Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

Tổ chức cắm trại cho thiếu nhi


Mỗi lần tham gia cắm trại sẽ giúp thiếu nhi thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất nước. Các em được giáo dục về tình bạn, tình yêu, đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương đất nước, của Đảng, của Đoàn, của Đội, đồng thời góp phần giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khả năng ứng xử, tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật của các em.
Đây là hoạt động đòi hỏi Phụ trách Đội phải nắm vững những đặc trưng, phương pháp và nguyên tắc tổ chức hoạt động cho các em. Phải xác định rõ chủ đề trại, phải sớm xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, tỷ mỷ. Tổ chức hoạt động trại luôn gắn với các sinh hoạt theo chủ đề và thường nằm trong các ngày sinh hoạt cao điểm (Ví dụ như kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 sắp đến). Công tác chuẩn bị gồm các bước sau:
1) Xác định địa điểm cắm trại:
- Có mặt bằng để dựng trại và tổ chức các hoạt động theo chương trình kế hoạch đã đề ra một cách thuận lợi.
- Gần danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
- Có cây cao che nắng (nhưng không dựng lều dưới các tán cây đề phòng mưa giông), nền đất cao ráo, sạch sẽ có nguồn nước ăn và nước sinh hoạt đảm bảo cho nhiều người, nếu cắm trại qua đêm thì bắt buộc phải có nguồn điện để đảm bảo các hoạt động.
- Thuận lợi trong đi lại nhưng tránh nơi giao thông đông đúc, không quá xa nhà dân, bệnh viện, có nơi trú khi thời tiết không thuận lợi.
- Tùy theo mức độ và yêu cầu của từng cuộc trại mà chọn được địa điểm trại, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương và nơi cắm trại. Nếu nơi cắm trại mà phần lớn các em thiếu nhi tham gia chưa biết thì cần có một sơ đồ và dự kiến phân công ngay trong sơ đồ đó. Ngoài ra khi đã thống nhất địa điểm nhất thiết phải báo cáo với chính quyền, đoàn thể địa phương để nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ.
2) Điều tra, chuẩn bị đường đi và phương tiện đi: (đi tiền trạm)
Từ nơi xuất phát đến địa điểm cắm trại phải là quảng đường an toàn, thuận lợi và học tập được nhiều nhất. Ngoài ra trên đường đi nếu phải qua cầu phà, nghỉ cách đêm, người tổ chức phải liên hệ trước với cơ quan quản lý, để chủ động được thời gian cho toàn cuộc cắm trại.
Người tổ chức sau khi đi tiền trạm phải nắm được các nội dung:
- Độ dài quảng đường.
- Điều kiện tự nhiên, xã hội, khí hậu, đặc thù thổ cư của khu vực cắm trại.
- Những nội dung đã thống nhất với địa phương nơi đến cắm trại.
3) Thành lập Ban Quản trại:
- Trại trưởng: phụ trách công tác đối ngoại, thi đua, điều hành, đôn đốc thực hiện chương trình đã định.
- Trại phó: Trực tiếp điều hành chương trình đã định và các hoạt động (hậu cần, thi đua, hoạt động …)
- Các Ủy viên: chịu trách nhiệm từng hoạt động (văn nghệ, thể thao, vui chơi, cứu thương, hậu cần, nghi thức …)
4) Chuẩn bị những dụng cụ và phương tiện phục vụ trại:
- Đối với cá nhân: cần phải mang quần áo, khăn mặc, bàn chải, kem đánh răng, áo mưa, mũ, chén đũa, sổ tay, bút, giấy… Ngoài ra, cần hướng dẫn phân công các em để mang đồ dùng chung của trại, tiểu trại và nhóm.
- Đối với tập thể: Phải chuẩn bị lều chỉ huy, cứu thương, trống, cờ, kèn, cờ tín hiệu, các dụng cụ thể thao, dụng cụ phục vụ hoạt động văn nghệ, đèn dây điện (nếu ở cách ngày), âm thanh, dụng cụ phục vụ ăn uống cho trại sinh (nếu tổ chức trại tự nấu ăn)…
5) Xây dựng chương trình và nội dung hoạt động trại:
Chương trình hoạt động có ý nghĩa quyết định đến mục đích, đến mức độ thành công của cuộc đi trại. Tùy theo mục đích yêu cầu chủ đề của trại để định ra nội dung kế hoạch hoạt động cho phù hợp với thời gian, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Chương trình hoạt động phải được chi tiết hoá đến ngày, giờ cho mỗi hoạt động. Các hoạt động được diễn ra từ thấp đến cao được sắp xếp, điều hòa sao cho phù hợp với diễn biến sức khỏe và tình cảm của các em. Ngoài ra cần phải có một số nội dung hoạt động dự trữ để phòng sự thay đổi đột ngột của thời tiết khí hậu. Chương trình hoạt động phải bảo đảm được tính hệ thống liên tục có mở đầu, có cao trào trong toàn bộ hoạt động, có kết thúc.
Chương trình cần được phổ biến cho các phụ trách thiếu nhi và các em biết và bàn bạc thực hiện.
Chương trình một hoạt động trại thường là:
- Di chuyển theo dấu đường đến địa điểm tập trung, nên kết hợp tham quan bảo tàng trên đường di chuyển trước khi đến địa điểm cắm trại.
- Các tiểu trại dựng trại, cột cờ, lều chỉ huy.
- Khai mạc, chào cờ (theo nghi thức Đội).
- Phổ biến chương trình hoạt động, nội quy hoạt động, nội quy thi đua.
- Tổ chức hoạt động theo từng nội dung đã đặt ra.
- Đánh giá thi đua, trao phần thưởng.
- Nhổ trại, vệ sinh môi trường, kiểm tra dung cụ cá nhân và tập thể, nhắc nhở khi hành quân về.
- Ban tổ chức cám ơn chính quyền, đoàn thể địa phương nơi cắm trại.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm cho đợt trại sau.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

DÊ, CỪU và SÓI


Cừu là loài ăn cỏ, thường sống theo đàn lớn. Khi có Sói xuất hiện, Cừu luôn quen chạy tán loạn, mỗi con một nơi, thế nên Sói dễ bắt Cừu. Còn Dê là loài ăn cả cỏ và lá cây, thường sống theo bầy nhỏ, phàm ăn nhưng khéo leo trèo. Ở đâu có đàn Dê xuất hiện, chỉ một thời gian sau là cây cối bị trụi sạch lá. Khác với Cừu, khi Sói xuất hiện, Dê luôn đứng sát lại với nhau và chĩa sừng ra phía ngoài khiến Sói khó bắt được Dê.
Người chăn cừu có kinh nghiệm thường thả bầy Dê vào đàn Cừu. Khi sống cùng với Dê, Cừu cũng thay đổi thói quen. Nếu Sói xuất hiện, Cừu không chạy tứ tung nữa, chúng tập trung lại quanh bầy Dê, do vậy mà Sói khó bắt được Cừu.
Một lần nọ, có một con Cừu lạc đàn lang thang trên đồng cỏ bị Sói bắt gặp. Sói liền phỉnh lừa Cừu rằng loài Sói vốn rất kính trọng loài Cừu vì Cừu không làm tổn hại tới cây cối, nhưng đối với loài Dê thì khác, tham lam và chuyên phá hoại cây cối. Sói đề nghị Cừu tránh xa Dê để chúng có thể tấn công Dê nhằm bảo vệ cây cối cũng như đồng cỏ cho Cừu. Cừu trở về nói với cả đàn Cừu biết, chúng thấy có lý nên quyết định tránh xa bầy Dê.
Khi Sói xuất hiện, đàn Cừu không còn ở gần bầy Dê nữa nên mạnh con nào con nấy lại bỏ chạy tán loạn theo bản năng, thế là Sói thoải mái vồ lấy Cừu mà ăn thịt.
SUY TƯ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Một sự thật hiển nhiên. Tục ngữ cũng nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Vì ích kỷ, người ta thường chỉ trích và hiềm khích lẫn nhau, lúc đó chẳng ai có lợi, chỉ lợi cho kẻ xấu. Đục nước thì béo cò. Ngụ ngôn này khuyên chúng ta phải biết đoàn kết với nhau, muốn đoàn kết thì phải yêu thương nhau, không yêu thương nhau thì không thể đoàn kết.
Sưu tầm

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

NẾU CHÚA MUỐN


"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho con nên sạch", đó là lới khẩn nguyện của người phong huỷ trong bài Tin Mừng hôm nay. 
Bạn có ngạcnhiên không? Người phong huỷ không xin theo ý anh ta nhưng theo ý của Thiên Chúa. "Nếu Ngài muốn"
Có biết bao lần ta khẩn xin theo ý của ta, sao cho trọn kế hoạch ta đã thiết lập. Biết bao lần ta mong ý Chúa giống ý ta sao cho những kỳ vọng được thành hiện thực. Biết bao lần ta chờ mong Chúa đáp lời ta...
Nhưng mấy khi ta dám xin "Nếu Ngài muốn"? Nó bấp bênh và đầy mạo hiển. Bởi lẽ, có lắm khi ý Chúa khác ý ta, dự phóng của ta không là dự phóng của Chúa. Dám xin "Nếu Ngài muốn " là đòi hỏi ta sống tín thác vào kế hoạch, dự phóng của Thiên Chúa trên cuộc đời. Tin rằng Thiên Chúa luôn YÊU ta và thực hiện những gì thật tốt đẹp trên đời. Có như thế ta mới dám để Thiên Chúa định đoạt cho cuộc đời ta!
Xuân Hy Vọng!

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Lạc đường


Hôm nay, tôi đi đón một người quen lac đường. Nhưng có điều thật buồn cười là người bị lạc cứ chạy không ngừng. Tôi càng tìm càng không thấy. Tới nơi vừa nghe báo là đang đứng đó, thì người ấy đi xa hơn chỗ ấy rồi. Tới lúc hết chịu được, tôi đành la toáng lên. "Có đứng lại không? Đứng yên ở đó cho tôi nhờ." 
Biết rõ là đã lạc đường mà cứ chạy, thì tới bao giờ mới có thể về đúng nơi cần đến; lắm khi không có đường về. Đời ta chẳng thế sao. Lắm khi ta biết rõ ta lầm đường lạc lối mà cứ dấn mình vào đường tội lỗi. Ta chỉ có thể trở về khi biết dừng lại không dấn bước vào con đường lạc lối. 
Bước dừng là bước quan trọng và cần nhiều ý chí, nỗ lực của bản thân. Bước dừng là bước khởi đầu và quyết định ta trở về đến đúng nơi ta cần đến.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Món quà cuối ngày


Một ngày mệt đờ với núi việc, đêm về thấy hoàn tất công việc được giao là món quà mỹ mãn. 
Một ngày tất tả chạy ngược chạy xuôi, đêm về gia đình sum vầy an hòa là món quà hạnh phúc.
Một ngày ... sống hết tình hết mình, đêm về nghỉ ngơi thư thái là món quà của bình an.
Món của ngày sống thường đến vào cuối ngày. Món quà của cuộc đời thường đến cuối đoạn đường. Vậy nên ta cứ đi và đừng vội mong quà tặng khi chưa kết thúc. Hãy vô tư với những gì đã gieo. Hãy hết tình, hết mình với sứ vụ lãnh nhận. Rồi quà tặng sẽ đến cuối ngày...

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

LÂU ĐÀI CÁT


Hai đứa trẻ, đang chơi cát trên bãi biển. Chúng đắp cát xây một tòa lâu đài với cổng to đồ sộ, những đỉnh tháp, thành trì và những lối vào quanh co. Nhưng lúc gần hoàn chỉnh, một cơn sóng lớn ập đến cuốn đi tất cả, chỉ còn lại một đụn cát ướt! Bạn nghĩ hai đứa trẻ sẽ khóc, thất vọng vì công trình của mình bị cuốn đi? Nhưng thật ngạc nhiên và đáng yêu làm sao, chúng nắm tay nhau chạy ra xa, tung tăng nhảy khỏi mép nước đang chực kéo tới, cười đùa rồi lại ngồi xuống và xây tòa lâu đài khác.
Tất cả mọi sự việc trong cuộc sống chúng ta, kể cả những thành tựu công phu mà chúng ta đã dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra, đều được xây trên cát. Sớm hay muộn, những cơn sóng cũng sẽ tràn tới xô đổ tất cả những gì chúng ta đã khó nhọc xây đắp. Nhưng bao giờ thì cơn sóng sẽ đến? Không ai biết trước được! Chỉ biết rằng với những ai có được bàn tay của người khác để nắm chặt, để cùng chia sẻ những thành công, thất bại thì mới có thể cười vang và vượt qua mọi khó khăn.
Sưu tầm facebook Hòa Augustino.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Chặt cây nào?


Thầy hỏi: “Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?” Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: “Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi.”
Thầy cười cười, nói: “Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?”
Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả lời: “Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!”
Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi: “Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?”
Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói: “Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!” Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói: “Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?” Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói: “Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!” Sau đó thầy liền hỏi: “Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?” Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói: “Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!” Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi: “Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?” Cuối cùng, có người hỏi: “Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?” Thầy thu hồi nụ cười, nói: “Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!” Một người, chỉ khi trong nội tâm đã có mục tiêu từ trước,thì lúc làm việc mới không bị đủ loại điều kiện và hiện tượng bên ngoài mê hoặc. Mục tiêu của bạn đã rõ ràng sao? Tư tưởng thông suốt, mới có thể kiên trì.
Lời bình:
- Mục tiêu giúp tôi không bị lạc lối vì biết mình đang làm vì cái gì.
- Mục tiêu giúp tôi tự vực mình đứng dậy sau những vấp ngã, sau những cảm xúc tiêu cực vì biết mình cần phải nỗ lực vì cái gì.
- Mục tiêu sống cao đẹp mang lại ý nghĩa cho cuộc đời ta và tạo ra nguồn động lực mạnh mẽ và nguồn cảm hứng thúc đẩy con người dấn bước trên đường đời.
Tôi và bạn đã có mục tiêu gì?

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Dấu Chứng Tình Yêu.


Nếu tôi nói cho bạn rằng ba tôi mới mất về với tôi, bạn có tin không? Chắc chắn bạn sẽ ngờ ngợ bán tín bán nghi, có người còn cho là vớ vẩn. Không dễ gì Chúa cho trở về. Hôm nay cũng thế, Tôma tông đồ bán tín bán nghi vào việc Chúa hiện ra sau khi chết, nhất là các tông đồ khác xác định đinh ninh Chúa sống lại. Chết rồi! chôn rồi, hiện về còn khó huống chi sống lại.
Tôma đòi đưa bàn tay vào vết đinh vào kiểm chứng sự thật. Ai là người đạo đức cũng thấy sốc. Còn Chúa thì rất bình thảm trước đòi hỏi của Tôma ban ông được "thấy và chạm đến" Người, ông đã đáp lại bằng một cử chỉ sấp mình xuống thưa: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" (Ga 20,28) .Lời tuyên xưng của Tôma qủa là rõ ràng và trong suốt. Đó là chính niềm tin của chúng ta.
Hành trình đức tin của Tôma tiến triển rất chậm từ hoài nghi đến tuyên tín đức tin. Tôma có thể tuyên tín vì ông đã chạm vào DẤU CHỨNG TÌNH YÊU rất xác thực. Tôma đã đụng chạm và đã tin. Tôma đã trở nên chứng nhân cho mầu nhiệm Phục Sinh cách xác thực.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có đụng chạm được dấu chứng tình yêu của Chúa trong cuộc đời chăng? Chúng ta đã tin vào Chúa được bao nhiêu và đã tín thác vào lòng thương xót Chúa được mức nào?
Hôm nay, Giáo Hội kính lòng thương xót Chúa như nhắc nhớ chúng ta về lòng thương xót bao la mà Chúa đã tuôn đổ trên đời ta.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Chiêm ngắm!


Từ ngữ trong văn chương không chỉ là tả chân nhưng ẩn hàm ý tứ. 
Cách gieo vần hay luyến láy trong thi ca không chỉ là giai điệu nhưng là hồn nhạc.
Màu sắc trong mỹ thuật đâu chỉ tôn tạo nét đẹp, mà còn là cảm thức của người nghệ sĩ.
Vậy nên, ta cần lắng xuống bên dưới bề mặt nổi để đọc được văn chương sâu sắc, thi ca miên man, và mỹ thuật trở nên sống động. 
Trong cuộc đời cũng cần lắng xuống khỏi bề mặt nổi của sự vật để chiêm ngắn sự tĩnh tại, bát ngát của đất trời.
XHV

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Bình An Trong Vết Thương.


Hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra giữa các tông đồ và trao ban bình an cùng với việc cho xem vết thương. Có những lúc ta cứ tưởng mọi sự êm ả là bình an, khó khăn đau khổ là không bình an. Nhưng hôm nay, ngay trong vết thương tử nạn của Đấng Phục Sinh, Ngài trao ban bình an. Ngay trong vết thương ấy, lại trấn an các tông đồ "Thầy đây đừng sợ!". 
Lạ quá! 
Xưa có một ông vua tổ chức một cuộc thi tìm ra người nào vẽ được bức tranh yên an nhất. Nhiều họa sĩ đã tham gia và nộp bài. Nhà vua xem xét tất cả các bức tranh và ông chọn ra hai bức ông thích nhất. Nhưng ông vẫn phải chọn ra một bức tranh đạt giải.
Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng đến mức có thể thấy những ngọn núi cao vút xung quanh soi bóng dưới hồ. Bên trên là bầu trời trong xanh, mây trắng. Đó là một bức tranh mà ai nhìn vào cũng phải mê mẩn.
Bức tranh thứ hai cũng vẽ cảnh núi, nhưng nó mấp mô và trần trụi. Bên trên là bầu trời u ám, vần vũ như sắp có mưa bão, sấm chớp. Phía dưới một ngọn núi là thác nước đổ xuống ào ào. Nhưng khi nhà vua nhìn kỹ, ông thấy bên cạnh thác nước là một bụi cây nhỏ nằm trong một kẽ đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Giữa thác nước đang gào thét, chim mẹ ngồi yên bình trong tổ.
Bạn sẽ chọn bức tranh nào?
Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai và giải thích: “Bởi vì yên bình không có nghĩa là bạn ở một nơi không có tiếng ồn, không gặp rắc rối, không phải làm việc vất vả. Bìn yên là khi sống giữa tất cả những thứ đó, bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim. Đó mới là bình an thực sự”
Vâng, Bình an tâm hồn là không bị dao động, lương tâm trong sạch, không bon chen, không so đo, không giận hờn, không ghen tương, không đố kỵ, không phiền muộn. Cái bình an ấy đâu hệ tại không gian hay thời gian, sự vật hay biến cố. Ngay trong những khó nguy, gian truân, thử thách bạn vẫn an nhiên tự tại và lớn mạnh. Thật thế, Ngay khi trao bình an, Chúa trao sứ mạng cho các tông đồ ra đi làm "chứng nhân". Nghĩa là các tông đồ phải đối diện với những thử thách và chống đối, nhưng các tông đồ vẫn làm chứng dù phải đổ máu cho lời chứng ấy. Đó là bình an trong vết thương.
Còn chúng ta thì sao? Trong những gian truân phải chịu chúng ta có bình an không?
XHV

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

CHUYỆN NHỎ THÔI, KHÔNG SAO ĐÂU!


Tại một quán ăn ở Thượng Hải, có một cô hầu bàn phụ trách mang thức ăn lên cho chúng tôi, nhìn cô ấy trẻ trung tựa như một chiếc lá non.
Khi cô ấy bê cá hấp lên, đĩa cá bị nghiêng. Nước sốt cá tanh nồng rớt xuống, rơi xuống chiếc cặp da của tôi đặt trên ghế. Theo bản năng tôi nhảy dựng lên, nộ khí xung lên, khuôn mặt trở nên sầm xuống.
Thế nhưng, khi tôi chưa kịp làm gì, con gái yêu của tôi bỗng đứng dậy, nhanh chóng đi tới bên cạnh cô gái hầu bàn, nở một nụ cười dịu dàng tươi tắn, vỗ vào vai của cô bé và nói: “chuyện nhỏ thôi, không sao đâu”
Nữ hầu bàn vô cùng ngạc nhiên, luống cuống kiểm tra chiếc cặp da của tôi, nói với giọng lúng túng: “Tôi… để tôi đi lấy khăn lau … ”
Không thể ngờ rằng, con gái tôi bỗng nói: “Không sao, mang về nhà rửa là sạch rồi. Chị đi làm việc của chị đi, thật mà, không sao đâu, không cần phải đặt nặng trong tâm đâu ạ.”
Khẩu khí của con gái tôi thật là nhẹ nhàng, cho dù người làm sai là cô hầu bàn.
Tôi trừng mắt nhìn con gái, cảm thấy bản thân mình như một quả khí cầu, bơm đầy khí trong đó, muốn phát nổ nhưng không nổ được, thật là khốn khổ.
Con gái bình tĩnh nói với tôi, dưới ánh đèn sáng lung linh của quán ăn, tôi nhìn thấy rất rõ, con mắt của nó mở to, long lanh như được mạ một lớp nước mắt.
Tối hôm đó, sau khi quay trở về khách sạn, khi hai mẹ con nằm lên giường, nó mới dốc bầu tâm sự:
Con gái tôi phải đi học ở London 3 năm. Để huấn luyện tính tự lập cho nó, tôi và chồng không cho nó về nhà vào kỳ nghỉ, chúng tôi muốn nó tự lập kế hoạch để đi du lịch, đồng thời cũng muốn nó thử trải nghiệm tự đi làm ở Anh Quốc.
Con gái tôi hoạt bát nhanh nhẹn, khi ở nhà, mười đầu ngón tay không phải chạm vào nước, những công việc từ nhỏ tới lớn cũng không đến lượt nó làm. Vậy mà khi rơi vào cuộc sống lạ lẫm tại Anh Quốc, nó lại phải đi làm bồi bàn để thể nghiệm cuộc sống.
Ngày đầu tiên đi làm, nó đã gặp phải rắc rối.
Con gái tôi bị điều đến rửa cốc rượu trong nhà bếp. Ở đó có những chiếc cốc thủy tinh cao chân trong suốt, mỏng như cánh ve, chỉ cần dùng một chút lực nhỏ là có thể khiến chiếc cốc bị vỡ, biến thành một đống vụn thủy tinh.
Con gái tôi thận trọng dè dặt, như bước đi trên băng, không dễ dàng gì mà rửa sạch hết một đống lớn cốc rượu. Vừa mới thả lỏng không chú ý, nó nghiêng người một chút, va vào một chiếc cốc, chiếc cốc liền rơi xuống đất, “xoảng, xoảng” liên tục những âm thanh vang lên. Chiếc cốc hoàn toàn biến thành đống thủy tinh vụn lấp lánh trên mặt đất.
“Mẹ ơi, vào thời khắc đó, con có cảm giác bị rơi xuống địa ngục.” giọng nói của con gái tôi vẫn còn đọng lại sự hồi hộp lo lắng.
“Thế nhưng, mẹ có biết người quản lý ca trực đó phản ứng thế nào không? Cô ấy không hề vội vàng mà bình tĩnh đi tới, kéo con lên và nói: Em gái, em không sao chứ?”
Sau đó, cô ấy quay đầu lại nói với những người khác: Các bạn mau đến giúp cô gái này dọn dẹp sạch đống thủy tinh nhé!
Đối với con, ngay đến cả một chữ nửa câu trách móc cũng không có!”
Lại một lần nữa, khi con rót rượu, không cẩn thận làm đổ rượu vang nho lên chiếc váy trắng của khách, khiến cho chiếc váy trở nên loang lổ.
Cứ tưởng vị khách đó sẽ nổi trận lôi đình, nhưng không ngờ cô ấy lại an ủi con: “không sao đâu, rượu ấy mà, không khó giặt.”
Vừa nói, vừa đứng lên, nhẹ nhàng vỗ vào vai con, từ từ đi vào phòng vệ sinh, không nói toang lên, cũng không làm ầm ĩ, khiến con tròn mắt như con chim yến nhỏ vì quá đỗi ngạc nhiên.
Giọng nói của con gái tôi, mang đầy tình cảm: “Mẹ à, bởi vì người khác có thể tha thứ lỗi lầm của con trước đây, nên mẹ hãy coi những người phạm sai lầm kia như con gái của mẹ, mà tha thứ cho họ nhé!”
Lúc này, không khí trở nên tĩnh lặng như màn đêm, tròng mắt của tôi ướt đẫm lệ…
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
Bạn thân mến, chúng ta cảm động khi người khác cảm động, điều đó khiến chúng ta có thể thay đổi hành vi và lời nói của chính mình, hãy để những thiện ý này lưu truyền mãi về sau … như thế, mỗi ngày của chúng ta sẽ đều là hạnh phúc và may mắn
Sưu tầm.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Một Góc Tĩnh


Xung quanh ta đầy tiếng ồn ào náo động. Cạnh bên ta đầy những tranh đua, hờn ghen. Ngay trong ta đầy những xáo trộn tâm sinh lý. Rồi một lúc bạn sẽ thấy những căng thẳng, mỏi mệt. Nếu cứ thế, chuyện gì sẽ đến? Một cuộc đời lao lực lao tâm.
...
Cần lắm một góc rất riêng tư, một góc tĩnh tại, nơi cung lòng sâu thẳm.
Để ở đó mình ta với ta, lắng xuống trong yên lặng nội tâm.
Cũng ở đó ta buông mình vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa.
Nhờ đó ta được an bình .
XHV

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

THÀNH THẬT VỚI CHÍNH MÌNH


Vào năm 1970, nhà văn Theodore White đến thăm ông Chu Ân Lai, lúc đó đang làm thủ tướng Trung quốc, và được mời dự tiệc với một số quan khách khác. Sau khi ăn các món khai vị nhà bếp cho bưng lên một con heo quay.Ông White ngẩn người khi thấy con heo quay, vì ông là người Do thái. Trong chuyến viếng thăm Trung Hoa lục địa, ông đã phải ăn nhiều món không thuần túy Do thái, nhưng chưa bao giờ ông dám nếm thịt heo, là món ăn tối kỵ của người Do thái chính cống.
Khi thấy thủ tướng Chu Ân Lai đưa tay chỉ con heo rồi mời vị khách quý gắp trước, ông White lấy hết can đảm, dùng tiếng Trung Hoa giải thích rằng ông là người Do thái, và người Do thái không được phép ăn thịt heo. Cả bàn tiệc đều yên lặng và mọi người đều ngượng nghịu lúng túng. Nhưng thủ tướng Chu Ân Lai vẫn giữ được thái độ thản nhiên và nói rằng:
- Xin mời quý vị cứ dùng. Đây là nước Trung Hoa, và ở Trung Hoa món này là vịt quay chớ không phải heo quay.
Nhà văn Theodore White bật cười to tiếng. Cả chủ lẫn khách đêu phá lên cười rồi mọi người, kể cả ông White lấy đũa gắp thịt heo quay, ăn cách ngon lành.
Nghe câu chuyện này, có người khen Chu Ân Lai là người lanh trí, và Theodore White là người thức thời bịết tùy cơ ứng bịến. Nhưng nếu suy nghĩ một chút, ai cũng thấy cái lanh trí cuả Chu Ân Lai đã tạo ra một lý luật sai, gọi là nguỵ bịện, còn ông White, hoặc vì vị nể hay vì không có lập trường dứt khoát nên đã bị lời ngụy bịện của Chu An Lai thuyết phục. Dù làm thủ tướng, Chu ân Lai không có quyền bịến đổi con heo thành con vịt và Theodore White cùng mọi người trong bàn tiệc cố' sức tưởng tượng con heo nằm đó là con vịt, thì con heo vẫn cứ là heo, không bịến thành con vịt được. Nhiều người phạm tội rồi cứ tưởng tượng cho đó không phải là tội. Thánh Kinh phán: "Chớ hề dối minh, Đức Chúa Trời không chịu khinh dễ đâu, vì ai gieo giống chi lại gặt giống ấy".(Gal 6:7). (ĐTPA).

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

HỤT HẪN


Có khi nào bạn chờ mong thật nhiều nhưng cuối cùng không được? 
Có khi nào bạn đặt kỳ vọng thật nhiều nhưng không thành sự? 
Có khi nào bạn thao thức thật nhiều nhưng chẳng có chi?
Lúc đó bạn mới biết thế nào là hụt hẫn và giọt nước mắt dù không lăn dài trên má vẫn cay xè khó tả. 
Nhưng nếu bạn để hụt hẫn cuốn bạn đi, bạn sẽ bị đè bẹp và sẽ chết trong cơn lốc xoáy vô hình.
Đứng lên, mỉm cười, bước tiếp với con tim nóng bỏng đầy nhiệt huyết là điều cần thiết ngay lúc này.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

ƠN GỌI

Lời tâm huyết của Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI:
"Chúng tôi kêu gọi cách riêng các bạn trẻ mà chúng tôi rất ưu ái. Các bạn chưa có một quyết định tối hậu nào để các bạn tỏ ra hào hiệp hy sinh. Có rất nhiều tiếng gọi. Có rất nhiều ngã đường đang mở ra trước mắt các bạn, kêu mời bạn tiến lên để phục vụ dân Chúa và Giáo Hội. Phải chăng tiếng gọi này sẽ không có đáp ứng? Phải chăng con đường ấy sẽ không có người đi? Các bạn đầy rộng lượng hy sinh. Hãy hy sinh cho lý tưởng ấy. Vì sao bạn dừng chân và chờ đợi? Trong khi đó thế giới này đang thay đổi mau lẹ. Từng đoàn người mới xuất hiện trên trái đất. Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi người. Cho người nghèo khó hôm qua cũng như ngày nay và ngày mai. Luôn luôn có những người đói khát, lao tù, những người bệnh tật trong thể xác và tâm hồn.
Họ đang chờ đợi bạn, Trong họ, Chúa Giêsu đang chờ đợi bạn. Có việc cho mọi người! Có chỗ đang đón bạn"
(Trích lời Hiệu Triệu của Ðức Phaolô VI nhân ngày Thiên Triệu 13.5.1973).

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

CHO CẢ VẦNG TRĂNG, CHO CẢ LỐI VỀ

Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi đi thiền hành trở về, nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngoài đang mặc trên người và đứng ngoài cửa đợi tên trộm ra, vì ngài sợ làm kinh động tên trộm.
Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư, trong lúc tên trộm hốt hoảng vị thiền sư liền nói: “Anh bạn! đường sá xa xôi vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh. Nói xong ngài cầm chiếc áo khoác lên thân tên trộm. Tên trộm xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi không dám nhìn lại.
Thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “ rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh xuống núi.
Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh xuất hiện, thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài khoác lên thân tên trộm mấy hôm trước đó được xếp rất ngay ngắn đặt trước cổng, thiền sư vui vẻ nói : “ Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.
BạnThân mến,
Đọc chuyện trên tôi không thể không nhớ tới câu chuyện : “Những người khốn khổ” là tiểu thuyết  của văn hào Pháp Victor Hugo. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai sau 20 năm tù trở ra ông đã lao vào cái tội lỗi cũ khi lấy bộ đồ bạc của Giám mục Myriel, vị ân nhân của ông. Người cho ông ăn và ngủ qua đêm. Jean Valjean  bị bắt lại sau đó nhưng lại được giám mục Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Chính hành vi cao cả của Giám mục đã làm thay đổi cả đời người. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean nhất định ông phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người. Quả thật 6 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống va đã giúp đỡ cho nhiều người. Đó chẳng phải là Giám mục tặng cho Jean Valjean cả vầng trăng sáng sao?
  Nếu bạn là thiền sư, là Giám mục Myriel bạn sẽ xử lý thế nào? Tôi nghĩ, người bình thường thì sẽ cùng tên trộm vật lộn hoặc sẽ la lớn lên “Trộm, trộm…”. Hay nếu  là vị Giám mục chắc chắn bạn chỉ cần nói đúng sự thật “Hắn là tên trộm” thế là xong đời hắn. Hắn đáng phải thế. Nếu làm như vậy kết quả sẽ như thế nào nhỉ? Tôi nghĩ có thể xảy ra hậu quả thế này, tên trộm sẽ đánh bị thương hoặc giết chết vị thiền sư hoặc có thể vị thiền sư đánh tên trộm bị thương và tên trộm sẽ trở lại trả thù thiền sư vào một ngày gần đó. Hay nếu như Giám mục vạch mặtJean Valjean thì hắn sẽ phải vào vòng lao ly, làm sao có được một Madeleine.
Là người thường ta sẽ vạch mặt đặt tên kẻ  lừa đảo, tên  dối trá, người đạo đức giả … để làm trong sạch mặt đất này. Y như thể những con người tội lỗi kia là đá chắn cả bầu trời trong xanh cần phải phá bỏ nó. Có khi vì tính mạng, vì danh dự, vì của cải…hay đôi lúc ta nhân danh tình nghĩa cao cả để bảo vệ cái cương thường. Sẵn sàng lên án tội đồ, sẵn sàng nén đá kẻ phạm nhân. Mà cũng phải thôi, ta đâu có làm gì sai trái, ta bảo vệ đạo đức – luân lý – gia phong… hay có khi bảo vệ cả niềm tin kính ấy chứ. Đó là giá trị thực tại  mà, ta đáng phục ta vì có ta sự an ổn, nếp sống đạo hạnh được gìn giữ. Đó là điều tốt mà. Ta phải là cảnh sát của nhân loại gìn giữ hòa bình thế giới.
Nhưng vị thiền sư, Giám mục Myriel xử sự không giống những người bình thường như chúng ta, mà lấy sự khoan dung đại trí, đại bi để tặng cho tên trộm cả vầng trăng, tặng cả lối về.
Là người thường ta coi hành động của hai con người này là ngu si, là tiếp tay cho tội ác hoàng hành. Ta không thể chịu được thế giới này sao lại có những con người như thể tồn tại. Cứ y như thể, không làm cảnh sát thì không còn giải pháp nào tốt hơn. Cứ y như thể không đưa ra ánh sáng phơi bày thì mọi sự trở nên hôi thối…
Nhưng kỳ thực khi trở về với lòng ta, nơi sâu thẳm. Ta phải nhìn nhận rằng “oán báo oán, oán oán trập trùng”. Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung. Bao dung mà hơn cả to tiếng trách móc đây là phương pháp giáo dục tốt nhất. Khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt, khoan hồng tha thứ lỗi cho người giống như ngọn gió mùa xuân mang mưa xuân đến thấm nhuần cây cỏ làm vạn vật thêm xanh tươi. Khoan dung còn hơn cả vàng, khoan dung là một phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người chúng ta. Khoan dung phát xuất từ tấm lòng từ tâm. Nó chẳng khác chi vầng trăng sáng.
Ta chỉ có thể hành sử như vị Thiền sư hay Giám mục Myriel khi ta có cả vầng trăng trong lòng. Bao lâu ta chưa chiếm trọn vầng trăng khi ấy ta thấy xung quanh là đêm tối nên cố gắng dùng sức  mạnh, bạo lực và có khi ẩn danh là chính nghĩa để tặng cho người khác cái bánh của chính mình tạo ta. Ta cứ tưởng đó là tốt nhất. Nhưng cái của ta sẽ mãi mãi không giờ vừa khít với khuông của người khác được. Vầng trăng là tự trời cao trao tặng, ta chẳng thể vẽ ra hay nắn lấy để trao tặng. Nhưng nó xuất phát từ đáy lòng bao dung thì ta hiểu lòng ta hơn ai hết. Ta có thể đụng chạm vào sâu thẳm cung lòng mình. Trở về với chính mình mỗi ngày, ta sẽ khám phá ra : ta cũng là tội nhân để xót thương; ta cũng là bình sành dễ vỡ để biết nuâng niu gìn giữ nhân phẩm của anh em; ta cũng rất người cần lắm tình yêu thương trìu mếm để ngày ngày biết sống vị tha, bao dung hơn với anh em đồng loại. 
Xuân Hy Vọng

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS