Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

CHUẨN BỊ CHO THIẾU NHI XƯNG TỘI – RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU

CHUẨN BỊ CHO THIẾU NHI XƯNG TỘI – RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU Chúa nhật này chúng ta sẽ cử hành lễ trọng, kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đây là ngày đặc biệt tôn kính Chúa Giêsu ngự thật trong Bí tích Thánh Thể. Thánh Lễ và Bí tích Thánh Thể do chính Chúa Giêsu thiết lập. Thánh lễ này tái diễn và làm sống lại Thánh lễ Chúa Kitô đã dâng xưa trên thập giá để tiếp tục chuyển thông ơn cứu rỗi cho mọi người, mọi thời và mọi nơi. Khi rước lễ, ta không chỉ ăn Chúa Kitô cách biểu tượng và mầu nhiệm, mà lá chính sự đón tiếp một cách hữu hình và vật chất chính Chúa Kitô. Đó là sự kỳ diệu và mầu nhiệm của bí tích Thánh Thể mà ta đã cảm nghiệm, phải đón nhận và trao ban cho thiếu nhi khi giúp các em rước lễ lần đầu tiên trong đời Kitô hữu. Dựa trên cuốn HỒNG ÂN HUẤN GIÁO của TGM Xuân Lộc xuất bản năm 2005 trang 136 và 773 về việc chuẩn bị cho lớp lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và Thánh Thể lần đầu, xin được chia sẻ như sau: Trong huấn giáo, cụ thể trong việc dạy giáo lý cho thiếu nhi, một trong những công việc quan trọng, khó khăn đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại chịu đựng, thậm chí áp lực cho người dạy giáo lý nhiều nhất đó là chuẩn bị cho các em xưng tội – rước lễ lần đầu. Độ tuổi thích hợp cho các em hiện nay thường là 7 – 8 tuổi trở lên vì ở độ tuổi này các em phần nào đã có khái niệm và được huấn luyện đức tin sơ khởi (giai đoạn học giáo lý Khai tâm) và khả năng đón nhận, phán đoán các hành vi luân lý, tâm linh. Ở độ tuổi này, các em nhận biết Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, yêu thương và gần gũi. Các em cũng học biết Chúa Giêsu yêu thương và chết cho các em được sống vui; không những thế, Chúa còn tiếp tục ở lại với các em qua Mình Thánh mà các em được chiêm ngưỡng khi đến nhà thờ, trong nhà chầu và trên bàn thờ khi linh mục cử hành Thánh lễ. Các em sẽ được học biết cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, Đấng luôn ở bên, gìn giữ, nhắc các em sống ngoan, không phạm tội làm mất lòng Chúa. Phần việc của chúng ta, những người giúp các em chuẩn bị lãnh nhận ân sủng của Bí tích Hòa Giải và Thánh Thể chúng ta chỉ có thể cầu nguyện, phó dâng các em cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, khai mở và tìm cách tốt nhất giúp các em theo từng bước: I. CHUẨN BỊ XA 1. Học Giáo Lý Đến Bàn Tiệc Thánh (2-3 năm tùy theo mục vụ giáo xứ) 2. Ý thức mình thuộc về Hội Thánh , yêu mến và xây dựng Hội Thánh. 3. Khao khát đón rước Chúa Giêsu Thánh Thể, quà tặng vô giá Thiên Chúa ban để nhớ đó ta được biến đổi nên tốt hơn cho con người và xã hội. II. CHUẨN BỊ GẦN 1. Khoảng ba tháng trước ngày trọng đại 1.1. Liên hệ với Cha xứ về cách tổ chức khi nào? Thế nào? 1.2. Kiểm tra Sổ Gia Đình Công Giáo 1.3. Lập danh sách cụ thể các em đủ điều kiện Xưng tội – Rước lễ lần đầu 1.4. Tổ chức họp phụ huynh 2. Tĩnh tâm 2.1. Riêng cho đối tượng chính – chung với đoàn Thiếu nhi – với phụ huynh 2.2. Chủ đề: Thánh Thể - Bí tích Hiệp thông/ Tình yêu 2.3. Tập xét mình và xưng tội 3. Liên hệ các nơi tổ chức lễ cho các em đầy đủ - ổn định III. XƯNG TỘI LẦN ĐẦU “Ai bảo mình vô tội thì người ấy là kẻ nói dối hoặc bị mù”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói như thế với các tín hữu tham dự buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay (22/02/2015); ngài nói thêm: người Công giáo cần phải xưng tội, bởi vì ai cũng cần được tha thứ tội lỗi, tha thứ những cách “chúng ta suy nghĩ và hành động trái với Phúc Âm”. Xưng tội chính là lúc hoán cải chân thành, là lúc bày tỏ niềm tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng sẵn sàng tha thứ cho con cái mình và giúp chúng quay về con đường theo bước Chúa Giêsu. Thật ra để nhận biết và xưng tội sốt sắng không dễ một chút nào trong thực tế, nhất là xu hướng tương đối hóa như hiện nay làm các em mất ý thức rất nhiều về tội và sự dữ. Ví dụ: các em vẫn lấy tiền của bố hay đồ dùng trong cửa hàng của mẹ sử dụng, cho bạn bè mà không xin phép, vì nghĩ đó là của cha mẹ, … vào siêu thị ăn tại chỗ mà không tính tiền sau đó, .. Các em chỉ xưng tội sốt sắng, hiệu quả khi các em xét mình rõ ràng, nghiêm túc 1. Cách thức và bản xét mình  Thinh lặng, nghĩ đến Chúa (Nhà thờ là nơi lý tưởng nhất cho các em xét mình)  Khung cảnh êm với nền nhạc nhẹ cũng giúp các em hồi tâm xét mình  Thời gian cũng là một yếu tố làm cho các em xét mình qua loa, nên đừng hối thúc các em nhanh lên để vào xưng tội  Tội các em thật nhiều khi các em xưng tội, đừng gây áp lực làm chúng sợ. 2. Giúp các em ăn năm dốc lòng chừa . Khi các em được biết và ý thức tội là điều xấu, làm mất lòng Chúa vì đã xúc phạm đến Ngài, thì cũng là lúc trẻ hy vọng được Chúa thứ tha, có nghĩa là trẻ muốn làm hòa với Chúa. Hãy khơi gợi lòng thống hối, ý thức tinh thần đổi mới con người và tình thương Chúa luôn tha cho chúng ta như Đức Thánh Cha Phanxicô trong trang đầu tiên của Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, ngài nhắc: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi khi tha thứ, chí có chúng ta mất kiên nhẫn khi cầu xin Ngài.. 3. Vào tòa giải tội 4. Hướng dẫn các em làm việc đền tội ngay, tránh trường hợp các em quên. Tâm tình của em là tạ ơn Chúa đã ban ơn giao hòa và thầm thĩ nguyện xin: Lạy Chúa, con hết lòng cám ơn Chúa, vì hôm nay Chúa đã tạo điều kiện để con được hưởng ơn tha thứ của Chúa. Chúa đã tha các tội lỗi con đã phạm trong những ngày qua. Xin Chúa gìn giữ con luôn sống trung thành yêu mến Chúa, đừng để con phạm tội làm mất lòng Chúa. Amen. Ở lại một chút trong thinh lặng rồi ra về, không ảnh hưởng đến bầu khí thinh lặng thánh của các bạn chưa – đang xưng tội IV. RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU Thường các em sẽ không rước lễ lần đầu ngay sau khi xưng tội lần đầu (lãnh nhận Bí tích Hòa giải/Thống hối). Các em chỉ xứng đáng lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa sau khi đã hiểu và được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng trong tâm hồn và các nghi thức phụng vụ bên ngoài trang nghiêm, sốt sắng khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể . 1. Thời gian chuẩn bị:  Khoảng hai tuần sau khi Xưng tội lần đầu; nhưng để thuận tiện trong mục vụ, có giáo xứ tổ chức cho các em Rước lễ lần đầu ngay Thánh lễ hôm sau.  Giúp các em hiểu “cấu trúc” Thánh lễ , ý nghĩa cử chỉ, tư thế trong Thánh lễ để dâng lễ sốt sắng, trang nghiêm.  Tập cho các em chiêm ngưỡng, yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, đặc biệt trang nghiêm khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa. 2. Những điều lưu ý cho các em ý thức:  Hiệp lễ hay rước lễ là tiếp nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu. Rước lễ dù chỉ nguyên tiếp nhận hình bánh mà thôi cũng là hiệp lễ đầy đủ Chúa Kitô. (x. Youcat trang 177)  Rước Chúa phải có tâm hồn trong sạch không mắc tội. Chúa ngự vào tâm hồn và biến đổi ta nên giống Chúa, biết tin kính Thiên Chúa là Cha; biết yêu thương, thảo kính ông bà, cha mẹ; biết khiêm tốn phục vụ như Chúa  Rước Chúa là được hiệp thông với các bạn bè và mọi người nên ta phải biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ cho những người làm buồn lòng ta.  Chúa Giêsu ngự thật, sống động và liên lỉ trong Thánh thể, trên bàn thờ trong Thánh lễ và trong nhà chầu nên ta phải trng nghiêm khi tham dự phụng vụ Thánh, biết cầu nguyện, thưa chuyện và lắng nghe tiếng Chúa. 3. Chuẩn bị Thánh lễ:  Xếp chỗ trong các em ngồi đẹp trong thánh đường  Tập cho các em bước đi lên – xuống trong Thánh lễ  Tập hát cộng đồng, đáp ca trong Thánh vịnh cho một em lĩnh xướng  Tập đọc sách, lời nguyện cộng đoàn, lời tri ân sau Thánh lễ  Tập dâng lễ vật  Trang trí bàn thờ, bàn quỳ rước lễ (nếu có)  Chụp hình, quay phim  Quà lưu niệm, hình lưu liện chung – riêng 4. Hiệp lễ:  Chuẩn bị:  Tâm hồn: sạch tội trọng, có lòng khát khao rước Mình Thánh Chúa và giữ chay Thánh thể (45’ – 1 giờ đồng hồ).  Thân xác: sạch sẽ, quần áo gọn gàng, tươm tất.  Rước lễ:  Đọc Kinh Dọn mình rước lễ  Bước đi trang nghiên, cung kính  Khi nhận Mình Thánh Chúa thưa to: Amen!  Cách rước Chúa:  Bằng tay: tay phải nâng bàn tay trái mở ra để rước Chúa. Sau khi nhận Mình Thánh Chúa, tay phải đưa ngay vào miệng.  Bằng miệng: mở miệng vừa đủ để đón nhận Mình Thánh Chúa.  Sau khi rước lễ:  Ý thức Chúa đang ngự trong lòng, cảm tạ Chúa và xin Chúa thánh hóa, chữa lành các vết thương trong tâm hồn do tội lỗi gây nên.  Chung lời ca tiếng hát hiệp lễ  Đọc Kinh Cám ơn sau rước lễ Xin duy trì nơi chúng con sự hiệp nhất trong tình yêu Ngài. Amen!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét: