PHÚT HỒI TÂM Nt. Maria Bùi Thị Bích Mai.OP I. DẪN NHẬP “Giữa những xao động của nhân thế nổi trôi. Giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người. Giữa những đẹp tươi hay ê chề thất bại. Con xin dành một cõi rất riêng tư. Cho Giêsu Đấng tình yêu sâu thẳm” (Một cõi riêng tư dành cho Chúa – Linh mục nhạc sỹ Thái Nguyên). Những giây phút tĩnh lặng, tạm quên đi những bộn bề lo toan trong cuộc sống, dành cho mình một cõi riêng tư, mở lòng ra để gặp gỡ Chúa. Phút hồi tâm là cách giúp ta lắng đọng, giúp ta mở lòng ra, gặp gỡ Chúa qua những biến cố buồn vui của cuộc đời, qua những lo toan đời thường”. Chúa luôn yêu thương ta, Chúa luôn chờ ta, hẹn gặp ta, vì: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,21). Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta bắt gặp vô vàn dấu chỉ hay sự kiện. Những dữ kiện, những dấu chỉ rời rạc chúng ta đọc như thế nào là do cách chúng ta kết nối nó lại với nhau, và nhờ cách kết nối mà chúng ta đọc ra được ý nghĩa. Qua cửa ngõ giác quan, chúng ta có thể nhận biết những dấu chỉ hay sự kiện ấy là gì, và với lý trí, chúng ta có thể kết nối các dấu chỉ, sự kiện để đọc ra ý nghĩa. Nhưng thực tại không chỉ là những dấu chỉ, sự kiện hay vấn đề cần nắm bắt và giải quyết, thực tại còn là “Mầu nhiệm”. Mầu nhiệm khác vấn đề. Trong khi vấn đề ở ngoài ta, là điều ta chưa biết, thách đố ta nắm bắt và giải quyết, thì mầu nhiệm lại gắn chặt với ta, ở trong ta, là điều ta đã biết nhưng càng biết lại càng bí nhiệm càng được lôi cuốn kiếm tìm. Mầu nhiệm tỏ lộ giữa đời thường, qua muôn vàn khoảnh khắc cuộc sống, đụng chạm ta và lôi cuốn ta đi vào chân trời của nó. Mầu nhiềm là đối tượng kiếm tìm của người tín hữu, là chính Thiên Chúa. Thiên Chúa là mầu nhiệm tuyệt đối mà con người chỉ có thể tiếp cận bằng đức tin. Nếu cuộc sống mỗi ngày là một “mật thư” gửi đến mỗi người, thì đức tin có thể ví tựa “chìa khóa” và phút hồi tâm là cách dùng “chìa khóa” để giải mật thư, để đọc ra ý nghĩa của từng ngày sống. Như thế, với đức tin và phút hồi tâm, ta có thể “thấy” và “đụng chạm” mầu nhiệm, tựa như có thể “đụng chạm” ánh sáng, có thể “nhìn thấy” âm nhạc. Nghịch lý huyền nhiệm này có thể hiểu được khi ta dấn thân kiếm tìm sự thánh thiêng ngay nơi trần tục, mầu nhiệm ngay giữa đời thường. II. VÌ SAO PHẢI HỒI TÂM Hồi: Trở về Tâm: Trái tim Hồi tâm nghĩa là trở về trái tim – tâm hồn Trái tim - nội tâm là nguồn tiềm ẩn của mọi hành động là trung tâm điểm của mọi bậc sống, tâm điểm của niềm vui và nỗi buồn, của tình cảm hay cảm nhận trong từng khoảnh khắc của cuộc sống Hồi tâm trở về với nội tâm để nhận biết tâm hồn mình đang chuyển bến như thế nào, nhất là nhận ra tinh thần hay khuynh hướng nào đang tác động, thúc đẩy ta. Hồi tâm trở về với trái tim tâm hồn để gặp gỡ Thiên Chúa hiện diện và hoạt động III. LÝ DO LÀM TA KHÔNG HỒI TÂM - Quá bận rộn: không có thời gian. Lý do sâu xa: ta chưa thấy hồi tâm là nhu cầu sống còn - Không biết cách làm, chưa đi vào chiều sâu chuyển biến nơi tâm hồn - Chưa nhận và hiểu đúng vị trí, vai trò của việc hồi tâm trong đời sống siêu nhiên IV. PHÚT HỒI TÂM NHƯ THẾ NÀO? 1. Phút hồi tâm, cuộc đối thoại thiêng liêng. Phút hồi tâm là cách cầu nguyện hoàn toàn riêng tư với Chúa. Hay nói cách khác, phút hồi tâm là cuộc nói chuyện thiêng liêng. Nói chuyện có hai loại; - Độc thoại là một mình nói một mình mình nghe, không có và không cần ai lắng nghe hay trả lời. - Đối thoại là cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau để bàn bạc, trao đổi ý kiến. Phút hồi tâm đòi chúng ta phải đối thoại với Thiên Chúa. Đối thoại thì có lúc ngừng để nghe tiếng nói của người kia. Nhưng muốn nghe tiếng Chúa nói đòi hỏi sự tĩnh lặng để nhận diện cảm xúc. 2. Bài tập nhận diện cảm xúc a. Định tâm – nhận diện – tạ on – xin ơn - Ý thức sự hiện diện của Chúa - Nhìn lại những nón quà Chúa ban - Dâng lời cám ơn Chúa - Xin ơn soi sáng, đàng sau cảm xúc b. Nhận diện cảm xúc - Để cho cảm xúc xuất hiện, ý thức và đạt tên chúng - Cảm xúc nào xúc hiện do đâu - Sự nhận biết về tôi, về Chúa c. Xin ơn tha thứ và chữa lành - Chọn một hai cảm xúc chủ đạo, xuy xét về cảm xúc ấy. Cảm xúc bộc lộ những gì - Ở lại cảm xúc trong khi nhớ lại sự kiện - Xin Chúa Thánh Thần giúp khám phá những cảm xúc hoặc thái độ thực tiễn tiềm ẩn dưới bề mặt kinh nghiệm. d. Hướng mới cho cuộc sống - Nhìn tới với niềm hy vọng và quyết tâm đổi mới với ý thức chữa lành e. Kết thúc - Tâm sự và kết thúc bằng kinh Lạy Cha V. PHÚT HỒI TÂM RÚT GỌN 1. NHÌN LÊN Chúa với lòng biết ơn: định tâm, nhận diện, tạ ơn, xin ơn : Tô muốn cám ơn Chúa về điều gì? - Ý thức sự hiện diện của Thiên Chúa - Nhìn lại hồng ân Chúa ban và dâng lời tạ ơn - Xin ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn 2. NHÌN LẠI: Cùng với Chúa nhìn lại ngày sống: Tôi đã sống thế nào? - Điểu gì đã xảy ra, tác động trên ta thế nào? Ta hành xử ra sao? - Khi phản ứng, cảm xúc nào xuất hiện? - Chúa muốn nói gì qua sự kiện, qua cảm xúc chuyển biến tâm trí. 3. BƯỚC NHÌN TỚI: Sam hối và canh tân - Xin ơn tha thứ và chữa lành - Nhìn tới với niềm hy vọng quyết tâm đổi mới Tôi sẽ làm gì để sống một ngày hạnh phúc hơn? Tôi cần thay đổi điều gì trong cách hành xử và lối sống của tôi? Trong hoàn cảnh của tôi, Chúa sẽ làm gì? Kết thúc bằng một kinh Lạy Cha VI. ÍCH LỢI PHÚT HỒI TÂM Phút hồi tâm sẽ giúp ta hàn gắn các mối quan hệ, duy trì và nâng cao cảm xúc tích cực, tạo ra cái nhìn chân thực đáng quý về những người xung quanh. Ta sẽ nhạy cảm khám phá Chúa trong những điều đơn giản của cuộc sống hay rung động thầm kín của nội tâm. Phút hồi tâm sẽ giúp nhận biết chuẩn mực lương tâm của mình, nhận định được điều gì là thái quá, điều đem lại hạnh phúc cho mình. Phút hồi tâm giúp cho ta quyết tâm sống tốt và vươn đến Thiên Chúa. Hơn nữa, ta sẽ học được những kỹ năng sống quan trọng như lắng nghe, chia sẻ, quan sát, giải quyết vấn đề, tìm ý Chúa trong mọi sự... Phút hồi tâm là phương thế cầu nguyện giúp ta nâng cao tình bạn với Chúa trong cuộc sống thường nhật. Qua đó, phần nào giúp ta nhận ra được sự săn sóc yêu thương của Chúa. Để rồi từ nơi thâm sâu của đáy lòng một thái độ biết ơn và hoán cải trào dâng. Phút hồi tâm không chỉ là phương thức cầu nguyện hàng ngày giúp ta không ngừng lớn lên trong mối tương quan với Chúa. Phút hồi tâm là giây phút ta tìm lại chính mình, trong mối liên hệ với thế giới xung quanh. Phút hồi tâm sẽ giúp ta tìm lại chính mình, chữa lành vết thương lòng và thúc đẩy ta sống đẹp ý Chúa. Phút hồi tâm là nhìn lại các sinh hoạt chính trong ngày. Ta tự hỏi ta có thực hiện với lòng ao ước thật sự yêu thương và phục vụ Chúa cũng như tha nhân. Nếu ta có ao ước này, ta sẽ tìm thấy bình an, nhẫn nại, niềm vui và yêu thương. Ngày nay đời sống tinh thần gặp nhiều khó khăn và có chiều hướng vật chất hóa. Nhịp sống năng động, vội vã thúc đẩy ta lao vào dòng chảy cuộc đời, đuổi theo những giá trị vô ích mà quên đi sự hiện diện của mình, không tìm được giá trị và ý nghĩa sống của bản thân. Cuộc sống như vậy thì thật buồn chán, tẻ nhạt và không đáng sống. Vì vậy, Chúng ta rất cần những phút giây lắng đọng, chỉ khi đó chúng ta mới nhẹ nhàng cảm nhận hơn về giá trị của cuộc đời, giá trị bản thân mà hạnh phúc với hiện tại. Câu hỏi tự luận bài PHÚT HỒI TÂM. Theo bạn, Phút hồi tâm giúp ích gì cho đời sống và ơn gọi Giáo Lý Viên - Huynh Trưởng (3đ). Bạn đã thực hiện phút hồi tâm cho chính mình, (2đ ) cho đoàn như thế nào (2đ )? Làm thế nào để trung thành với phút hồi tâm mỗi ngày? (3đ ) Tên Thánh, họ và tên: …………………………………………………………… Đội: ……………………………, Giáo xứ :…………………………………….. LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC PHÚT HỒI TÂM Hãy chọ câu trả lời đúng nhất. 1. Phút hồi tâm để làm gì? a. Để gặp gỡ Thiên Chúa b. Để trò chuyện thân tình c. Để sống hạnh phúc 2. Lý do làm ta không thể hồi tâm là gì? a. Quá bận rộn, không có thời gian. Không biết cách làm, b. Chưa nhận và hiểu đúng vị trí, vai trò của việc hồi tâm trong đời sống siêu nhiên c. Cả và b cùng đúng 3. Phút hồi tâm sẽ giúp nhận biết điiều gì? a. giúp nhận biết chuẩn mực lương tâm b. nhận định được điều gì là thái quá c. Cả a và b tất cả đúng 4. Phương thế cầu nguyện giúp ta nâng cao tình bạn với Chúa trong cuộc sống thường nhậ là gì? a. Cầu nguyện b. Thánh lễ c. Phút hồi tâm 5. Phút hồi tâm còn được gọi với tên gọi nào khác? a. Tìm lại chính mìh b. Trở về ngôi nhà cũ c. Cả a và b cùng sai
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét