Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

Ý NGHĨA CỦA DẤU THÁNH GIÁ

Ý NGHĨA CỦA DẤU THÁNH GIÁ
- Tóm kết các tín điều Ki-tô giáo, cách riêng các Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, Mầu Nhiệm Nhập Thể và Mầu Nhiệm Cứu Chuộc.
- Bày tỏ lòng yêu mến đối với Chúa Ki-tô, ý muốn hoàn toàn phó dâng và tuyên xưng quyền năng chiến thắng kẻ thù của đời sống thiêng liêng.
1. Dấu + lớn:
a) Niềm Tin Ba Ngôi (Linh Mục James E. Sherman):
- "Trước tiên, khi chạm tay trên trán, chỗ lý trí, nhận thức, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Cha, Ngôi Thứ Nhất của Chúa Ba Ngôi.
- Thứ hai, khi tay rời từ trán xuống ngực, ở đó chúng ta tuyên xưng Ngôi Lời Nhập Thể, Ngôi Hai Thiên Chúa, Con Thiên Chúa, Ðấng từ trời xuống để cứu chuộc nhân loại.
- Thứ ba và cuối cùng, khi tay di chuyển từ ngực qua vai trái rồi vai phải, chúng ta nhớ rằng trong ngực chứa đựng phổi và tim là nơi chứa đựng hơi thở và máu tuần hoàn bảo tồn sự sống. Chúng ta suy niệm về Ngôi Ba Thiên Chúa trong Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần, Hơi Thở của Thiên Chúa."
b) Niềm tin Kitô (sách “Gương Ðức Bà”, các nữ tu Dòng Bridgettine thành Sion): “… bắt đầu với bàn tay chạm trán, rồi từ trán đi xuống ngực và di chuyển sang vai trái và tin rằng Chúa Ki-tô, Chúa chúng ta đến từ trán, là từ Chúa Cha xuống thế gian sang bên vai trái là đi vào âm phủ bởi sự thương khó đắng cay của Người và từ trái sang phải, Người sống lại lên trời vinh quang ngự bên hữu Ðức Chúa Cha."
c) Thánh hiến, dấn thân: Lm. Pet. Trần Hữu Thành (Linh hướng CV Sao Biển, Nha Trang)
- Chạm trán, ngực, vai, tức là thánh hiến cho Chúa tư tưởng, tâm tình và công việc (vai gánh nặng). Đó là cả một dấn thân toàn diện con người phục vụ Đức Kitô.
- Dấu từ trên trán xuống: nối kết trời với đất. Nhấn chìm con người cách sâu đậm vào thế gian như ánh sáng thế gian, như muối ướp thế gian và như men trong bột. Đòi buộc kết hợp với Chúa để hoàn thành tốt hơn sứ mạng làm người và làm con Chúa của ta. Quy Kitô : “Tất cả thuộc về anh em, anh em thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr 3,23)
- Dấu ngang từ vai này qua vai kia: dấu chỉ công giáo tính. Như Đức Kitô trên thập giá, đôi cánh tay của chúng ta phải mở rộng ra để đón nhận toàn thể nhân loại mà không loại trừ ai.
2. Dấu + nhỏ:
a) Ý nghĩa:
Linh Mục Sherman: ý nghĩa của những Dấu Thánh Giá nhỏ được làm trước khi đọc Phúc Âm:
 Vẽ trên trán chỉ niềm tin của chúng ta đối với Tin Mừng.
 Vẽ trên môi, nhắc nhở sứ mạng rao truyền Phúc Âm bằng lời phát ra từ môi miệng.
 Vẽ trên trái tim tỏ lòng vui sướng hạnh phúc được lãnh nhận Lời Chúa và tuyên xưng Lời Chúa qua những gương lành dẫn tới đời sống tràn đầy tình yêu của Chúa Ki-tô."
- “Giáo Lý Công giáo dành cho người lớn”: “+ là hành động hay cử chỉ của một lời nguyện đơn giản nhưng sâu sắc. Một người tự làm dấu chính mình với Thánh Giá, tỏ Ðức Tin vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô”.
b) Hiệu năng
 Cha Almire Pichon, SJ, trong cuốn “Hạt Giống Nước Trời” đã suy niệm: "Tôi tin rằng nếu làm Dấu Thánh Giá cách thành tâm kính mến hơn là một cử chỉ xua ruồi đuổi muỗi, dấu Thánh Giá sẽ mở rộng Trái Tim Chúa cho chúng ta, sẽ đem chúng ta lại gần Chúa hơn, sẽ lưu lại trong tâm hồn và làm tăng mức độ tình yêu mỗi lần mỗi khác."
 Dấu Thánh Giá, Dấu của Ơn Cứu Ðộ luôn mang lại
a. một cuộc gặp gỡ vắn với Chúa chúng ta, với những thực tại thiêng liêng.
. Thánh Vincent de Paul làm dấu + mỗi lần nghe tiếng đồng hồ điểm giờ.
. Các Kitô hữu sơ khai thường xuyên làm + hàng ngày, như một cử chỉ đầy tâm tình.
b. Thêm sức mạnh và đem lại bình an cho tâm hồn trên hành trình về quê Trời. Dấu Thánh Giá khắc sâu trong trí nhớ hay quên của chúng ta rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (Cv 14, 22).
 Hồng Y Wojtyla (ĐGH. GP. II): “Nhìn những cánh tay giang rộng trên thập giá, chúng ta có thể cảm thấy được cả một sự cố gắng mở rộng để ôm chầm lấy nhân loại và toàn thể thế giới. Thật sự, hai cánh tay đó đã ôm lấy nhân loại. Này là Người, là chính Thiên Chúa. Trong Người, chúng ta sống, hoạt động và hiện hữu (Cv 17, 28)”. (giảng Tĩnh tâm Vatican 1976)

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét: