Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu về tôi

Blogger templates

RSS

Pages

SƯ PHẠM KỂ CHUYỆN



KHÁI NIỆM
Phân biệt đọc chuyện và kể chuyện?
Kể chuyện là dùng ngôn ngữ làm sống lại bằng lời kể một câu chuyện có sự chuyển động diễn biếntrong không gian thời gian, có bắt đầu, phát triển và kết thúc.
Câu chuyện giáo lý phải luôn ngắn gọn, thường là chuyện Kinh Thánh, hạnh các thánh, chuyện thường ngày, các biến cố thời sự...
Thế nào là chuyện đơn tuyến và đa tuyến?
Hãy kể một vài chuyện giáo lý mà bạn biết?
ĐẶC ĐiỂM CƠ BẢN CỦA CÂU CHUYỆN
Lời kể
Yếu tố không thể thiếu trong kể chuyện, nó nối kết các sự việc, yếu tố, sự kiện... của câu chuyện thành chuỗi mắt xích đan kết, có hệ thống từ đầu đến cuối. Là phương tiện bộc lộ quan điểm cũng như đánh giá trình độ người kể.
Cốt truyện
Là hệ thống các sự việc, sự kiện, biến cố nhân vật để tạo thành bộ phận qan trọng nhất torng câu chuyện.Là hệ thống các sự việc, biến cố tái hiện những khía cạnh của cuộc sống hay tính cách nhân vật.Chuyện giáo lý là chuyện đơn tuyến, một chiều.
Sự việc
Là một hay nhiều yếu tố được trình bày thành một mâu thuẫn để tạo ra tình tiết, hìnht hành câu chuyện có đầu có đuôi.Chuyện giáo lý thường chỉ có một tình tiết.
Nhân vật
Là con người hoặc loài vật hoặc sự vật. Nhân vật là trung tâm của câu chuyện.
Hư cấu
Là những điều người kể (viết) sáng tạo ra bởi óc tưởng tượng. Chuyện phải có hư cấu, không có hư cầu chuyện nhạt nhẽo, không hấp dẫn, thiếu ý vị. Hư cấu kém, chuyện thiếu hấp dẫn.
II. Ngôn ngữ trong văn bản kể chuyện
o   Lời dẫn của người kể chuyện
o   Lời nói của nhân vật.
o   Thế nào là lời dẫn của người kể chuyện?
o   Thế nào là lời nói của nhân vật?
o   Hãy kể câu chuyện ngắn có lời dẫn chuyện và lời nhân vật?
o   Để nắm vững câu chuyện ta phải làm gì?
o   Điểm khác biệt giữa 1 người chứng kiến sự việc và 1 người nghe thuật lại rồi kể về sự việc đó?
o   Kể chuyện Một Vinus cho một vinus ăn.
o   Kể chuyện Đâu là biển.
III. CÁCH THỨC KỂ CHUYỆN
1. TRƯỚC KHI KỂ
Đọc nhiều lần, tìm hiểu, cảm thụ câu chuyện (nhập vai, hoá thân nhân vật).
Lưu ý:
Câu chuyện giáo lý phải thích hợp với nội dung giáo lý.
Từ cảm thụ câu chuyện làm các em nảy sinh ra tâm tình tôn giáo.
Một người kể chuyện hay, thu hút người khác nhờ vào những đặc điểm nào?
Yếu tố để làm cho câu chuyện hấp dẫn: hư cấu (cho phép tới 70%), tự nhiên trong phong cách và ngữ điệu.
2. Ngôn từ ngữ điệu khi kể
Chỉ cần nắm vững cốt truyện, lược bỏ những chi tiết không cần thiết.
Chuyển hoá lời văn thành lời kể.
Ngôn ngữ thích hợp
Giọng điệu và ngữ điệu đa dạng và thích hợp. Càng tự nhiên bao nhiêu thì câu chuyện càng hấp dẫn bấy nhiêu.
Lời nhân vật phải có giọng điệu và ngữ điệu khác
Chúng ta kể chuyện giáo lý nhằm mục đích gì?
Chuyện kể giáo lý phải dẫn đến một bài học luân lý hay rút ra một tâm tình tôn giáo.
Cần đặt những câu hỏi về các tình tiết xảy ra giúp các suy tư về câu chuyện.
Nếu câu chuyện được kể lại có 1thể mời các em tham gia.
3. Nét Mặt, Cử Chỉ, Điệu BộVà Các Biện Pháp Hỗ Trợ
Cảm thụ câu chuyện, người kể biểu lộ một cách phù hợp qua ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, âm thanh...
Sử dụng hình ảnh, tranh ảnh để phụ họa thêm, hoặc mời các em đóng một vai...
Cần lưu ý là đừng biến việc kể chuyện thành đóng kịch.
IV. KẾT CẤU CỦA VIỆC KỂ CHUYỆN
1. Mở Đầu Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, nhân vật, tình huống ban đầu).
2. Diễn Biến Trình bày diễn biến câu chuyện với các sự kiện nối tiếp nhau dồn dập cho đến đỉnh điểm (cao trào).
3. Kết Thúc:
Vấn đề được giải quyết như thế nào)?
Nêu lên cảm nghiệm (nhận định ý nghĩa câu chuyện).
Tìm ra mối liên hệ giữa những ý nghĩa câu chuyện với nội dung bài giáo lý để dẫn vào bài giáo lý hoặc rút ra tâm tình tôn giáo, thái độ sống hay quyết tâm thực hành.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét: