LINH ĐẠO GIÁO LÝ VIÊN Nt. Maria Bùi Thị Bích Mai I. Giáo Lý Viên Là Ai? II. Ơn Gọi, Sứ Mạng Và Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên III. Linh đạo Giáo Lý Viên I. Giáo Lý Viên Là Ai? - Giáo lý viên (Catechis) là người giới thiệu Chúa Giêsu bằng lời nói (kérygma = loan báo) và bằng đời sống (Praxis = phản ảnh dung mạo của Ngài) cho thế giới - “Giáo lý viên là một giáo dân được Giáo Hội đặc cử, tùy theo nhu cầu địa phương, để giúp những người chưa biết Chúa cũng như nơi các tín hữu được nhận biết, yêu mến và dõi theo Đức Kitô” (Thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, Hướng dẫn dành cho GLV, (1993) số 3.) - ĐGH Gioan Phaolô II mô tả các giáo lý viên như “những chuyên viên, những người loan báo Tin Mừng không thể thiếu; họ là những người tiêu biểu cho sức mạnh cơ bản của các cộng đoàn tín hữu”( TĐ. Sứ vụ Đấng Cứu Độ, 1990, số 73) - Giáo Luật mô tả giáo lý viên như “những giáo dân có trình độ và đời sống đạo hạnh, dưới sự hướng dẫn của nhà truyền giáo, hiến thân lo giảng dạy giáo lý Tin Mừng và tổ chức các cử hành phụng vụ cũng như các việc bác ái” (GLsố 785,1) II. Ơn Gọi, Sứ Mạng Và Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên 1. Ơn Gọi Và Sứ Mạng - Ơn gọi giáo lý viên bắt nguồn từ bí tích Rửa tội và bí tích Thêm Sức, đồng thời do một lời mời gọi đặc biệt của Chúa Thánh Thần và được giám mục minh nhiên ủy nhiệm. - Ơn gọi giáo lý viên vừa có tính chuyên biệt vì dành riêng cho việc dạy giáo lý, vừa có tính tổng quát vì tham gia vào tác vụ tông đồ để gieo trồng và phát triển Giáo Hội 2. Nhiệm Vụ Của Giáo Lý Viên Những nhiệm vụ của giáo lý cũng chính là những nhiệm vụ mà Giáo Hội trao cho giáo lý viên (xem bài 1, mục III) Các nhiệm vụ này đan quyện lẫn nhau, mỗi nhiệm vụ theo cách của mình thực thi mục đích của việc dạy giáo lý. Nếu chỉ coi thường một trong những nhiệm vụ trên, thì đức tin công giáo sẽ không đạt tới sự phát triển toàn vẹn. Để thực thi những nhiệm vụ trên, giáo lý viên “cần hai phương tiện là việc truyền đạt sứ điệp Tin Mừng và kinh nghiệm sống đạo” (Thánh bộ Giáo sĩ, (1997), Sđd, số 87 ) III. Linh Đạo Giáo Lý Viên 1. Linh Đạo Là Gì ? Nói đến linh đạo là nói đến con đường nên thánh, con đường thiêng liêng của một tập thể hay một cá nhân, đã được vạch ra và được sống dưới ơn soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Trong lãnh vực Thần học, Giáo Hội phân biệt Thần Học Tín Lý, Thần Học Luân Lý và Thần Học Tu Đức. Linh đạo nằm trong Thần học Tu đức, là ngành dạy người ta làm sao để hoàn thiện hóa cuộc sống trần thế, không phải chỉ là chu toàn các luật lệ, nhưng còn với những phương pháp giúp con người sống tốt đẹp hơn để có thể đạt tới sự hoàn thiện. Ơn gọi nên thánh là ơn gọi chung của mọi kitô hữu. Tất cả đều được mời gọi nên thánh nhưng mỗi người có thể nên thánh theo cách thức riêng tùy hoàn cảnh và bậc sống của mình : một linh mục coi xứ, một tu sĩ chiêm niệm, một tu sĩ tông đồ, một giáo dân giữa chợ đời hay sống trong tổ ấm, mỗi người đều có những nẻo đường, những điều kiện thuận lợi riêng để nên hoàn thiện. 2. Linh Đạo Giáo Lý Viên Nhìn lại lịch sử Giáo hội qua nhiều thế kỷ, từ Đức Kitô, đến các tông đồ, từ thời các giáo phụ rồi đến chúng ta ngày nay, biết bao thế hệ kitô giáo đã không mệt mỏi sống và truyền đạt cho người khác những gì họ đã nhận lãnh nơi Đức Kitô. Chính Đức Kitô là Người Thầy duy nhất[1] mà qua lời giảng dạy, Ngài đã truyền đạt một con đường sống : “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con ở trên trời” (Lc 6, 36). Đó là cùng đích của đời sống kitô hữu. Thật ra, con đường nên thánh của giáo lý viên không ở ngoài con đường chung cho mọi kitô hữu là sống niềm tin-cậy-mến, cầu nguyện và thực thi các nhân đức của Tin mừng. Nhưng theo chức năng của mình, giáo lý viên phải sống linh đạo đó ở một trình độ cao hơn, nghĩa là linh đạo của họ phải là một bổn phận cấp bách hơn. Linh đạo này không chỉ dựa vào sự hiểu biết thần học hay những phương pháp dạy giáo lý, tuy những điều này là cần thiết nhưng không thuộc về bản chất linh đạo của giáo lý viên. Vậy ta có thể nói rằng linh đạo giáo lý viên hệ tại việc sống những đòi hỏi của Tin mừng. Đó là : - Yêu mến Chúa - Gắn bó Giáo Hội - Thăng tiến Con người Đây là con đường nên thánh của các tín hữu, cách đặc biệt là con đường nên thánh của GLV Giúp lớn lên trong đức tin, hiểu biết về đức tin, và sống đức tin. Nó đòi hỏi ở mức độ cao hơn, trưởng thành hơn. A. Yêu mến Chúa - Chúa là ưu tiên hàng đầu • Dành ưu tiên cho Chúa. Đặt Chúa trên hết mọi chọn lựa và quan tâm • Nghĩa là làm mọi việc vì Chúa – hăng say vì Chúa – Rao giảng vì Chúa => Phải có LÒNG MẾN • Yêu là luôn nghĩ tới, nhớ tới và làm mọi việc vì người mình yêu, “bị” người yêu chi phối . Yêu Chúa là sống thân mật với Chúa= GLV Phải dành cho Chúa tình yêu như vậy - Yêu mến Lời Chúa • Không chỉ đọc, mà là đón nhận – Để Lời Chúa trở nên lương thực nuôi dưỡng – biến đổi cách sống • Nghe – học Lời Chúa thường xuyên – đọc riêng, nghe trong phụng vụ - chia sẻ Lời Chúa - Tham gia phụng vụ • Tham dự cách chủ động – Tích cực – Ý thức: Thưa đáp, ca hát các phần dành cho cộng đoàn. • Siêng năng tham dự thánh lễ - Rước lễ • Yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể • Siêng năng lãnh nhận Bí tích Giải tội và Bí tích Thánh Thể - Cầu nguyện liên lỉ • Cầu nguyện là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Cầu nguyện là nâng tâm hồn lền tới Chúa – là hơi thở của người tín hữu • Dành thời giờ cho Chúa, ở bên Chúa kể cả khi bận rộn nhất • Tĩnh lăng bên ngoài và bên trong • Giục lòng tin – hình dung Chúa đanh hiện diện Yêu mến Chúa sẽ giúp GLV : => Làm mọi việc bình thường cách phi thường => Làm việc trong yêu mến – vui tươi – Vì Chúa – Với Chúa => Ý thức vâng phục Chúa và Giáo Hội => Xây dựng củng cố tình hiệp thông hiệp nhất =>Sống thánh mỗi phút giây hiện tại B. Gắn bó Giáo Hội Không thể yêu mến Chúa Kitô mà lại không gắn bó yêu mến thân thể của Ngài là Giáo Hội. GLV gắn bó Giáo Hội là: Vâng phục – Bênh vực – Cộng tác với GH - Vâng phục cần: • Khiêm tốn đối thoại. Kiên nhẫn chờ đợi • Từ bỏ ý riêng – nhận ra ý Chúa • Cộng tác trong tinh thần xây dựng => Tin Thiên Chúa có thể biến điều xấu nên điều tốt, dùng những điều bất lợi để uốn nắn ta • GLV không chỉ vâng phục mà còn đồng cảm với Giáo Hội • Luôn trung thành với Giáo Hội và truyền đạt trung thành sứ điệp của Chúa • Vâng phục không thui chột sáng kiến và trách nhiệm – nhưng là cơ hội thể hiện sáng kiến và trách nhiệm - Bênh vực Giáo Hội • GLV là người của GH, được GH sai đi => GLV phải bênh vực GH • Không cãi cọ tuyên chiến • Bằng cuộc sống thánh thiện của mình • Bằng rao truyền giáo lý lành mạnh thánh thiện của GH • Bằng sống gương mẫu - Cộng tác với GH • Đặt đúng vị trí trách nhiệm của mình là dụng cụ, là người gieo – người khác gặt • Không ngừng nghiên cứu học hỏi • Dù khi vui khi buồn dù ngươi nghe hay từ chối vẫn kiên trì với sứ mạng • Không cản đường chặn lối người khác phát triển • Không coi mình là nhất và bất khả thay thế • Không biến các học viên thành fan riêng, nhóm riêng. Hoặc bản sao của mình • Giúp các học viên phát triển như Chúa muốn nơi họ - Đối với bên ngoài Giáo Hội • Đem tinh thần Tin Mừng vào các hoạt động xã hội • Làm chứng bằng sự hiện diện và gương sáng • Dấn thân trong các hoạt động tông đồ, bác ái xã hội C. Thăng Tiến Con Người GLV cần thăng tiến bản thân cả tự nhiên và siêu nhiên, thăng tiến đời sống tông đồ và thăng tiến người khác. - GLV thăng tiến đời sống nhân bản và đời sống tâm linh (Tập tính tốt: Nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự, kính trọng tha nhân) - Nhiệt tình truyền giáo: • Yêu mến các linh hồn – khát khao đem Chúa cho họ • Không ngại dấn thân phục vụ • Không sợ khổ sợ khó - Có khả năng chuyên môn. - Chia sẻ cho tha nhân niềm tin, niềm hy vọng và những điều tốt đẹp - Tích cực xây dựng giáo xứ • Cộng tác với cha xứ trong khiêm tốn • Chấp nhận hy sinh, thiệt thòi, hiểu lầm • Không bao giờ tách biệt hoặc đứng ngoài sinh hoạt của giáo xứ • Trở nên sợi dây nối kết trong cộng đoàn KẾT : Nói tóm lại, linh đạo giáo lý viên là sống thật tốt tương quan của mình với Thiên Chúa, với Giáo Hội và với con người được biểu lộ qua những thái độ yêu mến Chúa Kitô, gắn bó với Giáo Hội và tìm cách thăng tiến đời sống con người. Ở đây chúng ta không liệt kê hết những thái độ cần thiết của giáo lý viên, nhưng chỉ nhấn mạnh một số điểm đặc biệt cần thiết cho thời đại ngày nay. Một thời đại của những biến đổi không ngừng trong đời sống đức tin và trong những mối tương quan của con người. Giáo lý viên là dụng cụ hữu ích và cần thiết trong tay Thiên Chúa, như thánh Phaolô, giáo lý viên ý thức rằng ta chỉ là những kẻ trồng, người tưới, chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên và sinh hoa trái. Dạy giáo lý là “một công việc khiêm tốn và kín đáo, nhưng đó là một hình thức tuyệt với của tông đồ giáo dân” [9], một niềm vui lớn lao: niềm vui được cộng tác vào kế hoạch cứu rỗi các linh hồn của Thiên Chúa, niềm vui được góp phần xây dựng Giáo Hội và thế giới ngày càng hoàn thiện và phồn thịnh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét