Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

LỊCH SỬ DẤU THÁNH GIÁ

Thật ra, ký hiệu thập giá đã có nơi các tôn giáo trước Kitô giáo, dùng như biểu tượng hoặc bản vẽ trang trí. Ở 3 thế kỷ đầu Kitô giáo, thập giá vẫn là một hình cụ dã man, đáng sợ. Người ta tìm thấy trong các hang toại đạo của các Kitô hữu những thế kỷ đầu những dấu hiệu biểu tỏ đức tin:
• Cá (ΙΧΘΥΣ: 'Ιησοῦς Χριστός Θεoῦ Υιός Σωτήρ) [cristogramma]
• Bánh (pena. Ga 6,51: “Ta là Bánh hằng sống”),
• Neo (ancora. Dt 6,19-20: “niềm hy vọng đó cũng tựa như cái neo chắc chắn và bền vững”)
Sau sắc chỉ Milano (314) của Hoàng đế Constantino (In hoc signo vinces/ Ἐν Τούτῳ Νίκα / con questo vinci) , Kitô giáo được hợp pháp hóa và dần trở thành quốc giáo ở đế quốc Roma + hình phạt thập giá bị bãi bỏ. Dấu thánh giá bắt đầu được sử dụng và dần dần trở nên phổ biến.
1. Dấu kép (nhỏ) : thế kỷ III – IV, rất thông dụng trong Phụng Vụ vào thế kỷ thứ 4
a) Trên trán
Cử chỉ làm Dấu Thánh Giá trên trán đã trở thành phổ biến hầu như ngay từ đầu thời đại Ki-tô giáo.
- Tertulliano (160-230) đã tả lại lối thực hành này: "Trong tất cả mọi hành động, khi đi vào hay đi ra khỏi nhà, khi mặc quần áo, khi tắm rửa, trong bữa ăn, trước khi đi ngủ, chúng tôi làm Dấu Thánh Giá trên trán. Những thực hành này không do luật Kinh Thánh, nhưng do truyền thống dạy, phong tục xác nhận, và Ðức Tin kiểm chứng."
- Thánh Cyrillo (+386 AD) trong cuốn Giáo Lý của ngài, đã kêu mời các Kitô hữu: “Chúng ta đừng xấu hổ để xưng nhận Ðấng đã chịu đóng đinh. Hãy lấy Thánh Giá làm ấn tín của chúng ta, làm Dấu Thánh Giá với lòng dũng cảm, với những ngón tay chạm trên trán và trong mọi sự: trên bánh chúng ta ăn, trên chén chúng ta uống, khi đi ra, đi vào, trước khi ngủ, khi nằm xuống, khi thức dậy, khi lên đường, khi nghỉ ngơi...”
- Cyrillo nhấn mạnh đến quyền lực của Dấu Thánh Giá chống lại các thần dữ: "Hãy làm Dấu Thánh Giá trên trán, như trước mặt vị vua cao cả, ma quỷ phải run rẩy tìm cách thoát thân."
b) Trên môi, ngực
- Thánh Jeronimo (+ 420 AD) trong thư viết cho bà Paula có ghi lại: "Thỉnh thoảng, hãy ghi Dấu Thánh Giá trên môi."
- Chứng từ của nhà thơ Công giáo Prudentius (+ 405 AD) : Dấu Thánh Giá cũng được ghi trên ngực..
2. Dấu đơn (lớn) : thế kỷ V –VI
- Nhiều người cho rằng sự chuyển tiếp từ Dấu Thánh Giá nhỏ đến Dấu Thánh Giá lớn là kết quả của sự đối kháng với bè rối Nhất Tính (Monophysisme : nhân tính của Chúa Giêsu tan biến hoàn toàn trong Thần Tính, hợp thành một bản tính mới).
Các Kitô hữu, tuyên xưng niềm Tin của các tông đồ về hai bản tính của Chúa Kitô. Dấu Thánh Giá lớn đã được đề nghị - làm Dấu Thánh Giá với hai ngón tay. Khi ban phép lành, Ðức Thánh Cha và nhiều Giám Mục, Linh Mục ngày nay vẫn làm Dấu Thánh Giá với cách thức này.
- Thánh Beda Verabile (+ 735 AD) đã khuyến cáo các Giám Mục hãy nhắn nhủ các tín hữu của mình ''năng dùng Dấu Thánh Giá của Chúa Ki-tô để chúc lành cho chính mình."
- Có vài nơi, người Ki-tô hữu làm Dấu Thánh Giá với ba ngón tay tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, ngón út và ngón đeo nhẫn xếp lại trên lòng bàn tay tuyên xưng bản tính của Chúa Ki-tô.
Aelfric (+ l020 AD) một học giả Dòng Biển Ðức đã viết: “Với ba ngón tay, vì Chúa Ba Ngôi, người Kitô hữu chúc lành chính mình” Và cũng vào thời này, người Kitô hữu ở Anh được dạy để ''chúc lành thân xác họ bảy lần với dấu hiệu Thánh Giá của Chúa Kitô"'.
- Trong các cử hành Phụng Vụ, Dấu Thánh Giá thường được dùng với ba cách khác nhau:
o Với 5 ngón tay như chúng ta vẫn thường làm, chỉ 5 dấu Thánh Chúa Kitô.
o Với 3 ngón tay để tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
o Với 1 ngón tay để tuyên xưng 1 Thiên Chúa độc nhất.
- Ðức Thánh Cha Innocent III (thế kỷ XIII), đã ra sắc lệnh: “Dấu Thánh Giá phải được làm với 3 ngón tay từ trán xuống ngực rồi từ vai phải sang vai trái”. Sau này, dùng cả bàn tay và đổi hướng từ trái sang phải (khổ nạn – phục sinh).
3. Lời cầu nguyện của Dấu Thánh Giá khác nhau qua nhiều thời đại.
- Lời nguyện cổ gồm những lời sau đây: "Nhân danh Chúa Ba Ngôi," ''Nhân danh Chúa Giê-su Na-da-rét," ''Ấn tín của Thiên Chúa hằng sống," "Dấu của Chúa Ki-tô."
- Ngày nay, trong một vài nghi thức Phụng Vụ, Dấu Thánh Giá kèm theo hai lời nguyện ngắn: “Ơn phù trợ chúng con ở nơi Danh Chúa”', “Lạy Chúa, xin phù trợ chúng con”. Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, dùng lời nguyện đã có từ lâu đời lâu đời trong Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh: "Thiên Chúa là Ðấng Thánh, là Sức Mạnh và bất diệt, xin thương xót chúng con."
- Ðức Hồng Y Leon Joseph Suenens đã nói về dấu chỉ Bí Tích này trong cuốn “Theology of the Apostolate”: "Không một hành động quan trọng nào trong đời sống được cử hành mà Hội Thánh không làm Dấu Thánh Giá, Dấu của Ơn Cứu Ðộ: Trên đứa bé mà Hội Thánh rửa tội hay thêm sức, trên hình bánh mà Hội Thánh hiến dâng, kẻ tội lỗi mà Hội Thánh tha thứ, tình yêu mà Hội Thánh thánh hóa, những Linh Mục mà Hội Thánh truyền chức và người hấp hối mà Hội Thánh an ủi. Hội Thánh cũng làm Dấu Thánh Giá trên bánh, nước, muối mà chúng ta ăn, hoa màu ruộng đất, xưởng hãng, công sở... Hội Thánh làm Dấu Thánh Giá trong vô số trường hợp, chống lại thần dữ với bảo đảm chắc chắn: với Dấu này, Người sẽ chiến thắng."
- Trước Công Ðồng Vatican II, có hơn 50 lần làm Dấu Thánh Giá trong Thánh Lễ. Từ sau Công Ðồng, dù số lần có giảm, nhưng Dấu Thánh Giá vẫn giữ một vị trí danh dự và quan trọng trong đời sống Phụng Vụ của chúng ta.
- Ðức Cha Fulton J. Sheen buồn bã nhận xét: “Thời đại chúng ta là thời đại của sự ly dị giữa Chúa Ki-tô và Thánh Giá của Người”. Như chính Thánh Giá, dấu chỉ của nguồn ơn Cứu Ðộ đang trở thành dấu chỉ của sự nghịch lý vì người ta không chấp nhận sự điên rồ của Thánh Giá.
Dấu Thánh Giá có một vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu bị lãng quên hay nghĩ rằng quá cổ hủ đối với thời đại văn minh ngày nay, thì thật là một thảm họa.
Đừng bao giờ để Dấu Thánh Giá bị quên lãng trên đường tiến về Phục Sinh.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Ý NGHĨA CỦA DẤU THÁNH GIÁ

Ý NGHĨA CỦA DẤU THÁNH GIÁ
- Tóm kết các tín điều Ki-tô giáo, cách riêng các Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, Mầu Nhiệm Nhập Thể và Mầu Nhiệm Cứu Chuộc.
- Bày tỏ lòng yêu mến đối với Chúa Ki-tô, ý muốn hoàn toàn phó dâng và tuyên xưng quyền năng chiến thắng kẻ thù của đời sống thiêng liêng.
1. Dấu + lớn:
a) Niềm Tin Ba Ngôi (Linh Mục James E. Sherman):
- "Trước tiên, khi chạm tay trên trán, chỗ lý trí, nhận thức, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, Ngôi Thứ Nhất của Chúa Ba Ngôi.
- Thứ hai, khi tay rời từ trán xuống ngực, ở đó chúng ta tuyên xưng Ngôi Lời Nhập Thể, Ngôi Hai Thiên Chúa, Con Thiên Chúa, Ðấng từ trời xuống để cứu chuộc nhân loại.
- Thứ ba và cuối cùng, khi tay di chuyển từ ngực qua vai trái rồi vai phải, chúng ta nhớ rằng trong ngực chứa đựng phổi và tim là nơi chứa đựng hơi thở và máu tuần hoàn bảo tồn sự sống. Chúng ta suy niệm về Ngôi Ba Thiên Chúa trong Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần, Hơi Thở của Thiên Chúa."
b) Niềm tin Kitô (sách “Gương Ðức Bà”, các nữ tu Dòng Bridgettine thành Sion): “… bắt đầu với bàn tay chạm trán, rồi từ trán đi xuống ngực và di chuyển sang vai trái và tin rằng Chúa Ki-tô, Chúa chúng ta đến từ trán, là từ Chúa Cha xuống thế gian sang bên vai trái là đi vào âm phủ bởi sự thương khó đắng cay của Người và từ trái sang phải, Người sống lại lên trời vinh quang ngự bên hữu Ðức Chúa Cha."
c) Thánh hiến, dấn thân: Lm. Pet. Trần Hữu Thành (Linh hướng CV Sao Biển, Nha Trang)
- Chạm trán, ngực, vai, tức là thánh hiến cho Chúa tư tưởng, tâm tình và công việc (vai gánh nặng). Đó là cả một dấn thân toàn diện con người phục vụ Đức Kitô.
- Dấu từ trên trán xuống: nối kết trời với đất. Nhấn chìm con người cách sâu đậm vào thế gian như ánh sáng thế gian, như muối ướp thế gian và như men trong bột. Đòi buộc kết hợp với Chúa để hoàn thành tốt hơn sứ mạng làm người và làm con Chúa của ta. Quy Kitô : “Tất cả thuộc về anh em, anh em thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr 3,23)
- Dấu ngang từ vai này qua vai kia: dấu chỉ công giáo tính. Như Đức Kitô trên thập giá, đôi cánh tay của chúng ta phải mở rộng ra để đón nhận toàn thể nhân loại mà không loại trừ ai.
2. Dấu + nhỏ:
a) Ý nghĩa:
Linh Mục Sherman: ý nghĩa của những Dấu Thánh Giá nhỏ được làm trước khi đọc Phúc Âm:
 Vẽ trên trán chỉ niềm tin của chúng ta đối với Tin Mừng.
 Vẽ trên môi, nhắc nhở sứ mạng rao truyền Phúc Âm bằng lời phát ra từ môi miệng.
 Vẽ trên trái tim tỏ lòng vui sướng hạnh phúc được lãnh nhận Lời Chúa và tuyên xưng Lời Chúa qua những gương lành dẫn tới đời sống tràn đầy tình yêu của Chúa Ki-tô."
- “Giáo Lý Công giáo dành cho người lớn”: “+ là hành động hay cử chỉ của một lời nguyện đơn giản nhưng sâu sắc. Một người tự làm dấu chính mình với Thánh Giá, tỏ Ðức Tin vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô”.
b) Hiệu năng
 Cha Almire Pichon, SJ, trong cuốn “Hạt Giống Nước Trời” đã suy niệm: "Tôi tin rằng nếu làm Dấu Thánh Giá cách thành tâm kính mến hơn là một cử chỉ xua ruồi đuổi muỗi, dấu Thánh Giá sẽ mở rộng Trái Tim Chúa cho chúng ta, sẽ đem chúng ta lại gần Chúa hơn, sẽ lưu lại trong tâm hồn và làm tăng mức độ tình yêu mỗi lần mỗi khác."
 Dấu Thánh Giá, Dấu của Ơn Cứu Ðộ luôn mang lại
a. một cuộc gặp gỡ vắn với Chúa chúng ta, với những thực tại thiêng liêng.
. Thánh Vincent de Paul làm dấu + mỗi lần nghe tiếng đồng hồ điểm giờ.
. Các Kitô hữu sơ khai thường xuyên làm + hàng ngày, như một cử chỉ đầy tâm tình.
b. Thêm sức mạnh và đem lại bình an cho tâm hồn trên hành trình về quê Trời. Dấu Thánh Giá khắc sâu trong trí nhớ hay quên của chúng ta rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (Cv 14, 22).
 Hồng Y Wojtyla (ĐGH. GP. II): “Nhìn những cánh tay giang rộng trên thập giá, chúng ta có thể cảm thấy được cả một sự cố gắng mở rộng để ôm chầm lấy nhân loại và toàn thể thế giới. Thật sự, hai cánh tay đó đã ôm lấy nhân loại. Này là Người, là chính Thiên Chúa. Trong Người, chúng ta sống, hoạt động và hiện hữu (Cv 17, 28)”. (giảng Tĩnh tâm Vatican 1976)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

DẤU LẶNG CUỘC ĐỜI

Trên dòng kẻ nhạc ta vẫn thấy lâu lâu xuất hiện một dấu lặng. Dấu lặng đơn giản là làm cho dòng nhạc ngưng một khoảng dài ngắn tùy trường độ của nó. Dấu lặng có khi chỉ là dấu phẩy như sự trượt dài trong đời, nhưng cũng có khi là là một sự khép khín một vòng tròn tô màu đen của lặng thầm. Hoặc có khi là một thanh ngang như sự nghỉ ngơi của người đuối sức hay ngày đã dần về xế bóng.
Cuộc đời ta cũng có những dấu lặng.
Khi bước chân vào đời ta hăm hở như ngựa non háu đá, ta cứ chạy, chạy thật nhanh, thiết nghĩ thế là đủ. Nhưng khi chạy đến đích ta thấy thiếu thiếu một gì đó không chỉ có thành công thì cuộc đời mới có ý nghĩa. Xung quanh ta còn có những giá trị khác cao quý hơn. Một phút trầm tư nhìn lại để tự rút ra cho mình một bài học quý báu. Đó chẳng phải là một phút nghỉ ngơi sâu lắng sao?
Dấu lặng!
Khi ta trượt dài trên những mỏi mệt của công việc bổn phận lập đi lập lại làm ta chùng xuống như thể không còn khí lực vươn lên… Khi ta muốn lắm làm thật nhiều để đóng góp cho đời một điều gì đó thật hữu ích nhưng sức cạn, trí cùn dù tâm vẫn sáng trong. Ôi, khi ta muốn nhấc đôi tay mà không thể nhấc, khi ta không tự chủ được hành vi của chính mình, lúc ấy ta mới ngộ ra ta bất lực!…Hoặc khi ta co cụm lại với chính mình để sống với quá khứ oai hùng hay bi ai mà quên thực tại đang diễn ra hằng ngày. Như thế, ta chẳng phải tự tạo cho mình một màu đen tròn to cản đường tiến về phía trước sao?
Dấu lặng!
Có những việc không muốn xảy ra, ta quay cuồng muốn thoát ra khỏi nó. Nhưng nó chẳng khác gì con ma đói đeo bám. Đau khổ… ta ngã nhào. Và cũng có khi vì không chấp nhận chính mình bất lực để được nghỉ ngơi dưỡng sức, mặc cảm xâm chiếm làm cho đời ta khoác áo màu đen. Mất vui!  Hay khi gặp những sự cố ngoài tầm kiểm soát của ta, nó như thể  họa vô đơn chí bỗng đến… Những biến cố trong đời như một vết thương xé toạc cõi lòng … cái buồn… cái âu lo… cái xao xuyến và mặc cảm xâm chiếm làm ta ngã nhào y như thanh ngang trên dòng kẻ nhạc.
Dấu lặng!
Nhưng cũng có dấu lặng tê buốt cõi lòng khó phai nhòa vì sự trượt dài trên sóng biển trong quá khứ, hay hiện tại và có khi còn mãi trong tương lai. Những phút sao lòng, những rung động nhỏ nhoi và cả những tin tưởng mở toang cõi lòng … Phút dừng là cú sốc, trường độ không dừng lại ngay với nó. Nó kéo dài vào trong cái vắng lặng của tâm khảm để lại dấu vết băng giá y nhưng dấu lặng nằm yên thổn thức. Chìm mình nơi sâu thẳm bắt chợt nhận ra giá trị trường cửu của tình yêu chỉ có nơi Thiên Chúa. Cúi đầu sám hối thú nhận “Con tim con yếu đuối”
Dấu lặng!
… Cũng là những dấu lặng nhưng không có dấu lặng nào giống dấu lặng nào trong cuộc đời. Dấu lặng nào cũng có giá trị của nó, nhưng khi đang đứng nơi dấu lặng ta ít có thể đọc ra ý nghĩa. Khi qua rồi thì quả đắng nên dịu ngọt. Tôi cũng có những dấu lặng có thể là biến cố đau thương của riêng mình để tôi chỉ còn thấy xung quanh là bóng đêm buồn tẻ và muốn rút mình vào vỏ sò. Nhưng người khác thấy đó là ân phúc cho tôi. Dần dần tôi mới có thể đọc ra ý nghĩa và giá trị của nó. Thời gian không ngắn!
Để vượt qua dấu lặng tạo cho mình một nốt nhạc mới thì phải phấn đấu không ngừng với chính bản thân. Mỗi dấu lặng để lại nơi ta nhiều kỷ niệm và sức bật mới để tiếp bước hành trình. Dấu lặng nào cũng thật đáng trân trọng. Lặng trầm một chút nhìn lại những biến cố đã qua chẳng góp phần cho ta lớn hơn trong tình yêu với Giêsu đó sao? Và cũng nhờ có những dấu lặng trong đời ta thấy mình yếu đuối và tầm thường mà cậy trông vào tình yêu Chúa hơn. Thấy mình chẳng là gì để nhẹ nhàng hơn, bớt kiêu căng, khoan dung hơn với chính mình và có thể cảm thông hơn với anh chị em.
Từ dấu lặng để có thể viết tiếp nối nhạc mới cho cung đàn cuộc đời, luôn đòi hỏi ta một ý chí phấn đấu kiên cường, luôn khiêm tốn và đổi mới cái nhìn. Với niềm tin vững mạnh ta hãy đặt dấu lặng nơi cung lòng nhân ái của Thiên Chúa, Người nghệ sĩ tài ba, Người sẽ làm cho dấu lặng nên giá trị tuyệt vời cho bản đại hòa tấu của vũ hoàn.
Lặng thầm!    

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH


Ta dễ đổ cho hoàn cảnh, con người, môi trường... làm nên những bất trắc trong cuộc đời ta. Nhưng nếu bình tâm dành ít phút nhìn lại chính mình, ta sẽ thấy: có ta tương tác trong những vấn nạn ấy. Nếu thẳng thắn với chính lòng mình, ta sẽ bớt đổ lỗi cho anh chị em. Nếu công bằng mà xét ta phải đấm ngực xin thứ lỗi. 
Dành ít phút để nhìn lại chính mình là nhìn lại một hành trình đã đi qua và thêm một bài học cho hành trình sắp tới. 
Dành ít phút để nhìn lại chính mình là giúp ta trưởng thành hơn khi dám chịu trách nhiệm những gì mình đã làm.
Dành ít phút để nhìn lại chính mình là trở về với cung lòng sâu thẳm nơi có Thiên Chúa Tình Yêu ngự trị để ta sống bao dung hơn, vị tha hơn và nhất là an vui hơn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TẠI TÂM

Thành công, thất bại chỉ có trước mặt mọi người bằng những tràng pháo tay hay lời khen chê. Sau đó chỉ còn lại chính mình, lúc này thất bại hay thành công còn tùy vào ý tự chủ và hướng đi của đời mình. Cái mà ta cần có là bình an, hạnh phúc và vui tươi.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

RÚT LUI


Thường khi thấy ai rút lui ta nghĩ đến bại trận. Nhưng có lắm khi rút lui là thượng sách bảo vệ an toàn lực lượng. Vì trong tam thập lục kế vẫn bàn rằng: "tẩu vi thượng sách"... 
Rút lui ra khỏi môi trường cũ để đến môi trường mới. Đó là củng cố lực lượng và bảo vệ tinh thần.
Rút lui để có phút lắng động hồi tâm. Rút lui ấy cần lắm khi ta quay cuồng trên chiến trận cuộc đời bủa vây.
Rút lui để trở về với cõi lòng tĩnh tại, để được nghỉ ngơi và an tĩnh tâm hồn. Rút lui ấy giúp ta lớn lên và trưởng thành hơn.
Khi làm hết tâm với lòng thành thì rút lui là câu trả lời dành cho thời gian.
Chào tất cả.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

THA THỨ


Văn hào Nga Leon Tonstoï có kể câu chuyện ngụ-ngôn như sau:
"Có một người hành-khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố-thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. 
Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố-thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn-khổ.
Người hành-khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa-cơ thất-thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".
Ði đâu, người hành-khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu-mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành-khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài-sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành-khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi-sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".
Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất. Tha thứ là điều cần thiết cho chính bản thân. Vì tha thứ làm tâm hồn mình được thanh thản, luôn có những suy nghĩ tích cực giúp tâm hồn không bị gặm nhắm, và nhất là để chính ta được sống an vui.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

GANH TỴ




Ta thường thấy rõ việc ganh tỵ sinh ra thèm muốn, dẫn đến hành động tham lam. Tham lam " là cái hố không đáy làm kiệt sức con người trong nỗ lực bất tận tìm cách thỏa mãn nhu cầu mà không bao giờ chạm tới được sự thỏa mãn." - Erich Fromm. Cha đẻ ganh tỵ sản sinh ra đứa con sinh đôi là Tự Ti và Tự Tôn. 
Đứa Tự Ti so mình với người khác nhưng không thể bằng, nó quay về với bản thân bó gối, than thân, trách phận, buồn não. Nó tự nhốt mình trong cô độc. 
Đứa Tự Tôn mang bản thân mình so với người khác nhưng che bai, de bỉu, bất cần và thận trí đập đổ việc người khác làm. Nó tự tôn nó tôn thành cái rốn của vũ trụ, tách mình ra khỏi thế giới con người bình thường. 
Ganh tỵ là tự đâm nhát dao tử thần vào chính mình. 
Chỉ khi thấy mình là tuyệt tác của Thiên Chúa dù thế nào vẫn là hoàn hảo trước mặt Thiên Chúa. Ta mới có thể chấp nhận chính mình, vui với cái mình "có" và cái mình "là". Có như thế ta mới an nhiên không so đo với người này, người kia; không đứng núi này trông núi nọ. Chỉ khi ấy ta mới xác tín được sứ mạng của ta trong cuộc đời. 
XHV


Phản hồi: Cháu của ganh tị là thù hận, chắt là bạo lực

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

CHIÊM NGẮM


Từ ngữ trong văn chương không chỉ là tả chân nhưng ẩn hàm ý tứ. 
Cách gieo vần hay luyến láy trong thi ca không chỉ là giai điệu nhưng là hồn nhạc.
Màu sắc trong mỹ thuật đâu chỉ tôn tạo nét đẹp, mà còn là cảm thức của người nghệ sĩ.
Vậy nên, ta cần lắng xuống bên dưới bề mặt nổi để đọc được văn chương sâu sắc, thi ca miên man, và mỹ thuật trở nên sống động. 
Trong cuộc đời cũng cần lắng xuống khỏi bề mặt nổi của sự vật để chiêm ngắn sự tĩnh tại, bát ngát của đất trời.
XHV

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

BÌNH AN TRONG VẾT THƯƠNG


Hôm nay, Chúa Giêsu hiện ra giữa các tông đồ và trao ban bình an cùng với việc cho xem vết thương. Có những lúc ta cứ tưởng mọi sự êm ả là bình an, khó khăn đau khổ là không bình an. Nhưng hôm nay, ngay trong vết thương tử nạn của Đấng Phục Sinh, Ngài trao ban bình an. Ngay trong vết thương ấy, lại trấn an các tông đồ "Thầy đây đừng sợ!". 
Lạ quá! 
Xưa có một ông vua tổ chức một cuộc thi tìm ra người nào vẽ được bức tranh yên an nhất. Nhiều họa sĩ đã tham gia và nộp bài. Nhà vua xem xét tất cả các bức tranh và ông chọn ra hai bức ông thích nhất. Nhưng ông vẫn phải chọn ra một bức tranh đạt giải.
Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng đến mức có thể thấy những ngọn núi cao vút xung quanh soi bóng dưới hồ. Bên trên là bầu trời trong xanh, mây trắng. Đó là một bức tranh mà ai nhìn vào cũng phải mê mẩn.
Bức tranh thứ hai cũng vẽ cảnh núi, nhưng nó mấp mô và trần trụi. Bên trên là bầu trời u ám, vần vũ như sắp có mưa bão, sấm chớp. Phía dưới một ngọn núi là thác nước đổ xuống ào ào. Nhưng khi nhà vua nhìn kỹ, ông thấy bên cạnh thác nước là một bụi cây nhỏ nằm trong một kẽ đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Giữa thác nước đang gào thét, chim mẹ ngồi yên bình trong tổ.
Bạn sẽ chọn bức tranh nào?
Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai và giải thích: “Bởi vì yên bình không có nghĩa là bạn ở một nơi không có tiếng ồn, không gặp rắc rối, không phải làm việc vất vả. Bìn yên là khi sống giữa tất cả những thứ đó, bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim. Đó mới là bình an thực sự”
Vâng, Bình an tâm hồn là không bị dao động, lương tâm trong sạch, không bon chen, không so đo, không giận hờn, không ghen tương, không đố kỵ, không phiền muộn. Cái bình an ấy đâu hệ tại không gian hay thời gian, sự vật hay biến cố. Ngay trong những khó nguy, gian truân, thử thách bạn vẫn an nhiên tự tại và lớn mạnh. Thật thế, Ngay khi trao bình an, Chúa trao sứ mạng cho các tông đồ ra đi làm "chứng nhân". Nghĩa là các tông đồ phải đối diện với những thử thách và chống đối, nhưng các tông đồ vẫn làm chứng dù phải đổ máu cho lời chứng ấy. Đó là bình an trong vết thương.
Còn chúng ta thì sao? Trong những gian truân phải chịu chúng ta có bình an không?
XHV

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

NẾU NHƯ NGÀY MAI

Nếu như ngày mai...
..............
Nếu ngày mai tôi chết là hết, thật sự hết, tôi sẽ làm gì?
Dĩ nhiên, tôi sẽ lo cho những ngày còn sống của tôi, vì ai cũng phải lo cho phần của họ.
Tôi sẽ làm sao để tôi sống sung sướng, miễn sao thật sung sướng là được.
Tôi sẽ không học hành chi cho khổ, nếu cần bằng cấp để có chức kiếm tiền tôi sẽ đi mua. Tôi sẽ không dại chi làm lụng vất vả, nhưng bằng mọi cách để có càng nhiều càng tốt, nếu có thể lấy của người khác tôi chẳng từ chối, ngại chi chen lấn giành giật, đạp bỏ những ai dám cản trở tôi thực hiện ý định của mình... Những người thua thiệt à, kệ họ ráng chịu có liên quan gì chứ!
Có thể tôi sẽ trả công một chút cho cha mẹ tôi, những ai đã giúp tôi; nhưng có lẽ chẳng bao nhiêu vì thật ra chắc họ chẳng giúp tôi đâu, nhưng vì lý do nào đó mà tôi được hưởng lợi mà thôi...
Ồ! bạn nói với tôi về con người sao...? cũng như những con khác mà thôi!
Đừng nói với tôi về danh dự, trách nhiệm, nhân phẩm, luân lý, cộng đồng... những thứ đó chẳng giúp ích gì cho những ngày sống của tôi, nó chẳng mang lại cho tôi được một bữa cơm miễn phí.
Cũng đừng bao giờ nói với tôi về yêu thương, hy sinh, phục vụ... những điều đó quá xa xỉ, nó thuộc về một thế giới khác.
Nếu như ngày mai...
(mimosagem)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

MỘT GÓC TĨNH


Xung quanh ta đầy tiếng ồn ào náo động. Cạnh bên ta đầy những tranh đua, hờn ghen. Ngay trong ta đầy những xáo trộn tâm sinh lý. Rồi một lúc bạn sẽ thấy những căng thẳng, mỏi mệt. Nếu cứ thế, chuyện gì sẽ đến? Một cuộc đời lao lực lao tâm.
...
Cần lắm một góc rất riêng tư, một góc tĩnh tại, nơi cung lòng sâu thẳm.
Để ở đó mình ta với ta, lắng xuống trong yên lặng nội tâm.
Cũng ở đó ta buông mình vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa.
Nhờ đó ta được an bình .
XHV

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

HI GIÊSU

Hi Giêsu!
Một thằng nhóc khoảng 5 tuổi đầu xù, tóc rối, mồ hôi nhễ nhãi, tay ôm quả bóng nhựa chạy ù vào nhà chầu gục gục cái đầu, lí nhí mấy lời rồi chạy đi mất. 
Chiều tới, lại chú nhóc ấy thập thò ở cửa nhà chầu giơ hai ngón tay, cười rất tươi. Rồi cũng thật nhanh biến mất. 
Tối đến, chú nhóc ấy ôm cả bịch bánh trên tay vừa ăn vừa chạy vào nhà chầu, giơ tay vẫy vẫy. 
Một bà cụ ngồi cầu nguyện trong nhà chầu thấy vậy lẩm bẩm: 'Con nhà ai hết chỗ chơi rồi, vào cả nhà Chúa đùa giỡn'
Chú nhóc chẳng hề nghe thấy. Cũng thật nhanh chạy ra sân bóng với các bạn.
Tôi chú ý chú nhóc ấy từ lâu. Hôm nay tận mắt thấy nhiều lần như thế thì ngạc nhiên, lân la ra hỏi chuyện
- Này con, con vào nhà chầu chi vậy.
- Con vào chơi với Giêsu.
- Chơi ư? Con nói gì với Giêsu?
- Hi Giêsu!
- Rồi Giêsu nói gì với con?
- Giêsu cười thôi.
- Rồi con làm gì?
- Con cười lại.
Em đã dạy cho tôi một bài học về cầu nguyện thật đơn giản. Một tình bạn với Giêsu rất dễ thương và khăn khít làm sao!
XHV

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

BẢN XÉT MÌNH

Thưa Cha,
Con xưng tội cách đây …………tháng/năm (tính từ ngày xưng tội lần trước đến nay). Con đã:
1.      Lỗi bổn phận đối với Chúa
-         Con Bỏ Thánh lễ ngày Chúa nhật (nói rõ lý do ) . lần
-         Con Không dâng ngày cho Chúa khi thức dậy,   trước khi đi ngủ               lần
-         Con ngủ gục, chia trí, nghịch phá khi đọc kinh, tham dự Thánh lễ    lần
-         Con Kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ .......................... lần
-         Con Thề gian, nói dối ............................................... lần
2.      Lỗi bổn phận đối với Cha mẹ, ngừơi trên
-         Con không vâng lời, tôn kính ông bà và người trên ….  lần
-         Con lụng bụng, cãi lại, chửi lại ,nói dối, nói lời vô phép với ông bà và người trên   ..lần
-         Con có thái độ giận hờn, bực tức trong lòng với mọi người  ……………………….lần
-         Con chưa biết quan tâm phụ giúp ông bà và Cha mẹ….            lần
-         Con đã ăn cắp (cái gì, giá bao nhiêu, mà chưa xưng thú với Cha mẹ )             lần
-         Con có thái độ vô lễ với (ông bà và Cha mẹ, Cha Xứ,  Dì,  anh chị GLV)       lần
3.      Lỗi bẩn phận với người khác
-         Con đã đánh nhau, cãi nhau , Giận hờn, thù ghét.. lần
-         Con Không giúp đỡ khi có thể ................................. lần
-         Con Ước muốn, lấy cắp của người (nêu rõ: cái gì? Giá bao nhiêu? Đã đền trả chưa?)     lần
-         Con Xúi giục người khác ăn cắp............................. lần
-         Con Nói xấu, làm mất thanh danh của người khác lần
4.      Lỗi bổn phận với chính mình.
-         Con lười biếng, bê trễ việc bổn phận (là người con, người trò, công dân trong đất nước)    lần
-         Con nói tục, nghĩ bậy, gán ghép đôi bạn ................ lần
-         Con xem phim ảnh  xấu (lòng có ham thích không? Phải xưng rõ, nếu ham thích đã nên tội nặng)....................................................................................... lần
-         Con ham mê ăn uống , khoe khoang, cậy mình, ghen tức          lần.
Thưa cha con đã xưng tội xong. Xin Cha tha tội cho con và những điều con quên xót. 

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

KỊCH ANRÊ PHÚ YÊN

Màn 1:                  Thầy Anrê Phú Yên bị bắt
(các đoạn thoại sẽ do DC và 2 người phụ trách đọc bên ngoài)
Các nhân vật:       
Một thầy già ốm liệt
Thầy Anrê Phú Yên, trạc 19 tuổi, người mảnh khảnh, mặc áo dài khăn đóng
4 người lính xưa: 1 người đánh thanh la, 1 người cầm loa, 2 người cầm giây trói cùng giáo mác
Một hồi chiêng trống, tiếp theo là nhạc nền cổ điển cho tới cuối màn.
Dẫn Chuyện (DC) “tình yêu đáp trả tình yêu, mạng sống đáp đền mạng sống” -  lời châm ngôn của một vị thánh - Ngài là người con ưu tú, là chứng nhân đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam, một Giáo lý viên nhiệt thành và hữu hiệu, là mẫu gương tuyệt vời của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại về cuộc đời của ngài – thầy giảng anre phú yên.
Sách sử không cho chúng ta biết gì về tên thật của thầy, chỉ được biết quê quán của thầy ở Phú Yên. sinh vào năm 1625. Rửa tội năm 15 tuổi, cùng lúc với bà mẹ góa và các anh chị, do chính cha Ðắc Lộ (Alexandre de Rhodes). và được khấn trong bậc thầy giảng năm 1643 tại Hội An. Thầy Anrê đã được thụ huấn với Thầy Inêkhu, truởng đoàn các thầy giảng, đặt trụ sở tại nhà cha Đắc Lộ. Thầy Anrê chịu phúc Tử đạo ngày 26 tháng 7 năm 1644. Ngày 5 tháng 3 năm thánh 2000, Ðức GH Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phước và được biết dưới tên là thánh Anrê,
DC Ngày 25-7 vào khoảng trưa, lính đến nhà Cha Đắc Lộ để bắt Thầy Inhaxiô theo lệnh của Quan Nghè Bộ, nhưng cả hai đã xuống thuyền với ý định lên chào thăm ông, vì nghe tin ông từ kinh mới về. Thầy Anrê hôm ấy tình nguyện ở nhà để săn sóc cho một thầy khác đang ốm.
4 người lính từ phía ngoài vòng tròn đi vào.  Một người đánh thanh la đi trước, 2 người cầm giáo mác đi sau cùng lùng sục, và ở giữa một người cầm loa la to với tiếng đệm của thanh la (người lính có thể rao báo vài lần
Lính “Lịnh Quan Nghè truyền bắt tên Inhaxiô (beng beng…beng), là bổn đạo, là thầy giảng của giáo sĩ Tây phương (beng beng…beng), ai biết Inhaxiô trốn tránh ở đâu (beng beng…beng), kíp báo Quan Nghè sẽ được trọng thưởng (beng beng…beng).
Đám lính nghênh ngang lùng sục trước sau, đá ghế đá bàn, gạt đổ sách vở.
DC:  Một người lính nói với thầy Anrê
Lính: Thằng nhóc kia, I-nha-xiô đâu rồi, hả, biết nó ở đâu thì khai cho mau
Anrê:  Nếu các ông muốn bắt Thầy Inhaxiô thì vô ích, vì thầy không có ở nhà. Còn nếu muốn bắt tôi thì cứ bắt, vì tôi cũng là bổn đạo và còn là thầy giảng nữa. Tôi có cả hai tội mà các ông khép cho Thầy Inhaxiô. Nếu thầy ấy có tội thì tôi làm sao vô tội được.
Binh lính xông vào nhà giật các ảnh tượng và lôi thầy đang ốm xuống. Thầy ốm ngã xuống, Anrê giơ tay đỡ thầy ốm, đặt nằm xuống và đứng lên.
DC:  Thầy Anrê dõng dạc nói
Anrê Người này ốm nặng, xin đừng nặng tay.  Còn các ảnh tượng, nếu các ông quyết định lấy những ảnh đạo ấy thì cứ để tôi xếp lại cẩn thận cho, cho các ông dễ mang theo hơn.
Vừa nói, Anrê vừa đến bàn thu gọn ảnh tượng.
DC Một người lính giật lấy ảnh tượng, bắt trói Anrê và nói với mấy người lính kia
Lính:  Không có I-nha-xiô, ta bắt thằng nhóc này về cho Quan Nghè tra khảo.  Thật là láo khoét!
Bọn lính bắt trói và dẫn Anrê vào bên trong, đem theo ảnh tượng sách vở.

Màn 2:                  Anrê Phú Yên xưng đạo và bị kết án tử hình
Các nhân vật:
Thầy Anrê bị trói tay sau lưng
4 người lính  với gươm giáo dẫn thầy Anrê
Quan Nghè Bộ, mặc áo dài khăn đóng xanh, tay cầm quạt
Sau lưng, hai bên Quan Nghè Bộ là hai viên quan cũng áo dài khăn đóng
Thầy già Anrê  bị đóng gông nhốt trong củi
Cha Đắc Lộ, áo chùng đen, đội nón đen cao, râu tóc dài
Lính hùng hổ dẫn Thầy Anrê từ phía dưới khán giả vào, lên phía trái sân khấu, tới nơi lính xô Anrê quỳ xuống trước mặt Quan Nghè
Nhạc nền cổ điển cho tới cuối màn.
DC Cũng tối hôm ấy bọn lính giải Thầy Anrê đến trước mặt Quan Nghè Bộ. Thấy người thanh niên trẻ tuổi, ông đập bàn sừng sộ với toán lính
Quan Nghè Ta bảo đi bắt thằng I-nha-xiô, sao lại đem thằng nhóc con miệng còn hôi sữa này về hả?
Lính Bẩm quan, thằng Inhaxiô đi vắng, nhưng thằng nhóc này cũng thuộc hạng lỳ lợm như Inhaxiô, hắn nói hắn là bổn đạo và cũng là thầy giảng của giáo sĩ Tây phương, dọc đường hắn còn cố chấp giảng đạo cho chúng tôi nữa.
DC Quan Nghè quay qua Anrê, thay đổi thái độ, ngọt ngào dụ dỗ
Quan Nghè Này cháu, nghe bác đây này.  Mình là người Việt Nam, có đạo giáo tổ tiên phải giữ gìn.  Sao cháu dại dột nghe lời xúi dục của ông Tây, bỏ đạo giáo của cha ông?  Cháu còn nhỏ dại, chưa biết lẽ phải trái, nghe bác bỏ đạo ông Tây mà về với gia đình
Anrê  Bẩm quan, chẳng có ai xúi dục cháu cả.  Cháu tự mình tìm hiểu đạo Chúa và xin theo, vì Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành muôn loài muôn vật phải thờ kính. Mọi sự chúng ta có đều do nơi Người. Cháu không bao giờ phản bội, bỏ đạo Đức Chúa Trời, cho dù phải chịu hình phạt nặng nề hay cả cái chết nữa 
DC Gặp thái độ cương quyết và say mê đạo của thầy giảng trẻ tuổi, quan Nghè giận dữ đập bàn quát
Quan Nghè Cha chả, hay cho thằng con nít chưa ráo máu đầu, dám hỗn hào dạy dỗ quan lớn.  Bây đâu?
Lính Dạ, bẩm quan
Quan Nghè Đem gông thật nặng mà đóng cho nó, rồi đem giam chung với ông già kia cho ta
Lính Dạ, bẩm quan.
Quan Nghè và các quan phe phẩy đi vào trong.  Quân lính đóng gông thầy Anrê và đem nhốt chung với ông già Anrê.
DC Sáng ngày 26-7, quan Nghè triệu tập phiên họp các quan để ra án tử. Ngay sau khi các quan đồng lòng lên án, họ mới đưa hai tù nhân ra để nghe án. Cha Đắc Lộ thuật lại thái độ của hai người: "Họ bước đi vững mạnh, không hề sợ hãi, lại hân hoan như đi dự tiệc cưới vậy. Vai mang gông nặng nhưng họ vẫn tỏ ra khoan khoái dễ chịu, vì đó là xe chở họ về nước thiên đường".
Trong khi Người hướng dẫn giới thiệu, cha Đắc Lộ, một số giáo dân và cả người bên lương kéo nhau đến thăm và an ủi thầy Anrê.
DC cha đắc lộ xin tội cho thầy anre nhưng Không thành công, Cha Đắc Lộ xuống nhà tù để yên ủi và sửa soạn cho người lính can trường của Chúa đi lãnh triều thiên tử đạo. Thầy già Anrê đã mặc áo chỉnh tề mà không được vinh dự tử đạo nên rất buồn. Mọi người chạy đến ôm hôn Thầy Anrê, thầy chỉ ấp úng thưa
Anrê:  Tôi là kẻ có tội, xin cầu nguyện cho tôi
DC Binh lính thấy thái độ người ngoại quốc trọng kính người sắp chết vì đạo như vậy thì rất ngạc nhiên, đồn thổi khắp cả thị trấn làm bao nhiêu người tò mò tuôn đến nhà lao. Lợi dụng cơ hội, thầy khuyên mọi người
Anrê:  Hỡi anh chị em, đối với Chúa Giêsu rất yêu dấu, chúng ta hãy lấy tình yêu mà đáp trả tình yêu. Chúa đã chịu chết và đau khổ vì chúng ta, chúng ta hãy lấy mạng sống mà báo đền mạng sống
DC:  Với người bên lương, thầy nói với họ
Anrê:  Các anh chị em thấy rõ tôi đây đã bị bắt và sắp phải chết, chẳng phải vì ăn cướp giết người hay làm thiệt hại ai, mà chỉ vì tôi đã nhìn nhận Chúa Tể trời đất và Con một Người xuống thế chịu chết chuộc tội cho chúng ta. Mọi sự chúng ta có đều do nơi Người. Thế mà người ta lại muốn tôi phạm đến Người. Tôi chẳng sợ bất cứ hình phạt nào người ta bắt tôi phải chịu, tôi chỉ sợ lửa hỏa ngục đời đời, là hình phạt dành cho kẻ không tin thờ Thiên Chúa. Anh chị em hãy coi chừng, đừng từ chối ơn Đức Chúa Trời ban, phải liệu sao cho khỏi bị xử phạt đời đời"
DC:  Thỉnh thoảng thầy lại hỏi
Anrê:  Sắp đến giờ chưa, tôi đã sẵn sàng rồi mà sao người ta lại chậm thế, còn chờ gì nữa
DC:  Thầy còn nói
Anrê:  Tôi tưởng như cửa thiên đàng đã mở ra cho tôi, tôi thấy Chúa Giêsu đang đứng trước cửa đó để đón nhận tôi, bao nhiêu thánh tử đạo giơ cho tôi xem mũ triều thiên và cành thiên tuế. Ôi, thiên đàng, hạnh phúc dường nào, mau mau cho tôi về thiên đàng. Tại sao người ta trì hoãn lâu vậy?
Một giáo dân đem 1 mâm thức ăn và 1 ly nước cho thầy Anrê.
DC:  Người ta đem thức ăn đến, thầy chỉ ăn một chút theo lời Cha Đắc Lộ khuyên để có đủ sức ra tới pháp trường, rồi uống một ly nước và nói
Anrê Thế là đủ! Tôi để dành bụng ăn tiệc thiêng liêng dọn trên thiên đàng.
Anrê quỳ ngước mắt lên trời đọc kinh.  Cha Đắc Lộ và mọi người cùng quỳ chung quanh Anrê.
DC Từ khi có tin báo giờ đã gần, thầy thầm thĩ đọc kinh Tin, Cậy, Mến và kêu tên cực trọng Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn mãi.

Màn 3:                  Anrê Phú Yên chết vì đạo                
Các nhân vật:
Thầy Anrê bị đeo gông
4 người lính,  1 người đeo mã tấu cầm giáo, 1 người cầm thanh la, 2 người cầm lọng che cho quan Nghè
Quan Nghè Bộ, mặc áo dài khăn đóng xanh, tay cầm quạt
Sau lưng, hai bên Quan Nghè Bộ là hai viên quan cũng áo dài khăn đóng
Cha Đắc Lộ cầm thánh giá, áo chùng đen, đội nón đen cao, râu tóc dài cùng với các giáo dân và những người bên lương đi theo, 1 người cầm 1 chiếc chiếu để trải xuống đất cho Anrê quỳ lên
DC:  Tới giờ, lính đến điệu thầy ra pháp trường. Một người lính đi đầu thỉnh thoảng rao lệnh
Lính:  Theo lệnh Thượng Vương (beng beng beng), tên này bỏ đạo giáo tổ tiên mà theo đạo Tây phương (beng beng beng), hôm nay bị chém đầu làm gương (beng beng beng)
DC:  Khi tới nơi, Cha Đắc Lộ nói vài lời nâng đỡ. Thầy Anrê quì dưới đất, từ chối tấm chiếu mới mà Cha Đắc Lộ trải ra. Lý hình tháo gông và Thầy Anrê nói lời từ biệt với mọi người
Anrê:  Hỡi anh chị em, chúng ta hãy trung tín với Chúa Kitô cho đến hết hơi, cho đến trọn đời
DC:  Người lý hình biết nạn nhân là người tốt lành nên trước khi hành quyết cũng lâm râm cầu khẩn
Lý hình:  Lạy trời, nếu tôi có phạm tội vì giết người này thì xin tha cho tôi, vì tôi chỉ là người thừa hành
Chiêng trống nổi lên 3 hồi 9 tiếng
Thầy anre bị hành quyết, không có cảnh chặt đầu thay vào đó là cảnh thầy quỳ dưới thánh giá và hô vang “tình yêu đáp trả tình yêu, mạng sống đáp đền mạng sống”
Nhạc trổi lên bài “Tình Yêu Đáp Trả” (Lời Trăng Thập Tự, Nhạc Sơn Ca Linh),


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TRƯỜNG THI THÁNH TỬ ĐẠO ANRE PHÚ YÊN

Trường thi tử đạo
Thầy Anrê quê ở Phú Yên
Kiên cường tử đạo đầu tiên anh hùng
Tìm tòi tra cứu khắp vùng
Không cùng hộ tịch không cùng tiếng tăm

Một sáu bốn bốn hai lăm
Tháng bảy bị bắt tối tăm ngục tù
Tuổi đời mười chín ưu tư
Cha Ðắc Lộ dịch lấy từ Ðào Nha

Tuổi mười sáu phúc giao hòa
Ðược thanh tẩy nhận Chúa Cha trên trời
Hai năm sau khấn trọn đời
Là Thầy Kẻ giảng dạy lời Chúa ban

Ðược truyền chức tại Hội An
Thầy được Chúa gọi hoàn toàn vâng theo
Hai lăm gặp cảnh ngặt nghèo
Lính hùng hổ tới, gươm đeo vào nhà

Lính do Nghè Bộ ban ra
Bắt một Nha sống với Cha ngoại kiều
Tháp tùng theo sát Nha Xiêu
Với Cha Ðắc Lộ làm điều nghĩa ân

Một Thầy đau ốm đương cần
Thầy lo săn sóc trọn phần người thân
Ý nhà tư ý chọn phần
Lính vào Thầy tiến đến gần hỏi han

Tượng hình Chúa chúng phá tan
Thầy nhìn xúc phạm muôn vàn khổ đau
Ân cần Thầy nói một câu
Một Nha Xiêu vắng ông hầu nói chi

Thầy vừa rời bước ra đi
Nếu bắt không được hãy thì bắt ta
Tôi đây theo đạo Chúa Cha
Còn là Thầy giảng Ngài đà ban cho

Tội tôi chẳng khác Nha Xio
Tội Thầy chẳng lẽ tôi vô tội tình
Các ông lấy tượng đóng đinh
Ðể tôi gói giữ theo mình dễ mang

Bệnh nhân chúng chẳng nể nang
Nắm đầu đứng dậy oang oang chửi thề
Thầy năn nỉ chúng u mê
Xin cho người bệnh yên bề thấy cai

Vì Cha Ðắc Lộ nước ngoài
Chúng không dám bắt cấm ngài giảng rao
Thầy Anrê bị điệu vào
Nghe tin Thầy trẻ lính sao bắt Thầy

Người chân thiện mỹ tràn đầy
Quan trên bảo chúng mày bắt oan
Quân binh khúm núm thưa quan
Tự mình nhận thuộc cộng đoàn Giatô

Dọc đường chúng vẫn bi bô
Hiên ngang giảng đạo Kitô mọi người
Một Nha Xiêu vắng mặt rồi
Bắt giao nộp nó sau rồi răn đe

Nghe dùng lời ngọt vỗ về
Quan rằng sẽ giúp Anrê huy hoàng
Dựng xây đời sống giàu sang
Nghe qua Thầy chẳng hề màng lợi danh

Quan liền tức tối nên đành
Tống giam vào ngục hôi tanh gông cùm
Ngày hai lăm lúc chiều hôm
Ðến tù ngục, vẫn luôn mồm đọc kinh

Khấn xin cùng Chúa Thiên Ðình
Cho con sớm hưởng phúc vinh bên Ngài
Quả vào sáng sớm ngày mai
Bị đem xử tử chẳng nài, chẳng van

Giết xong họ vẫn không yên
Cha rằng ảnh hưởng căn nguyên sai lầm
Hủy thiêu cho trọn phần trăm
Ði theo Chúa chẳng sai lầm đâu quan

Lời Thầy giảng ở trần gian
Trước quân vương với hàng ngàn thần dân
Bao người cảm phục đến gần
Thầy Anrê vẫn ân cần cầu xin

Lòng tôi tội lỗi muôn nghìn
Chẳng mong sánh với trái tim nhân hiền
Van Ngài tha thứ tội khiên
Xin Thầy anh chị nhủ khuyên nghĩa tình

Yêu nhau trong Chúa Thánh Linh
Chúa Giêsu chết nhục hình vì ta
Yêu nhau phải biết thứ tha
Hãy dùng mạng sống để mà đền ơn

Với người ngoại giáo van lơn
Ði theo Chúa ắt chẳng sờn chi đâu
Ðừng thù ai chớ mưu cầu
Ðừng tìm chức tước sang giàu trần ai

Tội tôi thờ Chúa muôn loài
Chết vì Cha Cả vẫn hài lòng ưng
Anh em cũng hãy coi chừng
Phúc lành anh chị em đừng chối ân

Chối ơn Ngài bị trầm luân
Bị hình phạt chẳng được phần phúc vinh
Thấy lâu Thầy hỏi lý hình
Bao giờ tôi hưởng uy linh Nước Trời

Mọi điều tôi đã sẵn rồi
Chờ gì nữa hãy cho tôi lìa trần
Tưởng như chính Chúa hiện thân
Cửa thiên đàng mở thưởng phần nghỉ ngơi

Thánh Thần hoan hỷ đón mời
Chờ hoài chưa thấy mặt trời lặn mau
Mặt trời lặn mới chém đầu
Ðóa hoa mười chín rực màu ngát hương

Thêm đôi phút giữa pháp trường
Uống thêm ly nước nửa đường cười tươi
Uống ăn chừng ấy đủ rồi
Ðể còn dự tiệc trên trời thiêng liêng

Tới giờ vang tiếng cồng chiêng
Gươm đao lấp lánh gồng xiềng trổi vang
Lời kinh Thầy vẫn chứa chan
Lòng can đảm tạo bàng hoàng thế nhân

Chiếu còn mới trải dưới chân
Khiêm nhường Thầy đã ép thân chối mà
Trước khi chết vẫn thiết tha
Hãy luôn trung tín với Cha trên Trời

Mọi người nghe tiếng kêu mời
Trung thành kính Chúa đến hơi cuối cùng
Gông cùm được lính tháo tung
Dứt chiêng, dứt trống sau cùng giáo đâm

Lý hình theo lệnh thì thầm
Giết người lành, miệng lâm râm nguyện cầu
Nỗi lòng rõ nét âu sầu
Xin Thầy tha thứ cúi đầu van xin

Mũi gươm đâm phía trái tim
Miệng luôn vang tiếng đức tin cực lành
Giêsu cứu chữa chúng sanh
Maria Ðức Mẹ đồng hành tươi xanh

Giuse công chính nhiệt thành
Xin cho con được an lành nghỉ ngơi
Anrê kiên dũng rạng ngời
Phú Yên nước Việt đời đời khắc ghi

Lời bất hủ: Khi bắt được thầy Anrê Phú Yên, ngày hôm sau quan trấn tuyên bố ngay án tử hình: "Thanh niên này cứng đầu cứng cổ đã dám thưa với quan rằng: dù có chết cũng nhất định không bỏ tên người có đạo, vì thế phải y án, để cho dân chúng biết phép chúa mà tôn trọng". Khi ra pháp trường chịu xử: khi quân lính đâm phát thứ nhất thì thầy nhìn như chào biệt cha Ðắc Lộ, lính đâm phát thứ hai, mắt thầy Anrê ngước lên trời miệng kêu tên Cực Trọng Giêsu, lính vung gươm chém đầu, thầy còn kịp kêu tên Cực Trọng Giêsu lần sau cùng, rồi ngã gục xuống đất.
Hôm ấy là ngày 26-07-1644. xác thầy được đưa đến Faifo (Hội An) nơi cha Ðắc Lộ cư trú, Ngài ướp muối trong quan tài rồi đưa về Macao, cuối năm 1645 cha Ðắc Lộ đưa thủ cấp của thầy Anrê về Roma, còn thân giữ lại ở Macao.
Chân Phước Anrê Phú Yên được phong Chân Phước Tử đạo ngày 05-03-2000 tại Rôma do Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

TRẠI HUẤN LUYỆN







KẾ HOẠCH
   TRẠI HUẤN LUYỆN
DỰ TRƯỞNG
GIÁO XỨ THẠCH LÂM




CHỦ ĐỀ : TIN YÊU PHỤC VỤ

08.02.2015






GIÁO HẠT PHƯƠNG LÂM
  GIÁO XỨ THẠCH LÂM
Thạch Lâm, ngày 07 tháng 01 năm 2015


KẾ HOẠCH HỘI TRẠI HUẤN LUYỆN NĂM 2015
c d

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích:
-       Thực hiện chương trình huấn luyện và bồi dưỡng cho các em dự bị GLV.
-       Thông qua hội trại giúp cho người chơi rèn luyện kỹ năng, sức khỏe, sự thông minh nhanh nhẹn, từ đó giúp các em thể hiện tài năng và có thái độ nhận thức hoàn thiện hơn trong sinh hoạt tập thể thắt chặt hơn nữa vòng tay bè bạn.
-       Giúp các em có cơ hội tiếp xúc thực tế, hòa mình với thiên nhiên và chung sống với nhau trong tinh thần yêu thương hiệp nhất.
2. Yêu cầu:
Trong quá trình hội trại diễn ra đề nghị tất cả các tiểu trại, cá nhân tham gia chuẩn bị vật dụng đầy đủ, nhiệt tình, nghiêm chỉnh chấp hành quy định, điều lệ trại đúng theo yêu cầu mà ban tổ chức đề ra.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – ĐỐI TƯỢNG:
1. Thời gian: Ngày 08 tháng 02 năm 2015.
2. Địa điểm: Tại nhà thờ Thạch Lâm.
3. Đối tượng: Thiếu nhi lớp dự trưởng và lớp dự bị.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1.     Chủ đề trại: “TIN YÊU PHỤC VỤ”
2.     Bài hát chủ đề: “Đức Tin Hành Động”
3.     Băng reo:
Giáo Lý Viên – Tin Yêu
Giáo Lý Viên – Phục Vụ
Giáo Lý Viên – Tin Yêu Phục Vụ. AAA
4.     Chương trình cụ thể:
 Ngày 08 tháng 02 năm 2015
Ø  05g45 – 06g15 Thử thách nhập trại.
Ø  06g15 – 06g45: Tập trung trại sinh (nghi thức khai mạc trại).
Ø  06g45 – 07g15: Ăn sáng.
Ø  07g15 – 08g15: Thi đua dựng lều trại.
Ø  08g15 – 10g15: Chơi trò chơi vận động.
Ø  10g15 – 12g15: Nấu và ăn cơm trưa (BGK chấm trại, chấm nấu ăn).
(Chờ hiệu lệnh của BTC mới ăn)
Ø  12g15 – 13g15: Nghỉ trưa tại đất trại.
Ø  13g15 – 13g30: Giờ viếng Chúa.
Ø  13g30 – 16g00: Chơi trò chơi lớn.
Ø  16g00 – 16g45: Sinh hoạt đội – Tập văn nghệ lửa trại.
Mỗi đội 1 tiết mục: Hoạt cảnh – Tiểu phẩm – Múa hát tập thể – Biểu diễn thời trang … Yêu cầu mỗi người trong đội đều được tham gia.
Ø  16g45 – 17g15: Dỡ trại (BGK chấm vệ sinh trại).
Ø  17g15 – 18g45: Ăn tối.
Ø  18g45 – 19g00: Chuẩn bị hóa trang (tất cả thiếu nhi đều phải hóa trang, hóa trang tự do, đồ hóa trang phải chuẩn bị trước ở nhà).
Ø  19g00 – 20g30: Sinh hoạt lửa trại.
Nghi thức tuyên hứa GLV cấp I.
Ø  20g30 – 21g00: Tổng kết, phát thưởng, bế mạc, chia tay trại sinh.
Dọn dẹp lửa trại.

IV/ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:
1/ Ban tổ chức:
STT
Họ và tên
CV Hiện nay
CV tổ chức
1
Dì nhất
Phụ trách đoàn thiếu nhi
Trưởng ban điều hành
2
Thầy xứ
Dì Phương
Dì Ánh Đào + Dì Bích Mai
Phụ trách khối BĐ & SĐ
Phụ trách khối KT & XT
Khách mời
Phó ban điều hành
3

Trưởng GLV
Phó ban điều hành
Trưởng ban thi đua
4

Phó Chuyên môn
Phó ban điều hành
Trưởng ban chuyên môn
5

Phó Văn thể
Phó ban điều hành
Trưởng ban cơ sở vật chất
6

Phó Ngoại giao
Phó ban điều hành
Trưởng ban trật tự
7

Thủ Quỹ
Thủ quỹ
Trưởng ban văn nghệ
8

Thư ký
Thư ký
Trưởng ban hậu cần
9

Trưởng khối sống đạo
Thành viên
Vệ sinh
10

Trưởng khối thêm sức
Thành viên
Nước uống
11

Trưởng khối xưng tội
Thành viên
Y tế




2/ Các nhóm ban chuẩn bị các nội dung:
Nhóm Ban
Các thành viên
Chức vụ
Nhiệm vụ
Điều hành
Dì nhất
Thầy xứ
Quý Dì
Anh
Anh
Anh
Chị
Chị
Trưởng Ban
Thành viên
- Lên kế hoạch tổ chức và dự trù kinh phí

Thi đua -
Kỷ luật
1/ Anh Phạm Quang Trung
2/ Anh
3/ Anh Trần Văn Thìn
4/ Anh
5/ Chị
6/ Chị
7/ Chị
8/ Chị
9/ Anh
10/ Anh
11/ Anh
12/ Anh
Trưởng nhóm
Thành viên
- Thống nhất biểu điểm
- Thảo luận trong nhóm thống nhất cách chấm
- Cùng với các thành viên tổng hợp điểm ngay sau khi chấm
Chuyên môn – Sinh hoạt
Dì khách mời
Anh
Anh Phạm Quang Trung
Chị






Trưởng nhóm
Thành viên
- Lên kế hoạch soạn các trò chơi sinh hoạt, nghi thức hàng đội, giải mật thư, dấu đường … để tập huấn trước cho thiếu nhi
- Chuẩn bị mật thư, các trò chơi sinh hoạt tập thể
- Thảo luận thống nhất trình tự sinh hoạt
- Thảo luận lên kế hoạch buổi đốt lửa trại (không nên để thời gian chết)
- Kết hợp với ban văn nghệ để soạn các bài hát, trò chơi sinh hoạt tập thể.

Cơ sở vật chất
Anh
Anh
Anh
Anh

- Chuẩn bị các vật dụng cần thiết trong buổi cắm trại (âm thanh, các vật dụng trong trò chơi lớn và trò chơi vận động …
- Củi, dầu, lửa cho đêm lửa trại
- Dây điện, bóng đèn, ổ cắm, phích cắm …
An ninh trật tự
Anh
Ban Hành Giáo
Anh
Chị


- Giữ trật tự an ninh trong hai ngày cắm trại
- Phân công trực ở các địa điểm nhạy cảm.
- Có vấn đề bất thường xảy ra báo ngay cho ban tồ chức.

Văn nghệ -Lửa trại
Dì khách mời + Thầy xứ
Chị
Chị
Chị
Chị

- Kết hợp với ban chuyên môn để soạn các bài hát, trò chơi sinh hoạt tập thể.
- Lên kế hoạch tập hát cho thiếu nhi trước khi buổi cắm trại diễn ra.

Hậu cần
Chị Nhung


- Lên kế hoạch chuẩn bị thức ăn (hoặc phân chia cho các trại nấu), nước uống cho GLV và thiếu nhi
- Các phần thưởng (Bánh kẹo)
- 1 bộ huy chương bằng sôcôla
Vệ sinh



- Phân công lớp vệ sinh nhà vệ sinh trước và sau khi diễn ra cắm trại.
- Chuẩn bị nước để nấu và vệ sinh …

Y tế
Dì Phương

- Chuẩn bị trang thiết bị y tế và thuốc khi cần.

Phụ trách đội


- Hướng dẫn đội chơi
- Theo sát đội trước, trong và khi kết thúc trại
( Không được làm dùm cho trại sinh, Anh(chị) chỉ hướng dẫn và tổ chức đội chơi)
Tên đội – khẩu hiệu
1/
2/
3/
4/
5/
6/




V/ DỰ TRÙ KINH PHÍ:

Stt
Nội dung
Quà tương ứng
1
Giải thưởng:
-         Giải nhất toàn diện                           
-         Giải trò chơi lớn
-         Giải trò chơi vận động
-         Giải vệ sinh môi trường
-         Giải nề nếp
-         Trại Đẹp
-         Nấu Ăn


Tổng cộng

2
Ăn uống cho các trại và GLV:
Tổng số GLV:
Tổng số trại sinh:

Tổng cộng

3
Vật dụng chuẩn bị trò chơi lớn
Vật dụng chuẩn bị trò chơi vận động


Tổng cộng


*Tổng kinh phí:
*Số tiền trại sinh đóng góp:
*Số tiền xin :

VI/ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
·        Có bảng tiến độ thực hiện chi tiết đính kèm

VII/ VẬT DỤNG:
1/ Vật dụng cần mang của cá nhân:
-         Một chai nước suối, mũ.
-         Chén, đũa, thìa.
-         Khăn quàng, áo đồng phục.
-         Thuốc đặc trị riêng.
-         Không mang theo tiền và đồ trang sức.
* Lưu ý: - Khi tham gia trò chơi lớn không nên mặc đồ mới và dép cao gót.

2/ Vât dụng của 1 trại:
-         Bạt, dây dù, cây, cọc và các vật dụng khác để dựng trại (những vật dụng sắt bén sau khi làm xong anh, chị GLV đem cất)
-         Nồi, chảo, rổ, xô, tô, dĩa, muôi, củi khô, …để nấu ăn.
-         Bao đựng rác
-         Giấy, bút để chơi trò chơi lớn.
-        


3/ Vật dụng của trò chơi lớn:
*Trạm 1:
- Phiếu ghi điểm
- Bút bi
- Mật thư
- 1 cái nồi có nhọ
- 1 cái xà ngang
- 1 cây roi
Hóa trang Gioan

*Trạm 2:
- Phiếu ghi điểm
- Bút bi
- Mật thư
- 1 cái nồi có nhọ
- 10 bịch nước lớn
- Dây thừng
- Dây nilông
- Bột mì
- Chậu chứa nước
Hóa trang Lêvi = Mathếu

*Trạm 3:
- Phiếu ghi điểm
- Bút bi
- Mật thư
- 1 cái nồi có nhọ
- 1 bình
- Mắm tôm
Hóa trang Phaolô
*Trạm 4:
Dì khách mời
Hóa trang Phêrô

* Địch 1:
* Địch 2:
4/ Vật dụng của trò chơi vận động:
* Trò chơi 1: Ăn chuối
- Nải chuối 05 trái ( 10 nải)
- Dây nilon
- Loa cầm tay
- Đồng hồ bấm giây

* Trò chơi 2: Tàu ngầm
- 8 cái chậu
- 1 bịch kẹo
- 4 kg bột mì
- Nước

* Trò chơi 3: đổ nước vào chai
- 4 cái chai bằng nhau
- 4 cái dĩa nhựa (nhỏ đường kính khỏang 10 cm)

* Trò chơi 4:
Dì khách mời
            - Mỗi tổ 1 bộ Quân áo rộng +   Nhạc


4/ Vật dụng của BTC:
-   Loa.
-   Micro.
-   Amply.
-   Dây điện, ổ cắm.
-   Củi, dầu, đuốc lửa trại.
-   Bạt, cây, dây, bóng điện, … làm lều chỉ huy.

Trên đây là kế hoạch cắm trại năm 2015 của lớp dự trưởng và lớp dự bị, Giáo Xứ Thạch Lâm. Xin kính trình quý Cha, quý Dì, quý Thầy, Ban Hành Giáo thương góp ý và giúp đỡ chúng con để hội trại năm 2015 thành công tốt đẹp.

Cha chánh xứ                        Dì phụ trách                  TM. BTS Giáo lý viên
Trưởng GLV
GIÁO XỨ THẠCH LÂM


NỘI QUI TRẠI

1)                Tôn trọng và vâng lời BTC Trại.
2)                Tác phong nhanh nhẹn, quần áo nghiêm túc.
3)                Luôn yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
4)                Luôn quan tâm đến người khác và lợi ích của tập thể (tất cả để làm sáng danh Chúa).
5)                Tích cực tham gia các hoạt động thi đua, học hỏi và huấn luyện của trại đề ra.
6)                Nghiêm túc thực hiện và tham gia các trò chơi do ban điều hành đề ra.
7)                Vệ sinh cá nhân, nhà vệ sinh, và lều trại sạch sẽ.
8)                Không được mang các vật sắt bén, dễ cháy nổ.
9)                Không được tự ý ra khỏi khu vực trại và cổng Nhà Thờ khi chưa có sự đồng ý của ban điều hành.
10)           Không được phá hoại hoặc lấy đồ của người khác, trại khác.
11)           Không được chia bè phái mất đoàn kết.
12)           Không được chửi thề, nói tục, gây gỗ, đánh nhau.
13)           Không xả rác bừa bãi mà phải bỏ rác vào nơi qui định.
14)           Không được hút thuốc, uống rượu bia hoặc các chất gây kích thích.
15)           Không được đánh bài.
16)           Không được tự ý đi vào hoặc đến gần nhà xứ và trại chỉ huy.
17)           Hạn chế sử dụng ĐTDĐ.
18)           Các hiệu còi:


HÌNH THỨC THƯỞNG – PHẠT TRONG SUỐT NGÀY TRẠI

·        Thưởng: Thiên Thần

·        Phạt: Ác Quỷ


GIÁO XỨ THẠCH LÂM

GIẤY THÔNG HÀNH

TRẠM
Xuất phát
I
II
III
IV
Đ1
Đ2
Chữ ký







Tên
Trạm trưởng









GIÁO XỨ THẠCH LÂM

GIẤY THÔNG HÀNH

TRẠM
Xuất phát
I
II
III
IV
Đ1
Đ2
Chữ ký







Tên
Trạm trưởng









GIÁO XỨ THẠCH LÂM

GIẤY THÔNG HÀNH

TRẠM
Xuất phát
I
II
III
IV
Đ1
Đ2
Chữ ký







Tên
Trạm trưởng









GIÁO XỨ THẠCH LÂM

GIẤY THÔNG HÀNH

TRẠM
Xuất phát
I
II
III
IV
Đ1
Đ2
Chữ ký







Tên
Trạm trưởng










CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
I. THỬ THÁCH
1. Tập họo hàng dọc
2. Điểm số báo cáo
3. Hành trang trên vai.
           chui lưới nhện = hay 1 trò chơi vận động mạnh thay thế.
II. DỰNG LỀU- TRANG TRÍ LỀU
IIINGHI THỨC KHAI MẠC TRẠI
1.     TẬP HỌP CHỮ U.
2.     ĐÓN CHÀO: (Hát: Chào mừng)
3.     THÁNH HÓA: Chúng con trân trọng kính mời Cha chánh xứ Gx Thạch Lâm (hoặc Dì Nhất) thánh hóa buổi trại huấn luyện. (Hát kinh Chúa Thánh Thần)
4.     TUYÊN BỐ LÝ DO: Cha chánh xứ (hoặc Dì Nhất)
5.     GIỚI THIỆU THÀNH PHẦN:
a)     Đến tham dự khóa trại huấn luyện này, xin trân trọng giới thiệu:
-         Cha Giuse Vũ Văn Khải, chánh xứ giáo xứ Thạch Lâm = Trưởng Trại.
-         Sr Phương Hà – Phụ trách đoàn thiếu nhi giáo xứ Thạch Lâm.
-         Sr Phương – Phụ trách khối Khai Tâm & Xưng Tội.
-         Thầy xứ – Phụ trách khối Sống Đạo & Bao Đồng.
-         2 Dì khách mời: Sr Ánh Đào + Sr Bích Mai.
-         Các anh cựu GLV : A. Trung + A. Thìn …
-         Các anh chị GLV, và thành phần không thể thiếu … các bạn trại sinh.
b)    Giới thiệu thành phần quản trị trại:
-         Trưởng ban tổ chức trại huấn luyện: Cha chánh xứ Giuse Vũ Văn Khải.
-         Trưởng trại: Cha  Giuse Vũ Văn Khải, chánh xứ Thạch Lâm.
-         Ban Huấn luyện – Điều hành: Cha Giuse Chánh xứ, Sr Phương Hà, Sr Thuỳ Phương, Thầy xứ, Sr Bích Mai, Sr Ánh Đào, Anh Trung, Anh Thìn, Anh Hiếu.
-         Ban Thi đua – Kỷ luật:
-         Ban Chuyên môn - Sinh hoạt:
-         Ban Cơ sở vật chất:
-         Ban An ninh trật tự:
-         Ban Văn nghệ - Lửa trại:
-         Ban Hậu cần:
-         Ban Vệ sinh:
-         Ban Y tế:

6.     TUYÊN BỐ CHỦ ĐỀ KHÓA TRẠI: “TIN YÊU PHỤC VỤ” – Cha chánh xứ (hoặc Dì Nhất)
7.     HÔ BĂNG REO CHỦ ĐỀ TRẠI:
·        Giáo Lý Viên – Tin Yêu
·        Giáo Lý Viên – Phục Vụ
·        Giáo Lý Viên – Tin Yêu Phục Vụ. AAA
8.     MÚA BÀI CA CHỦ ĐỀ: ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG
9.     ĐÔI LỜI NHẮN NHỦ CỦA TRẠI TRƯỞNG: Cha xứ (hoặc Dì Nhất)
      Trại Huấn Luyện thông qua với mục đích và nội dung hoạt động huấn luyện:
-         Một là rèn luyện lỹ năng: Qua hình thức trò chơi lớn.
-         Hai là rèn luyện thân thể: Qua hình thức dã ngoại, sống giữa thiên nhiên.
-         Ba là huấn luyện tinh thần: Qua hình thức lửa trại về đêm, cầu nguyện chung.
-         Bốn: Xiết chặt tình thân: Vui sống và chia sẻ với nhau trong tinh thần đồng trách nhiệm, tinh thần phục vụ, tinh thần huynh đệ qua các hoạt động hội trại.
Hy vọng với mục đích và những nội dung chính trên mỗi người sẽ nhận ra chính mình trong tập thể, để có những quan tâm lẫn nhau trong đời sống vật chất cũng như tinh thần, mang lại hiệu quả cao trong học hỏi cũng như giảng dạy giáo. Nhất là mong sao các bạn chuẩn bị trở thành những GLV nhiệt huyết  để dấn thân phục vụ các em thiếu nhi trong tin yêu. Đó cũng chính là chủ đề TRẠI HUẤN hôm nay  TIN YÊU VÀ PHỤC VỤ!

10.           TRAO CÒI HIỆU CHO ANH TRƯỞNG TRỰC (Cha xứ hoặc Dì trao còi hiệu).
Hiệu còi
Chuẩn bị : hiệu còi dài
Nghỉ:
Nghiêng :
Tập họp chung: ―/ • •• •
Đội trưởng : ― • • / ―
Nhanh chân lên : • • /• • /• •
Cấp cứu : • • •/ ― ――/• • •
Giữ thinh lặng : • • /――

11.           ANH TRƯỞNG TRỰC SẼ PHỔ BIẾN NỘI QUY TRẠI:

IV. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
V. THI NẤU ĂN
VI. TRÒ CHƠI LỚN  - ĐỨC TIN HÀNH ĐỘNG






TRAO MẬT THƯ 1
*Lưu ý: Các tổ trình diện phải trật tự, xếp hàng thẳng thắn, không ồn ào.

     LEEN DDUOWNG DDEENS VOWIS GIOAN TAAYR GIAR
 - Mật thư giống trong chewing gum

TRẠM 1: GIOAN TẨY GIẢ 
-    Người đứng trạm: ....
-    Địa điểm:
-   Ý nghĩa: Học ở Gioan Tẩy Giả sự thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Như Gioan sống đức tin được hành động trong sự sám hối.
-   Kỹ năng: Làm phép trong tình trạng nguy cấp
-  Mật khẩu đến đúng nơi:  LÊN ĐƯỜNG ĐẾN VỚI GIOAN TẨY GIẢ
-   Thử thách:  như *Trạm 1
-    Trao mật thứ II

NFHFAFNFHFFCFHFAFAFNFFLFEFEFNF,FLFEFEFVFIFFDFDFAFNFGFFMFOFNFGFFBFAFNFJF
Khóa: Bắt những tên phó( F) nhốt chung một chỗ, chém đầu, chặt chân.
TRẠM 2: LÊ VI 
-    Người đứng trạm: ....
-    Địa điểm:
-   Ý nghĩa: Như Lêvi khi nghe Chúa gọi bỏ tất cả theo Chúa không chầm chờ. Theo Chúa hết tâm hồn. Ông đã viết về Chúa cho người Do Thái. Chúng ta cũng phải như ông cần phải học hỏi Kinh Thánh. Đức tin được thể hiện qua việc học hỏi.
-   Kỹ năng: HỌC HỎI KINH THÁNH
Mỗi nhóm trả lời nhanh1 số câu sau: Trả lời sai phạt
1.    Khi cha mẹ trẻ Giêsu tìm thấy Người ở Giêrusalem thì Người đang tranh luận với ai?  với các bậc thầy trong đền thờ (Lc 2,43-46)
2.    Khi người Samari từ chối không đón tiếp Đức Giêsu các ông Giacôbê, Gioan đã đề nghị điều gì? cho lửa từ trời xuống thiêu  hủy họ (Lc 9,52-54)
3.    Sau khi đã chế giễu chán, các tên lính  đã lột áo choàng Đức Giêsu đang mặc và mặc vào cho Người cái gì?  chính áo của Người (Mt 27,31)
4.    Khi bà Maria Macđalen trông thấy Đức Giêsu phục sinh bà tưởng là ai? Người làm vườn (Ga,11-16)
5.    Khi Đức Giêsu chịu phép rửa, Thánh thần đã ngự xuống trên Người dưới hình gì?Chim bồ câu (Mt3,16)
6.    Khi có người hỏi Đức Giêsuphải nộp thuế cho xêda không, trước câu trả lời Người đã bảo họ điều gì? Cho xem 1 quan tiền (Mt12,14-17)
7.    Theo Tin mừng Thánh Maccô, Đức Giêsu ở trên thập giá mấy giờ?  6 giờ (Mc27,31.34-37)
8.    Đức Giêsu đã dạy các môn đệ khi ăn chay thì đừng làm gì? ra vẻ rầu rĩ (Mt6,16-18)
9.    Theo Tin mừng Mat thêu, Đức Giêsu giảng dạy các dụ ngôn ở bờ biển, Người ngồi ở đâu? trên thuyền (Mt13,1-3)
10.           Tin mừng Matthêu đã thuật lại  việc các nhà chiêm tinh từ đâu đến? Đông phương đến bái lạy Người (Mt2,1-2)
11.            Theo Tin mừng Luca, Đức Giêsu hấp hối trong một khu vườn đến nỗi mồ hôi Người như thế nào?  những  giọt máu (Lc22,44)
12.           Đức Giêsu hấp hối ở đâu? trong vườn Giêsimani (Mt26, 36-38)
13.           Thượng tế Caipha đã kết án Đức Giêsu về điều gì? nói phạm thượng (Mt 26, 57-66)
14.           Đức Giêsu còn tiếp tục  hiện ra với các tông đồ sau khi sống lại mấy ngày? trong vòng 40 ngày (Cv1,1-13)
-  Mật khẩu đến đúng nơi: NHANH CHÂN LÊN, LÊVI ĐANG MONG BẠN
-   Thử thách: *Như trạm 2
-    Trao mật thứ III
NGƯỜI NGÃ NGỰA TRÊN ĐƯỜNG ĐAMÁT, ĐANG CẦN TRỢ GIÚP
Khóa: Cắt nhỏ mật thư cho vào phong bì, Trại sinh gắn lại với nhau.

TRẠM 3: PHAOLÔ 
-     Người đứng trạm: ....
-    Địa điểm:
-   Ý nghĩa: Như Phaolô sống được tin bằng sự dấn thân loan báo Tin mừng cho muôn dân.  
-   Kỹ năng: Chăm sóc bệnh nhân (quan tâm, giúp đỡ Phaolô sao cho ông hài lòng = đấm lưng, xoa bóp, đút cho ăn….)
-  Mật khẩu đến đúng nơiNGƯỜI NGÃ NGỰA TRÊN ĐƯỜNG ĐAMÁT, ĐANG CẦN TRỢ GIÚP
-   Thử thách: *Như trạm 3
-    Trao mật thứ IV
VỪA         VỪA           THẬT                  SAO           PHÊRÔ                RA              ĐI                   HÁT              TO                 CHO                 NHẬN          BẠN
Khóa: Gợm sóng.
TRẠM 4: THỦ QUÂN PHÊRÔ 
-    Người đứng trạm: Sr ÁNH ĐÀO
-    Địa điểm:
-   Ý nghĩa: Glv làm chứng bằng hành động. Với chân ngôn: “đức tin không việc làm là đức tin chết”.
-   Kỹ năng: nút dây - đoàn kết xây dựng chiếc cầu huynh đệ.
-  Mật khẩu đến đúng nơi: VỪA ĐI VỪA HÁT THẬT TO SAO CHO PHÊRÔ NHẬN RA BẠN
-   Thử thách: Băng cầu hhữu nghị.
-    Lên đường trở về nơi tập trong yêu thương : Buộc chân vào nhau
-    Trao mật thứ V
BUỘC CHÂN VÀO NHAU  TRỞ VỀ LỀU TRẠI. CHUẨN BỊ TIẾT MỤC VĂN NGHỆ.





VII. LỬA TRẠI
1. Tập múa bài hát gọi lửa
2. Tập văn nghệ
3. hóa trang

LỬA TRẠI - GIÁO XỨ THẠCH LÂM
CHUẨN BỊ
- Dụng cụ lửa thiêng :
- Nến Phục Sinh
- Mỗi người 1 cây đuốc nhỏ =  cây củi quấn vải
- 5 lít dầu + bồ hóng + 1 ký Muối hột
- Âm thanh, ánh sáng, máy tính, đèn pin…
- Bài hát : Gọi lửa
DIỄN TIẾN CHI TIẾT
A. ỔN ĐỊNH
B. THẮP LỬA
* Tắt hết đèn
* Nhạc âm hưởng núi rừng Tây nguyên, sông suối, chim hót, cảnh sáng tạo vui tươi.
1. Xin ơn thánh hóa
Để bắt đầu cho đêm lửa thiêng hôm nay, chúng ta hãy thinh lặng giây lát để nài xin Lửa Thánh Thần tình yêu xuống trên chúng ta.
- Dấu Thánh giá (...)
- Hát: Hãy chiếu soi
Các đội xếp hàng bịt mắt.
LHV sẽ dẫn các đội đi qua nhiều nơi khác nhau.
Nhạc âm u

2. Lời dẫn và ý nghĩa của lửa thiêng
Thưa các bạn,
Thiên nhiên đất trời như cũng đang hoà chung với chúng ta trong bầu khí  thật thân thương và ấm cúng  này. Giờ này, bên bạn bè, cùng có Đức Kitô hiện diện giữa chúng ta, và quả thực đây là một cơ hội tốt để chúng ta được ngồi lại bên nhau, cùng sẻ chia những trăn trở vui buồn trong cuộc sống…
Thưa các bạn,
Từ ngày đón nhận ngọn lửa tông đồ trong bí tích rửa tội và trong phép Thêm sức mỗi chúng ta đã ra đi cho sứ mệnh riêng của mình trong sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Kitô. Nhiệm vụ mỗi người đã làm cháy lên ngọn lửa tông đồ theo cách thức khác nhau. Có người cần nhóm lên ngọn lửa ấy cháy lên với các em nhỏ trong vai trò của người giáo lý viên. Có người cần thắp sáng nơi công sở, hay học đường… Nhưng ngọn lửa lòng ta có còn cháy sáng hay đã dần tắt với:
-          những bôn ba của cuộc sống,
-          những tranh chấp đua chen,
-         những tội lụy,
-          những chỉ trích – chê bai của ngay những thân cận,
-         những lời nói thiếu tế nhị của các em nhỏ ta từng hướng dẫn dạy dỗ 
làm cho ta mỏi gối chùng lòng, hoài nghi, ngờ vực.
-         Bạn có dám bước đi giữa đêm đen của cuộc đời chăng?
-         Bạn có can đảm bước một mình trên chặng đường đêm tối chăng?
Đó là hành trình của kiếp người, hành trình của người ngôn sứ. Đức Kitô cũng đã từng bị ngay người thân cận coi là người điên, các biệt phái – pharisieu gọi là kẻ thuộc về quỷ vương, tông đồ kề cận thì đem bán rẻ, người thân tín lại chối bỏ. Đó chính là những đêm tối của tâm hồn. Nhưng đêm tối nào bằng : Khi Đức Giêsu chịu treo trên Thập Giá. Dường như Chúa Cha  ngoảnh mặt làm ngơ không đoái hoài tới. Có hoang mang nào bằng khi thầy mình nghỉ yên trong mồ đá. Thế là hết niềm tin lịm tắt hoàn toàn
(Các tổ đã được dẫn vào tới vòng tròn, Mời các bạn cúi thật sâu xuống đất )
 Thế nhưng, chỉ 3 ngày sau biến cố đó, các môn đệ đã mừng rỡ hân hoan khi thấy những tấm khăn liệm được xếp lại gọn gàng. Một tia sáng đã bừng lên trong màn đêm u tối, ánh lửa Phục Sinh đã làm sống lại bao hy vọng và niềm tin. Vì thế, các ông đã kiên cường đến độ trở thành nhân chứng, dám loan truyền Lời Chúa với tất cả nhiệt tình, thậm chí dám hy sinh tính mạng. Chính Tình yêu Thiên Chúa đã phục sinh Ðức Giêsu Kitô tử nạn. Và chính Ðức Giêsu Phục sinh đã mang lại niềm hy vọng cho những người người tin vào Chúa Kitô để họ trở thành ánh sáng cho tình yêu Thiên Chúa.
Giờ đây, Đức Kitô phục sinh đang ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy trầm lắng để ánh sáng Đức Kitô chiếu dõi vào tâm hồn chúng ta.
-         Cha xứ : thắp lửa từ nến Phục sinh trao cho đội trưởng.
-         Đội trưởng trở về tổ,thắp lửa cho tổ viên

* Nhạc âm hưởng

Thưa các bạn
Chúng ta những Giáo Lý Viên được mời gọi tiếp bước theo chân các tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Đường xa có thể làm mỏi mệt đôi chân ta ít hăng hái; thời gian dài có thể làm nản lòng những con tim nhiệt huyết; những thăng trầm của đường đời có thể làm ta sai lệnh hướng đi. Nếu mình ta rong ruổi đường trường thì gió bão cuồng phong của cuộc đời có thể làm lửa lòng tắt mất. Nhưng chúng ta cùng xác tín rằng có Chúa cùng đồng hành làm bừng lên để ngọn lửa mà chúng ta lãnh nhận trong ngày rửa tội và phép thêm sức không có gì dập tắt được. Và hôm nay chúng ta có dịp bên nhau để khơi lại ngọn lửa ấy. Ngọn lửa của tâm hồn vẫn cháy mãi liên lỉ và bền bỉ không chi dập tách được

(Đọc nhấn giọng, hùng hồn)
Vậy giờ đây, hỡi những tông đồ của Chúa, những Giáo lý viên – Dự Trưởng Gíao xứ Thạch Lâm hãy góp ngọn lửa nhỏ bé của mình với anh chị em cho lòng hăng hái, cho sự nhiệt huyết, cho tình huynh đệ được bừng sáng lên, làm con tim ta rộn ràng vang lời hoan ca chúc tụng Thiên Chúa.
Xin mời tổ : ...  (Gọi tên tổ nào, tổ đó la to (uhm) và chạy vào vòng tròn.)

Nhạc nền: Rừng núi giăng tay.


3. Ý nghĩa đêm lửa thiêng – cha xứ
Các con thân mến,
Chúng ta tự hỏi nếu trong ngày không có lửa và nước thì sẽ ra sao? Lửa sưởi ấm muôn trái tim, là phương thuốc diệu kỳ cho những ai tăm tối. Nước làm ta thư thái và làm tann đi sự rát khô của những ngày nắng hạn, nước và lửa mãi mãi là nguồn sống của con người.
Đêm nay ngọn lửa của niềm tin, của sự sự linh thiêng được thắp sáng. Chúng ta cùng thắt chặt tay nhau để truyền cho nhau tình thân ái, tình anh em, sự nhiệt huyết và lòng hăng hái ra đi thi hành sứ vụ Chúa trao là rao truyền Tin Mừng cho những tâm hồn thơ bé.
Hãy nắm tay nhau và cùng vang ca:
Nhạc Gọi Lửa

C. CÁC TIẾT MỤC VĂN NGHỆ + SINH HOẠT

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

12.            ĐEM LỬA VỀ TIM
MANG LỬA VỀ TIM

1. Vật liệu :
-      1 Cây Thánh Giá
-       Mỗi người 1 cây nến nhỏ

2. Nội dung :
A. TUYÊN HỨA
1.      Giới thiệu Giáo Lý Viên cấp I : Thầy xứ
NGHI THỨC PHONG NHẬM GLV I

Chủ sự:            Sau những ngày tham dự khóa Huấn luyện, chúng con đã được thực tập trong môi trường Thiếu nhi, nay chúng con có ước nguyện gì ?
GLV.I :           Thưa Cha,/ được tập sự Tông đồ trong môi trường Thiếu Nhi,/ chúng con đã ý thức hơn / đến sứ mạng tư tế, sứ ngôn và vương đế / mà chúng con đã được thông dự với Chúa Kitô / trong ngày chúng con lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức./ Do đó,/ hôm nay chúng con ước ao được Hội thánh / tiếp nhận chúng con vào làm GLV / để phục vụ cho Chúa / trong Gia đình Thiếu Nhi của Giáo xứ.
Chủ sự:            Chúng con đã biết rằng : công việc phục vụ cho Chúa đòi hỏi rất nhiều nhiệt tình, hy sinh và kiên nhẫn. Vậy chúng con có quyết tâm trung thành với ước nguyện dấn thân phục vụ Chúa không ?
GLV.I :           Thưa Cha,/ trông cậy vào ơn Chúa,/ vào sự hướng dẫn của Hội thánh / và sự giúp đỡ của mọi người,/ chúng con xin hứa !
Chủ sự:            Vậy giờ đây, chúng con dâng lên Chúa quyết tâm của chúng con.

(Các GLV  giơ tay phải ra phía trước và đọc :)
GLV I :           Lạy Chúa / trông cậy vào tình thương và sự nâng đỡ của Chúa / cùng sự hướng dẫn, chỉ bảo của những người hữu trách / chúng con mạnh dạn thực thi sứ mạng Giáo lý viên trong Gia đình Thánh Thể./ Chúng con xin hứa với Chúa :
1. Không ngừng sửa đổi bản thân / để ngày càng nên thánh thiện hơn.
2. Chuyên chăm cầu nguyện,/ học hỏi và suy niệm Lời Chúa.
3. Nhiệt thành làm chứng cho Chúa / bằng chính đời sống gương mẫu và phục vu.
Xin Chúa nâng đỡ và chúc lành cho ước nguyện của chúng con..
(bỏ tay xuống)
Chủ sự:            Hội thánh nói chung và cộng đoàn Giáo xứ, nhất là Gia đình Thánh Thể nói riêng, hân hoan đón nhận ước nguyện tốt đẹp của chúng con. Cha chính thức công nhận các con là Giáo lý viên cấp I trong Giáo phận Xuân Lộc.
2. Nghi thức trao khăn GiáoLý Viên
3. Nghi thức sai đi
CÁC CON HÃY DÙNG LỜI NÓI VÀ ĐỜI SỐNG ĐỂ LÀM CHỨNG CHO TIN MỪNG.
Cha xứ vừa nói vừa đặt ta trên vai từng GLV – GLV tiến lên để được cha sai đi.
hát bài: BÀI CA PHỤC VỤ

B. MANG VỀ TIM

Thưa các bạn,
Thiên nhiên đất trời như cũng đang hoà chung với chúng ta trong bầu khí  thật thân thương và ấm cúng  này. Giờ này, bên bạn bè, cùng có Đức Kitô hiện diện giữa chúng ta, và quả thực đây là một cơ hội tốt để chúng ta được ngồi lại bên nhau, cùng sẻ chia những trăn trở vui buồn trong cuộc sống. Đặc biệt đoàn chúngta vừa tiếp nhận theo những thành viên mới, chính thức là những tông đồ của Chúa mang sứ mang Rao Giảng Tin Mừng cho mọi người.
* Nhạc âm hưởng
Thưa các bạn
Chúng ta những Giáo Lý Viên được mời gọi tiếp bước theo chân các tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Đường xa có thể làm mỏi mệt đôi chân ta ít hăng hái; thời gian dài có thể làm nản lòng những con tim nhiệt huyết; những thăng trầm của đường đời có thể làm ta sai lệnh hướng đi. Nếu mình ta rong ruổi đường trường thì gió bão cuồng phong của cuộc đời có thể làm lửa lòng tắt mất. Vậy, chúng ta cùng thắt chặt tay nhau để truyền cho nhau ngọn lửa của tình thân ái, tình anh em, sự nhiệt huyết cho ánh sáng chiếu sâu vào mãi tâm khảm của chúng ta. Hãy nắm tay nhau và cùng vang hát :
Đêm đã dần dần buông xuống chúng ta ngồi quây quần lửa hồng soi bóng….

Đêm đã dần buông, giờ đây chúng ta hãy dành ra giây lát nhìn lại đời mình trong ngày hôm nay, và trong suốt những tháng ngày đã qua. Chúng ta đã làm gì cho Chúa, cho tha nhân và cho chính mình?
*Nhạc: Xét Mình 
Nhạc không lời

* Thinh lặng giây lát

Bạn thân mến,
Đêm nay ngọn lửa của niềm tin, của sự sự linh thiêng được thắp sáng như lời mời gọi: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). Đây là lệnh truyền của Đức Giêsu trước khi Người lên trời để sai các Tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho khắp mọi nơi và mọi loài. Đó là sứ mệnh và là lời mời gọi thiêng liêng dành cho mỗi người GLV chúng ta.
-         Tôi và bạn có nghe thấy tiếng gọi ấy đang cấp thiết trên cánh đồng truyền giáo không? (2 lần)
-         Đã có bao giờ bạn thao thức làm cách nào làm cho Lời Chúa đi vào lòng  các em thiếu nhi không? (2 lần)

Nhạc không lời

Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được kêu gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1,1). Đây là lời xác tín của thánh Phaolô về ơn gọi và sứ mạng Thiên Chúa dành cho ngài. Ngài được gọi trở nên tông đồ của Đức Kitô và có sứ mạng loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.
-         Tôi và bạn có xác tín về ơn gọi của mình và sứ mạng Thiên Chúa dành cho ta không? (2 lần)
-         Tôi và bạn đã làm gì để sứ mạng ấy được hoàn trọn trong cuộc đời ta? (2 lần)

Nhạc không lời

CẤU NGUYỆN ĐÊM KHUYA (CHA)

Bạn thân mến,
Giờ đây mời các bạn đứng lên cần lấy ngọn lửa của niềm tin theo bạn vào lều trại và ngồi xuống lắng lòng mình trong thinh lặng để cho lòng ta trả lời một cách xác quyết về ơn gọi và sứ mạng của người Giáo Lý Viên.
Hãy giữ thinh lặng sâu thật sâu để ta được bừng lên ánh lửa lòng. Hãy để  ta trầm lắng đủ để nghe giao hòa của đất trời tĩnh mịch này.
Bạn hãy nhớ giờ phút này là giờ phút linh thiêng nhất đừng làm ồn hay làm chia trí người xung quanh. Hãy trở về với lòng mình để gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng bạn tôn thờ!!!

VIII. TRAO PHẦN THƯỞNG.

IX. CHIA TAY

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS