LINH ĐẠO GIÁO LÝ VIÊN Nt. Maria Bùi Thị Bích Mai I. Giáo Lý Viên Là Ai? II. Ơn Gọi, Sứ Mạng Và Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên III. Linh đạo Giáo Lý Viên I. Giáo Lý Viên Là Ai? - Giáo lý viên (Catechis) là người giới thiệu Chúa Giêsu bằng lời nói (kérygma = loan báo) và bằng đời sống (Praxis = phản ảnh dung mạo của Ngài) cho thế giới - “Giáo lý viên là một giáo dân được Giáo Hội đặc cử, tùy theo nhu cầu địa phương, để giúp những người chưa biết Chúa cũng như nơi các tín hữu được nhận biết, yêu mến và dõi theo Đức Kitô” (Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, Hướng dẫn dành cho GLV, (1993) số 3.) - ĐGH Gioan Phaolô II mô tả các giáo lý viên như “những chuyên viên, những người loan báo Tin Mừng không thể thiếu; họ là những người tiêu biểu cho sức mạnh cơ bản của các cộng đoàn tín hữu”( TĐ. Sứ vụ Đấng Cứu Độ, 1990, số 73) - Giáo Luật mô tả giáo lý viên như “những giáo dân có trình độ và đời sống đạo hạnh, dưới sự hướng dẫn của nhà truyền giáo, hiến thân lo giảng dạy giáo lý Tin Mừng và tổ chức các cử hành phụng vụ cũng như các việc bác ái” (GLsố 785,1) II. Ơn Gọi, Sứ Mạng Và Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên 1. Ơn Gọi Và Sứ Mạng - Ơn gọi giáo lý viên bắt nguồn từ bí tích Rửa tội và bí tích Thêm Sức, đồng thời do một lời mời gọi đặc biệt của Chúa Thánh Thần và được giám mục minh nhiên ủy nhiệm. - Ơn gọi giáo lý viên vừa có tính chuyên biệt vì dành riêng cho việc dạy giáo lý, vừa có tính tổng quát vì tham gia vào tác vụ tông đồ để gieo trồng và phát triển Giáo Hội 2. Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên Những nhiệm vụ của giáo lý cũng chính là những nhiệm vụ mà Giáo Hội trao cho giáo lý viên (xem bài 1, mục III) Các nhiệm vụ này đan quyện lẫn nhau, mỗi nhiệm vụ theo cách của mình thực thi mục đích của việc dạy giáo lý. Nếu chỉ coi thường một trong những nhiệm vụ trên, thì đức tin công giáo sẽ không đạt tới sự phát triển toàn vẹn. Để thực thi những nhiệm vụ trên, giáo lý viên “cần hai phương tiện là việc truyền đạt sứ điệp Tin Mừng và kinh nghiệm sống đạo” (Thánh bộ Giáo sĩ, (1997), Sđd, số 87 ) III. Linh Đạo Giáo Lý Viên 1. Linh Đạo Là Gì ? Nói đến linh đạo là nói đến con đường nên thánh, con đường thiêng liêng của một tập thể hay một cá nhân, đã được vạch ra và được sống dưới ơn soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong lãnh vực Thần học, Giáo Hội phân biệt Thần Học Tín Lý, Thần Học Luân Lý và Thần Học Tu Đức. Linh đạo nằm trong Thần học Tu đức, là ngành dạy người ta làm sao để hoàn thiện hóa cuộc sống trần thế, không phải chỉ là chu toàn các luật lệ, nhưng còn với những phương pháp giúp con người sống tốt đẹp hơn để có thể đạt tới sự hoàn thiện. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi chung của mọi kitô hữu. Tất cả đều được mời gọi nên thánh nhưng mỗi người có thể nên thánh theo cách thức riêng tùy hoàn cảnh và bậc sống của mình : một linh mục coi xứ, một tu sĩ chiêm niệm, một tu sĩ tông đồ, một giáo dân giữa chợ đời hay sống trong tổ ấm, mỗi người đều có những nẻo đường, những điều kiện thuận lợi riêng để nên hoàn thiện. 2. Linh Đạo Giáo Lý Viên Nhìn lại lịch sử Giáo hội qua nhiều thế kỷ, từ Đức Kitô, đến các tông đồ, từ thời các giáo phụ rồi đến chúng ta ngày nay, biết bao thế hệ kitô giáo đã không mệt mỏi sống và truyền đạt cho người khác những gì họ đã nhận lãnh nơi Đức Kitô. Chính Đức Kitô là Người Thầy duy nhất[1] mà qua lời giảng dạy, Ngài đã truyền đạt một con đường sống : “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con ở trên trời” (Lc 6, 36). Đó là cùng đích của đời sống kitô hữu. Thật ra, con đường nên thánh của giáo lý viên không ở ngoài con đường chung cho mọi kitô hữu là sống niềm tin-cậy-mến, cầu nguyện và thực thi các nhân đức của Tin mừng. Nhưng theo chức năng của mình, giáo lý viên phải sống linh đạo đó ở một trình độ cao hơn, nghĩa là linh đạo của họ phải là một bổn phận cấp bách hơn. Linh đạo này không chỉ dựa vào sự hiểu biết thần học hay những phương pháp dạy giáo lý, tuy những điều này là cần thiết nhưng không thuộc về bản chất linh đạo của giáo lý viên. Vậy ta có thể nói rằng linh đạo giáo lý viên hệ tại việc sống những đòi hỏi của Tin mừng. Đó là : - Yêu mến Chúa - Gắn bó Giáo Hội - Thăng tiến Con người Đây là con đường nên thánh của các tín hữu, cách đặc biệt là con đường nên thánh của GLV Giúp lớn lên trong đức tin, hiểu biết về đức tin, và sống đức tin. Nó đòi hỏi ở mức độ cao hơn, trưởng thành hơn. A. Yêu mến Chúa - Chúa là ưu tiên hàng đầu • Dành ưu tiên cho Chúa. Đặt Chúa trên hết mọi chọn lựa và quan tâm • Nghĩa là làm mọi việc vì Chúa – hăng say vì Chúa – Rao giảng vì Chúa => Phải có LÒNG MẾN • Yêu là luôn nghĩ tới, nhớ tới và làm mọi việc vì người mình yêu, “bị” người yêu chi phối . Yêu Chúa là sống thân mật với Chúa= GLV Phải dành cho Chúa tình yêu như vậy - Yêu mến Lời Chúa • Không chỉ đọc, mà là đón nhận – Để Lời Chúa trở nên lương thực nuôi dưỡng – biến đổi cách sống • Nghe – học Lời Chúa thường xuyên – đọc riêng, nghe trong phụng vụ - chia sẻ Lời Chúa - Tham gia phụng vụ • Tham dự cách chủ động – Tích cực – Ý thức: Thưa đáp, ca hát các phần dành cho cộng đoàn. • Siêng năng tham dự thánh lễ - Rước lễ • Yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể • Siêng năng lãnh nhận Bí tích Giải tội và Bí tích Thánh Thể - Cầu nguyện liên lỉ • Cầu nguyện là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lền tới Chúa – là hơi thở của người tín hữu • Dành thời giờ cho Chúa, ở bên Chúa kể cả khi bận rộn nhất • Tĩnh lăng bên ngoài và bên trong • Giục lòng tin – hình dung Chúa đanh hiện diện Yêu mến Chúa sẽ giúp GLV : => Làm mọi việc bình thường cách phi thường => Làm việc trong yêu mến – vui tươi – Vì Chúa – Với Chúa => Ý thức vâng phục Chúa và Giáo Hội => Xây dựng củng cố tình hiệp thông hiệp nhất =>Sống thánh mỗi phút giây hiện tại B. Gắn bó Giáo Hội Không thể yêu mến Chúa Kitô mà lại không gắn bó yêu mến thân thể của Ngài là Giáo Hội. GLV gắn bó Giáo Hội là: Vâng phục – Bênh vực – Cộng tác với GH - Vâng phục cần: • Khiêm tốn đối thoại. Kiên nhẫn chờ đợi • Từ bỏ ý riêng – nhận ra ý Chúa • Cộng tác trong tinh thần xây dựng => Tin Thiên Chúa có thể biến điều xấu nên điều tốt, dùng những điều bất lợi để uốn nắn ta • GLV không chỉ vâng phục mà còn đồng cảm với Giáo Hội • Luôn trung thành với Giáo Hội và truyền đạt trung thành sứ điệp của Chúa • Vâng phục không thui chột sáng kiến và trách nhiệm – nhưng là cơ hội thể hiện sáng kiến và trách nhiệm - Bênh vực Giáo Hội • GLV là người của GH, được GH sai đi => GLV phải bênh vực GH • Không cãi cọ tuyên chiến • Bằng cuộc sống thánh thiện của mình • Bằng rao truyền giáo lý lành mạnh thánh thiện của GH • Bằng sống gương mẫu - Cộng tác với GH • Đặt đúng vị trí trách nhiệm của mình là dụng cụ, là người gieo – người khác gặt • Không ngừng nghiên cứu học hỏi • Dù khi vui khi buồn dù ngươi nghe hay từ chối vẫn kiên trì với sứ mạng • Không cản đường chặn lối người khác phát triển • Không coi mình là nhất và bất khả thay thế • Không biến các học viên thành fan riêng, nhóm riêng. Hoặc bản sao của mình • Giúp các học viên phát triển như Chúa muốn nơi họ - Đối với bên ngoài Giáo Hội • Đem tinh thần Tin Mừng vào các hoạt động xã hội • Làm chứng bằng sự hiện diện và gương sáng • Dấn thân trong các hoạt động tông đồ, bác ái xã hội C. Thăng Tiến Con Người GLV cần thăng tiến bản thân cả tự nhiên và siêu nhiên, thăng tiến đời sống tông đồ và thăng tiến người khác. - GLV thăng tiến đời sống nhân bản và đời sống tâm linh (Tập tính tốt: Nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự, kính trọng tha nhân) - Nhiệt tình truyền giáo: • Yêu mến các linh hồn – khát khao đem Chúa cho họ • Không ngại dấn thân phục vụ • Không sợ khổ sợ khó - Có khả năng chuyên môn. - Chia sẻ cho tha nhân niềm tin, niềm hy vọng và những điều tốt đẹp - Tích cực xây dựng giáo xứ • Cộng tác với cha xứ trong khiêm tốn • Chấp nhận hy sinh, thiệt thòi, hiểu lầm • Không bao giờ tách biệt hoặc đứng ngoài sinh hoạt của giáo xứ • Trở nên sợi dây nối kết trong cộng đoàn KẾT : Nói tóm lại, linh đạo giáo lý viên là sống thật tốt tương quan của mình với Thiên Chúa, với Giáo Hội và với con người được biểu lộ qua những thái độ yêu mến Chúa Kitô, gắn bó với Giáo Hội và tìm cách thăng tiến đời sống con người. Ở đây chúng ta không liệt kê hết những thái độ cần thiết của giáo lý viên, nhưng chỉ nhấn mạnh một số điểm đặc biệt cần thiết cho thời đại ngày nay. Một thời đại của những biến đổi không ngừng trong đời sống đức tin và trong những mối tương quan của con người. Giáo lý viên là dụng cụ hữu ích và cần thiết trong tay Thiên Chúa, như thánh Phaolô, giáo lý viên ý thức rằng ta chỉ là những kẻ trồng, người tưới, chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên và sinh hoa trái. Dạy giáo lý là “một công việc khiêm tốn và kín đáo, nhưng đó là một hình thức tuyệt với của tông đồ giáo dân” [9], một niềm vui lớn lao: niềm vui được cộng tác vào kế hoạch cứu rỗi các linh hồn của Thiên Chúa, niềm vui được góp phần xây dựng Giáo Hội và thế giới ngày càng hoàn thiện và phồn thịnh.
PHÚT HỒI TÂM Nt. Maria Bùi Thị Bích Mai.OP I. DẪN NHẬP “Giữa những xao động của nhân thế nổi trôi. Giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người. Giữa những đẹp tươi hay ê chề thất bại. Con xin dành một cõi rất riêng tư. Cho Giêsu Đấng tình yêu sâu thẳm” (Một cõi riêng tư dành cho Chúa – Linh mục nhạc sỹ Thái Nguyên). Những giây phút tĩnh lặng, tạm quên đi những bộn bề lo toan trong cuộc sống, dành cho mình một cõi riêng tư, mở lòng ra để gặp gỡ Chúa. Phút hồi tâm là cách giúp ta lắng đọng, giúp ta mở lòng ra, gặp gỡ Chúa qua những biến cố buồn vui của cuộc đời, qua những lo toan đời thường”. Chúa luôn yêu thương ta, Chúa luôn chờ ta, hẹn gặp ta, vì: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,21). Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta bắt gặp vô vàn dấu chỉ hay sự kiện. Những dữ kiện, những dấu chỉ rời rạc chúng ta đọc như thế nào là do cách chúng ta kết nối nó lại với nhau, và nhờ cách kết nối mà chúng ta đọc ra được ý nghĩa. Qua cửa ngõ giác quan, chúng ta có thể nhận biết những dấu chỉ hay sự kiện ấy là gì, và với lý trí, chúng ta có thể kết nối các dấu chỉ, sự kiện để đọc ra ý nghĩa. Nhưng thực tại không chỉ là những dấu chỉ, sự kiện hay vấn đề cần nắm bắt và giải quyết, thực tại còn là “Mầu nhiệm”. Mầu nhiệm khác vấn đề. Trong khi vấn đề ở ngoài ta, là điều ta chưa biết, thách đố ta nắm bắt và giải quyết, thì mầu nhiệm lại gắn chặt với ta, ở trong ta, là điều ta đã biết nhưng càng biết lại càng bí nhiệm càng được lôi cuốn kiếm tìm. Mầu nhiệm tỏ lộ giữa đời thường, qua muôn vàn khoảnh khắc cuộc sống, đụng chạm ta và lôi cuốn ta đi vào chân trời của nó. Mầu nhiềm là đối tượng kiếm tìm của người tín hữu, là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa là mầu nhiệm tuyệt đối mà con người chỉ có thể tiếp cận bằng đức tin. Nếu cuộc sống mỗi ngày là một “mật thư” gửi đến mỗi người, thì đức tin có thể ví tựa “chìa khóa” và phút hồi tâm là cách dùng “chìa khóa” để giải mật thư, để đọc ra ý nghĩa của từng ngày sống. Như thế, với đức tin và phút hồi tâm, ta có thể “thấy” và “đụng chạm” mầu nhiệm, tựa như có thể “đụng chạm” ánh sáng, có thể “nhìn thấy” âm nhạc. Nghịch lý huyền nhiệm này có thể hiểu được khi ta dấn thân kiếm tìm sự thánh thiêng ngay nơi trần tục, mầu nhiệm ngay giữa đời thường. II. VÌ SAO PHẢI HỒI TÂM Hồi: Trở về Tâm: Trái tim Hồi tâm nghĩa là trở về trái tim – tâm hồn Trái tim - nội tâm là nguồn tiềm ẩn của mọi hành động là trung tâm điểm của mọi bậc sống, tâm điểm của niềm vui và nỗi buồn, của tình cảm hay cảm nhận trong từng khoảnh khắc của cuộc sống Hồi tâm trở về với nội tâm để nhận biết tâm hồn mình đang chuyển bến như thế nào, nhất là nhận ra tinh thần hay khuynh hướng nào đang tác động, thúc đẩy ta. Hồi tâm trở về với trái tim tâm hồn để gặp gỡ Thiên Chúa hiện diện và hoạt động III. LÝ DO LÀM TA KHÔNG HỒI TÂM - Quá bận rộn: không có thời gian. Lý do sâu xa: ta chưa thấy hồi tâm là nhu cầu sống còn - Không biết cách làm, chưa đi vào chiều sâu chuyển biến nơi tâm hồn - Chưa nhận và hiểu đúng vị trí, vai trò của việc hồi tâm trong đời sống siêu nhiên IV. PHÚT HỒI TÂM NHƯ THẾ NÀO? 1. Phút hồi tâm, cuộc đối thoại thiêng liêng. Phút hồi tâm là cách cầu nguyện hoàn toàn riêng tư với Chúa. Hay nói cách khác, phút hồi tâm là cuộc nói chuyện thiêng liêng. Nói chuyện có hai loại; - Độc thoại là một mình nói một mình mình nghe, không có và không cần ai lắng nghe hay trả lời. - Đối thoại là cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau để bàn bạc, trao đổi ý kiến. Phút hồi tâm đòi chúng ta phải đối thoại với Thiên Chúa. Đối thoại thì có lúc ngừng để nghe tiếng nói của người kia. Nhưng muốn nghe tiếng Chúa nói đòi hỏi sự tĩnh lặng để nhận diện cảm xúc. 2. Bài tập nhận diện cảm xúc a. Định tâm – nhận diện – tạ on – xin ơn - Ý thức sự hiện diện của Chúa - Nhìn lại những nón quà Chúa ban - Dâng lời cám ơn Chúa - Xin ơn soi sáng, đàng sau cảm xúc b. Nhận diện cảm xúc - Để cho cảm xúc xuất hiện, ý thức và đạt tên chúng - Cảm xúc nào xúc hiện do đâu - Sự nhận biết về tôi, về Chúa c. Xin ơn tha thứ và chữa lành - Chọn một hai cảm xúc chủ đạo, xuy xét về cảm xúc ấy. Cảm xúc bộc lộ những gì - Ở lại cảm xúc trong khi nhớ lại sự kiện - Xin Chúa Thánh Thần giúp khám phá những cảm xúc hoặc thái độ thực tiễn tiềm ẩn dưới bề mặt kinh nghiệm. d. Hướng mới cho cuộc sống - Nhìn tới với niềm hy vọng và quyết tâm đổi mới với ý thức chữa lành e. Kết thúc - Tâm sự và kết thúc bằng kinh Lạy Cha V. PHÚT HỒI TÂM RÚT GỌN 1. NHÌN LÊN Chúa với lòng biết ơn: định tâm, nhận diện, tạ ơn, xin ơn : Tô muốn cám ơn Chúa về điều gì? - Ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa - Nhìn lại hồng ân Chúa ban và dâng lời tạ ơn - Xin ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn 2. NHÌN LẠI: Cùng với Chúa nhìn lại ngày sống: Tôi đã sống thế nào? - Điểu gì đã xảy ra, tác động trên ta thế nào? Ta hành xử ra sao? - Khi phản ứng, cảm xúc nào xuất hiện? - Chúa muốn nói gì qua sự kiện, qua cảm xúc chuyển biến tâm trí. 3. BƯỚC NHÌN TỚI: Sam hối và canh tân - Xin ơn tha thứ và chữa lành - Nhìn tới với niềm hy vọng quyết tâm đổi mới Tôi sẽ làm gì để sống một ngày hạnh phúc hơn? Tôi cần thay đổi điều gì trong cách hành xử và lối sống của tôi? Trong hoàn cảnh của tôi, Chúa sẽ làm gì? Kết thúc bằng một kinh Lạy Cha VI. ÍCH LỢI PHÚT HỒI TÂM Phút hồi tâm sẽ giúp ta hàn gắn các mối quan hệ, duy trì và nâng cao cảm xúc tích cực, tạo ra cái nhìn chân thực đáng quý về những người xung quanh. Ta sẽ nhạy cảm khám phá Chúa trong những điều đơn giản của cuộc sống hay rung động thầm kín của nội tâm. Phút hồi tâm sẽ giúp nhận biết chuẩn mực lương tâm của mình, nhận định được điều gì là thái quá, điều đem lại hạnh phúc cho mình. Phút hồi tâm giúp cho ta quyết tâm sống tốt và vươn đến Thiên Chúa. Hơn nữa, ta sẽ học được những kỹ năng sống quan trọng như lắng nghe, chia sẻ, quan sát, giải quyết vấn đề, tìm ý Chúa trong mọi sự... Phút hồi tâm là phương thế cầu nguyện giúp ta nâng cao tình bạn với Chúa trong cuộc sống thường nhật. Qua đó, phần nào giúp ta nhận ra được sự săn sóc yêu thương của Chúa. Để rồi từ nơi thâm sâu của đáy lòng một thái độ biết ơn và hoán cải trào dâng. Phút hồi tâm không chỉ là phương thức cầu nguyện hàng ngày giúp ta không ngừng lớn lên trong mối tương quan với Chúa. Phút hồi tâm là giây phút ta tìm lại chính mình, trong mối liên hệ với thế giới xung quanh. Phút hồi tâm sẽ giúp ta tìm lại chính mình, chữa lành vết thương lòng và thúc đẩy ta sống đẹp ý Chúa. Phút hồi tâm là nhìn lại các sinh hoạt chính trong ngày. Ta tự hỏi ta có thực hiện với lòng ao ước thật sự yêu thương và phục vụ Chúa cũng như tha nhân. Nếu ta có ao ước này, ta sẽ tìm thấy bình an, nhẫn nại, niềm vui và yêu thương. Ngày nay đời sống tinh thần gặp nhiều khó khăn và có chiều hướng vật chất hóa. Nhịp sống năng động, vội vã thúc đẩy ta lao vào dòng chảy cuộc đời, đuổi theo những giá trị vô ích mà quên đi sự hiện diện của mình, không tìm được giá trị và ý nghĩa sống của bản thân. Cuộc sống như vậy thì thật buồn chán, tẻ nhạt và không đáng sống. Vì vậy, Chúng ta rất cần những phút giây lắng đọng, chỉ khi đó chúng ta mới nhẹ nhàng cảm nhận hơn về giá trị của cuộc đời, giá trị bản thân mà hạnh phúc với hiện tại. Câu hỏi tự luận bài PHÚT HỒI TÂM. Theo bạn, Phút hồi tâm giúp ích gì cho đời sống và ơn gọi Giáo Lý Viên - Huynh Trưởng (3đ). Bạn đã thực hiện phút hồi tâm cho chính mình, (2đ ) cho đoàn như thế nào (2đ )? Làm thế nào để trung thành với phút hồi tâm mỗi ngày? (3đ ) Tên Thánh, họ và tên: …………………………………………………………… Đội: ……………………………, Giáo xứ :…………………………………….. LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC PHÚT HỒI TÂM Hãy chọ câu trả lời đúng nhất. 1. Phút hồi tâm để làm gì? a. Để gặp gỡ Thiên Chúa b. Để trò chuyện thân tình c. Để sống hạnh phúc 2. Lý do làm ta không thể hồi tâm là gì? a. Quá bận rộn, không có thời gian. Không biết cách làm, b. Chưa nhận và hiểu đúng vị trí, vai trò của việc hồi tâm trong đời sống siêu nhiên c. Cả và b cùng đúng 3. Phút hồi tâm sẽ giúp nhận biết điiều gì? a. giúp nhận biết chuẩn mực lương tâm b. nhận định được điều gì là thái quá c. Cả a và b tất cả đúng 4. Phương thế cầu nguyện giúp ta nâng cao tình bạn với Chúa trong cuộc sống thường nhậ là gì? a. Cầu nguyện b. Thánh lễ c. Phút hồi tâm 5. Phút hồi tâm còn được gọi với tên gọi nào khác? a. Tìm lại chính mìh b. Trở về ngôi nhà cũ c. Cả a và b cùng sai