giáo hệ tại điều gì ?
 - Thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi là Một Chúa.
11. Thiên Chúa biểu dương sự Toàn Năng của Người khi nào ?
 - Khi giúp ta bỏ đàng tôi lỗi và nhờ ân sủng tái lập ta trong tình thân với Người.
12. Lịch sử Cứu độ được khởi đầu từ đâu ? tại sao ?
 - Từ công cuộc sáng tạo. Vì sáng tạo là nền móng của mọi ý Định Cứu độ của Thiên  Chúa.
13. Chân lý căn bản mà Thánh Kinh và truyền thống không ngừng giảng dạy và biểu dương là chân lý nào ?
 - Vũ trụ được tạo dựng để làm vinh danh Thiên Chúa.
14. Thiên Chúa đã lấy điều gì mà sáng tạo vũ trụ ?
 - lấy Đức khôn ngoan và tình thương mà sáng tạo.
15. Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ để làm gì ?
 - Để biểu lộ và thông ban vinh quang của Người.
16. Thiên Chúa đã sáng tạo mọi sự để cho con người. Vậy con người được sáng tạo để làm gì ?
 - Để phụng sự, yêu mến Thiên Chúa và dâng lên Nưgời tất cả thụ tạo.
17. Thánh Kinh thường dùng thuật ngữ linh hồn để chỉ điều gì ?
 - Chỉ sự sống con người hoặc toàn diện con người.
18. Ai là trọng tâm của Huấn giáo ?
 - Đức Kitô.
19. Danh xưng “Giêsu” có nghĩa là gì ?
 - Là Thiên Chúa cứu độ.
20. Danh xưng “Kitô” nghĩa là gì ?
 - Được xức dầu, Đấng Mê-si-a.
21. Danh xưng “Con Thiên Chúa” nói lên điều gì ?
 - Nói lên mối tương quan duy nhất và hằng hữu giữa Đức Giêsu Kitô và Thiên Chúa Cha của Người.
22. Danh xưng “Chúa” nói lên điều gì ?
 - Quyền tối thượng của Thiên Chúa.
23. Con Thiên Chúa xuống thế làm người để làm gì? Bằng cách nào ?
 - Để cứu độ chúng ta. Bằng cách giao hòa chúng ta với Thiên Chúa, giúp ta nhận ra tình thương của Thiên Chúa, Ngài trở thành mẫu mực thánh thiện cho chúng ta và để chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa.
24. Nhập thể là gì ?
 - Là mầu nhiệm của sự kết hợp tuyệt vời giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại trong Ngôi Vị của Ngôi Lời.
25. Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đựơc công bố năm nào? Do ai công bố ?
 - Công bố năm 1854, do Đức Pi-ô IX.
26. Nhờ đâu Đức Trinh nữ Maria đã cộng tác vào việc cứu độ nhân loại ?
 - Nhờ lòng tin và vâng phục.
27. Các Môn đệ của Đức Giêsu phải trở nên như thế nào ?
 - Đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cho đến khi Người đuợc hình thành trong họ.
28. Cuộc Hiển Dung của Chúa Kitô nhằm mục đích gì ?
 - Nhằm củng cố đức tin các Tông đồ trước cuộc Khổ nạn.
29. Việc Đức Giêsu khải hoàn vào Giêrusalem cho thấy điều gì ?
 - Cho thấy Nước Trời đến.
30. Đức Giêsu diễn tả tột độ việc tự hiến bản thân Người khi nào ?
 - Vào đêm bị nộp, trong Bữa Tiệc Ly cùng với 12 Tông đồ.
31. Đức Kitô chịu chết nói lên điều gì ?
 - Ngài vừa là hy tế Vượt Qua và vừa là hy tế của Giao Ước Mới.
32. Đức Kitô cứu chuộc nhân loại bằng cách nào ?
 - Hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.
33. Nơi Đức Maria Thánh Thần thhực hiện điều gì ?
 - Ý định nhân từ của Chúa Cha.
34. nhờ đâu con cái thiên Chúa có thể làm đựơc những việc tốt lành ?
 - Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.
35. Sứ mạng của Đức Kitô và của Thánh Thần được thể hiện nơi đâu ?
 - Trong Hội thánh.
36. Qua cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh, Đức Giêsu được Thiên Chúa đặt làm gì ?
 - Làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô .
37. Hội Thánh chỉ được hoàn tất trong vinh quang trên trời khi nào ?
 - Trong ngày Chúa Kitô quang lâm.
38. Mục đích của Hội thánh là gì ?
 - Là giúp con người hiệp thông với thiên Chúa nhờ “Đức ái không bao giờ tàn tạ.” (x. 1Cr 13,8)
39. Chúng ta gia nhập hội thánh bằng cách nào ?
 - Bằng đức tin và bằng phép rửa.
40. Hội thánh phổ quát xuất hiện như thế nào ?
 - Như một Dân được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
41. Tính đa dạng của Hội thánh phát xuất từ đâu ?
 - Từ những ân huệ khác nhau của thiên Chúa cũng như từ số đông người lãnh nhận các ân huệ ấy.
42. Hội Thánh duy nhất của Đức Kitô là Hội thánh nào ?
 - Là Hội thánh mà Đấng Cứu Chuộc chúng ta, sau khi Phục Sinh đã trao phó cho Phêrô chăn dắt.
43. Để đáp lại lời mời gọi hiệp nhất của Chúa Thánh Thần Hội thánh cần làm gì ?
 - Cần canh tân không ngừng, hoán cải nội tâm, cầu nguyện chung, hiểu biết nhau tong tình huynh đệ, đào tạo các tín hữu theo hướng đại kết, đối thoại giữa các nhà Thần học và hợp nhất giữa các Kitô hữu.
44. Tại sao gọi Hội thánh là công giáo ?
 - Vì Đức Kitô hiện diện trong Hội thánh “Ở đâu có Đức Kitô, ở đó có Hội thánh Công giáo” và vì Hội thánh được Đức Kitô sai đến với toàn thể nhân loại.
45. Do đâu mà có lệnh truyền giáo ?
 - Do những đòi hỏi căn bản của tính công giáo và vì mệnh lệnh của Đấng sáng lập, nhất quyết loan báo Tin Mừng cho hết mọi người.
46. nguồn gốc của Truyền giáo bắt nguồn từ đâu ?
 - Từ tình yêu vĩnh cửu của Ba Ngôi Chí Thánh.
47. Mục đích tối hậu của việc truyền giáo là gì ?
 - Là làm cho loài người hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần tình yêu.
48. Lý do của Truyền giáo là gì ?
 - Vì tình yêu Thiên Chúa đối với tất cả mọi người.
49. Con đường truyền giáo của Hội thánh là con đường nào ?
 - Con đường Chúa Kitô đã đi là nghèo khó, vâng lời, phục vụ và tự hiến cho đến chết, để được toàn thắng nhờ sự sống lại của Người.
50. Sứ mạng truyền giáo của Hội thánh mời gọi các Kitô hữu điều gì ?
 - Cố gắng tiến đến sự hiệp nhất.
51. Nhiêm vụ truyền giáo bao hàm những gì ?
 - Bao hàm một sự đối thoại trân trọng với những ai chưa chấp nhận Tin Mừng.
52. Kitô hữu là những người được tháp nhập vào Thân Thể Chúa Kitô nhờ đâu? Họ được trở nên như thế nào ?
 - Nhờ phép Thánh Tẩy. Trở nên Dân Thiên Chúa, tham dự vào chức vụ Tư tế Ngôn sứ và Vương giả của Đức Kitô.
53. Thừa tác vụ Bí tích trong Hội thánh là một việc như thế nào ?
 - Một việc phục vụ nhân danh Đức Kitô, vừa có tính cá nhân, vừa mang hình thức tập thể.
54. Ơn gọi riêng của Giáo dân là gì ?
 - Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách làm những việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa.
55. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Mẹ Maria đã trợ giúp Hội thánh sơ khai bằng cách nào ?
 - Bằng lời cầu nguyện của Mẹ.
56. Đức Maria được tham dự cách độc đáo vào điều gì khi được lên trời cả hồn và xác?
 - Tham dự vào cuộc Phục Sinh của Đức Kitô và thể hiện trước sự Phục sinh của các Kitô hữu.
57. Bí tích nào là Bí tích đầu tiêu và chính yếu để tha tội ?
 - Bí tích Thánh Tẩy.
58. Các Tông đồ làm chứng cho Chúa Kitô nghĩa là làm chứng về điều gì ?
 - Làm chứng cho sự Phục Sinh của Người.
59. Cái nhìn của Kitô giáo về sự chết được diễn tả đặc biệt ở đâu ?
 - Trong Phụng vụ.
60. Truyền đạt đức tin Kitô giáo, trước tiên là gì ?
 - Là loan báo Đức Giêsu Kitô, để dẫn mọi người tin vào Người.
61. Việc nhận biết Đức Kitô và tâm tình yêu mến sẽ khơi dậy nơi chúng ta điều gì ?
 - Khát vọng loan báo về Người, phúc âm hóa và giúp mọi người tin vào Đức Giêsu.
62. Phụng vụ là công trình của ai ?
 - Của Thiên Chúa Ba Ngôi.
63. Ai là cùng đích và nguồn mạch của Phụng vụ ?
-         Chuá Cha.






  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét: