Thật ra, ký hiệu thập giá đã có nơi các tôn giáo trước Kitô giáo, dùng như biểu tượng hoặc bản vẽ trang trí. Ở 3 thế kỷ đầu Kitô giáo, thập giá vẫn là một hình cụ dã man, đáng sợ. Người ta tìm thấy trong các hang toại đạo của các Kitô hữu những thế kỷ đầu những dấu hiệu biểu tỏ đức tin:
• Cá (ΙΧΘΥΣ: 'Ιησοῦς Χριστός Θεoῦ Υιός Σωτήρ) [cristogramma]
• Bánh (pena. Ga 6,51: “Ta là Bánh hằng sống”),
• Neo (ancora. Dt 6,19-20: “niềm hy vọng đó cũng tựa như cái neo chắc chắn và bền vững”)
Sau sắc chỉ Milano (314) của Hoàng đế Constantino (In hoc signo vinces/ Ἐν Τούτῳ Νίκα / con questo vinci) , Kitô giáo được hợp pháp hóa và dần trở thành quốc giáo ở đế quốc Roma + hình phạt thập giá bị bãi bỏ. Dấu thánh giá bắt đầu được sử dụng và dần dần trở nên phổ biến.
• Bánh (pena. Ga 6,51: “Ta là Bánh hằng sống”),
• Neo (ancora. Dt 6,19-20: “niềm hy vọng đó cũng tựa như cái neo chắc chắn và bền vững”)
Sau sắc chỉ Milano (314) của Hoàng đế Constantino (In hoc signo vinces/ Ἐν Τούτῳ Νίκα / con questo vinci) , Kitô giáo được hợp pháp hóa và dần trở thành quốc giáo ở đế quốc Roma + hình phạt thập giá bị bãi bỏ. Dấu thánh giá bắt đầu được sử dụng và dần dần trở nên phổ biến.
1. Dấu kép (nhỏ) : thế kỷ III – IV, rất thông dụng trong Phụng Vụ vào thế kỷ thứ 4
a) Trên trán
Cử chỉ làm Dấu Thánh Giá trên trán đã trở thành phổ biến hầu như ngay từ đầu thời đại Ki-tô giáo.
- Tertulliano (160-230) đã tả lại lối thực hành này: "Trong tất cả mọi hành động, khi đi vào hay đi ra khỏi nhà, khi mặc quần áo, khi tắm rửa, trong bữa ăn, trước khi đi ngủ, chúng tôi làm Dấu Thánh Giá trên trán. Những thực hành này không do luật Kinh Thánh, nhưng do truyền thống dạy, phong tục xác nhận, và Ðức Tin kiểm chứng."
- Thánh Cyrillo (+386 AD) trong cuốn Giáo Lý của ngài, đã kêu mời các Kitô hữu: “Chúng ta đừng xấu hổ để xưng nhận Ðấng đã chịu đóng đinh. Hãy lấy Thánh Giá làm ấn tín của chúng ta, làm Dấu Thánh Giá với lòng dũng cảm, với những ngón tay chạm trên trán và trong mọi sự: trên bánh chúng ta ăn, trên chén chúng ta uống, khi đi ra, đi vào, trước khi ngủ, khi nằm xuống, khi thức dậy, khi lên đường, khi nghỉ ngơi...”
- Cyrillo nhấn mạnh đến quyền lực của Dấu Thánh Giá chống lại các thần dữ: "Hãy làm Dấu Thánh Giá trên trán, như trước mặt vị vua cao cả, ma quỷ phải run rẩy tìm cách thoát thân."
b) Trên môi, ngực
- Thánh Jeronimo (+ 420 AD) trong thư viết cho bà Paula có ghi lại: "Thỉnh thoảng, hãy ghi Dấu Thánh Giá trên môi."
- Chứng từ của nhà thơ Công giáo Prudentius (+ 405 AD) : Dấu Thánh Giá cũng được ghi trên ngực..
a) Trên trán
Cử chỉ làm Dấu Thánh Giá trên trán đã trở thành phổ biến hầu như ngay từ đầu thời đại Ki-tô giáo.
- Tertulliano (160-230) đã tả lại lối thực hành này: "Trong tất cả mọi hành động, khi đi vào hay đi ra khỏi nhà, khi mặc quần áo, khi tắm rửa, trong bữa ăn, trước khi đi ngủ, chúng tôi làm Dấu Thánh Giá trên trán. Những thực hành này không do luật Kinh Thánh, nhưng do truyền thống dạy, phong tục xác nhận, và Ðức Tin kiểm chứng."
- Thánh Cyrillo (+386 AD) trong cuốn Giáo Lý của ngài, đã kêu mời các Kitô hữu: “Chúng ta đừng xấu hổ để xưng nhận Ðấng đã chịu đóng đinh. Hãy lấy Thánh Giá làm ấn tín của chúng ta, làm Dấu Thánh Giá với lòng dũng cảm, với những ngón tay chạm trên trán và trong mọi sự: trên bánh chúng ta ăn, trên chén chúng ta uống, khi đi ra, đi vào, trước khi ngủ, khi nằm xuống, khi thức dậy, khi lên đường, khi nghỉ ngơi...”
- Cyrillo nhấn mạnh đến quyền lực của Dấu Thánh Giá chống lại các thần dữ: "Hãy làm Dấu Thánh Giá trên trán, như trước mặt vị vua cao cả, ma quỷ phải run rẩy tìm cách thoát thân."
b) Trên môi, ngực
- Thánh Jeronimo (+ 420 AD) trong thư viết cho bà Paula có ghi lại: "Thỉnh thoảng, hãy ghi Dấu Thánh Giá trên môi."
- Chứng từ của nhà thơ Công giáo Prudentius (+ 405 AD) : Dấu Thánh Giá cũng được ghi trên ngực..
2. Dấu đơn (lớn) : thế kỷ V –VI
- Nhiều người cho rằng sự chuyển tiếp từ Dấu Thánh Giá nhỏ đến Dấu Thánh Giá lớn là kết quả của sự đối kháng với bè rối Nhất Tính (Monophysisme : nhân tính của Chúa Giêsu tan biến hoàn toàn trong Thần Tính, hợp thành một bản tính mới).
Các Kitô hữu, tuyên xưng niềm Tin của các tông đồ về hai bản tính của Chúa Kitô. Dấu Thánh Giá lớn đã được đề nghị - làm Dấu Thánh Giá với hai ngón tay. Khi ban phép lành, Ðức Thánh Cha và nhiều Giám Mục, Linh Mục ngày nay vẫn làm Dấu Thánh Giá với cách thức này.
- Thánh Beda Verabile (+ 735 AD) đã khuyến cáo các Giám Mục hãy nhắn nhủ các tín hữu của mình ''năng dùng Dấu Thánh Giá của Chúa Ki-tô để chúc lành cho chính mình."
- Có vài nơi, người Ki-tô hữu làm Dấu Thánh Giá với ba ngón tay tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, ngón út và ngón đeo nhẫn xếp lại trên lòng bàn tay tuyên xưng bản tính của Chúa Ki-tô.
Aelfric (+ l020 AD) một học giả Dòng Biển Ðức đã viết: “Với ba ngón tay, vì Chúa Ba Ngôi, người Kitô hữu chúc lành chính mình” Và cũng vào thời này, người Kitô hữu ở Anh được dạy để ''chúc lành thân xác họ bảy lần với dấu hiệu Thánh Giá của Chúa Kitô"'.
- Trong các cử hành Phụng Vụ, Dấu Thánh Giá thường được dùng với ba cách khác nhau:
o Với 5 ngón tay như chúng ta vẫn thường làm, chỉ 5 dấu Thánh Chúa Kitô.
o Với 3 ngón tay để tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
o Với 1 ngón tay để tuyên xưng 1 Thiên Chúa độc nhất.
- Ðức Thánh Cha Innocent III (thế kỷ XIII), đã ra sắc lệnh: “Dấu Thánh Giá phải được làm với 3 ngón tay từ trán xuống ngực rồi từ vai phải sang vai trái”. Sau này, dùng cả bàn tay và đổi hướng từ trái sang phải (khổ nạn – phục sinh).
- Nhiều người cho rằng sự chuyển tiếp từ Dấu Thánh Giá nhỏ đến Dấu Thánh Giá lớn là kết quả của sự đối kháng với bè rối Nhất Tính (Monophysisme : nhân tính của Chúa Giêsu tan biến hoàn toàn trong Thần Tính, hợp thành một bản tính mới).
Các Kitô hữu, tuyên xưng niềm Tin của các tông đồ về hai bản tính của Chúa Kitô. Dấu Thánh Giá lớn đã được đề nghị - làm Dấu Thánh Giá với hai ngón tay. Khi ban phép lành, Ðức Thánh Cha và nhiều Giám Mục, Linh Mục ngày nay vẫn làm Dấu Thánh Giá với cách thức này.
- Thánh Beda Verabile (+ 735 AD) đã khuyến cáo các Giám Mục hãy nhắn nhủ các tín hữu của mình ''năng dùng Dấu Thánh Giá của Chúa Ki-tô để chúc lành cho chính mình."
- Có vài nơi, người Ki-tô hữu làm Dấu Thánh Giá với ba ngón tay tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, ngón út và ngón đeo nhẫn xếp lại trên lòng bàn tay tuyên xưng bản tính của Chúa Ki-tô.
Aelfric (+ l020 AD) một học giả Dòng Biển Ðức đã viết: “Với ba ngón tay, vì Chúa Ba Ngôi, người Kitô hữu chúc lành chính mình” Và cũng vào thời này, người Kitô hữu ở Anh được dạy để ''chúc lành thân xác họ bảy lần với dấu hiệu Thánh Giá của Chúa Kitô"'.
- Trong các cử hành Phụng Vụ, Dấu Thánh Giá thường được dùng với ba cách khác nhau:
o Với 5 ngón tay như chúng ta vẫn thường làm, chỉ 5 dấu Thánh Chúa Kitô.
o Với 3 ngón tay để tuyên xưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
o Với 1 ngón tay để tuyên xưng 1 Thiên Chúa độc nhất.
- Ðức Thánh Cha Innocent III (thế kỷ XIII), đã ra sắc lệnh: “Dấu Thánh Giá phải được làm với 3 ngón tay từ trán xuống ngực rồi từ vai phải sang vai trái”. Sau này, dùng cả bàn tay và đổi hướng từ trái sang phải (khổ nạn – phục sinh).
3. Lời cầu nguyện của Dấu Thánh Giá khác nhau qua nhiều thời đại.
- Lời nguyện cổ gồm những lời sau đây: "Nhân danh Chúa Ba Ngôi," ''Nhân danh Chúa Giê-su Na-da-rét," ''Ấn tín của Thiên Chúa hằng sống," "Dấu của Chúa Ki-tô."
- Ngày nay, trong một vài nghi thức Phụng Vụ, Dấu Thánh Giá kèm theo hai lời nguyện ngắn: “Ơn phù trợ chúng con ở nơi Danh Chúa”', “Lạy Chúa, xin phù trợ chúng con”. Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, dùng lời nguyện đã có từ lâu đời lâu đời trong Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh: "Thiên Chúa là Ðấng Thánh, là Sức Mạnh và bất diệt, xin thương xót chúng con."
- Ðức Hồng Y Leon Joseph Suenens đã nói về dấu chỉ Bí Tích này trong cuốn “Theology of the Apostolate”: "Không một hành động quan trọng nào trong đời sống được cử hành mà Hội Thánh không làm Dấu Thánh Giá, Dấu của Ơn Cứu Ðộ: Trên đứa bé mà Hội Thánh rửa tội hay thêm sức, trên hình bánh mà Hội Thánh hiến dâng, kẻ tội lỗi mà Hội Thánh tha thứ, tình yêu mà Hội Thánh thánh hóa, những Linh Mục mà Hội Thánh truyền chức và người hấp hối mà Hội Thánh an ủi. Hội Thánh cũng làm Dấu Thánh Giá trên bánh, nước, muối mà chúng ta ăn, hoa màu ruộng đất, xưởng hãng, công sở... Hội Thánh làm Dấu Thánh Giá trong vô số trường hợp, chống lại thần dữ với bảo đảm chắc chắn: với Dấu này, Người sẽ chiến thắng."
- Trước Công Ðồng Vatican II, có hơn 50 lần làm Dấu Thánh Giá trong Thánh Lễ. Từ sau Công Ðồng, dù số lần có giảm, nhưng Dấu Thánh Giá vẫn giữ một vị trí danh dự và quan trọng trong đời sống Phụng Vụ của chúng ta.
- Ðức Cha Fulton J. Sheen buồn bã nhận xét: “Thời đại chúng ta là thời đại của sự ly dị giữa Chúa Ki-tô và Thánh Giá của Người”. Như chính Thánh Giá, dấu chỉ của nguồn ơn Cứu Ðộ đang trở thành dấu chỉ của sự nghịch lý vì người ta không chấp nhận sự điên rồ của Thánh Giá.
Dấu Thánh Giá có một vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu bị lãng quên hay nghĩ rằng quá cổ hủ đối với thời đại văn minh ngày nay, thì thật là một thảm họa.
Đừng bao giờ để Dấu Thánh Giá bị quên lãng trên đường tiến về Phục Sinh.
- Lời nguyện cổ gồm những lời sau đây: "Nhân danh Chúa Ba Ngôi," ''Nhân danh Chúa Giê-su Na-da-rét," ''Ấn tín của Thiên Chúa hằng sống," "Dấu của Chúa Ki-tô."
- Ngày nay, trong một vài nghi thức Phụng Vụ, Dấu Thánh Giá kèm theo hai lời nguyện ngắn: “Ơn phù trợ chúng con ở nơi Danh Chúa”', “Lạy Chúa, xin phù trợ chúng con”. Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, dùng lời nguyện đã có từ lâu đời lâu đời trong Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh: "Thiên Chúa là Ðấng Thánh, là Sức Mạnh và bất diệt, xin thương xót chúng con."
- Ðức Hồng Y Leon Joseph Suenens đã nói về dấu chỉ Bí Tích này trong cuốn “Theology of the Apostolate”: "Không một hành động quan trọng nào trong đời sống được cử hành mà Hội Thánh không làm Dấu Thánh Giá, Dấu của Ơn Cứu Ðộ: Trên đứa bé mà Hội Thánh rửa tội hay thêm sức, trên hình bánh mà Hội Thánh hiến dâng, kẻ tội lỗi mà Hội Thánh tha thứ, tình yêu mà Hội Thánh thánh hóa, những Linh Mục mà Hội Thánh truyền chức và người hấp hối mà Hội Thánh an ủi. Hội Thánh cũng làm Dấu Thánh Giá trên bánh, nước, muối mà chúng ta ăn, hoa màu ruộng đất, xưởng hãng, công sở... Hội Thánh làm Dấu Thánh Giá trong vô số trường hợp, chống lại thần dữ với bảo đảm chắc chắn: với Dấu này, Người sẽ chiến thắng."
- Trước Công Ðồng Vatican II, có hơn 50 lần làm Dấu Thánh Giá trong Thánh Lễ. Từ sau Công Ðồng, dù số lần có giảm, nhưng Dấu Thánh Giá vẫn giữ một vị trí danh dự và quan trọng trong đời sống Phụng Vụ của chúng ta.
- Ðức Cha Fulton J. Sheen buồn bã nhận xét: “Thời đại chúng ta là thời đại của sự ly dị giữa Chúa Ki-tô và Thánh Giá của Người”. Như chính Thánh Giá, dấu chỉ của nguồn ơn Cứu Ðộ đang trở thành dấu chỉ của sự nghịch lý vì người ta không chấp nhận sự điên rồ của Thánh Giá.
Dấu Thánh Giá có một vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu bị lãng quên hay nghĩ rằng quá cổ hủ đối với thời đại văn minh ngày nay, thì thật là một thảm họa.
Đừng bao giờ để Dấu Thánh Giá bị quên lãng trên đường tiến về Phục Sinh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét