Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

Tĩnh nguyện - Vào Đời

XIN CHO CON TRÁI TIM MỚI
A.       Chia sẻ
Chỉ còn ít ngày nữa là các em rời mái trường của Thầy Giêsu, bước vào đời. Giờ đây chúng ta hợp nhau để cùng ngược dòng hành trình cuộc sống cùng nhìn lại từ những nơi thân quen đến những vùng đất mới lạ: Từ mái ấm gia đình, đến trường học Thầy Giêsu là người học trò dễ mến, đến với sân chơi với bầu bạn thân thiết … Ở những nơi đó, con tim ta thổi thức vui - buồn.
Để rồi khi ta chào biệt mái trường Giáo Lý thân thương sẽ mang Chúa vào đời để nên men mồng, muối mặn ướp đời, và là ánh sáng soi trần gian


C.       Cầu nguyện
1.       DẪN :
          Các em thân mến,
          Tình yêu Chúa thầm kín nhưng sâu xa như tình phụ tử. Tình yêu ấy dịu hiền, thiết tha như tình mẹ. Tình yêu Chúa trung thành như đôi bạn nghĩa thiết chân tình. Tình yêu bao la, khôn dò khôn ví ấy được thể hiện rõ khi người lý hình lấy giáo đâm thủng cạnh sườn Chúa Giêsu trên Thập Giá. Từ trái tim dạt dào yêu thương đó, những giọt máu và nước cuối cùng của lòng thương xót đã chảy tràn trên nhân loại. Và từ cạnh sườn bị đâm thâu, nguồn ơn cứu độ của Hội Thánh dạt dào tuôn đổ trên muôn người qua muôn thế hệ.
          Trong giờ chầu chuẩn bị cho ngày tuyên hứa vào đời hôm nay, chúng ta cùng nhau cầu xin Trái Tim đầy yêu thương của Chúa đốt cháy tàn lửa mến đang hiu hắt trong tâm hồn chúng ta, để ngọn lửa tình yêu Chúa bừng sáng lên và chiếu sáng cho mọi người

2.       HÁT: Thành tâm thờ kính – Kim Long - TTCLĐ 478
1/   Thành tâm thờ kính Chúa Giêsu suối mạch ân tình. Này rượu nho cùng bánh trắng tinh, Thịt Máu hiển vinh Vua uy linh.
ĐK  Một tình yêu bao la, tháng năm dần bước qua, khúc ca thân ái còn trầm hòa: Nguồn yêu mến không bờ bến, đoàn con lấy chi báo đền. Hiệp lòng xin dâng lên tấm linh hồn trắng trong, sắt son yêu Chúa nguồn dịu hiền, quyết tâm theo bước Người trung kiên.

3.       Đọc Tin MỪNG (Cộng đoàn đứng)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca
Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: "Ơng ny đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: "Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó. Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.

4.       HÁT :  THẮP SÁNG LÊN – Kim Long TCCD 85
ĐK. Thắp sáng lên trong trái tim con tình yêu như tia nắng hồng, bừng lên xua tan băng giá và rực nóng đốt cháy đau thương. Thắp sáng lên trong trái tim con niềm tin như muôn sao sáng mờ xóa bóng tối nghi nan gọi mầm sống tái sinh trần gian.
Con ước mơ làm khí cụ, để đem tình yêu Chúa cho trần gian. Như tia nắng báo trời hừng đông, như chim én báo tin xuân hồng

5.       TÔN THỜ VÀ CẦU XIN
Nữ : Lạy Chúa Giêsu Thánh thể, Chúa đang ngự giữa chúng con. Chúng con xin hết lòng tôn kính và thờ lạy Chúa
Nam : Lạy Chúa, Thánh Tâm Chúa không chỉ là biểu tượng của tình yêu, nhưng thực sự là một tình yêu trọn vẹn và viên mãn nhất
Nữ : Chúa đã nhập thể đến với chúng con nơi dương thế để cứu độ chúng con. Lạy Chúa, đó là bằng chứng xác thực và chắc chắn nhất về tình yêu của Chúa
Nam : Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con, vì chúng con đã chẳng nhận ra tình thương Chúa.
Nữ : Xin Chúa tha thứ cho chúng con vì trong các lần xưng tội, trong các việc thống hối ăn năn, chúng con thường ít xác tín và không biết hướng về tình thương vô biên của Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng con
Nam : Lạy Chúa, xin ban cho chúng con quả tim của Chúa, để chúng con tận tình yêu mến Chúa và chân thành yêu thương anh em


6.       LỜI NGUYỆN (kết)
7.       HÁT KẾT: Trong Tim Chúa  -Phanxicô –  TCCĐ 148
Trong trái tim Chúa bao dịu dàng, con xin được nghe Chúa bảo ban, dạy dỗ con, dạy dỗ con biết sống sao thắm tươi tình son. Tìm bước theo đường mến yêu, biết dâng trao biết thứ tha nhiều. Cùng Chúa đi, cùng Chúa đi, hòa niềm vui chung với mọi người.
ĐK.  Trái tim hồng Thiên Chúa, trái tim người Cha. Mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca. Có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thánh Lễ Thêm Sức

Chương trình
Thánh Lễ Thêm Sức
Ngày ...
8g00 Các em Thêm Sức tập trung tại Nhà Thờ. Các GLV Khối TS giúp chuẩn bị trang phục, bảng tên cho các em
8g45: Các em Thêm sức đi hàng đôi ra chuẩn bị rước Đức Cha (Các em đứng từ cổng Nhà Thờ đến Nhà hội Giuse).
8g45: Tập hát cộng đồng
8g55: Rước Đức Cha và đoàn đồng tế.
 
Trình tự đoàn rước
1. Thánh giá nến cao
2. Nhạc đoàn
3. Thiếu nhi đại diện các lớp
4. Các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức + GLV Khối
5. Giáo lý viên
6. Quý chức
7. Quý Tu sĩ
8. Lễ sinh
9. Đoàn đồng tế
10. Đức Cha
Thánh Lễ  Thêm Sức
(Khi Thánh giá nến cao tiến vào nhà thờ, HDV mời cộng đoàn đứng và hướng về đoàn rước – sau đó đọc lời hướng dẫn:)
Đức Giám mục là đấng được Chúa Thánh Thần đặt lên kế vị các Tông đồ, là chủ chăn các linh hồn và được ủy thác sứ mệnh duy trì công việc Chúa Kitô. ĐGM hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng và dưới quyền Ngài.
Hôm nay, Ngài đại diện Chúa Kitô đến viếng thăm mục vụ giáo xứ mà ngài là chủ chăn, và nhân danh Chúa Kitô ban Bí tích Thêm Sức, để các thụ nhân Bí tích nên chứng nhân của Nước Trời. Vì thế chúng ta hân hoan đón tiếp ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh.
A. NGHI THỨC ĐÓN TIẾP ĐỨC GIÁM MỤC
Nghi thức đón tiếp ĐGM gồm có :
Cộng đoàn giáo xứ đón tiếp ĐGM tại tiền sảnh  nhà thờ.
Cha Xứ trao Thánh giá cho ĐGM hôn kính.
Cha Xứ trao nước thánh để ĐGM ghi trên trán mình, rảy cho Cha Xứ và cộng đoàn, nhắc lại mỗi người chúng ta đã được thánh hoá nhờ Bí tích Rửa tội.
ĐGM ban phép lành cho cộng đoàn Giáo xứ khi ngài tiến lên cung thánh.
Cầu nguyện cho ĐGM.
Cầu nguyện kính Đức Maria Trinh Nữ Vương -  bổn mạng Giáo Xứ.
HÁT : ĐÂY VỊ THƯỢNG TẾ
Đây Vị thượng Tế, Đấng suốt đời đã sống đẹp lòng Chúa. Chính vì thế, Thiên Chúa đã thề nhắc Ngài lên trên dân người
1. Thiên Chúa đã tuôn xuống trên Ngài sức mạnh của mọi dân và đã ký kết với Ngài lời giao ước
2. Sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Chúa Thánh Thần. Sáng danh, sáng danh ngàn đời.
(Khi ĐGM đến cửa chính Nhà Thờ, Cha xứ trao bình nước thánh cho Ngài rảy, trao Thánh giá cho Ngài hôn kính. Đoàn rước đi tiếp lên cung thánh.   Hướng dẫn tiếp:)
Cộng đoàn chúng ta nài xin Chúa đoái thương cứu chữa, phù giúp và bảo vệ ĐGM chúng ta khỏi mọi ác thù
 (Tới cung thánh, ĐGM quì trước bàn thờ, Cha xứ đứng bên án thư, hướng về ĐGM, cử hành nghi thức cầu nguyện cho ĐGM:)
(Mời cộng đoàn quỳ )
 Cha xứ: Lạy Chúa, đấng bảo vệ chúng con, xin hãy đoái nhìn.
 C.đoàn: Và thương xem Đấng Chúa đã xức dầu.
  Cha xứ:  Lạy Chúa, xin cứu tôi tớ Chúa.
 C.đoàn:  Là kẻ trông cậy Chúa.
 Cha xứ: Lạy Chúa, từ Đền Thánh, xin ban ơn trợ giúp cho tôi tớ Chúa.
 C.đoàn: Và từ Sion, xin bảo vệ tôi tớ Chúa.
 Cha xứ: Xin đừng để kẻ thù lợi dụng tôi tớ Chúa.
 C.đoàn: Và xin đừng để người gian ác làm hại tôi tớ Chúa.
 Cha xứ: Lạy Chúa, xin nhận lời con cầu nguyện.
 C.đoàn: Và cho tiếng con kêu lên tới Chúa.
 Cha xứ :   Chúa ở cùng anh chị em.
 C.đoàn:   Và ở cùng Cha.
 Cha xứ:   Chúng ta hãy cầu nguyện.
Lạy Chúa là Đấng muôn đời chăn dắt các tín hũu, Chúa ban phát muôn ơn, và dùng tình thương mà cai quản Hội Thánh Chúa. Chúng con nài xin Chúa cho tôi tớ Chúa là ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh mà Chúa đặt lên coi sóc dân Chúa, biết thay mặt Chúa Kitô cai quản đoàn chiên mà Người là chủ chiên, và trở nên Thầy dạy giáo lý, nên tư  tế lo việc phượng tự thánh và thừa tác viên lo cai quản Hội Thánh Chúa cách trung thành. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
- C.Đ. : Amen.

B. KÍNH ĐỨC MARIA mẹ thiên chúa (Bổn Mạng GX)
(Mời cộng đoàn đứng)
- Hát: AVE MARIA (TCCĐ 259)
Xưa với Con mình, Mẹ đồng công dâng lễ tế Chiên Con. Nay chốn Thiên Cung, kìa Chúa thưởng công cho hiển vinh xác hồn. Xin hát khen Mẹ ngàn lời ca cùng muôn muôn chư thánh. Kính mừng Nữ Trinh Vương đầy ơn phúc đến muôn đời luôn
ĐK : Ave, Ave Maria, hãy vui mừng, hỡi Nữ Trinh. Ave, Ave Maria, hỡi Nữ Trinh đẹp xinh
(Đức giám Mục lên bàn thờ đọc lời nguyện kính Thánh Bổn Mạng)
- Lời nguyện : (Kính Đức Maria Trinh Nữ Vương)
Lạy Chúa, Chúa đã đặt Thánh Mẫu của Đức Kitô Con Chúa làm Thánh Mẫu và Nữ Vương chúng con. Xin nhận lời Đức Nữ Vương chuyển cầu mà cho chúng con đạt tới phúc vinh quang Chúa dành sẵn trên Trời cho con cái Chúa. Chúng con cầu xin ….

C. THÁNH LỄ THÊM SỨC :
Hát nhập lễ : Chung lời cảm tạ
ĐK : Trong hân hoan chúng con về đây, mang tin yêu mơ ước nồng say cùng hợp tiếng ca, tạ ơn Chúa lời thiết tha.
1. Bao năm tháng con hằng ước mơ về bên chúa hát khúc tạ ơn. Oi giây phút chan hoà thánh ân, trong cõi lòng dâng trào ý thơ
2. Xin hiệp nhất muôn người chúng con, tình yêu Chúa nối kết đoàn con. Xin dâng Chúa trong một khúc ca, lời cảm tạ muôn đời thiết tha.
 Nghi thức thống hối
Hát Kinh Vinh Danh
Lời Tổng nguyện:
Lạy Chúa là Cha nhân từ, xin thực hiện Lời Chúa đã hứa, mà sai Chúa Thánh Thần đến với chúng con. Chính Người sẽ ban cho chúng con sức mạnh, để trước mặt  người thế, chúng con trở nên nhân chứng của Tin Mừng.
Chúng con cầu xin ….
I. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA : Bài đọc 1: Is 61,1 – 3a. 6a. 8b–9
Hướng ý: Để an ủi nâng đỡ dân Người, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế. Họ được Thần Linh Chúa thánh hóa để đem phúc lành trên muôn nước. Đó cũng là lời hứa dành cho con cháu và giáo xứ chúng ta hôm nay.
Bài trích sách ngôn sứ Isaia.
Ngày ấy, từ gốc Giêsê sẽ đâm ra một chồi, và cũng từ gốc ấy, sễ đơm ra một bông hoa, trên bông hoa ấy, thần linh của Thiên Chúa sẽ ngự xuống, tưc Thần khôn ngoan và thông suốt, Thần chỉ dẫn và sức mạnh, Thần hiểu biết và đạo đức, và Thần ấy sẽ làm cho người biết kính sợ Thiên Chúa. Người không xét đoán như mắt thấy, không lên án theo điều tai nghe, nhưng Người sẽ lấy sự công minh mà xét xử những người nghèo khó, và lấy lòng chính trực mà bênh đỡ những kẻ hiền lành trong xứ sở.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Xin sai Thánh Thần (Thanh Hùng)
ĐK:  Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất.
1/  Linh hồn tôi ơi hãy chúc tụng Chúa, và hãy mừng vui nhận lấy Thánh Thần.
2/  Công trình của Chúa chiếu tỏa mặt đất, dòng nước đại dương ẩn nương muôn loài.
3/  Muôn loài chờ mong sẽ thấy nguồn sống, Người mở bàn tay lộc thiêng dư đầy.

Bài đọc 2:  Rm 5,1-2.5-6
Hướng ý: Với những cảm nghiệm sâu xa về ân ban của Thánh Thần, Thánh Phaolô muốn nhắc nhở chúng ta : đường nên thánh chỉ thực hiện được nhờ ơn Chúa Thánh Thần.
Bài trích thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, khi được đức tin công chính hóa, chúng ta được hòa thuận với Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, Đấng cho chúng ta, nhờ đức tin mà tiến đến ân sủng, đứng vững ở đó và được hiển vinh trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Thiên Chúa.
Nhưng trông cậy không làm hổ thẹn, vì lòng mến Chúa đã đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần, là Đấng đã ban cho chúng ta, ngay khi chúng ta còn yếu hèn, Chúa Kitô theo kỳ hẹn, mà chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi.
Ít có ai chết thay cho người công chính, họa chăng mới có người chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa muốn chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta.
Đó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 14,16
Alleluia, Alleluia, Alleluia, Alleluia Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến, xin ngự đến, cho tâm hồn tín hữu được nhuần thấm muôn ơn và cháy lửa, cháy lửa mến yêu Ngài. Alleluia.
Phúc Am : Lc 10,21-24
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu đầy hân hoan trong Chúa Thánh Thần và nói: “Lạy Cha là Chúa trời đất, con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha muốn thế. Cha Ta đã ban cho Ta mọi sự, không ai biết Chúa Con ngoài Chúa Cha, cũng không ai biết Chúa Cha là Đấng nào, ngoài Chúa Con và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết.
Rồi Chúa quay lại phía các môn đệ và phán: “ Hạnh phúc cho những ai mắt được xem thấy những điều chúng con xem thấy, vì chưng, Ta bảo các con; có nhiều tiên tri và vua Chúa muốn xem những điều chúng con thấy mà chẳng được xem, muốn nghe những điều chúng con nghe mà chẳng được nghe”.
Đó là lời Chúa.
Diễn giảng lời Chúa.

II. NGHI THỨC BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC: (Mời các em đứng)
1. Xướng danh thụ nhân:
(Cha Xứ nói đôi lời giới thiệu với Đức Cha về các em sẽ lãnh nhận Bí tích Thêm Sức. Nội dung có thể như sau : )
Kính thưa Đức Cha,
Với  tư cách là Cha Xứ, con xin giới thiệu với Đức Cha :
· 150            
Những người này đã được học Giáo lý đầy đủ, đã được khảo hạch và chuẩn bị tâm hồn lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Kính xin Đức Cha thương ban hồng ân Thánh Thần.
(Đức Cha tiếp nhận và có mấy lời huấn dụ)
2. Lặp lại lời tuyên hứa phép Rửa tội.
Hướng dẫn ý nghĩa:
Phép Rửa tội làm cho ta trở nên công dân Nước Chúa, phép Thêm sức làm cho ta nên chứng nhân Nước Trời. Hai Bí tích này dẫn ta vào đời sống của Hội Thánh để tham dự Bí tích Thánh Thể. Giờ đây, các em tuyên xưng đức tin.
( ĐGM hỏi và các em tuyên xưng đức tin)
ĐGM:  Các con có từ bỏ ma quỷ, mọi việc và mọi quyến rũ của ma quỷ không?
C.em:   Thưa, chúng con từ bỏ
ĐGM:  Chúng con có tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất không ?
C.em:   Thưa, chúng con tin
ĐGM:   Chúng con có tin kính Đức Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha không ?
C.em:   Thưa, chúng con tin.
ĐGM:  Chúng con có tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, Đấng ban sự sống, Đấng mà hôm nay, nhờ Bí tích Thêm Sức, các con sẽ lãnh nhận một cách đặc biệt như xưa trong ngày Người hiện xuống không ?
C.em:   Thưa, chúng con tin.
ĐGM:  Chúng con có tin Hội Thánh Công giáo, tin các thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác sống lại và sự sống vĩnh cửu không ?
C.em:   Thưa, chúng con tin.
(ĐGM chấp nhận việc tuyên xưng này, Ngài công bố đức tin của Hội Thánh :)
Đó là đức tin của chúng ta, đó là đức tin của Hội Thánh. Chúng ta hãnh diện tuyên xưng đức tin ấy trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Amen.
3. Lời nguyện chung trên thụ nhân:
Hướng dẫn ý nghĩa:
ĐGM xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần xuống trên các thụ nhân và ban cho họ bảy ơn thánh của Người, để thánh hóa, biến đổi họ, giúp họ trở nên người Công giáo hoàn hảo.
(Mời các em Thêm sức quỳ – cộng đoàn đứng)
(ĐGM đặt tay trên các thụ nhân và đọc lời nguyện)

ĐGM:  Anh chị em thân mến,
Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa là Cha toàn năng, đoái thương ban tràn đầy Chúa Thánh Thần xuống trên những dưỡng tử của Chúa đây, là những kẻ đã được tái sinh vào sự sống vĩnh cửu trong Bí tích Rửa tội, để Chúa Thánh Thần dùng ơn huệ của Người mà làm cho họ trở nên vững mạnh, và xức dầu làm cho họ nên giống Chúa Kitô, Con Thiên Chúa.
(Mọi người thinh lặng trong giây lát, ĐGM đọc tiếp:)
ĐGM:
Lạy Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Chúa đã tái sinh các tôi tớ Chúa đây bởi nước và Thánh Thần khi giải thoát họ khỏi tội lỗi, thì lạy Chúa, xin hãy ban Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi đến trong những người này, xin ban cho họ Thần trí khôn ngoan và thông hiểu, Thần trí lo liệu và sức mạnh, Thần trí suy biết và đạo đức, xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa. Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con.
CĐ:  Amen.
(Mời cộng đoàn ngồi)
4. Đặt tay và xức dầu Thêm sức:
(Các em và người đỡ đầu tiến lên cung thánh để các em nhận lãnh Bí tích Thêm sức, trong khi đó hướng dẫn:)
Hướng dẫn ý nghĩa:
Đây là giây phút quan trọng nhất của nghi thức Bí tích Thêm sức: ĐGM vừa đặt tay trên đầu, vừa xức dầu hình thánh giá trên trán thụ nhân và đọc lời ban Bí tích Thêm sức. Đặt tay trên đầu là một cử chỉ kêu xin Chúa Thánh Thần xuống cho người lãnh Bí tích. Xức dầu thánh để chỉ người tín hữu phải hiên ngang bênh vực và loan truyền đức tin. Từ đây, họ nên giống Chúa Kitô, Đấng đã được xức dầu, họ được thông phần vào chức vụ Ngôn sứ, Vương đế và Tư tế của Người. Ghi dấu thánh giá chỉ họ mang dấu Chúa Kitô, can đảm bước theo đường của Người, sẵn sàng chịu mọi gian nan vì đạo Chúa để tìm được sự sống vinh quang.
(Ca đoàn và nhạc đoàn thay phiên đang khi ĐGM Thêm sức)
· Dầu: Sau khi rửa tội cho ai, các Tông đồ đã đặt tay cầu nguyện và xức dầu để xin ban hồng ân Chúa Thánh Thần.
Dầu là một trong những thức ăn chính yếu Thiên Chúa ban cho dân của Người (Tl 6, 11; 8,8). Người ta kể dầu như lời chúc phúc của Thiên Chúa. Việc xức dầu và lời đọc khi xức dầu biểu hiện những ân huệ Thánh Thần : người tín hữu lãnh nhận ấn tín bất diệt, tức là dấu chỉ thuộc về Chúa, nên giống Chúa Kitô hơn
(Ca đoàn hay nhạc đoàn hát hoặc cử nhạc bài thích hợp)
· Ơn ích của Bí tích Thêm sức:
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần và tiếp tục con đường khai tâm nhờ Bí tích Thêm sức, chúng ta lãnh nhận dồi dào Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã sai đến trên các Tông đồ. Nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ lên giống Chúa Kitô một cách hoàn hảo hơn, và được sức mạnh để trở nên chứng nhân của Chúa Kitô
(Ca đoàn hay nhạc đoàn hát hoặc cử nhạc bài thích hợp)
· Đối cha mẹ và người đỡ đầu:
Trước mặt Chúa, cha mẹ và các người đã nhận lấy trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ các em trong việc học hỏi và sống đạo. Họ cần phải lo lắng khai tâm các em, chuẩn bị cho các em nhận Bí tích này và tiếp tục giúp các em sống chứng tá trong chính cuộc sống hằng ngày.
(Ca đoàn hay nhạc đoàn hát hoặc cử nhạc bài thích hợp)
* Đối với các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức :
Sau bao ngày tháng bồi dưỡng đức tin, hôm nay các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hoá, là thầy dạy Chân Lý, là Hồn Hoạt Động Tông Đồ. Bằng 7 ơn cực trọng là các ơn : Khôn ngoan, Thông minh, Biết Lo liệu,  Sức mạnh, Suy biết, Đạo đức và Kính sợ Chúa, Chúa Thánh Thần sẽ  biến đổi các em nên những chứng nhân sống động của Chúa Kitô trong cuộc sống.
Vì vậy, các em cần phải cởi mở, ngoan thảo, hết lòng cộng tác, tín nhiệm Chúa Thánh Thần. Các em sẽ mạnh dạn thi hành trọn vẹn bổn phận của người Kitô hữu trưởng thành là:
- Can đảm sống đạo
- Hiên ngang làm chứng nhân,
- Hăng say truyền giáo bằng lời cầu nguyện, lời nói và hành đông.
- Bênh vực đức tin đến cùng.
(Căn sao để khi hết Thêm sức  thì cũng dứt Hướng dẫn – Hát –)
(Mời cộng đoàn đứng)

Lời nguyện giáo dân :
ĐGM : Anh chị em thân mến,
Chúng ta khẩn khoản cầu nguyện cùng Chúa Cha toàn năng, đổ tràn ơn Chúa Thánh Thần trên những người chịu phép Thêm  sức hôm nay, để họ được can đảm sống xứng đáng như những chứng nhân và chiến sĩ của Chúa Kitô. Chớ gì lời cầu nguyện của chúng con được hiệp nhất như chỉ có một đức tin, đức cậy và đức mến, phát xuất từ Chúa Thánh Thần.
1. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh,/ cho Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục chúng ta / và toàn thể các linh mục,/ để Hội thánh được Chúa Thánh Thần đoàn tụ trong một đức tin và đức mến,/ luôn tăng trưởng và lan rộng cho tới ngày Chúa lại đến.
Chúng con cầu xin Chúa …..... Xin chúa nhận lời chúng con
2. Chúng ta hãy cầu xin Chúa,/ cho những tôi tớ Chúa mà Chúa Thánh Thần đã ngự đến, được nên vững mạnh,/ để họ kiên trì trong đức tin,/ nồng nàn trong đức mến,/ mà làm chứng cho Chúa  bằng cuộc sống hằng ngày.
Chúng con cầu xin Chúa …..... Xin chúa nhận lời chúng con
3. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho cha mẹ và những người đỡ đầu,/ để họ biết nâng đỡ đức tin những người chịu phép Thêm sức,/ biết dùng lời nói và gương lành / mà khuyên nhủ những người ấy theo chân Chúa Kitô.
Chúng con cầu xin Chúa …..... Xin chúa nhận lời chúng con
4. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho toàn thế giới, / để mọi người nhìn biết một Đấng Tạo hoá và một Cha chung,/ biết nhìn nhận nhau như anh em,/ và thành tâm tìm kiếm Nước Thiên Chúa,/ là sự bình an và vui mừng trong Chúa Thánh Thần.
Chúng con cầu xin Chúa …..... Xin chúa nhận lời chúng con
ĐGM : Lạy Chúa, Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho các Thánh Tông đồ, và cũng muốn nhờ các Ngài và các Đấng kế vị mà ban Chúa Thánh Thần cho toàn thể các tín hữu. Xin Chúa đoái thương nghe lời chúng con cầu nguyện, tuôn đổ xuống tâm hồn các tín hữu ơn Chúa Thánh Thần, và thương thực hiện công cuộc truyền giáo như lúc khởi sự rao giảng phúc âm. Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
CĐ : Amen.

III. PHỤNG VỤ THÁNH THỂ :
Hướng dẫn : Thánh Lễ sẽ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể. Trước tiên là dâng lễ vật, do đại diện cộng đoàn dâng lên ĐGM .

1. Dâng lễ vật :
6 em Thêm sức dâng Bánh+Rượu+ Hoa+Nến - một em xướng.
Một em đọc :
Lạy Chúa, trong ngày hồng phúc được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, chúng con vui mừng dâng lên Chúa :
Hoa tươi rực rỡ và nến sáng lung linh,/ là tuổi thơ tươi đẹp/ và ước nguyện nên thánh của chúng con.
Bánh miến rượu nho và của cải thế trần kết tinh từ bao khó nhọc của ông ba, cha mẹ,  của quí Cha, quí Thầy, quí Dì  cùng Anh Chị Giáo Lý Viên
Nguyện Chúa thương nhận và ban muôn hồng ân của Chúa Thánh Thần trên Đức Cha Đaminh, ,Đức Cha Tôma/ quí Cha/ các vú bõ đỡ đầu,/ và mọi người luôn mãi. Xin hiệp nhất chúng con nên một cộng đoàn yêu thương. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Hát dâng lễ : Dâng niềm cảm mến
1. Như dòng nến trôi trên bàn thờ, tâm hồn con lâng lâng niềm cảm mến vô bờ. Xin tiến dâng, đây con tim ươm bao ước vọng, hằng muốn sắt son một đời mến yêu
2. Bao ngày tháng xuôi theo dòng đời, tâm hồn con lênh đênh tìm hạnh phúc mong chờ. Xin Chúa thương khi con đây trông mong đến ngài, là núi đá che chở người tháng năm
3. Như giọt nước tan trong rượu lành, tâm hồn con hân hoan hòa nhịp với muôn người. Xin Chúa thương cho muôn nơi an vui thái bình, tình Chúa thắm trong cuộc đời ước mơ
ĐK : Kính tiến Chúa tình yêu bao nhiêu mà có gì. Xin hãy thánh hoá lòng con, tình yêu mới bước tới ngày mai

3.  Cám ơn Hiệp lễ : (1 em đọc :)
(Mời cộng đoàn quỳ)
  Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, từ lúc còn thơ bé, chúng con đã được làm con Chúa qua Bí tích Rửa tội,/ Nay cùng với tuổi đời và ơn thánh Chúa trong Bí tích Thêm sức vừa lãnh nhận,/ chúng con trở nên khôn lớn hơn./ Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Nguyện xin Chúa Ba Ngôi,/ là Chúa Cha,/ Chúa Con / và Chúa Thánh Thần,/ luôn hướng dẫn chúng con sống ơn gọi làm con Chúa/ và rao giảng Tin mừng trong suốt cuộc đời.
Chúng con nguyện xin Chúa thương ban cho Hội thánh được hiệp nhất và yêu thương. Xin Chúa thương gìn giữ Đức Thánh Cha,/ các Đức Giám mục Giáo phận,/ các Linh mục,/ nhất là quí Cha trong Giáo xứ chúng con,/ quí Thầy,/ quí Dì,/ cha mẹ,/ anh chị cùng mọi người đã làm ơn cho chúng con.
Xin Chúa Thánh Thần hằng tác động và thánh hóa chúng con,/ để chúng con biết dùng đời sống mình trong môi trường gia đình,/ học đường và xã hội,/ mà làm chứng sống động cho tình yêu Thiên Chúa giữa mọi người
Xin Chúa chúc lành cho những tâm tình và ước nguyện của chúng con.
HÁT :( Ca đoàn)

4.  Lời nguyện Hiệp lễ :
(Sau lời nguyện Hiệp lễ: HDV. mời Đức Cha và quý Cha đồng tế an tọa)
1/  Vị đại diện cộng đoàn, phụ huynh và các thụ nhân Thêm sức dâng lời tri ân Đức Cha. Sau lời cám ơn, tặng hoa - Các em hát cám ơn……
2/  Dì Phụ trách GĐTT kính trình Đức Cha nét tổng quát Sinh hoạt giáo lý năm 2007-2008
3/  Đức Cha trao giải xuất sắc cho các Trưởng và các em.
4/  Đức Cha ban huấn từ.
(Mời cộng đoàn đứng)
IV. KẾT LỄ :
Phép lành cuối lễ :
ĐGM : Xin Thiên Chúa toàn năng, Đấng đã làm cho anh chị em, những người đã được tái sinh bởi nước và Thánh Thần nên dưỡng tử Người.
C. Đ : Amen.
ĐGM : Xin Con Một Thiên Chúa, Đấng đã hứa sai Thánh Thần Chân lý đến ở mãi trong Hội thánh, ban phúc lành cho anh chị em, dùng quyền lực của Người, mà làm cho anh chị em được mạnh mẽ trong việc tuyên xưng đức tin chân chính.
C. Đ : Amen.
ĐGM : Xin Chúa Thánh Thần, Đấng đã đốt lửa mến trong tâm hồn môn đệ Người, ban phúc lành cho anh chị em và đưa anh chị em đã tập họp nên một, thăng tiến về hưởng niềm vui mừng trong Nước Thiên Chúa.
C. Đ : Amen.
ĐGM : Và xin Thiên Chúa toàn năng là Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em.
C. Đ : Amen.
Hát kết lễ:  Chúa sai đi
ĐK.  Thần Khí Chúa đã sai tôi đi. Sai tôi đi loan báo Tin Mừng. Thần Khí Chúa đã thánh hiến tôi. Sai tôi đi Ngài sai tôi đi.
    1/   Sai tôi đến với người nghèo khó. Sai tôi đến với người lao tù. Mang Tin Mừng giải thoát, Thiên Chúa đã cứu tôi.
  2/ Sai tôi đến với người than khóc. Sai tôi đến với người âu sầu. Mang Tin Mừng an ủi, Thiên Chúa đã cứu tôi.
  3/ Sai tôi đến với người đau yếu. Sai tôi đến với người thất vọng. Mang Tin Mừng Chân Lý, Thiên Chúa đã cứu tôi.
  4/ Sai tôi đến với người tội lỗi. Sai tôi đến với người lao nhọc. Mang Tin Mừng cứu rỗi, Thiên Chúa đã cứu tôi.














  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

CHUONG TRINH CHUAN BI LANH NHAN BI TICH THEM SUC

Bài 1 : CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO

1. Phần III của sách lớn lên trong Chúa Thánh Thần dạy em điều gì ?
 T. Phần III dạy em về việc Cử hành Mầu nhiệm Kitô Giáo.
2.   Mầu nhiệm Kitô Giáo là mầu nhiệm nào ?
T. Mầu nhiệm Chúa Kitô được loan báo, thực hiện và trao ban cho mỗi người để tất cả được hạnh phúc vĩnh hằng .
3. Chúa Kitô đã thực hiện lời hứa cứu rỗi thế nào ?
T. Bằng cuộc Nhập Thể và cuộc sống trần gian, nhất là bằng cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh. Chúa Kitô đã thực hiện lời hứa cứu rỗi của Thiên Chúa trong ngày nguyên tổ phạm tội.
4.  Mầu nhiệm Chúa Kitô có được cử hành trong Hội Thánh qua phụng vụ và Bí tích.
T. Mầu Nhiệm Chúa Kitô luôn được cử hành trong Hội Thánh qua phụng vụ và Bí tích.
5.  Phụng vụ là gì ?
T. Phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con người, gồm việc cử hành các Bí tích và các việc phụng tự khác.
6.  Bí tích là gì ?
T. Bí tích là mầu nhiệm Chúa Kitô được tái diễn và tái hiện cho từng người hoặc cho cộng đoàn theo nhu cầu của từng người hoặc cộng đoàn.
7.  Có mấy Bí tích ?
T. Có 7 Bí tích.
- Một là BÍ tích rửa tội.
- Hai là Bí tích thêm sức.
- Ba là Bí tích Thánh Thể.
- Bốn là Bí tích Giải tội.
- Năm là Bí tích Xức dầu bệnh nhân.
- Sáu là Bí tích Truyền chức Thánh.
- Bảy là Bí tích Hôn phối.
8. Ta phải tham dự Phụng vụ thế nào ?
T. Ta phải tham dự Phụng vụ cách ý thức, linh động, hữu hiệu và đầy đủ.


Bài 2 : BÍ TÍCH KHAI TÂM
1. Bảy Bí tích được chia làm mấy loại ?
T. Người ta thường chia 7 Bí tích làm 3 loại :
+ Các Bí tích khai tâm gồm : Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể.
+ Các Bí tích Chữa Lành gồm : Bí tích Hòa Giải và Xức Dầu bệnh nhân.
+ Cac Bí tích Phục vụ cộng đoàn gồm : Bí tích Truyền Chức Thánh và Hôn Phối.
2. Bí tích rửa tội là gì ?
T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tái sinh trong ta đời sống mới bời nước và Thánh Thần.
3. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn nào ?
T. Bí tích Rửa tội ban cho ta những ơn này :
+ Một là sạch tội nguyên tổ và các tội ta phạm, tha mọi hình phạt do tội gây ra.
+ Hai là làm cho ta trở nên con cái Thiên Chúa, chi thể Chúa Kitô và cho tham dự chức tư tế của Chúa Kitô.
+ Ba là sát nhập ta vào Hội Thánh, và cho tham dự chức tư tế của Chúa Kitô.
+ Bốn là ghi vào linh hồn ta dấu ần thiêng liêng không thể xóa được.
4. Bí tích Rử tội có cần thiết không ?
T. Bí tích rửa tội rất cần thiết, vì Chúa Giêsu đã nói : “ Không ai có thể vào nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần ”(Ga 3,15).
5. Bí tích Thêm Sức là gì ?
T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban Chúa Thánh Thần, giúp người tín hữu sống hoàn hảo hơn Bí tích Rửa tội, liên kết mật thiết với Hội Thánh và làm chứng cho Chúa Kitô.
6. Bí tích Thánh Thể là gì ?
T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban MÌnh Máu Người dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta.


Bài 3 : CHÚA THÁNH THẦN

1. Chúa Thánh Thần là Đấng nào?
T. Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba, bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người là Thiên Chúa thật, cùng một bản tính và quyền năng như hai Ngôi cực trọng ấy.
2.  Chúa Thánh Thần đã được ban cho các môn đệ lúc nào?
T. Chúa Giêsu đã nhiều lần hứa ban Chúa Thánh Thần, rồi chiều ngày Chúa nhật Phục Sinh và ngày lễ Ngũ tuần, Người đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ.

3. Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh thế nào?
T. Chúa Thánh Thần ban sức sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Kitô và thúc đẩy Hội Thánh chu toàn sứ vụ Chúa Kitô giao phó.
4. Chúa Thánh Thần thánh hoá Hội Thánh thế nào?
T. Chúa Thánh Thần làm chocác tín hữu trở nên con cái Chúa Cha, và dự phần vào chính sự sống Chúa Kitô. Người còn cho họ nhận biết sự thật, dạy họ cầu nguyện, thúc đẩy họ sống mến Chúa yêu người, và làm chứng cho Chúa Kitô.
5. Ta có được hưởng ơn nào của Chúa Thánh Thần nữa không?
T. Ta còn được nâng đỡ bởi bảy ơn Chúa Thánh Thần :
- Một là ơn khôn ngoan.
- Hai là ơn hiểu biết
- Ba là ơn thông minh
- Bốn là ơn lo liệu
- Năm là ơn sức mạnh
- Sáu là ơn đạo đức
- Bảy là ơn biết kính sợ Thiên Chúa
6. Ta phải sống với Chúa Thánh Thần thế nào?
T. Ta phải tin kính, thờ phượng, cầu xin Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người.
Lưu ý: 
- Ơn khôn ngoan : Giúp ta chê bỏ mọi sự thế gian mà yêu mến Chúa hết lòng.
- Ơn thông minh : Giúp ta dễ hiểu các mầu nhiệm đức tin.
- Ơn biết lo liệu : Giúp ta dễ chọn điều lành. Tránh bỏ sự dữ.
- Ơn sức mạnh : Giúp ta dễ sẵn lòng chịu khó lập công.
- Ơn hiểu biết : Giúp ta biết sử dụng đúng đắn của cải trần thế.
- Ơn đạo đức : Giúp ta thích thú ái mộ việc thờ phượng Chúa
- Ơn kính sợ Chúa: Giúp ta dễ xa tránh những gì làm mất lòng  Chúa.

Bài 4 : BÍ TÍCH THÊM SỨC

1. Bí tích Thêm sức là gì ? 
T. Là Bí tích Chúa Giêsu đã lập để ban Chúa Thánh Thần, giúp người tín hữu sống hoàn hảo hơn Bí tích Rửa tội, liên kết mật thết với Hội Thánh và làm chứng cho Chúa Kitô.
2. Những ai có quyền ban Bí tích Thêm sức?
T. Thừa tác viên thông thường là Giám mục và những Linh mục được chỉ định, nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì bất cứ Linh mục nào cũng đều có nhiệm vụ ban Bí tích này.
3. Khi ban Bí tích Thên sức thì cử hành những nghi thức nào?
T. Khi ban Bí tích Thêm sức, vị chủ lễ làm những nghi thức này :
- Một là đặt tay trên đầu thỉnh viên và cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần xuống.
- Hai là xức dầu trên trán và đọc :”Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần”.
- Ba là chúc bình an.
4. Bí tích Thêm sứ có ghi dấu ấn thiêng liêng trong linh hồn không?
T. Cũng như Bí tích Rửa tội, Bí tích Thêm sức in trong tâm hồn người tín hữu một dấu ấn thiêng liêng không thể xoá nhoà được.
5. Những ai được lãnh Bí tích Thêm sức?
T. Những người đã được Rửa tội và đến tuổi khôn, sạch tội trọng, học giáo lý đầy đủ và quyết  sống đúng bổn phận Kitô hữu. Ngoài ra, cần có người đỡ đầu.

Bài 5 : SỐNG BÍ TÍCH THÊM SỨC

1. Khi đã lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, ta có những bổn phận nào ?
Thưa, ta có 3 bổn phận này :
Một là can đảm thực hành Lờim Chúa để làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh trong cụôc sống thường ngày
Hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng.
Ba là tích cực bênh vực truyền bá đức tin cho mọi người.     
2. Thiên Chúa muốn chúng ta sống trong xã hội như thế nào : 
T : Thiên Chúa muốn chúng ta sống hài hòa với mọi người, xây dựng một nền văn minh tình thương theo mẫu mực Ba Ngôi Thiên Chúa. (164)
3.  Người Kitô hữu có bổn phận nào đối với xã hội ?
T : Người Kitô hữu cần tích cực hoán cải nội tâm và cổ võ công bằng bác ái, đồng thời góp phần đổi mới các định chế và điều kiện sống trong xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng. (165)

4. Ta phải tham gia xây dựng ích chung bằng cách nào ? 
T : Ta phải tham gia xây dựng ích chung bằng những cách này :
Một là chu toàn trách nhiệm cá nhân trong xã hội.
Hai là tích cực góp phần vào sinh hoạt chung.
Ba là sống đúng theo các đòi hỏi của lương tâm trong các bổn phận xã hội. (166)
Xét mình chuẩn bị tâm hồn lãnh nhận Chúa Thánh Thần







  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

THƯ MỜI PHỤ HUYNH THÊM SỨC

GIA ÑÌNH THIEÁU NHI THAÙNH THEÅ
         GIAÙO XÖÙ BUØI HIEÄP

 
THÖ MÔØI

Kính thöa phuï huynh em: ………………………………………………………..
Ñeå chuaån bò cho caùc em ñöôïc laõnh Bí tích Theâm Söùc vaøo Chuùa Nhaät ngaøy 08.05.2011
Ban Höôùng Daãn Gia Ñình Thaùnh Theå traân troïng kính môøi quyù phuï huynh, tôùi tham döï cuoäc hoïp taïi nhaø thôø giaùo xöù, sau Thaùnh leã chieàu Chuùa nhaät
18g30, Chuùa nhaät ngaøy 10.04.2011
Noäi Dung:
·   Thoâng baùo chöông trình hoïc taäp trung cuûa caùc em
·   Thoâng baùo moät soá vaán ñeà lieân quan ñeán vieäc chuaån bò Thaùnh leã Theâm söùc
·   Cuøng thoáng nhaát trong vieäc toå chöùc Leã
Khi ñi hoïp, xin quyù vò mang theo thö môøi, vaø trao laïi cho caùc anh chò Giaùo lyù vieân.
Raát mong söï höôûng öùng nhieät tình cuûa quí phuï huynh vaø xin ñeán ñuùng giôø.
Buøi Hieäp, ngaøy 03 thaùng 04 naêm 2011
TM.BHD,GÑTT.
Kính môøi



Nt. Maria Buøi Thò Bích Mai 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

GIÁO LÝ HƯỚNG ĐẾN PHỤNG VỤ BÍ TÍCH

GIÁO LÝ HƯỚNG ĐẾN PHỤNG VỤ BÍ TÍCH
Cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (GLHTCG) gồm 4 phần.
1.     Tuyên xưng đức tin
2.     Cử hành mầu nhiệm Kitô giáo
3.     Đời sống trong Đức Kitô
4.     Kinh nguyện Kitô giáo
Nhưng chúng ta có thể chia GLHTCG thành 2 trục chính.
-         Trục thứ nhất : Tín lý và bí tích.
Đặt con người trước Thiên Chúa và trước hoạt động của Chúa. Đây là trục dọc từ trên xuống. Thiên Chúa thể hiện tình yêu thương, chăm sóc, che chở… Cuộc sống con người trở nên ý nghĩa hơn qua việc soi chiếu cuộc đời của Chúa Giêsu, đặc biệt trong mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh. Tất cả được sáng tỏ trong phần tín lý. Bên cạnh đó con người được ngắm nhìn, lắng nghe con tim mình trở nên mềm nại, hòa nhịp với hơi thở của Ba Ngôi Thiên Chúa trong các bí tích
-         Trục thứ hai: Luân lý và câu nguyện
Đây là trục ngang. Đặt con người nhìn qua mọi người với chỉ đạo của luân lý Kitô giáo giúp ta sống yêu thương như Cha trên trời. Đồng thời, đặt con người nhìn vào chính mình, vào chiều sâu tâm hồn qua cầu nguyện
Hai trục ngang – dọc đều có sợi chỉ đỏ xuyên suốt là  để gặp Chúa và để Chúa quấn hút. Đó là lý do ta có thể nói: GIÁO LÝ HƯỚNG ĐẾN PHỤNG VỤ VÀ BÍ TÍCH
Để rõ hơn chúng ta cùng đi và hai điểm sau:
-         Giáo lý làm nổi bật Phụng Vụ Bí Tích
-         Phụng vụ và Bí tích làm đời sống nên ý nghĩa.  
1.     GIÁO LÝ LÀM NỔI BẬT PHỤNG VỤ BÍ TÍCH
a.     Bản chất của Giáo Lý
Bản chất giáo lý có nhiều biệt điểm nhưng một trong những biệt điểm không thể bỏ qua là dạy giáo lý là làm cho con người tiếp xúc, gặp gỡ và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Nói một cách khác đi Giáo lý đưa ta đến một chiều kích hướng thượng. Mà  “Phụng” là  suy tôn , “Vụ” là   việc công[1]. Phụng vụ là việc suy tôn, việc hướng thượng.
Mọi hoạt động của Hội Thánh đều hướng tới tột đỉnh là Phụng Vụ; đồng thời, mọi năng lực của Hội Thánh đều phát xuất từ Phụng Vụ [2].Thật vậy, ta sẽ bắt gặp Phụng vụ ngay trong giờ giáo lý bằng những việc như: Làm dấu Thánh giá, kinh nguyện và đỉnh cao của giờ giáo lý là giờ cầu nguyện. Lời cầu nguyện có giá trị thúc đẩy lòng yêu mến, giúp tiến trình gặp gỡ, hiệp thông xích lại gần nhau hơn.
CHUYỆN TÀI XẾ TAXI VÀ GLV
Con biết Chúa là một điều, đến ma quỷ cũng biết Chúa. Nhưng có yêu mến Chúa không mới quan trọng con ạ
Như thế, học giáo lý chưa đủ, biết Thiên Chúa chưa đủ mà phải tiến xa hơn là yêu  mến Chúa. Đó là hành động hướng thượng. Giáo lý phải nhằm dẫn người học viên đến gặp gỡ và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, chú trọng đến việc xây dựng tương quan hơn truyền đạt kiến thức và khuyến thiện[3].

b.     Mục đích của Giáo Lý
Hơn nữa, mục đích của giáo lý không chỉ nhằm giúp ta tiếp xúc, gặp gỡ, nhưng còn mục đích tối hậu của việc dạy giáo lý là làm cho con người không những tiếp xúc, mà còn được thông hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô”[4]. Chỉ mình Chúa Giêsu Kitô đưa ta đến với Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, hiệp thông với Ba Ngôi chí thánh[5]. Chính điều này làm đức tin được tăng trưởng.
Như thế, giáo lý làm nổi bật phụng vụ bí tích. Hay nói khác đi, phụng vụ bí tích có một tầm quan trọng đặc biệt như là trục cấu trúc kinh nghiệm Kitô giáo. Nếu Giáo lý chỉ dừng lại ở kiến thức thì chưa đủ. Vì giáo lý đưa ta đến cuộc sống. Muốn vậy cần phải có một cảm nghiệm của con tim, của tình yêu chứ không chỉ bằng lý trí.
BỊT TAI NGHE GIẢNG
Đôi khi ta thu gọn kiến thức Kitô vào bộ óc bé nhỏ và an tâm thê là đủ. Nhưng có rất nhiều người biết Chúa, hiểu đạo lý Kitô giáo. Nhiều em học giáo lý rất giỏi nhưng ra đời một biến cố đã làm lung lay đức tin. Kiến thức không đủ nhưng cần có cảm nghiệm của chiều sâu. Cảm nghiệm ấy đòi buộc ta phải đụng chạm đến Chúa.
Vì thế, việc dạy giáo lý phải giúp học viên có được một trải nghiệm thiêng liêng, nghĩa là kinh nghiệm gặp gỡ cá vị với Đức Kitô nhờ đọc Lời Chúa với tâm thế cầu nguyện (lectio divina), lãnh nhận bí tích, cách riêng bí tích Thánh Thể và Thống Hối và dấn thân phục vụ [6]. Chỉ khi học viên cảm nhận được tình yêu Chúa bằng kinh nghiệm Chúa rât riêng thì đức tin mới vững mạnh và đủ sức đứng vững trước những cám dỗ cuộc đời. Cảm nghiệm để đi tới gọi Thiên Chúa theo một cách rất riêng, rất sống động.
CHUYỆN CHÚA LÀ CON DẾ, LÀ SIÊU NHÂN CỦA EM
Nói một cách khác, Thiên Chúa trở nên tuyệt đối của mỗi người. Có như thể, ta mới có một kinh nghiệm gặp gỡ Chúa, là kinh nghiệm về quyền năng của “Lời” và về sự chữa lành của “Lời”, cho phép người học viên thăng tiến cuộc sống và góp phần xây dựng một xã hội công bình, bác ái..

2.     PHỤNG VỤ VÀ BÍ TÍCH LÀM ĐỜI SỐNG NÊN Ý NGHĨA.
a.     Nhà thờ
Nhưng trước khi hiểu Phụng vụ và bí tích là gì? Học viên cần có cơ hội làm quen với ngữ điệu (Rhythm), hình ảnh (Sight), âm thanh (Sounds), mùi vị (smell)của phụng vụ và bí tích. Do đó việc cho trẻ nhỏ đến nhà thờ là đều cần thiết. Ngay cả các bạn dư tòng cũng vậy. Trước khi giới thiệu về Phụng vụ và Bí tích hãy mời học viên đến nhà thờ chỉ đơn giản để ngồi nghe và xem thôi. Nhưng đó chính là cơ hội cho họ cảm nến thế nào là Phụng vụ bí tích. Giống như trẻ nhỏ trước khi phát âm từ “mẹ” thì trẻ phải cảm nhận được mùi vị của mẹ.
Như thế, để có thể cảm nhận sâu hơn về Phụng vụ bí tích, trước tiên ta cần giúp học viên đến với nhà thờ, đơn giản hơn là viếng Thánh Thể.
HI GIÊSU
Việc viếng Thánh thể tuy đơn sơ nhưng qua đó giúp học viên gắn bó với Đức Kitô. Bên cạnh đó, thiết lập nền móng cho tòa nhà thiêng liêng của người Kitô hữu, bằng việc đưa họ vào sinh hoạt chung của cộng đoàn đang sống, đang cử hành và làm chứng cho đức tin[7]. Tòa nhà thiêng liêng còn được gọi là đời sống tinh thần.
b.     Đời sống đức tin
Con người ngày nay phải đối diện với biết bao những sao động của những trào lưu: tục hóa, duy vật, hưởng thụ làm đời sống vô nghĩa không thể lấp đầy khát vọng của con người. Sống trong bối cảnh xã hội có những biến chuyển không ngừng và đối diện với những xu hướng tục hóa. Con người rất dễ bị mẫn cảm và mềm yếu hay như một bình pha lê dễ vỡ. Con người phải trực diện với biết bao những biến động của thiên tai, của sự vật bất toàn. Nó làm con người âu lo và vô định.
Vì thế, hơn bao giờ hết, con người có khuynh hướng trở về chiều sâu tâm hồn và mặc cho những sự vật thô một ý nghĩa nhân văn. Xưa nhu cầu của con người là  ăn no, mặc ấm, nay ăn ngon mặc đẹp. Nhưng hơn nữa con người không chỉ ăn cái gì nhưng ăn để làm gì? Ví dụ: bàn tiệc không phải để ăn no bụng nhưng là nơi gặp gỡ yêu thương. Đó là giá trị cao hơn, giá trị nhân văn.
Cũng thế, mỗi một hành động trong phụng vụ như : dấu Thánh giá, kinh nguyện, chúc bình an… mặc lại cho sự việc thô một ý nghĩa nhân văn, tương tác chiều sâu. Nói một cách khác đi, những hành vi thực dụng là cho đời sống nên trống rỗng thì Phụng vụ lại làm cho đời sống thăng hoa qua những ý nghĩa của từng hành vi. Những việc phụng vụ được lập đi lập lại trở nên gõ nhịp yêu thương. Vì trong các bí tích, nhất là trong thánh lễ, Ðức Giê-su Ki-tô hoạt động cách trọn vẹn nhất để biến đổi con người [8]. Vì Thánh lễ là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu[9].
XEM LỄ TRÊN TIVI
Một khi tham dự Thánh Lễ sốt sắng và sống được tinh thần mỗi Thánh Lễ hàng ngày (tinh thần yêu thương tha nhân và nỗ lực đem Chúa đến cho mọi người) thì mỗi cá nhân sẽ đem được tinh thần đức tin thấm nhập vào đời sống thường nhật. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định trong Tông thư Dominicea Cenae rằng: “Việc tôn sùng mầu nhiệm Thánh Thể là linh hồn của mọi đời sống Kitô hữu. Thật vậy, nếu đời sống Kitô hữu được diễn tả trong việc chu toàn lệnh truyền cao cả, nghĩa là trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân thì tình yêu đó bắt nguồn từ chính Bí tích Thánh, thường được gọi là Bí tích Tình yêu… Việc tôn sùng đó xuất phát từ tình thương và phục vụ tình thương, là đối tượng ơn gọi của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô[10]. 
Khi việc cử hành chấm dứt, Thánh Lễ vẫn không kết thúc. Thánh Lễ sẽ theo ta suốt cả ngày. Thức ăn nuôi dưỡng chúng ta bằng cách chuyển hóa trong cơ thể chúng ta. Nhưng Thánh Thể - thức ăn thiêng liêng - chuyển hóa chúng ta vào trong Chúa Giêsu. Vì vậy, cả ngày sống của chúng ta - hiệp nhất với Hy lễ nơi Bàn Thờ - trở nên một Thánh Lễ nối dài khiến những gì chúng ta làm - công việc, nghỉ ngơi, gia đình, các mối quan hệ xã hội có một giá trị linh thánh không còn ở bình diện thực dụng. Giá trị ấy làm cho đời sống con người nên cao cả.
Vâng. Chính Phụng Vụ, nhất là Lễ Tạ Ơn, như là nguồn mạch chảy tràn ân sủng vào trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách hữu hiệu đồng thời Thiên Chúa được tôn vinh; đó là điều mà mọi công việc khác của Giáo Hội đều qui hướng về như là cứu cánh[11].
KẾT

      Qua những nét khái quát vừa trình bày, chúng ta thấy được mối liên hệ mật thiết giữa Giáo lý và Phụng vụ Bí tích; giữa Phụng vụ Bí tích và đời sống đức tin.
Giáo lý hướng đến Phụng Vụ nhằm đưa con người vào mầu nhiệm Chúa Ki-tô, dẫn từ hữu hình tới vô hình, từ dấu chỉ tới thực tại, từ các bí tích tới các mầu nhiệm [12]. Bên cạnh đó, phụng vụ bí tích dẫn đưa các tín hữu vào Sự Sống mới [13]. Đặc biệt, Thánh Lễ là cội nguồn và linh hồn của tín hữu. Vì thế, Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể các tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động[14]
Đặc biệt, giáo lý hướng đến phụng vụ bí tích là đưa ta từ dấu chỉ đến niềm tin. Ta chỉ có thể đọc ra ý nghĩa xuyên qua mỗi một biến cố, một dấu chỉ thời đại bằng cặp mắt đức tin. Trong niềm tin ta mới nhận ra tất cả đều là hồng ân của Thiên Chúa. Có như thế ta mới có một cuộc sống lạc quan và hạnh phúc.
Do đó, là một Giáo Lý Viên, chúng ta không chỉ chuyển trao kiến thức Kitô giáo, nhưng còn phải quy hướng đến phụng vụ cho việc cử hành đức tin cá nhân trong việc tôn thờ và thưa chuyện với Chúa, để cá nhân có được kinh nghiệm gặp gỡ Chúa. Nhờ đó, đời sống đức tin được xây dựng trên nền tảng vững chắc. Hay nói một cách khác đi, Giáo Lý Viên cần đào tạo thường xuyên làm cho các Kitô hữu trưởng thành hơn trong đức tin, được nuôi dưỡng cách chính yếu qua việc tham dự Thánh Lễ, lắng nghe Tin Mừng và chia sẻ hy lễ của Đức Kitô với những cách thế như sau:
-          Học Thánh Kinh, nhất là qua lectio Divina (Việc đọc và suy niệm Lời Chúa, và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày).
-          Học hỏi về cầu nguyện, các dấu hiệu và cử chỉ trong Phụng Vụ Thánh, và hướng về sự tham dự trọn vẹn hơn vào Phụng Vụ Thánh.
-         Sáng kiến đào luyện tâm linh giúp tăng cường những xác tín, giúp kiên trì cầu nguyện và trong những cam kết “bước theo Đức Kitô” để làm chứng nhân cho Nước Trời. [15]
 Nt. Maria Bích Mai OP




[1] Từ điển Hán Việt của tác giả Trần Văn Chánh
[2] SC 10
[3] HDTQMVGL 2015, 133
[4] DGL 5; x. HDTQ 80.
[5] X. DGL5
[6] HDTQMVGL 2015, 133
[7] HDTQ 67, 68.
[8] GLHTCG 1074
[9] X. LG 11.
[10] Gioan Phaolô II, Dominicea Cenae, số 5a.
[11] SC 10.
[12] GLHTCG 1075
[13] X. GLHTCG 1071
[14] SC  14
[15] X. HDTQMVGL 2015, 41

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS