1. Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông giữa
Cha – Con và Thánh Thần. Đây là nền tảng các mầu nhiệm khác.
2. Ý Định Cứu Độ Của Thiên Chúa Ba
Ngôi
Ý định cứu độ
của Thiên Chúa Ba Ngôi thể hiện qua từng giai đoạn của lịch sử cứu độ: (1) sáng
tạo và chuẩn bị cứu độ – (2) Thực hiện ý định cứu độ – (3) tiếp tục hoàn tất ơn
cứu độ cho đến tận thế.
3. Chúa Kitô – Trung Tâm Điểm Của Việc
Dạy Giáo Lý
Trong việc dạy giáo lý chú ý đến việc giới thiệu về con
người của Chúa Giêsu, thành Nazareth, tất cả những điều khác (về Đức Mẹ, về các
thánh…) chỉ được nói trong qui chiếu về Chúa Kitô.
Ngài là trung tâm điểm của lịch sử cứu độ:
Dạy về các mầu nhiệm cuộc đời của Người: Nhập Thể – Cuộc
đời công khai: các nhân đức và những lời giảng dạy, cùng những dấu lạ Ngài làm,
Về mầu nhiệm Khổ nạn – Phục sinh – Lên trời – và việc Người
Quang Lâm.
Trong đó mầu nhiệm Phục Sinh là
trung tâm của đức tin Kitô giáo.
Cựu Ước loan báo về Người và
Tân Ước hướng về Người như cứu cánh và là cùng đích.
Ngài là Lời mạc khải duy nhất,
cuối cùng và trọn vẹn của Thiên Chúa. Nơi Ngài Thiên Chúa nói hết về mình cho
nhân loại
4. Chúa Kitô Tiếp Tục Hành Động Cứu
Chuộc Qua Thánh Thần Và Giáo Hội
Giáo Hội là
Dân Thiên Chúa, là Thân Thể Chúa Kitô, là Mẹ sinh ra các tín hữu “bởi nước
và Thánh Thần” (Ga 3,5).
Trong Giáo Hội,
đời sống của Kitô hữu có thể tăng trưởng và phát huy nhờ trao đổi “các lợi ích thiêng liêng”
của sự “hiệp thông giữa các thánh”
Giáo lý khơi
dậy và nuôi dưỡng nơi các tín hữu niềm tin vào sứ mạng, vào năng quyền mà Chúa
Kitô ban cho Giáo Hội và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đó là quyền giáo huấn
và tha thứ thật sự các tội lỗi nhờ thừa tác vụ của các tông đồ và những vị kế
nhiệm các tông đồ qua bí tích Truyền Chức Thánh.
5. Các Bí Tích Ban An Sủng Đem Lại Đời
Sống Mới Trong Chúa Kitô
Giáo lý nhằm
dẫn đưa người ta vào mầu nhiệm Chúa Kitô bằng cách tiến từ cái hữu hình tới sự
vô hình, từ biểu tượng đến thực tại được gợi ý, từ “các bí tích” đến “các
mầu nhiệm”.
Trong các bí tích, nhất là bí
tích Thánh Thể, Chúa Kitô hành động (cách sung mãn) để ban ân sủng và hoán cải
con người
6. Đời Sống Mới Trong Chúa Kitô
Giáo lý dạy
về các ân sủng - tội lỗi và ơn tha thứ, các Mối phúc, các nhân đức, nhất là những
nhân đức đối thần, các giới luật, nhất là luật mến Chúa yêu người để hướng dẫn
người tín hữu sống một đời sống mới trong Chúa Kitô.
7. Cầu Nguyện
Cầu nguyện là yếu tố liên kết toàn bộ đời sống Kitô hữu. Người Kitô hữu cầu
nguyện với Thiên Chúa đúng như Chúa Kitô dạy trong Kinh Lạy Cha
0 nhận xét:
Đăng nhận xét