Phi tiêu Lần đầu tiên trong đời được tham gia trò chơi phi tiêu. Nhưng lạ lắm. Tôi là người được chị em tin tưởng cần tiêu để phi vào các đích phải đến: TRÁCH NHIỆM CAO ĐỘ, DÁM NGHĨ DÁM LÀM, LÀM NÊN KỲ TÍCH. Mỗi lần tiêu không trúng đích thì chị em tôi phải hít đất, và có một số người loại ra vòng chơi. Trong tôi một cảm xúc đau khổ vì tôi mà chị em liên lụy. Mỗi lần thất bại, tôi lại cố gắng, quyết tâm. Nhưng không phải cứ cố gắng là thành công. Nó đòi hỏi phải cải thiện phương pháp.Vừa mới trúng, đích thứ 2, thứ 3 lại xa ra. Lại phải cố gắng và tập trung. Tôi thấy chị em bên tôi ủng hộ, tin tưởng và cổ vũ nhưng tiếp sức cho tôi thêm NỘI LỰC VỮNG VÀNG và ... Điều tôi không nghĩ tới trước đó. Vì tôi chưa từng chơi phi tiêu. Đích cuối cùng đã trúng. Trong tôi vỡ ào cảm xúc. Tôi biết ơn 6 chị em cộng sự viên đắc lực bên tôi. Khi tôi thất bại các bạn hít đất mà vẫn tin tưởng tôi. Các ơn chị em đã liên lụi với tôi. Trong cuộc đời cũng vậy thôi. Có những lúc khó khăn không cho phép tôi được bỏ cuộc, đòi tôi phải nỗ lực, quyết tâm và thay đổi phương pháp. Dù thế nào đi nữa đã nhận trách nhiệm phải làm hết mình, hết tình yêu và cả con người. Nhất là công tác hiện thời Hội Dòng trao phó cộng tác trong ban huấn giáo phận Xuân Lộc càng không cho phép tôi từ chối hay bỏ cuộc. Vì không phải tôi bỏ cuộc mà còn là Hội Dòng của tôi, càng không cho phép tôi làm việc nửa chừng. Tôi phải TRÁCH NHIỆM CAO ĐỘ, DÁM NGHĨ DÁM LÀM, LÀM NÊN KỲ TÍCH. Tôi làm không phải vì bản thân mà còn là vì Hội Dòng của tôi. Tôi yêu Hội Dòng tôi. Tôi đã và sẽ cố gắng hết mình. Vì hành trình sứ vụ của tôi, còn có chị em tôi cùng đi. Tôi tin Chúa phúc cho tôi. Cám ơn Thầy Minh Tâm và đội ngũ Tâm Trí Tín đã cho tôi trải nghiệm sâu sắc làm những nội lực trong tôi vươn lên. Và tôi đã và hứa sẽ mãi CỐNG HIẾN TẬN TÂM. Nt. Maria Bùi Thị Bích Mai. ĐMTH.
QUẢN LÝ NÉN BẠC CUỘC ĐỜI
QUẢN LÝ NÉN BẠC CUỘC ĐỜI Mt 25, 14-30 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ theo khả năng của mỗi người, đoạn ông ra đi. “Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Người lãnh hai nén cũng đi làm lợi được hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình. “Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: “Thưa ông, ông trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác”. Ông chủ bảo người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”. Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: “Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc; đây tôi đã làm lợi được hai nén khác”. Ông chủ bảo người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”. “Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: “Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt nơi không gieo và thu nơi ông không phát: nên tôi khiếp sợ (mà) đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Ðây của ông, xin trả lại cho ông”. Ông chủ trả lời người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, người đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra người phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng”. SUY NIỆM Dụ ngôn những nén bạc là một sự ngợi ca tự do của con người. Những nén bạc này biểu tượng cho những phẩm chất cá nhân mỗi chúng ta nhận được và là những trách nhiệm đã được trao phó cho mỗi chúng ta: như gia đình, bà con lối xóm, những người cùng chung sống, cũng như thế giới và môi trường sống xung quanh chúng ta. Dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta biết sử dụng tốt bao nhiêu có thể, để làm lợi cho những người xung quanh chúng ta những nén bạc mà chúng ta đã nhận được, không nên để đến cuối đời mình mới nói với Chúa: Đây con trả lại Chúa con tim mà Chúa ban cho con, con đã sử dụng nó rất ít để không làm những điều lỗi lầm. Tài năng mà Chúa trao cho con, con xin trả lại Chúa y nguyên. Nó hầu như mới tinh vì chẳng được sử dụng để phục vụ. Nhưng chúng ta nên nhớ sự xét xử sẽ được dựa trên hoa trái mà chúng ta đã làm trổ sinh hay không như lời Chúa Giê-su nói với các tông đồ: “ Thầy chọn anh em để anh em mang lại hoa trái, và hoa trái anh em tồn tại”.
CHIEN DICH MUA CHAY VA PHUC SINH
CHỦ ĐỂ: VỀ ĐẤT HỨA I. ĐỐI TƯỢNG: Toàn đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo xứ ……. II. Ý LỰC: Hướng về Đức Kitô, Đấng giải thoát ta khỏi ách nô lệ tội lỗi. III. BÀI HÁT CHỦ LỰC: SỨC SỐNG DỒI DÀO Chúa đến ban sức sống Ngài nguồn sống luôn dồi dào mãi. Chúa đến ban sức sống Ngài cho chúng con đi theo Ngài. Mọi vất vả trên đôi tay chia sớt cùng Ngài đây. Mọi gánh nặng trên đôi vai, Ngài đến cùng mang lấy. Giêsu Vua muôn loài. Xin được cám ơn Ngài. Giêsu Vua muôn loài. Xin được hát khen Ngài. IV. PHÂN NHỊP: Từ ngày 26/02/2012 – ngày 20/05/2012 Chiến dịch chia làm 2 nhịp NHỊP 1 : Từ ngày 26/02 – 01/04/2012 = 4 Tuần = VỀ ĐẤT HỨA NHỊP 2: Từ ngày 08/04 – 20/05/2012 = 3 Tuần = TIẾN VỀ QUÊ TRỜI V. DIỄN TIẾN: NHỊP 1: VỀ ĐẤT HỨA CHẶNG I : Từ ngày 26/02/2012 – 03/34/2012 Ý lực: VÀO SA MẠC SUA (Xh 15,22-27) Chủ đề: Đối diện với khó khăn thử thách Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học giáo lý– Làm việc tốt- Bỏ heo gây quỹ giúp người nghèo CHẶNG II: Từ ngày04/03/2012 – 10/03/2012 Ý lực: MANA ĐẤT SIN (Xh 16, 2-4.12-15) Chủ đề: Thiên Chúa lo liệu tinh thần, vật chất cho dân Ngài. Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Làm việc tốt- Bỏ heo gây quỹ giúp người nghèo CHẶNG III : Từ ngày 11/03/2012 – 17/03/2012 Ý lực: MẠCH NƯỚC MÊRIBA (Xh 17,3-7) Chủ đề: Thiên Chúa vẫn thương dân, dù dân ngỗ nghịch Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo Lý– Làm việc tốt- Bỏ heo gây quỹ giúp người nghèo CHẶNG IV: Từ ngày 18/03/2012 – 24/03/2012 Ý lực: GIAO ƯỚC XINAI (Xh 20,1-17) Chủ đề: Thiên Chúa lập giáo ước với Dân Ngài Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo Lý– Làm việc tốt- Bỏ heo gây quỹ giúp người nghèo CHẶNG V: Từ ngày 25/03/2012 – 31/03/2012– Ý lực: VƯỢT SÔNG GIOĐAN (Gs 3,14-17) Chủ đề: Bỏ nếp sống cũ, bắt đầu cuộc sống mới Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Làm việc tốt- Bỏ heo gây quỹ giúp người nghèo CHẶNG VI: Từ ngày 01/04/2012 – 07/04/2012 Ý lực: HALELUIA – VÀO ĐẤT HỨA Chủ đề: Mừng Chúa sống lại Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Làm việc tốt- Lớp Sống đạo 3 đi thăm các cụ neo đơn NHỊP 2: TIẾN VẾ QUÊ TRỜI CHẶNG I: Từ ngày 08/04/2012 – 14/04/2012 Ý lực: NGÔI MỘ TRỐNG Chủ đề: Chúa đã sống lại Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Siêng năng đọc lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con làm việc này vì yêu mến Chúa ” CHẶNG II: Từ ngày 15/04/2012 – 21/04/2012 Ý lực: MARIA MADALENA, BÀ THẤY GÌ? Chủ đề: Thay đổi lối nhìn Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Siêng năng đọc lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con làm việc này vì yêu mến Chúa ” CHẶNG III: Từ ngày 22/04/2012 – 28/04/2012 Ý lực: HAI NGƯỜI MỘN ĐỆ TRÊN ĐƯỜNG EMMAU Chủ đề: Lắng nghe Lời Chúa Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Siêng năng đọc lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con làm việc này vì yêu mến Chúa ” CHẶNG IV : Từ ngày 29/04/2012 – 05/05/2012 Ý lực: CHÚA BIẾT CON YÊU MẾN CHÚA Chủ đề: Như Phêrô, em tuyên xưng lòng yêu mến Chúa qua đời sống Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Siêng năng đọc lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con làm việc này vì yêu mến Chúa ” CHẶNG V: Từ ngày 06/05/2012 – 12/05/2012 Ý lực: HÃY ĐẾN GALILÊ Chủ đề: Ra đi đến với mọi người trong vui tươi và hòa nhã Việc làm: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Siêng năng đọc lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con làm việc này vì yêu mến Chúa ” CHẶNG VI: Từ ngày 13/05/2012 – 19/05/2012 Ý lực: THĂNG THIÊN VỚI CHÚA Chủ đề: Thay đổi bản thân Công việc: Tham dự Thánh lễ- Đi học Giáo lý– Siêng năng đọc lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con làm việc này vì yêu mến Chúa ” – Thi đua toàn đoàn: Khối Khai Tâm – Xưng Tội vẽ tranh theo chủ để “Trời mới, đất mới” Khối Thêm Sức – Sống Đạo làm báo chạy. VI. CÁCH TÍNH ĐIỂM Đi lễ + học giáo lý: 1 phiếu đỏ Đem Tin mừng, Chầu Thánh Thể: 1 phiếu trắng . 7 phiếu trắng = 1 phiếu đỏ Tham dự thi đua: 10 phiếu đỏ Các em đủ điểm chuẩn sẽ được đổi phiếu tham dự Hội trại Hiệp Nhất II VII. THI ĐUA TOÀN ĐOÀN Thi vẽ: Đối tượng: Tất cả những em Khối Khai Tâm và Xưng tội Chủ đề: Trời mới, đất mới Hình thức: Vẽ tranh trên khổ A4 – màu tự do. Thời gian tham dự thi từ ngày: 13/05/2012. Sau ngày 13/05/2012 không tính điểm Ghi chú: Khi nộp tác phẩm dự thi, các em nhớ ghi tên Thánh, họ tên và lớp đầy đủ vào tác phẩm để có đủ thông tin lãnh thưởng. Thi báo chạy Đối tượng: Tất cả những em Khối Thêm Sức + Khối Sống Đạo Chủ đề: Con người mới Hình thức: Toàn lớp báo trên giấy Rôky 1m x1m. Cách trang trí tự do, hình ảnh, bài viết tự cá nhân đầu tư . Thời gian tham dự thi sáng ngày 13/05/2012. Sau 11g ngày 20/05/2012 không tính điểm Ghi chú: Những bạn có tên trên bài viết của báo– hay phụ trách trang trí báo mới được tính điểm. Những bạn không có bài viết không được cộng điểm dù có mặt tham dự trong ngày thi. VIII. PHÂN NHIỆM Dì phụ trách kính trình chiến dịch lên Cha xứ Họp đoàn: ngày 10/02/2012 – Anh trưởng triển khai công tác và kế hoạch Giáo Lý Viên lớp: Phân phối phiếu điểm + thu phiếu và cộng điểm; động viên + hỗ trợ ý tưởng giúp các em tham gia cuộc thi; nhận và nộp tác phẩm dự thi của các em cho đoàn. Ban chấm thi: Cha Xứ + Ban Trị Sự + Các Khối trưởng + Khối phó. Chấp thuận Cha Chánh Xứ TM. BĐH GĐTNTT Maria Bùi Thị Bích Mai OP
LƯỢNG GIÁ GIỜ TIẾT MẪU
LƯỢNG GIÁ GIỜ TIẾT MẪU 1. Thời lượng: 2. Nội dung - Đi vào trọng tâm bài học (ý chính) - Phù hợp tâm lý lứa tuổi - Kiến thức giáo lý gắn kết với đời sống - Tâm tình giáo lý đưa các em đến gần Chúa 3. Phương Pháp - Các đặt câu hỏi phù hợp với độ tuổi - Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi - Phương pháp hỗ trợ đúng với nội dung giáo lý - Sử lý tình huống tốt 4. Tác phong - Chuẩn mực, gần gũi, thân thiện với học viên - Tôn trọng học viên 5. Hiệu quả - Giờ học vui tươi - Học viên tham gia tích cực - Học viên nắm bắt được kiến thức cơ bản - Có chiều sâu nội tâm
Bài 44: ĐIỀU RĂN THỨ BỐN: THẢO KÍNH CHA MẸ Tiết 1 Lời Chúa: « Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.» (Xh 20,12) Ý chính: - Đạo hiếu của Dân tộc - Bổn phận của người làm con trong gia đình, giaó hội và xã hội Tâm tình: Vui tươi hiếu thảo Chuẩn bị: Hình Chúa Giêsu phụ giúp gia đình, Bài hát: Cả nhà thương nhau HOẠT ĐỘNG GIÁO LÝ VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC VIÊN I. ỔN ĐỊNH 1. Thánh hóa Lạy Chúa Giêsu, sống dưới mái nhà Nazareth Chúa luôn thể hiện là một người con ngoan, hiếu thảo và vâng phục Đức Maria và Thánh Giuse. Xin Chúa dạy chúng con cũng trở thành một người con ngoan và thảo kính với cha mẹ như Chúa. Đọc Kinh Lạy Cha 2. Ôn bài cũ Em hãy tìm ở hàng ngang những cụm từ có nghĩa C H U A N H A T W O T A H G K M Z S A N G T A O N G H I N G O I F O A I T I N G P H U C S I N H T H A N H L E X G J K L M E F C Giải đáp: Chúa nhật, sáng tạo, nghỉ ngơi, phục sinh, thánh lễ 3. Giới thiệu bài mới Chúng ta đã học về bổn phận đối với Chúa qua ba điều răn đầu của Mười Điều Răn. Nay chúng ta tiếp tục học về những bổn phận đối với tha nhân. Điều răn đầu tiên trong bảy điều răn còn lại là bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Hôm nay chúng ta sẽ học về ĐIỀU RĂN THỨ BỐN: THẢO KÍNH CHA MẸ. II. EM NGHE LỜI CHÚA 1. Dẫn nhập Cả lớp cùng hát bài “Cả nhà thương nhau” Ba thương con vì con giống mẹ Mẹ thương con vì con giống ba Cả nhà ta cùng thương yêu nhau Xa là nhớ, gần nhau là cười Ba thương con vì con giống mẹ Mẹ thương con vì con giống ba Cả nhà ta cùng thương yêu nhau Xa là nhớ, gần nhau là cười Một gia đình có cha, mẹ và con cái yêu thương nhau thật là vui, thật là hạnh phúc đúng không các em? Chính Thiên Chúa là Cha yêu thương vì muốn chúng ta sống theo đường lối yêu thương của Ngài, Ngài đã ban cho chúng ta có cha, có mẹ để cha mẹ yêu thương, dạy dỗ chúng ta. Chính Chúa Giêsu cũng đã được sinh ra, nuôi dưỡng và trưởng thành trong mái ấm gia đình Nazareth. Ngài đã nêu gương cho chúng ta trong sự hiếu thảo và vâng phục cha mẹ. Mời các em lắng nghe Lời Chúa A.Công bố Lời Chúa: Xh 20,12 « Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.» B.Diễn giải nội dung giáo lý Sách Xuất Hành nhắc nhở mỗi người phải biết sống như thế nào? Các em trả lời Đoạn Lời Chúa vừa nghe nhắc nhở mỗi người phải biết sống đúng ơn gọi và bổn phận của mình: Là con phải biết kính trọng, vâng lời cha mẹ. Vì đó là đạo làm người và là điều Chúa muốn và chúc phúc cho những ai tuân giữ giới răn này. Các em thấy Chúa Giêsu đã sống vai trò làm con trong gia đình như thế nào? Các em trả lời Trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa, Ngôi Hai Thiên Chúa đã hoàn toàn vâng phục ý Cha xuống thế làm người và “vâng lời cho đến nỗi chết trên thập tự” (Pl 2,8). Dù là Con Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu đã vâng phục Đức Maria và Thánh Giuse trong suốt 30 năm ẩn dật tại Nazareth. “Người hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51) Chính thái độ vâng phục của Chúa Giêsu dạy cho chúng ta thấy bổn phận con cái đối với cha mẹ. Hơn nữa, khi sống trong gia đình Nazareth, Chúa Giêsu đã thánh hóa đời sống gia đình và làm cho các gia đình Kitô Giáo mang một ý nghĩa đặc biệt. 1. Đạo hiếu của Dân tộc a. Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam Dân gian có câu: “ Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu Người ta nguồn gốc từ đâu Có cha có mẹ rồi sau có mình.” Chúng ta khôn lớn trưởng thành là nhờ ai! Ai đã mang nặng đẻ đau, “chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm”, đưa ta vào những câu hát, lời ru. Cuộc đời mỗi người chất chứa biết bao nhiêu lời yêu thương dạy dỗ của mẹ cha, chỉ mong cho ta khỏe mạnh và trở thành một người hữu ích cho xã hội. Những lúc ta ốm, ai đã phải thức từng giờ để canh cho ta khỏi bị giật mình, dạy ta những bước đi đầu tiên, bập bẹ những tiếng: ba…ba…, ma...ma… Chẳng ai khác ngoài Mẹ. Nói đến Mẹ thì không thể không nói đến Cha, là người tận tụy, lao nhọc, oằn mình với những bão táp, mưa gió, nắng gắt…để cho ta có được cuộc sống ấm no và đầy đủ như bao bạn đồng trang lứa. Cha còn là một người bạn tinh thần luôn đồng hành với ta trong từng suy nghĩ, từ lúc lọt lòng cho đến suốt cuộc đời. Hoạt động: Tìm ca dao tục ngữ Chúng ta cùng chơi với nhau trò chơi: “ai nhanh hơn”. Lớp chia làm 2 nhóm. Cứ tổ này đọc 1 câu ca dao tục ngữ về chữ hiếu - về cha mẹ, tổ kia phải tiếp ngay câu khác. Điều kiện không được nhắc lại câu đã được nêu trước đó. Ba mươi giây cho các em suy nghĩ… Thời gian chơi trong 2 phút. Các em thực hiện Công cha nghĩa mẹ cao dày Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ Nuôi con khó nhọc đến giờ Trưởng thành con phải biết thờ hai thân Thức khuya dậy sớm chuyên cần Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con... Cha mẹ ngoảnh đi, thì con dại, Cha mẹ ngoảnh lại, thì con khôn. Mẹ già ở túp lều tranh. Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học mẹ đi trường đời Ra đi mẹ có dặn dò Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua Gặp người đáng bậc mẹ cha Chào thưa vâng dạ mới là con ngoan. Công cha nghĩa mẹ cao vời Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. ... Những từ ngữ và hình ảnh trong những câu các em vừa đọc nhắc ta nhớ về tình thương của cha mẹ: chín tháng cưu mang, bú mớm, giúp tập ăn, tập nói, tập đi, tập làm... và công ơn trời biển của người cha phải vất vả “một nắng hai sương” để nuôi nấng con cái và giáo dục chúng theo đúng đạo làm người. Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam giáo dục ta sống đúng bổn phận làm con. 2. Bổn phận của người làm con trong gia đình, Giáo Hội và xã hội Hoạt động: Ráp tranh Trong Kinh Thánh có nói đến một người con hiếu thảo. Đó là ai? Chúng ta cùng khám phá qua hoạt động ráp tranh. Hình đã được cắt để sẵn trong phong thư Mỗi nhóm có 1 phút thực hiện Các em thực hiện Chúa Giêsu khi ở Nazareth giúp đỡ cha mẹ trong những việc nhỏ và “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. ” (Lc2,51) Ngay từ nhỏ Chúa đã luôn là một người con ngoan, biết vâng phục, góp phần làm cho gia đình hạnh phúc và phụ giúp kinh tế cho gia đình. Noi gương Chúa Giêsu, giáo hội dạy chúng ta thực thi điều răn thứ bốn không chỉ là thảo kính cha mẹ mà còn sống đúng chức phận mình trong gia đình, giáo hội và xã hội Hoạt động: Thảo luận Hãy liệt kê ra giấy các các việc cần làm Nhóm 1: Em cần có thái độ nào đối với ông bà cha mẹ, anh chị, chú bác? Yêu mến, vâng lời, tôn kính và chu toàn bổn phận. Nhóm 2: Em cần có thái độ nào đối với quý cha, quý thầy, quý dì, anh chị giáo lý viên? Kính trọng, vâng lời, sống ngoan Nhóm 3: Em cần có thái độ nào đối với thầy cô, bạn bè, xóm làng? Nhớ ơn thầy cô, lễ phép, chăm học, giúp đỡ bạn bè, tôn trọngg mọi người… - Bổn phận với cha mẹ: Học nơi Chúa Giêsu, các em phải trở nên một người con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ ngay khi còn nhỏ phải biết vâng lời, siêng năng học hành làm cho cha mẹ vui lòng. Ngoài ra chúng ta hãy cố gắng giữ gìn thanh danh của gia đình, của cha mẹ. Khi trưởng thành, chúng ta cũng phải có trách nhiệm góp phần kinh tế trong gia đình để chia sẻ gánh nặng với cha mẹ. Ngoài ra chúng ta cũng phải lo liệu về tinh thần cho cha mẹ, nhất là những lúc các ngài bệnh tật già yếu, lúc cô đơn buồn phiền. Khi các ngài đau yếu phải lo sao cho các ngài chịu phép sau hết. Đó là bổn phận mà tất cả những người con phải chu toàn đối với cha mẹ khi còn sống. Khi cha mẹ đã qua đời, con cái còn phải nhớ đọc kinh cầu nguyện, lo chôn táng, lập bàn thờ, nhang đèn, xây mộ, xin lễ cho cha mẹ, đặc biệt trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Đố các em Hội Thánh đã dành ngày nào kính nhớ, cầu nguyện cho ông bà cha mẹ? Các em trả lời Hằng năm cứ vào ngày mùng 2 tết Nguyên Đán và trọn tháng 11, Hội Thánh đã dành riêng những ngày này để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó, những ngày giỗ của ông bà cha mẹ, chúng ta cũng cần xin lễ để các ngài mau được về hưởng nhan Thánh Chúa. Các em nhớ dâng lễ, đọc kinh cầu nguyện cho ông bà cha mẹ của mình. Đó là nghĩa vụ và cũng là cách thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn của chúng ta dành cho các Đấng bậc sinh thành. - Bổn phận với anh chị em: “Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Anh chị em cùng chung khúc ruột, cùng chung một bầu sữa mẹ, nên phải biết yêu thương, sống hòa thuận với nhau. Em biết vâng lời anh chị. Anh chị biết thương yêu, chăm sóc các em nhất là khi cha mẹ đã qua đời. Những liên hệ ngoài gia đình: Điều răn thứ bốn còn dạy chúng ta có những tương quan với các phẩm chức trong Hội Thánh và xã hội: - Vâng lời, tôn kính quý cha, quý tu sĩ, thầy cô, anh chị giáo lý viên. - Tôn trọng quyền bính của những nhà chức trách trong xã hội, vì mọi quyền bính đều bởi Chúa. - Đối với tổ quốc, chúng ta biết ơn những anh hùng dân tộc, yêu thương đồng bào và cùng nhau góp phần xây dựng xã hội trong sự thật, công bằng, liên đới và tự do Nội tâm hóa: Điều răn thứ bốn dạy ta phải thảo kính cha mẹ, đó là nét đẹp của đạo hiếu trong nền văn hóa dân tộc và của Tin Mừng. Con cái chu toàn bổn phận đối với cha mẹ là yếu tố tích cực để xây dựng gia đình được hạnh phúc và thánh thiện, làm nền tảng vững chắc cho xã hội và Hội Thánh. Là những Thiếu nhi Thánh Thể, em luôn biết vâng lời, thảo hiếu với ông bà, cha mẹ và những người trên. C.Hướng ý cầu nguyện Lạy Chúa Giêsu, dưới mái nhà Nazareth, Chúa đã vâng lời, thảo hiếu với Mẹ Maria và Thánh Giuse. Xin giúp chúng con sống đúng vai trò của một người con có trách nhiệm trong gia đình, biết yêu mến, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ, để chúng con thành người con ngoan đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ và gia đình. III. EM NHỚ LỜI CHUÁ Bài học - Lời Chúa : “Ngươi hãy thờ kính cha mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi” (Đnl 5,16) - IV. EM SỐNG LỜI CHUÁ 1. Sinh hoạt: Bài hát –Cử điệu Bài hát: Vâng lời mẹ cha của Sr. Chu Linh, OP ĐK: Vâng lời cha vâng lời mẹ là vâng theo ý Chúa trên trời. Vâng lời cha vâng lời mẹ là vâng theo ý Chúa trong đời. 1. Tình yêu Chúa tuyệt vời cho con làm người có mẹ có cha. Tình yêu Thiên Chúa thiết tha con được no ấm tình cha nghĩa mẹ. 2. Tạ ơn Chúa ngàn đời cho con nên người ngoan hiền dễ thương. Học chăm giáo lý sớm hôm mai này khôn lớn làm hành trang vào đời. 1. Bài làm ở nhà Em viết môt lời cầu nguyện cho cha mẹ V. KẾT THÚC Điều răn thứ bốn dạy chúng ta thảo kính cha mẹ và những người được Chúa trao quyền để mưu ích cho chúng ta. Con cái có bổn phận thảo hiếu, biết ơn và vâng phục cha mẹ, đồng thời phải trợ giúp các Ngài về vật chất cũng như tinh thần, khi còn sống cũng như khi đã qua đời. Đó không chỉ là bổn phận nhưng cao hơn là tình yêu của con cái dành cho cha mẹ. Vì thế, là những người con hiếu thảo em phải giữ điều thứ bốn như một giá trị sống của một con người trưởng thành. GLV nhận xét giờ học Hát cầu cho cha mẹ.
LUẬT VÀ LỜI HỨA THIẾU NHI THÁNH THỂ
LUẬT VÀ LỜI HỨA THIẾU NHI THÁNH THỂ Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể có mục đích giáo dục và huấn luyện các thiếu nhi trở nên những con người kiện toàn và những Kitô hữu hoàn hảo. Mục đích này được tiến hành dưới nhiều hoạt động và sinh hoạt phong phú, đa dạng. Mười điều luật và 4 lời hứa (còn gọi là 10 điều tâm niệm và 4 khẩu hiệu) là một trong những định hướng sống và thực hành quan trọng để đạt mục đích trên. Đó là thực hành nếp sống đạo hướng về Thánh Thể và một số giá trị sống cần vun đắp được gợi hứng từ mầu nhiệm Thánh Thể. Mười điều luật và 4 lời hứa thể hiện rõ hai phương diện cần phải trau dồi nơi một Kitô hữu đó là tự nhiên và siêu nhiên. 1. Mười Điều Tâm Niệm Mười điều tâm niệm là những điều được ghi nhớ sâu đậm trong tâm hồn (tâm niệm) để đem ra thực hành trong đời sống. 10 điều tâm niệm đó là: 1. Thiếu nhi Dâng Ngày mỗi sáng, làm cho đời sống hóa nên lời cầu. 2. Thiếu nhi tôn sùng Thánh Thể, siêng năng chịu lễ viếng Chúa hằng ngày 3. Thiếu nhi Hy Sinh chịu khó, Luôn nhìn thánh giá cực khổ vẫn vui. 4. Thiếu nhi nhờ mẹ cố gắng, Quyết làm gương sáng xứng danh Tông Đồ 5. Thiếu nhi Vâng Lời cha mẹ, Và hết những vị chỉ huy của mình. 6. Thiếu nhi Nết Na đằm thắm, giữ mình trong trắng trong cách nói làm. 7. Thiếu nhi tận tình Bác Ái, Tim luôn quảng đại mới mong giúp người. 8. Thiếu nhi giữ lòng Thành Thực, Nói làm đúng mực không dối không ngoa. 9. Thiếu nhi Chu Toàn Bổn Phận, Việc làm đứng đắn không bỏ nửa chừng. 10. Thiếu nhi Thực Hiện Hoa Thiêng, Chân thành với Chúa cộng biên mỗi tuần. 2. Bố cục: Bốn điều đầu giúp sống mối tương quan với Chúa Giêsu, xây dựng đời sống siêu nhiên nhờ Bí tích Thánh Thể và mầu nhiệm thánh giá trong sự hiệp thông với Mẹ Maria, và từ đó thực hành việc tông đồ. 1. Cầu nguyện khởi đầu bằng dâng ngày (Cầu nguyện). 2. Tôn sùng Thánh Thể bằng việc Dâng lễ, Viếng Chúa (Rước lễ). 3. Hy sinh trong tinh thần vui tươi (Hy sinh). 4. Làm tông đồ bằng gương sáng (Làm Tông Đồ) 5 điều sau hướng đến trau dồi các đức tính nhân bản Kitô giáo: vâng phục, nết na, quảng đại, bác ái, thành thật, chu toàn bổn phận, kiên nhẫn. 5. Vâng lời cha mẹ và những người hướng dẫn 6. Nết na trong lời nói và hành động 7. Bác ái, quảng đại sẵn sàng giúp người khác 8. Thành thực thể hiện qua lời nói và việc làm 9. Chu toàn bổn phận trong kiên nhẫn 9 điều luật trên sẽ được lượng giá xem kết quả đạt được như thế nào bằng việc thực hiện điều luật thứ 10: Thực hiện hồi tâm, xét mình mỗi tối. Một ngày trôi qua, các em cùng với Chúa nhìn lại ngày sống của mình với những điều tâm niệm đã được thực hiện như thế nào, với tâm tình nào. Không có nhìn lại, không có lượng giá thì khó tiến bộ và khó trở thành thói quen tốt, bền vững. Đây là cách thức giúp các đoàn sinh nên thánh. Có nhiều cách tiến tới sự thánh thiện nhưng cách nào cũng phải cần đến ơn Chúa. Không có ơn Chúa chúng ta không thể nên thánh được : “không có thầy, anh em chẳng làm được gì” (Mt 5,11) Hay nói cách khác việc thực hiện 4 điều tâm niệm đầu sẽ là nguồn lực, và nền tảng để thực tập những nhân đức sau. Nhờ gặp gỡ và kết hợp với Chúa Giêsu, các em sẽ mang tâm tình của Chúa Giêsu thực hiện và rèn luyện những nhân đức trên. 3. Bốn Lời Hứa: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Tông Đồ Pt-TNTT.VN đã đưa ra Tôn chỉ cho các đoàn-sinh là: Sống Lời Chúa và Kết Hợp với Chúa Giêsu nơi bí tích Thánh Thể trong sự Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, làm việc Tông đồ nhất là làm tông đồ cho giới trẻ bằng mọi cách như Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân đã hướng dẫn: “Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ’ (TĐGD – số 12). Tôn Chỉ này được nhắc nhở các đoàn sinh qua cách chào của Pt-TNTT. Trong đó, Cầu nguyện và Rước lễ là sự kết hợp với Chúa Giêsu, là sức sống của TNTT. 3.1 Cầu nguyện: Cầu nguyện là nghe Chúa nói và thưa chuyện với Ngài, là hơi thở của người Kitô hữu, “là hơi thở của linh hồn, là ốc đảo bình an” (ĐGH-Benedic XVI) Cầu nguyện có nhiều cách: Dâng ngày, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, dâng đêm → Nhắc nhở chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa mỗi ngày, xin Thiên Chúa ban ơn, thánh hóa, đồng hành với ta trong cả ngày sống. Dâng ngày tới mức nào là đủ? • Đối với các em chưa tự dâng lời nguyện riêng: Dâng ngày là ‘say hello - chào buổi sáng’ với Chúa • Đối với các em biết tự dâng lời nguyện riêng: Dâng ngày là xin Chúa ban ơn cho ngày sống của ta. • Đối với các em thuần thục việc dâng lời nguyện riêng, có khả năng tư duy, sắp xếp việc học: Dâng ngày là xin Chúa đồng hành, để mọi hoạt động ta làm đều đẹp lòng Ngài, vâng theo ý Ngài. Ví dụ: Hôm nay có bài kiểm tra thì: • Chào buổi sáng Chúa ơi, con cám ơn Chúa đã giữ gìn con qua một đêm an lành + Kinh Dâng Ngày. • Xin Chúa cho con được làm bài tốt. Nhưng khi làm bài không tốt thì lại: ‘Con đã xin Chúa rồi mà tại sao lại không cho con làm bài được?’ • Xin Chúa đồng hành với con trong bài kiểm tra. Khi làm bài không tốt thì: ‘Cám ơn Chúa vì đã giúp con nhìn ra được những điều mà con còn thiếu!’ 3.2 Rước lễ : Để tăng sự kết hiệp với Ngài, ta cần phải nuôi nấng, nuôi dưỡng linh hồn của ta mỗi ngày. Như cơ thể chúng ta cần bổ sung năng lượng để phát triển, thì linh hồn ta cũng cần bữa ăn thiêng liêng để lớn lên. Và bữa ăn đó chính là Thánh Thể Rước lễ là đón nhận lương thực thần linh là Bánh Trường Sinh để TNTT được sống và sống dồi dào, được lớn lên trong ân sủng Chúa, và được mạnh mẽ sống hy sinh, hiệp nhất, yêu thương.. • Tin: Sau khi linh mục đọc lời truyền phép thì bánh và rượu trở nên mình và máu Chúa Kitô. • Ao ước: được rước Chúa vào lòng để Chúa ở lại trong lòng con và con cũng được ở lại trong Chúa. • Cám ơn: tin thật Chúa đang ngự trong lòng, cung kính thờ lạy Chúa. con sung sướng vì Chúa đến thăm con dù con không xứng đáng. • Xin: Chúa ở lại với chúng con luôn mãi, xin cho con nên giống Chúa và biết thực hành những điều Chúa dạy trong gia đình, lối xóm và hết thảy những người con gặp. Rước lễ nói một cách khác là: Ở lại với Chúa để trở nên giống Chúa, và sống như Chúa • Viếng Chúa nơi nhà tạm: o Thánh Thể Chúa đang hiện diện thật nơi Nhà Tạm, em hãy siêng năng đến thăm Chúa. o Khi đến thăm Chúa nơi Nhà Tạm em phải kính trọng Mình Thánh Chúa, không lo ra nói chuyện với bạn khác, chiêm ngắm cầu nguyện tâm tình với Chúa vì Chúa cũng là người bạn thân nhất của em, kể cho Chúa nghe bất cứ chuyện gì em muốn ( Ví dụ: “Con chào Chúa Giêsu! Con đến thăm Chúa nè! Chúa có vui không? Con rất vui khi quì trước Mình Thánh Chúa…”) • Rước Lễ thiêng liêng: Lạy chúa Giêsu Thánh Thể, con yêu mến Chúa, xin Chúa ngự vào tâm hồn con và ở lại với con luôn mãi. • Chầu Thánh Thể: Em có thể tham dự Chầu Thánh Thể bằng hai hình thức: o Cầu nguyện chung với cộng đoàn: em sẽ hát, đọc kinh thật sốt sắng và tích cực với cộng đoàn. Cầu nguyện riêng: Khi có khoảng thời gian thinh lặng, em cố gắng thưa chuyện riêng với Chúa. Em hãy kể cho Chúa nghe những chuyện vui, buồn của em và gia đình Hy sinh + làm Tông Đồ là Sống Lời Chúa, là vác thập giá theo Chúa Giêsu. 3.3 Hy sinh: Hy sinh là chết cho con người cũ, là từ bỏ ý riêng để làm việc với ý hướng cao thượng. Hy sinh là trung thành vác thập giá theo Chúa, là nên tấm bánh cho đời, là sống mầu nhiệm tận hiến của Chúa Giêsu nơi bí tích Thánh Thể. Châm ngôn sống Hy Sinh được diễn tả qua khẩu hiệu chung và trên chiếc khăn quàng TNTT. “Khi chúng ta bước đi mà không có thập giá, Khi chúng ta xây dựng mà không có thập giá, và khi chúng ta tuyên xưng một Đức Kitô không có thập giá, thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa; chúng ta là những người trần tục”. (ĐGH-Francis. 14.03.2013 ) Bên cạnh việc rèn luyện đức tính Hy sinh, biết suy nghĩ vì người khác, chúng ta còn phải biết thể hiện những hành động thiết thực để giúp đỡ người khác 3.4 Làm Tông Đồ: Cùng nhau loan báo Tin Mừng bằng đời sống thánh thiện, ngoan ngoãn, kỷ luật; nên men, nên muối, nên ánh sáng cho trần gian. Làm tông đồ là làm những việc có mục đích tốt lành, thánh thiện giúp người khác nhận biết và tin theo Chúa Giêsu (x. TĐGD số 2) Tất cả mọi Kitô hữu đều có nhiệm vụ mở rộng Nước Chúa và tham gia các hoạt động truyền giáo. Ta có thể làm tông đồ theo hình thức cá nhân hay tập thể. Nhưng để làm được các việc ấy ta phải cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Kitô bên cạnh mình, đi trước mình và đối diện với mình. Chúng ta hãy hăng say làm việc hết mình, nhưng cũng phải biết chia sẻ với mọi người và biết cộng tác với kẻ thua mình 4. Các nhân đức căn bản: Làm tông đồ là giới thiệu Chúa cho người khác. Cách giới thiệu tốt nhất là làm cho người khác nhận ra Chúa hiện diện nơi chính bản than mình. Muốn vậy, TNTT cần có những đức tính tốt. Nó là nền tảng của xây dựng con người. 4.1: Vâng lời cha mẹ và các vị chỉ huy: Đây là điều răn Chúa dạy trong 10 điều răn và cũng là nét đẹp của văn hóa Việt Nam Vâng lời là một nhân đức rất khó. Thánh Bonaventura từng nói: “Người vâng phục được sánh như một vị tử đạo vì họ giống như một kẻ bị chặt đầu trong ý riêng của mình”. Ta có thể kể đến những tấm gương vâng phục tổ phụ Abraham xưa dám sát tế đứa con duy nhất của mình, hay Mẹ Maria gật đầu nói lời xin vâng khi sứ thần truyền tin mừng: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ thần truyền”. Đôi lúc, với sự hiểu biết hạn chế của chúng ta, ta vô tình thể hiện những phản ứng tiêu cực với những lời chỉ dạy từ những người có kinh nghiệm đi trước, chẳng hạn như bố mẹ, thầy cô, các anh chị hướng dẫn. Chúng ta cần phải nhớ rằng, Thiên Chúa đã sai họ đến để thay người hướng dẫn, hoàn thiện chúng ta theo ý của Ngài, như cách mà Ngài đã làm cho Abraham, cho David hay cho Mẹ Maria. Hiểu được sự khó khăn của thực hiện ‘VÂNG LỜI’, với vai trò là Huynh Trưởng, là người chỉ huy của các em Thiếu Nhi, chúng ta cần phải biết lựa chọn từ ngữ, thái độ, hay cách truyền đạt phù hợp với các em. Hạn chế dựa vào quyền lực để bắt ép các em làm việc cho mình 4.2: Nết Na: là cách hành xử đúng mực tạo nên nét đẹp cho một nhân vị và thuần phong mỹ tục cho xã hội và Giáo Hội. 4.3: Bác ái: là mối tương quan mật thiết với Làm Tông Đồ. Hay nói khác đi, việc tông đồ được thể hiện bằng tình bác ái. 4.4: Thành thực: Chúa dạy “Có thì nói có, không thì nói không?” (Mt 5,37). Đây là đức tính quan trọng để trong thời đại hôm nay. Nó đòi hỏi TNTT phải can đảm để làm chứng cho Chúa bằng việc thành thực. 4.5: Chu toàn bổn phận: có mối liên hệ một thiết với hy sinh. Như thế, với luật và lời hứa là một lối sống để nên thánh qua việc thực hành một số việc và nhân đức. Với luật và lời hứa, các thành viên tự nguyện rèn luyện không phải một kiểu rập khuôn nhưng là tự nguyện và sáng tạo. Có một câu danh ngôn nói rằng: Gieo việc làm, gặt thói quen Gieo thói quen, gặt tính cách Gieo tính cách, gặt số phận Như vậy, Thiếu Nhi Thánh Thể với những việc làm hằng ngày để tạo nên thói quen đạo đức tốt lành và dần tạo nên nếp sống Thiếu Nhi Thánh Thể giúp các em sẽ trở nên một con người trưởng thành và Kitô hữu hoàn hảo để loan báo Tin Mừng. Đó là mục đích giáo dục của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
NGHI THUC KHAI MAC VA KET THUC
I. Hiệu lệnh Chuẩn bị : _ Tập họp chung : _ / …. Nghỉ : _ Nghiêm : . Đội trưởng : _ .. / _ Nhanh chân : ._ / ._ / ._ II. PHÂN CÔNG BAN TRỰC BÀN GIAO TRỰC Stt Thời gian Người bàn giao Người nhận bàn giao Diễn tiến Kết quả Việc đã xong Việc cần thực hiện tiếp theo 1 2 3 4 5 6 7 8 NGHI THỨC KHAI MẠC I. CHUẨN BỊ Chuẩn bị cờ: 2 người hộ cờ. Đứng bên trái đội hình. Cờ Cần tay II. TẬP TRUNG – TIẾP ĐÓN - Trưởng điều khiển (Trưởng trực_TT) tập trung đội hình chữ U. Nhắc nhở SMS chỉnh trang đồng phục, sau đó cho thủ hiệu Nghỉ. - Bước ra mời (Cha Tuyên úy sa mạc, Sa mạc Trưởng, Sa mạc Phó, Sơ Bề trẻn, Sơ phụ trách và các Trưởng trong Ban điều hành và Ban Huấn luyện • Mời: bước đến trước mặt Cha Tuyên úy chào và nói: “Các Cha Sa mạc sinh đã sẵn sàng. Kính mời quý Cha và quý Trưởng vào, để tiến hành Nghi thức Khai mạc” • Hướng dẫn cho các vị này xếp thành 1 hàng ngang, hướng về Sa mạc sinh, vị cao cấp nhất đứng giữa hàng. Sau đó trở về đứng sát bên phải Đội trưởng đội trực, hô: “STEPHANO/ SMS đáp: “NHIỆT THÀNH” và Chuẩn bị chào… chào /Thôi. III. GIỚI THIỆU: - Mời Sa mạc Phó giới thiệu thành phần tham dự. TT: “Giờ đây, xin kính mời Sa mạc Phó … (tên Thánh, tên họ) sẽ giới thiệu thành phần tham dự hôm nay_xin mời Trưởng” • Sa mạc Phó giới thiệu thành phần tham dự: từ người cấp cao nhất, đến sa mạc Trưởng, đến mình, các Trưởng ban và các quan khách • Sau đó giới thiệu Sa mạc sinh với Cha và Ban điều hành Sa mạc. (Sau mỗi nhân vật được giới thiệu, Sa mạc sinh vỗ tay. Các Trưởng được giới thiệu bước ra chào Cha, rồi quay xuống chào các Sa mạc sinh_rồi về chỗ) - TT cảm ơn và mời cha, quý trưởng, SMS hướng về cờ đoàn. - (Xin mời Đội Nghi thức vào vị trí). IV. CHÀO CỜ: • TT: Giờ đây con xin kính mời Quý Cha và Quý Trưởng, cùng tất cả Cha SMS hướng về cờ Đoàn, để chúng ta tiến hành Nghi thức chào cờ” • TT: “Nghi thức chào cờ bắt đầu. Chào cờ…Chào! Tất cả mọi người cùng chào trong khi cờ được kéo lên. • Khi cờ kéo lên đến đỉnh) TT: THÔI _ Mọi người bỏ tay xuống, TT bắt câu cuối của Thiếu Nhi Tân hành ca (Tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ mọi nơi). Hoặc mở nhạc nền... • Khi chấm dứt bài Thiếu Nhi Tân hành ca, TT mời Cha và Quý Trưởng hướng về Sa mạc sinh: Nghi thức chào cờ kết thúc. Kính mời Quý Cha, Quý Trưởng hướng về các Cha SMS V. CÂU CHUYỆN DƯỚI CỜ: - TT: Con xin kính mời Sa mạc Trưởng sẽ cho chúng em câu chuyện dưới cờ (cần báo trước để chuẩn bị) - TT: Chúng em chân thành cảm ơn Trưởng về câu chuyện thật ý nghĩa trong ngày Sa mạc hôm nay của chúng con, SMS chúng con xin được cảm ơn Trưởng bằng một tràng pháo tay. VI. THÁNH HÓA - TT: Chúng con xin kính mời Cha Tuyên úy sẽ thánh hóa cho ngày Sa mạc của chúng con. Chúng con xin kính mời Cha. VII. ĐẶT TÊN SA MẠC & TUYÊN BỐ KHAI MẠC - TT: Giờ đây, chúng con xin kính mời Trưởng sa mạc Trưởng sẽ đặt tên và tuyên bố Khai mạc cho sa mạc của chúng con hôm nay. - TT: Chúng em chân thành cảm ơn Trưởng đã đặt tên và tuyên bố Khai mạc cho Sa mạc hôm nay của chúng em, Sa mạc sinh chúng ta VỖ một tràng pháo tay để cảm ơn Trưởng. - Sau khi cha đặt tên, TT sẽ cho SMS hô khẩu hiệu 1 lần: thủ lệnh nghỉ….(Tên SM) / SMS đáp lại khẩu hiệu sa mạc trở về tư thế nghiêm. VIII. Ý LỰC SỐNG - TT: Chúng con xin kính mời Cha tuyên úy sẽ công bố cho chúng con Ý lực sống trong ngày sa mạc hôm nay, chúng con kính mời Cha. - TT: Chúng con xin cảm ơn Cha đã cho chúng con ý lực sống hôm nay, SMS chúng ta vỗ một tràng pháo tay cảm ơn Cha. IX. KẾT THÚC: - TT: Nghi thức KHAI MẠC đến đây là kết thúc, SMS chúng ta cùng VỖ một tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn Quý Cha, Quý Trưởng đã tiến hành buổi KHAI MẠC hôm nay cho chúng ta. - Sau đó, Trưởng Trực ra thủ lệnh nghỉ….“STEPHANO/ SMS đáp: “NHIỆT THÀNH” (Tên SM) / SMS đáp lại khẩu hiệu sa mạc trở về tư thế nghiêm - TT: Chuẩn bị chào….Chào! - TT: Thôi. / VÂNG CHÚNG CON CẢM ƠN QUÝ CHA VÀ QUÝ TRƯỞNG. - Công bố Nội quy Sa mạc. Nếu có dặn dò hoặc thông báo sẽ thực hiện luôn. NGHI THỨC CHÀO CỜ ĐẦU NGÀY I. CHUẨN BỊ Chuẩn bị cờ: 2 người hộ cờ. Đứng bên trái đội hình. Cờ Cần tay II. TẬP TRUNG – TIẾP ĐÓN - Trưởng điều khiển (Trưởng trực_TT) tập trung đội hình chữ U. Nhắc nhở SMS chỉnh trang đồng phục, sau đó cho thủ hiệu Nghỉ. - Bước ra mời (Cha Tuyên úy, Sa mạc Trưởng, Sa mạc Phó, Quý quan khách [nếu có] và các Trưởng trong Ban điều hành và Ban Huấn luyện) • Mời: bước đến trước mặt Cha Tuyên úy chào và nói: “Sa mạc sinh đã sẵn sàng. Kính mời Quý Cha và Quý Trưởng cùng vào Tiến hành Nghi thức CHÀO CỜ” • Hướng dẫn cho các vị này xếp thành 1 hàng ngang, hướng về Sa mạc sinh, vị cao cấp nhất đứng giữa hàng. Sau đó trở về đứng sát bên phải Đội trưởng đội trực, hô: “STEPHANO/ SMS đáp: “NHIỆT THÀNH” và Chuẩn bị chào… chào / Thôi. IV. GIỚI THIỆU : (nếu không có ai mới thì sẽ bỏ phần giới thiệu) - Mời Sa mạc Phó giới thiệu thành phần tham dự. TT: “Giờ đây, xin kính mời Sa mạc Phó Sr Maria Bùi Thị Bích Mai/ sẽ giới thiệu thành phần tham dự hôm nay_xin mời sơ” • Sa mạc Phó giới thiệu thành phần tham dự: chỉ giới thiệu người mới đến (Sau mỗi nhân vật được giới thiệu, Sa mạc sinh vỗ tay. Các Trưởng được giới thiệu bước ra chào Cha, rồi quay xuống chào các Sa mạc sinh_rồi về chỗ). V. CHÀO CỜ : • Nói: Giờ đây con xin kính mời Quý Cha và Quý Trưởng, cùng tất cả Sa mạc sinh hướng về cờ Đoàn” • TT: “Nghi thức chào cờ bắt đầu. Chào cờ…Chào! Tất cả mọi người cùng chào trong khi cờ được kéo lên. • (Khi cờ kéo lên đến đỉnh) TT: Thôi _ Mọi người bỏ tay xuống, TT bắt câu cuối của Thiếu Nhi Tân hành ca (Tuổi trẻ Việt Nam đem Chúa cho giới trẻ mọi nơi). • Khi chấm dứt bài Thiếu Nhi Tân hành ca, TT mời Cha và Quý Trưởng hướng về Sa mạc sinh: Nghi thức chào cờ kết thúc. Kính mời Quý Cha, Quý Trưởng hướng về các Cha SMS. VI. CÂU CHUYỆN DƯỚI CỜ : - Trưởng Trực cho thủ hiệu Nghỉ toàn Đội hình và mời Sa mạc Trưởng cho câu chuyện dưới cờ: Con xin kính mời Sa mạc Trưởng sẽ cho chúng con câu chuyện dưới cờ - Trưởng Trực đại diện cảm ơn Cha và mời Sa mạc sinh vỗ tay: Chúng con chân thành cảm ơn Cha về câu chuyện thật ý nghĩa trong ngày Sa mạc hôm nay của chúng con, Sa mạc sinh chúng con xin được cảm ơn Cha bằng một tràng pháo tay. VII. THÁNH HÓA - TT: Chúng con xin kính mời Cha Tuyên úy sẽ thánh hóa cho ngày Sa mạc của chúng con. Chúng con xin kính mời Cha. - VIII. BÁO CÁO SƠ KẾT NGÀY HÔM TRƯỚC - “Xin kính mời Sa mạc Phó Sơ Maria Bùi Thị Bích Mai sơ kết sa mạc của chúng ta ngày hôm qua, xin kính mời Trưởng” “chúng em xin cảm ơn Sa mạc Phó đã sơ kết sa mạc của chúng em trong ngày hôm qua.” VIII. CÔNG BỐ KẾT QUẢ THI ĐUA - “sau đây là kết quả thi đua ngày hôm qua của sa mạc chúng ta như sau:” (liên hệ trước với Ban thi đua để lấy kết quả và công bố lần lượt từ dưới lên, đội lãnh tua chỉ có đội trưởng lên lãnh, riêng đội Nhất và lãnh cờ danh dự sẽ là toàn đội lãnh)_cần tập trước Trực cần học thuộc 1 vài bài hát để tạo bầu khí khi các đội lên lãnh tua và cờ danh dự. IX. PHÁT BIỂU (nếu có quan khách phát biểu thì Tr.trực thực mời vào lúc này). X. Ý LỰC SỐNG - TT mời Cha tuyên úy công bố ý lực sống cho ngày sa mạc: Chúng con xin kính mời Cha Tuyên Úy sẽ công bố cho chúng con Ý lực sống trong ngày sa mạc hôm nay, chúng con kính mời Cha. - TT cảm ơn và SMS vỗ tay: Chúng con xin cảm ơn Cha đã cho chúng con ý lực sống hôm nay, SMS chúng con xin chân thành cảm ơn Cha bằng một tràng pháo tay. XI. KẾT THÚC : - Trưởng Trực cảm ơn Cha, Quý Trưởng và Quý quan khách (nếu có), sau đó mời Sa mạc sinh vỗ tay: Nghi thức chào cờ Đầu ngày đến đây là kết thúc. SMS chúng con xin cảm ơn Quý Cha , Quý Khách và Quý Trưởng đã đến tiến hành và tham dự Nghi thức chào cờ Đầu ngày, SMS chúng con xin được cám ơn bằng một tràng pháo tay thật lớn. - Sau đó, Trưởng Trực ra thủ hiệu và hô: Nghỉ _ TT: “STEPHANO/ SMS đáp: “NHIỆT THÀNH” (trở về tư thế nghiêm), TT hô: Chuẩn bị chào….Chào! Tất cả SMS chào Cha, Quý Trưởng và Quý quan khách. TT hô: Thôi. / VÂNG CHÚNG CON CẢM ƠN CHA VÀ QUÝ CHA SMS. - Nếu có dặn dò hoặc thông báo sẽ thực hiện luôn. Sau đó vào bài khóa. NGHI THỨC BẾ MẠC SA MẠC I. CHUẨN BỊ - Đội nghi thức chuẩn bị nhân sự (02 hộ cờ), chuẩn bị Cờ. Khay đựng tua thi đua, cờ danh dự, phần thưởng. II. TẬP TRUNG - Tập họp đội hình chữ U “ các SMS chúng ta chỉnh trang y phục chuẩn bị nghi thức bế mạc” ra thủ hiệu “nghỉ” tiến về phía Cha và quan khách Chào “ SMS đã sẵn sàng, kính mời quý Cha và quý Trưởng cùng vào tiến hành Nghi thức Bế Mạc”. III. TIẾP ĐÓN QUAN KHÁCH - Hướng dẫn các vị đứng hàng ngang hướng về SMS (Cha đứng giữa, Sa mạc trưởng đứng bên phải Cha, Sa mạc phó đứng bên trái Cha, các vị còn lại đứng hai bên sao cho cân đối.) - “STEPHANO/ SMS đáp: “NHIỆT THÀNH” về tư thế nghiêm, “Chuẩn bị Chào, Chào” “Thôi”/ ra thủ hiệu “Nghỉ”. IV. BÁO CÁO TỔNG KẾT SA MẠC - “Xin kính mời Sa mạc Phó tổng kết khóa huấn luyện vừa qua của chúng ta, xin kính mời” “chúng em xin cảm ơn Sa mạc Phó nêu tổng kết sa mạc của chúng em trong 3 (...) ngày qua.” V. CÔNG BỐ KẾT QUẢ THI ĐUA - “sau đây là kết quả thi đua trong 3 ngày sa mạc vừa qua của chúng ta như sau:” (liên hệ trước với Ban thi đua để lấy kết quả và công bố lần lượt từ dưới lên, đội lãnh tua chỉ có đội trưởng lên lãnh, riêng đội Nhất và lãnh cờ danh dự sẽ là toàn đội lãnh)_cần tập trước và nhớ sắp xếp các vị trao tua thi đua củng như phần thưởng (quà). VI. ĐẠI DIỆN SMS PHÁT BIỂU CÁM ƠN - “Thay mặt các SMS có mặt ngày hôm nay, xin mời Cha/Thầy (SMS) ........................................................................ có đôi lời phát biểu và cảm ơn quý Cha, quý Trưởng” ( dặn SMS này chuẩn bị trước bài cảm ơn: (quý) Cha và quý trưởng). VII. ĐÔI LỜI NHẮN NHỦ “Chúng con kính mời Sa mạc Trưởng [ Cha Tuyên úy], cho chúng con đôi lời nhắn nhủ với các SMS trong khóa Sa Mạc Huynh trưởng của chúng con, con kính mời Cha” “ Chúng con Chân Thành cảm ơn Cha vì những lời nhắn nhủ, khuyên bảo hết sức chân tình và đầy ý nghĩa”. (Lời nhắn nhủ của Cha sa mạc Trưởng đến các CHỦNG SINH (tân huynh trưởng) cho sứ vụ Tông Đồ của người HT, và tiếp đó là lời cảm ơn…) VIII. CẢM ƠN - “Chúng con kính mời Cha sa mạc Trưởng có đôi lời cảm ơn đến Cha Tuyên úy và Ban điều hành sa mạc, xin kính mời” (liên hệ trước với sa mạc Trưởng chuẩn bị lời cảm ơn) ( đội nghi thức tiến về vị trí) - “Chúng con cảm ơn Cha”. IX. NGHI THỨC HẠ CỜ - “Kính mời quý Cha, quý Trưởng ( quý vị quan khách) cùng toàn thể SMS hướng về phía cờ đoàn” “NGHIÊM” “ Nghi thức Hạ Cờ bắt đầu” “ Chào cờ, Chào” “THÔI” “Nghi thức hạ cờ kết thúc, kính mời quý Cha, quý Trưởng ( cùng toàn thể quý quan khách) hướng về phía SMS”. X. TUYÊN BỐ BẾ MẠC - “ Chúng con kính mời Cha sa mạc Trưởng tuyên bố bế mạc Sa Mạc ”. “ Chúng con cảm ơn Cha, tất cả SMS chúng ta VỖ một tràng pháo tay” XI. PHÉP LÀNH LÊN ĐƯỜNG - Giữ nguyên đội hình Hình Tròn, “ chúng con kính mời Cha Tuyên úy ban phép lành kết thúc 3 ngày sa mạc của chúng con” “ Chúng con xin cảm ơn Cha”, “Các SMS cho một tràng Pháo Tay”. XII. CHIA TAY - “ Sau đây là Nghi thức chia tay, kính mời quý Cha, quý trưởng ( quý quan khách) cùng toàn thể SMS chúng ta cùng đan tay nhau, kết thành 1 vòng tròn thật lớn” sau khi hát hết lần 1 “ quý Cha, quý Trưởng, ( quý Quan Khách), sẽ đi bắt tay tất cả các SMS và các SMS chúng ta vẫn đứng nguyên tại chỗ”, cất bài hát “ Rời tay phút chia ly lên đường nghĩa vụ,…..”, kết thúc ( thổi “–“) - TT hô: “STEPHANO/ SMS đáp: “NHIỆT THÀNH”
TĨNH NGUYỆN KHÓA STÊPHANÔ
TĨNH NGUYỆN KHÓA STÊPHANÔ HIỆP HÀNH Ngày 12/05/2023 I. CHUẨN BỊ : Thánh Giá Trái tim giấy – Bút viết Nhiều nến thắp vòng tròn xung quanh Thánh giá, tạo bầu khí linh thiêng Vật liệu làm chướng ngại vật Âm thanh: loa, micro, nhạc cầu nguyện không lời II. DẪN VÀO: Quý thầy tập họp một nơi khác nơi tĩnh nguyện. Nhạc không lời đệm cho lời dẫn. Thưa quý thầy, Thiên nhiên đất trời như đang hòa chung với chúng ta trong bầu khí thật thân thương và ấm cúng này. Giờ đây, chúng ta cùng bước vào hành trình thiêng liêng với Đức Ki tô để cùng với Ngài chúng ta chia san những vui buồn trong cuộc sống. Thưa quý thầy, từ ngày đón nhận ngọn lửa thiêng trong Bí tích Rửa tội và trong Bí tích Thêm sức. Mỗi chúng ta đã ra đi trong sứ vụ riêng của mình. Đặc biệt, khi quý thầy bước theo Chúa Kitô trong ơn gọi dâng hiến. Ðời sống thánh hiến là cuộc "biến hình", trở nên "đồng hình đồng dạng" với Ðức Ki-tô, đi theo Ðức Ki-tô bằng việc hoạ lại nếp sống tại thế của Người (khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục), tận hiến cho sứ mạng phục vụ Nước Thiên Chúa ,thông dự vào mầu nhiệm Vượt Qua. Nói một cách khác đi, đời sống thánh hiến bén rễ sâu trong gương sống và giáo huấn của Chúa Kitô. Đời sống thánh hiến không phải là một con đường trải đầy nhung lụa và hoa hồng. Nhưng đó là một con đường hẹp theo chân Thầy Chí Thánh Giêsu. Người tận hiến cũng được sai đi vào đời để phục vụ tình yêu. Có những lúc chúng ta hăng hái như Phêrô mạnh dạn thưa “Bỏ Thầy, con biết đến với ai. Vì Lời Thầy có những lời ban sự sống” (Ga6,68). Ngày càng dài theo Thầy Chí Thánh Giêsu, chúng ta ngộ ra rằng: Theo Thầy không có chỗ tựa đầu. Nó đòi hỏi chúng ta phải hy sinh, bỏ mình. Đôi lúc sự hy sinh làm cho chúng ta mỏi mệt muốn buông xuôi. Nhất là trong đời sống cộng đoàn, có rất nhiều điều làm ta bị tổn thương. Sự mội mệt làm chúng ta muốn trở về quê cũ như hai môn đệ trên đường Emau. Thưa quý thầy, Ơn gọi mà quý thầy đang dấn bước là bước theo chân các tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Đường xa có thể làm mỏi mệt đôi chân chúng ta ít hăng hái; thời gian dài có thể làm nản lòng những con tim nhiệt huyết; những thăng trầm của đời sống thánh hiến có thể làm cho ta sai lệnh hướng đi. Nếu mình ta rong ruổi đường trường thì gió bão cuồng phong của cuộc đời có thể làm lửa lòng tắt mất. Nhưng chúng ta cùng xác tín rằng có Chúa cùng đồng hành trong hành trình thành nhân, thành người mục tử của Chúa. chính Chúa sẽ biến đổi chúng ta. Chúa cho chúng ta niềm vui hân hoan trong đời sống dâng hiến và nhận ra ngọn lửa lòng đang bùng cháy trong tim. Vậy giờ đây, hãy mở khăn bịt mắt ra, mở tâm lòng lắng nghe Lời Chúa Quý thầy đứng lên, hãy mở khăn bịt mắt III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA: Lc 24,13-35 Cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem sáu mươi chặng. (14) Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. (15) Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. (16) Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (17) Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. (18) Một trong hai người tên là Colêôpát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay". (19) Ðức Giêsu hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. (20) Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. (21) Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng cứu chuộc Israen. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. (22) Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, (23) không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. (24) Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy". (25) Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! (28) Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?" (27) Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. (28) Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. (29) Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Bấy giờ Người vào ở lại với họ. (30) Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra cho họ. (31) Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người nhưng Người lại biến mất. (32) Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?". (33) Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. (34) Những người này bảo hai ông: "Chúa sống lại thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon". (35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. IV. HỒI TĨNH Đọc thật chậm. Thưa quý thầy, Thiên nhiên đất trời như cũng đang hoà chung với chúng ta trong bầu khí thật thân thương và ấm cúng này. Giờ này, bên bạn bè, cùng có Đức Kitô hiện diện giữa chúng ta, và quả thực đây là một cơ hội tốt để chúng ta được ngồi lại bên nhau, cùng sẻ chia những trăn trở vui buồn trong cuộc sống…Vì lúc con người thất vọng nhất cũng là lúc được khơi lên một niềm hy vọng mới. Chúa Giêsu Phục Sinh dưới dáng dấp một người khách lạ, đã âm thầm đến bên cạnh hai ông. Chúa thấu suốt và nhận ra nhu cầu sâu thẳm của con người, mà đôi khi chính bản thân con người không thể nhận ra và Chúa đã lắp đầy những khao khát sâu thẳm ấy trong tâm hồn họ. Phải chăng đó cũng là mục tiêu gặp gỡ theo tinh thần Hiệp Hành? Một cuộc gặp gỡ thực sự và trọn vẹn. Còn Thầy, những lúc khó khăn của cuộc đời chỉ cần chúng ta có sự gặp gỡ với nhau và với Chúa không? Chắc chắn, Chúa sẽ đến và ban cho chúng ta tràn đầy sức sống. Bởi Đức Kitô là Đấng hằng sống! Những giờ kinh nguyện, thánh lễ để lại gì trong tâm hồn thầy? Đây có phải là cuộc gặp gỡ thực sự và trọn vẹn không? Nhạc không lời– 2phút Trong hành trình dâng hiến, Thầy đã có lúc vỡ mộng như hai môn đệ trên đường Emau không? Những lúc ấy, thầy đã đến chia sẻ với ai? Chia sẻ với thầy cùng lớp, cùng giáo phận hay với người cùng cảnh ngộ? Thầy có kể lại câu chuyện bi vỡ mộng của thầy cho Chúa nghe như hai môn đệ trên đường emau không? Nhạc không lời– 2phút Lúc con người thất vọng nhất cũng là lúc được khơi lên một niềm hy vọng mới. Chúa Giêsu Phục Sinh dưới dáng dấp một người khách lạ, đã âm thầm đến bên cạnh hai ông. Ngài đồng hành với họ trên đường, mở lời gợi chuyện và hỏi về sự kiện mà họ nói vừa xảy ra tại Giêrusalem mấy ngày nay. Họ trả lời lạnh nhạt với thái độ thiếu thiện cảm. Chúa Giêsu vẫn tỏ ra kiên nhẫn để lắng nghe. Mỗi người chúng ta là những người theo ơn gọi dâng hiến để phục vụ. Chúng ta có cảm nhận được người anh em của chúng ta là người thân cận, nhất là trở nên hình bóng Chúa Giêsu Phục sinh để có thể cùng đến gần, ủi an, sẻ chia, lắng nghe hay không? Hay chúng ta mải mê với bài vở, với kế hoạch riêng của mỗi người mà quên đi người anh em đang chết dần trong nỗi khốn khổ của mình? Nhạc không lời– 2phút Trong năm Giáo Hội sống tinh thần hiệp hành mời gọi chúng ta lắng nghe. Lắng nghe tiếng lòng thổn thức của anh em, nhất là những người ở vùng “ngoại biên”, những người có quan điểm khác với chúng ta. Lắng nghe là bước đầu tiên, đòi hỏi khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã lắng nghe đủ chưa? Nhạc không lời– 2phút Có Chúa đồng hành, hai môn đệ đã thốt lên “lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”. Hai môn đệ đã lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần để cá nhân có thể được chữa lành những thương tích trong tâm hồn khi nhận ra lòng họ bừng sáng lên ngọn lửa thiêng. Đó chính là hành trình phân định Khi gặp khó khăn, trăn trở đời dâng hiến, thầy có trầm lặng để nghe tiếng Chúa Thánh Thần phân định lại từng sự việc trong tình yêu Thiên Chúa, hay vội vàng quyết định theo ý mình. Nhạc không lời– 2phút Gặp gỡ Chúa, lắng nghe với chiều sâu đó chính là mở lòng mình ra, hướng tới tha nhân để kiên cường đến độ trở thành nhân chứng, dám loan truyền Lời Chúa với tất cả nhiệt tình, thậm chí dám hy sinh tính mạng. Chính Tình yêu Thiên Chúa đã phục sinh. Và chính Ðức Giêsu Phục sinh đã mang lại niềm hy vọng cho những người người tin vào Chúa Kitô để họ trở thành ánh sáng cho tình yêu Thiên Chúa. Thưa quý thầy, - Chúng ta được thánh hiến, được sai vào thế gian, để phục vụ tình yêu. Nhưng chúng ta đã xác tín ơn gọi của mình như thế nào? - Nhạc không lời – 2phút - Thánh Phaolô nói: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được kêu gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1,1). Chúng ta có xác quyết như thánh Phaolô về ơn gọi và sứ mạng Thiên Chúa dành cho mình không? Nhạc không lời – 2phút - Nếu quý thầy xác tín. Chúng ta hãy thay thế tên “Phaolô” thành tên của chính mình và lập lại lời xác quyết của thánh Phaolô như chính lời xác quyết của mình. - “Tôi là …., tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được kêu gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” - Một lần nữa, xin quý thầy đặt tay lên ngực và lớn tiếng hơn nữa với lời xác quyết về ơn gọi của mình - “Tôi là … , tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được kêu gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” Nhạc không lời– 2phút Thưa quý thầy Lửa lòng của hai môn đệ trên Emmau được bừng sáng. Đêm nay ngọn lửa của niềm tin, của sự sự linh thiêng cũng được thắp sáng như lời mời gọi: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15). Đây là lệnh truyền của Đức Giêsu trước khi Người lên trời để sai các Tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho khắp mọi nơi và mọi loài. Đó là sứ mệnh và là lời mời gọi thiêng liêng dành mỗi người chúng ta tiếp bước theo chân các tông đồ ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ. Đường xa có thể làm mỏi mệt đôi chân ta ít hăng hái; thời gian dài có thể làm nản lòng những con tim nhiệt huyết; những thăng trầm của đường đời có thể làm ta sai lệnh hướng đi. Nếu mình ta rong ruổi đường trường thì gió bão cuồng phong của cuộc đời có thể làm lửa lòng tắt mất. Vậy, chúng ta cùng thắt chặt tay nhau để truyền cho nhau ngọn lửa của tình thân áisự nhiệt huyết cho ánh sáng chiếu sâu vào tâm khảm của chúng ta. Hãy nắm tay nhau và cùng vang hát: HÃY THEO THẦY - Tác giả: Lm Nguyễn Duy 1/ Hãy theo Thầy tiếng Ngài gọi con hôm nay, tiếng Ngài gọi con, gọi con hãy theo Ngài. Chúa gọi con từ sớm mai hồng, gọi con khi mặt trời đứng bóng, gọi con khi chiều sắp buông. Hãy theo Thầy tiếng Ngài gọi con trìu mến, Bước theo Thầy này lòng con quyết theo Ngài ĐK: Con theo Chúa bằng cả trí và tâm con, con theo Chúa bằng cả trí và tâm con, con theo Ngài, con bước theo Ngài, con bước đi hoài. Đi theo Chúa chẳng cần biết ở đâu, chẳng cần biết làm gì, dù ở đâu hay làm chi con vẫn đi trong đường Ngài 2/ Hãy theo Thầy Chúa hằng gọi con sớm hôm, tiếng Ngài gọi con, gọi con hãy lên đường, dẫu đời con những bước thăng trầm, mùa đông hay mùa nắng ấm, theo Chúa con nguyện hiến thân. Con vững tâm lên đường vác thập tự gieo sự sống, con vẫn nhủ lòng: Này đời con bước đi đến cùng 3/ Hãy theo Thầy có Ngài cùng đi với con, có anh chị em cùng đi với con trên đường. Trên đường đi đâu phải một mình, con có Giáo hội tiếp sức, có Chúa nâng từng bước chân. Hãy theo Thầy vững niềm cậy trông từ đây, bước theo Thầy trọn đời con chỉ đi theo Ngài Có thể thay bài hát này hay hơn và phù hợp hơn. V. NGHI THỨC DẤN THÂN Thưa quý thầy, Giờ đây, Quý thầy với tất cả tình yêu và xác tín. Mời quý thầy ký tên vào trái tim Giêsu. Ký tên trên trái tim Chúa là kết ký một giao ước giữa Chúa với con: Như một xác quyết tình yêu Chúa với chính bản thân để từ đây Chúa và con là một. Như một lần cam kết sống ơn gọi Thiên triệu cách thánh thiện. Để từ đây, giữa một thế giới tục hóa đang dần đánh mất giá trị và ý nghĩa cuộc đời, Con có Chúa luôn đồng hành, cho con tràn đầy sức sống, tình yêu và lòng nhiệt thành. Bởi Đức Kitô là Đấng hằng sống! Người là niềm hy vọng của con, và một cách kỳ diệu Người mang đến sự tươi trẻ đến cho con là cuộc sống dâng hiến sum mãn với một sự trưởng thành toàn. Con ký tên trên trái tim Chúa, xin Chúa giữ gìn con trong ân sủng và tín trung. Xin giữ gìn con trong tình yêu và thắp lên trong con ngọn lửa yêu mến các linh hồn. Lạy Chúa Hôm nay, con đã ký kết một giao ước yêu thương. Tự sức con không thể cất bước dấn thân. Nhưng với tình yêu và ân sủng Chúa sẽ giúp con mở lòng mình ra, hướng tới tha nhân để trở thành nhân chứng, dám loan truyền Lời Chúa với tất cả nhiệt tình. Xin đồng hành và hướng dẫn con đi trong ân nghĩa và tín trung. Hát: Áo chùng thâm cuộc đời - Lm Ân Tứ Quý thầy cũng có thể trở về nghỉ đêm. Nhưng khi rời ra đi, xin nhẹ nhàng để không ảnh hưởng cho người bên cạnh. Nhạc không lời kéo dài 20 đến 30 phút. Mở thật nhẹ
SINH HOẠT VUI – MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ
SINH HOẠT VUI – MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ 1. DẪN NHẬP Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là một Đoàn Thể, một phong trào giáo dục đức tin cho thanh thiếu niên. Bên cạnh những tiết giáo lý, những giờ gặp gỡ Chúa Giêsu Thánh Thể qua những giờ cầu nguyện, viếng Chúa, chia sẻ Lời Chúa, tham dự Thánh Lễ để lãnh nhận những ơn thiêng của Thiên Chúa mà phong trào gọi là phương pháp Siêu Nhiên. Để giáo dục và phát triển con người tự nhiên, phong trào dùng những sinh hoạt lành mạnh vui tươi để ôn lại những bài giáo lý, những câu chuyện Kinh Thánh cách sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc để đưa vào cuộc sống. Bên cạnh đó, các sinh hoạt này còn tạo nên sự vui tươi, năng động, qua đó các em được hòa mình với mọi người, dễ dàng cảm thông và chia sẻ với bạn bè. Mục tiêu của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là giáo dục thiếu nhi trở nên toàn diện: nên thánh và nên người. Cả 2 phương pháp luôn song hành, hòa quyện, lồng ghép và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Trong quá trình huấn luyện đoàn sinh, việc áp dụng phương pháp tự nhiên tương hỗ cho phương pháp siêu nhiên sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Khi đó phương pháp tự nhiên trở thành chất xúc tác, chất dẫn cho việc tiếp thu nội dung từ phương pháp siêu nhiên đưa ra. Ngược lại, việc lồng ghép cách khéo léo nội dung giáo dục (PP Siêu Nhiên) vào trong các phương pháp tự nhiên sẽ khiến mỗi hoạt động của phương pháp tự nhiên trở nên hoàn hảo hơn. Chính vì thế, Sinh Hoạt Vui – trong phương pháp giáo dục Tự Nhiên của PT Thiếu Nhi Thánh Thể mà chúng ta đang chia sẻ sẽ là điển hình cho sự hòa quyện, phối hợp và lồng ghép cách khéo léo và nghệ thuật giữa phương pháp Tự Nhiên và Siêu Nhiên. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM a. Khái niệm Sinh Hoạt Vui Sinh hoạt vui trong PT Thiếu Nhi Thánh Thể là phương cách giáo dục vui tươi, sinh động qua việc áp dụng các bài hát, băng reo, trò chơi, chuyện kể, câu đố… để như một “chất xúc tác” giúp: - Các em dễ dàng tiếp thu, củng cố và ghi sâu nội dung giáo lý, Kinh Thánh, nhân bản. - Trình bày nội dung các bài học giáo lý cách sinh động, vui tươi, dễ nhớ, dễ thuộc - Qua việc vui chơi, người huynh trưởng sẽ dễ dàng nhận biết các tính của các em, như thế sẽ dễ dàng cho việc giáo dục các em nên hoàn thiện trước mặt Chúa. b. Các loại hình trong sinh hoạt vui: Sinh hoạt vui trong PT Thiếu Nhi Thánh Thể gồm các loại hình sau: - Trò chơi sinh hoạt - Ca vũ - Bài hát + băng reo - Chuyện kể - Câu đố - Kịch nghệ - Ảo thuật 3. MỤC ĐÍCH CỦA SINH HOẠT VUI: Có nhiều quan niệm, suy nghĩ chưa đánh giá đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của sinh hoạt vui trong việc giáo dục thiếu nhi và thanh thiếu niên từ đó dẫn đến cấm đoán hoặc lạm dụng sai mục đích. Với thiếu nhi, ngoài sự giải trí, sinh hoạt vui còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển Trí, Đức, Thể và Nhân Cách con người. Các hình thức sinh hoạt vui là một lợi khí chính yếu trong những phương pháp giáo dục, giúp trẻ em rèn luyện và phát triển các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Sinh hoạt vui còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỷ luật, biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết thương yêu nhau.... - Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự... vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn... Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn....” - Thông qua các hình thức sinh hoạt vui, người huynh trưởng sẽ hiểu rõ hơn về tính tình và khả năng của từng em như: mạnh bạo, nhút nhát, ích kỷ, vị tha, nóng nảy, điềm đạm, thông minh, khéo léo, vụng về... Tóm lại: Không giống như tên gọi của nó, sinh hoạt vui trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể vẫn chỉ nhắm vào mục đích quan trọng nhất là GIÁO DỤC. 4. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT VUI Có 3 hình thức sinh hoạt vui trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể: a. Sinh hoạt trong giờ giáo lý - Trong mỗi giờ giáo lý, sinh hoạt vui được lòng ghép vào cách khéo léo với thời lượng vừa đủ và vào thời điểm thích hợp. Qua đó, ngoài việc thay đổi bầu khí trong lớp học giáo lý, giảm sự nhàm chán, người huynh trưởng giúp minh họa, hiện thực, làm rõ hơn … những nội dung giáo lý cần truyền đạt. - Ví dụ: o Trò chơi tạo dựng: núi – biển – sông đảo. o Bài hát kèm băng reo: Tha thứ (thương thì tha thứ thứ tha…)…. o Bài hát có cử điệu o Hoặc 1 trò ảo thuật, hay sắm vai… b. Sinh hoạt ngoài giờ giáo lý - Ngoài giờ tại lớp giáo lý, với quy mô lớn hơn, thời gian dài hơn ( 1 giờ đến vài ngày), người huynh trưởng huấn luyện các em thông qua các hình thức khác nhau: trò chơi sinh hoạt vòng tròn, trò chơi Thánh Kinh, game show đố vui giáo lý, kịch nghệ ... - Tùy theo đối tượng, mục đích người huynh trưởng khéo léo lựa chọn và lên kế hoạch tổ chức sinh hoạt vui cho phù hợp để đạt kết quả GIÁO DỤC tốt nhất. 5. BỐN YẾU TỐ QUAN TRỌNG KHI LỰA CHỌN VÀ THỰC HIỆN NỘI DUNG SINH HOẠT VUI Để đạt được mục đích giáo dục toàn diện các em thiếu nhi, người huynh trưởng phải hết sức lưu ý 4 yếu tố sau đây khi lựa chọn và tổ chức các nội dung sinh hoạt vui: - Xây dựng bầu khí - Rèn luyện kỹ năng - Giáo dục chiều sâu - Phù hợp với nội dung bài học và người chơi Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố trên, sinh hoạt vui sẽ không đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn, có khi trở nên phản giáo dục nhất thời hoặc lâu dài. a. Xây dựng bầu khí Các hình thức sinh hoạt phải góp phần xây dựng một bầu không khí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ ngại ngùng, khép kín, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười và đưa mọi người gần nhau hơn. b. Rèn luyện kỹ năng Qua nhiều lần chơi với các trò chơi khác nhau, các em mặc nhiên được rèn luyện từ từ để hình thành các kỹ năng sống, những phản xạ, có tác dụng hơn hẳn những bài khóa dài dòng tốn công sức và thời gian. Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản xạ nhanh, tháo vát... (con cò con bò con sò, thụt thò, dài ngắn cao thấp...). Các bài khóa huấn luyện kỹ năng khô khan, biến thành trò chơi ứng dụng thực hành hiệu quả và hấp dẫn (đua xe tam mã, tìm vàng...). Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não, suy luận, phân tích lý thú (em học toán)... c. Giáo dục chiều sâu. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong 3 yếu tố thường hay bị bỏ quên. Chính từ đây đã gây những lo lắng, trăn trở nhất cho những người có trách nhiệm. Bởi lẽ, mục đích chính của phương pháp Sinh hoạt vui chính là GIÁO DỤC. Chính vì thế, trong công tác giáo dục thiếu nhi việc đặt một trò chơi, một bài hát, một trò ảo thuật hay một băng reo vào trong bầu khí và khung cảnh Thánh Kinh là hết sức quan trọng và người huynh trưởng phải ý thức đúng đắn và áp dụng nó thật khéo léo. Qua đó mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện các em thiếu nhi. 4. Phù hợp với nội dung bài học và người chơi Khi cho một trò chơi, bài hát có cử điệu, băng reo, câu đố... Huynh trưởng cần chú ý đến nội dung của loại hình sinh hoạt vui ấy cho phù hợp với nội dung bài học và bầu khí của lớp, của đội, của chi đoàn. Tránh tình trạng nội dung giáo lý, Kinh Thánh một đàng sinh hoạt một nẻo không đem lại hiệu quả bao nhiêu. Cũng cần chú ý đến lứa tuổi, trình độ, hoàn cảnh của người chơi để tránh nội dung hay cách chơi khó quá hay dễ quá làm cho sinh hoạt vui mất tác dụng. Tóm lại, cả 4 yếu tố trên đều quan trọng trong việc giáo dục các em thiếu nhi. Thực tế, việc áp dụng khéo léo và đầy đủ cả 4 yếu tố trên vào trong một hình thức sinh hoạt vui là không hề đơn giản. Và việc cân đối sự nhấn mạnh của cả 4 yếu tố trên trong một trò chơi, bài hát, băng reo không phải lúc nào cũng đồng đều. Sẽ có những khi yếu tố bầu khí chiếm ưu thế, hoặc có khi rèn luyện kỹ năng hay giáo dục chiều sâu được đặt trọng hơn. Tuy vậy, không có nghĩa là ta loại bỏ 4 trong 3 yếu tố này ra khỏi nội dung của sinh hoạt vui. Thực hành và quan sát nhiều lần, có những lần thành công vang dội, có những khi thất bại te tua, huynh trưởng sẽ có kinh nghiệm để tận dung lợi ích của sinh hoạt vui để đạt được hiệu quả cao nhất là giáo dục theo đường hướng của phong trào. 6. VỐN LIẾNG – KHO TRÒ CHƠI. Điều mà đa phần các huynh trưởng quan tâm nhất trong phương pháp sinh hoạt vui là “vốn liếng” hay “kho trò chơi”. Chính việc sở hữu lượng bài hát, trò chơi, câu đố, ảo thuật, băng reo… càng phong phú thì việc thành công trong phương pháp này càng cao. Đồng thời, nguồn “vốn” ấy lại phải thích hợp với phương pháp giáo dục toàn diện của phong trào TNTT. Điều đó lại càng khó khăn hơn. Để phần nào đó giúp cho huynh trưởng tự trang bị cho mình những vốn liếng ấy, xin được chia sẻ với quý trưởng 2 nguồn tài nguyên sau đây: a. Nguồn “tài nguyên” thuần nội dung GIÁO DỤC KINH THÁNH. - Đây là những trò chơi, bài hát, băng reo, câu đố… đã thuần túy mang theo nội dung Thánh Kinh thông qua nội dung của chính trò chơi, bài hát đó. - Ví dụ: o Trò chơi: Chúa gọi, hiệp nhất, Chúa chữa, thiêng đàng hỏa ngục… o Bài hát và băng reo: các bài hát mang nội dung giáo lý: Chúa thương em, Thang Giacóp, Manna, Vượt biển đỏ... - Nguồn tài nguyên này sẵn có, dễ tìm kiếm và sử dụng. Hoặc nếu sáng tạo hơn, ta có thể dựa vào nội dung bài giáo lý, Thánh Kinh để sáng tác một trò chơi, một bài hát kèm theo băng reo có sẵn. b. Nguồn “tài nguyên” TRUNG LẬP . - Nguồn tài nguyên này bao gồm những trò chơi, bài hát, ảo thuật… hoàn toàn không mang nội dung giáo lý hay Thánh Kinh (vd: cao hơn tôi, sóng vỗ, mưa rơi,…). Về mặt ý nghĩa truyền tải, những hình thức này chỉ đơn thuần nhằm vào việc tính thật thà, quan tâm, đoàn kết… hoặc “vô thưởng vô phạt”. - Vậy làm sao ta có thể biến nguồn tài nguyên này trở thành công cụ truyền đạt giáo lý và nội dung Thánh Kinh? Ở đây, xin chia sẻ với quý trưởng một phương pháp rất hữu hiệu đó chính là “Rửa Tội” cho chúng. Nói cách khác, ta hãy đặt chúng vào khung cảnh của nội dung giáo lý, Thánh Kinh. Bằng sự khéo léo và sáng tạo, ta hoàn toàn có thể đặt một trò chơi, bài hát, trò ảo thuật… tưởng chừng vô thưởng vô phạt trở nên hữu dụng trong việc dạy giáo lý. - Ví dụ: o Trò chơi: Đổi tên, lời hô đáp trong trò chơi sinh hoạt vòng tròn: Kết chùm => hiệp nhất / Chúa gọi / … Đặt khung cảnh Thánh Kinh / giáo lý vào 1 trò chơi thi đua => trò chơi Thánh Kinh. Trò chơi Đường đua thử thách => Hành Trình Chinh Phục Núi Sinai (Sa mạc, đồi Tabo, Damas….) o Bài hát: sửa lời lại một bài hát hết sức quen thuộc với các em: cả nhà thương nhau, con bướm vàng, hai con thằn lằn… o Ảo thuật: lòng ghép một câu chuyện Thánh Kinh, một sứ điệp giáo lý… vào phần biểu diễn của một trò ảo thuật. o ………….... Đến đây, các huynh trưởng nhận thấy để áp dụng sinh hoạt vui mang tính giáo dục trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể không hời hợt, tạm bợ như có người từng nhận định hay quan niệm. Để áp dụng theo đúng tinh thần của phong trào thì đó là cả một nghệ thuật đòi hỏi tâm hồn, trình độ, nhận thức và sự sáng tạo. Mến chúc quý trưởng đạt được những yêu cầu ấy nhằm mưu ích cho chính mình và các thiếu nhi.
TÂM LÝ LỨA TUỔI
TÂM LÝ LỨA TUỔI Tâm lý là đời sống con người với những hành vi, cử chỉ biểu lộ qua thể xác, tinh thần, xã hội tính - Định luật tâm lý: - Đặt tính tâm lý: - Ích lợi của học biết tâm lý lứa tuổi Để đi sâu vào sư phạm giáo lý được phân chia theo giai đoạn khác nhau của cuộc đời Để trình bày giáo lý cách dễ dàng - Các giai đoạn tâm lý: 0-3 tuổi: Tuổi hướng ngoại 3-5 tuổi: Tuổi hướng nội 7-9 tuổi: Tuổi biết suy nghĩ và hướng nội 9 – 12 tuổi: Tuổi bắt chước 13-14 tuổi: chuyển tiếp 14-17 tuổi: Tuổi dậy thì 18-19 tuổi: Khủng hoảng tuổi thành nhân 20- 25 tuổi: Tuổi vào đời 25-40 tuổi: Tuổi lập thân 40-50 tuổi: Tuổi lạc nghiệp 60-70 tuổi: Tuổi hiền nhân - Những cuộc khủng hoảng quan trọng trong đời Khủng hoảng dứt sữa Khủng hoảng nhà trẻ Khủng hoảng dậy thì Khủng hoảng tam thập lập Khủng hoảng tuổi hồi xuân Khủng hoảng tuổi già Khủng hoảng hấp hối. - Để áp dụng tâm lý vào việc huấn giáo, ta cùng xem xét trên các đặc tính chung sau: TUỔI ẤU NHI TUỔI THIẾU NHI TUỔI THIẾU NIÊN TUỔI THANH NIÊN I. TUỔI ẤU NHI – LỚP KHAI TÂM- XƯNG TÔI (4-7 TUỔI) A. Đặc tính tâm lý 1. Tư tưởng: - Gắn liền với tình cảm - Hay thắc mắc - Dựa vào đối tượng bên ngoài để suy nghĩ 2. Tình cảm - Lệ thuộc – phát triển ở nơi cha mẹ - Biểu lộ tình cảm qua cử chỉ - Tình cảm là nhu cầu lớn lên 3. Nhân cách - Bắt đầu phát triển - Lấy người lớn làm mẫu mực 4. Xã hội tính: - Có tương quan thế giới con người và sự vật - Ý thức cái tôi - Nảy sinh tình bạn 5. Hành động - Hành động theo tình cảm - Thích hoạt động tay chân. B. Sự phát triển luân lý – đức tin 1. Luân lý - thức luân lý đi liền với ý thức luân lý của cha mẹ - Căn bản là đời sống tình cảm - Nặng tình cảm : vâng lời, làm việc để vui lòng - Lương tâm chớm nở 2. Đức Tin - Ý thức Thiên Chúa là Đấng toàn năng, che chở, làm trẻ lớn lên. - Cảm thấy phải tin Chúa, nghe Chúa và theo Chúa. C. Phương pháp giáo dục - Phương pháp giảng dạy: Quy nạp, trực giác, vẽ…. D. Mục tiêu huấn giáo: - Huấn luyện lương tâm Kitô giáo - Trực tiếp giới thiệu Chúa Kitô - Huấn giáo khai tâm - Chuẩn bị xưng tội rước lễ - Đào tạo thái độ tôn giáo, phát huy tâm tình thờ lạy II. TUỔI THIẾU NHI – LỚP THÊM SỨC (8-12 TUỔI) A. Đặc tính tâm lý 1. Tư tưởng: - Hướng ngoại, bắt đầu suy luận - Tư tưởng đi lền hành động - Tư tưởng dựa vào sự kiện khách quan 2. Tình cảm - Tình cảm gắn liền hành động - Thích thi đua, khen thưởng - Nhạy cảm, vui buồn ngắn ngủi 3. Nhân cách - Hướng ngoại - Phân biệt phái tính - Hình thành nhaann cách cá biệt, tập làm người lớn 4. Xã hội tính: - Tuổi thích nghi - Phát triển tính đồng đội - Dễ hợp tác 5. Hành động - Tuổi thực nghiệm - Dồi dào sinh lực - Hành động mang tính bộ phát, bất kể hậu quả. B. Sự phát triển luân lý – đức tin 1. Luân lý - Căn bản lý trí đang phát triển - Có tính thực hành cụ thể - Có tính bắt chước - Tìm lý do bào chữa để tự bảo vệ 3. Đức Tin - Thiên Chúa là Đấng an bài trật tự, lập luật, truyền lệnh - Đức Kitô, Đấng quyền năng C. Phương pháp giáo dục - Giảng giải : Dựa vào sự kiện đưa tới chân lý Gần gũi đời sống Qui các chân lý về điểm chính - Sinh hoạt : Vẽ, hát, đặt câu hỏi , sinh hoạt tập thể Tra cứu, sưu tầm, cầu nguyện Đố vui KT- GL - Kỷ luật đi đôi với tình thương D. Mục tiêu huấn giáo: - Trình bày Chúa Kitô qua những hình ảnh cụ thể - Trình bày Chúa Thánh Thần yêu thương, tăng sức - Chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm sức - Trình bày sự kiện chính trong lịch sử cứu độ III. TUỔI THIẾU NIÊN – LỚP SỐNG ĐẠO (13-16 TUỔI) A. Đặc tính tâm lý 1. Tư tưởng: - Tuổi ước mơ : Chủ quan, dễ xa rời thực tế - Ý thức giá trị tinh thần, tự do chớm nở, giằng co giữa “Trẻ -Lớn” 2. Tình cảm - Đa cảm, mộng mơ, chú ý thân xác - Tuổi bất ổn, nhạy cảm trước ảnh hưởng ngoài gia đình 3. Nhân cách - Tuổi giao thời, khó dạy - Xác định cái tôi, khép kín - Tuổi ngưỡng mộ gương anh hùng, lý tưởng - Khao khát tự do, quảng đại, hy sinh, bản lĩnh 4. Xã hội tính: - Thích làm việc cá nhân - Hướng về những giá trị giải phóng con người - Chọn lọc bạn bè, lập nhóm, “băng 5. Hành động - Muốn làm người lớn - Nam thích biểu dương sức mạnh - Nữ hướng nội tâm, thích làm dáng - Hành động theo nhóm - Hăng say với việc khi hợp gu B. Sự phát triển luân lý – đức tin 1. Luân lý - Ý thức về cái tôi: chủ quan trong suy nghĩ - Khước từ luật áp đặt, lưu ý luật lương tâm - Thích bắt chước khuôn mẫu lý tưởng - Luân lý tự phát: Quảng đại, nhiệt tình 2. Đức Tin - Chuyển từ đức tin xã hội đến đức tin cá biệt - Thiên Chúa, Đấng giải thoát cho con người sống tự do - Thiên Chúa, Đấng soi sáng chỉ đường, Ngài là giá trị duy nhất và tuyệt đối C. Phương pháp giáo dục - Phương pháp năng động thực hành - Đặt vấn đề tham quan, chia sẻ D. Mục tiêu huấn giáo: - Gợi lên lý tưởng sống trình bày gương anh hùng - Khơi dậy niềm hy vọng qua những giá trị cao đẹp của KTG - Giúp trẻ xác định giá trị luân lý cách quân bình - Xác định về tội, trách nhiệm cá nhân trong trọn lựa IV. TUỔI THANH NIÊN – LỚP VÀO ĐỜI (17-20 TUỔI) A. Đặc tính tâm lý 1. Tư tưởng - Tuổi Hội Nhập vào đời sống xã hội - Suy tư khách quan, dễ hoài nghi - đặt vấn đề - Say mê lý tưởng – giá trị tinh thần, biết chọn giải trí lành mạnh 2. Tình cảm - Dễ hăng hái, sáng suốt, dễ khủng hoảng, dễ quạo - Bị giằng co bản thân – gia đình – xã hội trong lựa chọn - Dễ cảm thông – muốn được cảm thông. 3. Nhân cách - Bắt đầu trưởng thành, lãnhh trách nhiệm - Can đảm chọn lựa lý tưởng sống. 4. Xã hội tính: - Hộp nhập vào thế giới người lớn - Phát triển tương quan với tha nhân, cởi mở 5. Hành động - Thực hiện những gía trị đã thủ đắc vào cuộc sống thực tế - Thử nghiệm để hộp nhập - Sẽ thành công nếu dung hòa lý tưởng với thực tế. E. Sự phát triển luân lý – đức tin 1. Luân lý - Ý thức giá trị tinh thần - Dễ hộp nhập xã hội, phát triển cái tôi - Ưa thích cụ thể hóa lý tưởng - Tự do dấn thân - Hào hiệp, quảng đại 2. Đức Tin - Tiêu cựu : bớt chủ quan, bớt nhiệt tình, nhưng cụ thể - Tích cực : Đức tin cụ thể, mang chiều kích xã hội, - Tìm Chúa Kitô ngay trong Giáo Hội 3. Phương pháp giáo dục - Giảng dạy: Dẫn vào sinh hoạt trách nhiệm họ đạo - Sinh hoạt: Thảo luận, chia sẻ, họp nhóm - Kỷ luật: Thông cảm, cần giải thích hợp lý 4. Mục tiêu huấn giáo: - Huấn giáo hội nhập : Văn hóa, xã hội, Giáo hội - Chuẩn bị vào đời - Trách nhiệm ơn gọi làm người – làm Kytô hữu. - Đức tin là dấn thân trong cả đạo – đời
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THEO 10 ĐIỀU TÂM NIỆM TNTT
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THEO 10 ĐIỀU TÂM NIỆM TNTT Nt Maria Bùi Thị Bích Mai “Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Chí Thánh đã kêu gọi anh em” (1Pr 1, 15) I. SỰ CẦN THIẾT Là một Kitô hữu, ai cũng được mời gọi nên thánh: “Anh em hãy nên trọn lành, như Cha anh em trên Trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48). Hơn thế nữa, mỗi chúng ta là một Huynh Trưởng: “Ơn gọi làm tông đồ phát xuất từ Bí tích Rửa Tội và Bí tích Thêm Sức” (TĐGD. Số 3). Nếu các Tu sĩ nam nữ được trao ban sứ mệnh tông đồ nơi ơn gọi tận hiến, thì Huynh trưởng lại được tặng ban sứ mệnh cao cả đó qua ơn gọi giữa đời. Huyng trưởng là ai? - Huynh là Anh. Trưởng là Người Dẫn Đầu. Huynh trưởng là một người anh cả, là người dẫn đầu của một nhóm, một đoàn thể. - Trưởng còn là trưởng thành. Huynh trưởng là một người đã trưởng thành về cả hai mặt: Tự nhiên: Thành một người tốt (tư cách, tác phong, đức tính) Siêu nhiên: Thành Một Kitô hữu tốt (đời sống đạo đức) - Huynh trưởng là người trưởng thành, có tư cách, tác phong, đạo đức và những đức tính tốt để trở thành một người anh hướng dẫn các em Thiếu Nhi. - Sứ Mạng: của người Huynh Trưởng là làm cho đức tin của các em thiếu nhi nẩy nở Vậy nên, Huynh trưởng phải nên khuôn mẫu đạo đức cho các em thiếu nhi noi theo. Huynh trưởng cần phải làm gương, trở thành một “cái khuôn” về đời sống đạo đức cho các Đoàn sinh. Trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã một lần nữa quả quyết: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy, và người ta có nghe theo thầy dạy vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (Evangelii Nuntiandi-41). Các Trưởng hãy học và để tâm lời nhắn nhủ này! II. THỂ HIỆN LÒNG ĐẠO ĐỨC. Lòng đạo đức là thực hiện những điều Chúa dạy, gói gọn trong cụm từ “Mến Chúa yêu người”. Mỗi kitô hữu sống tốt sẽ trở thành tấm gương sáng, một công cụ loan báo tin mừng trong sứ vụ truyền giáo đối với những người chung quanh. Chúa dạy: “ Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời” (Mt 5, 16). Đời sống nối kết với Chúa Giêsu sẽ hình thành và là nền tảng đời sống đạo đức của Huynh Trưởng, do đó các Trưởng cần phải xây dựng đời sống đao đức trên kiền 3 chân : VỚI THIÊN CHÚA, VỚI THA NHÂN, và VỚI BẢN THÂN 1. Với Thiên Chúa. Để có đời sống đạo đức tốt, bản thân mỗi người phải liên kết với Thiên Chúa Ba Ngôi qua các bí tích, cầu nguyện trong đời sống hằng ngày. Đó là phó thác mọi sự cho Chúa, chấp nhận mọi thử thách, vui buồn như là hồng ân Chúa ban. Khi làm bất cứ việc gì, mỗi phút giây đều nghĩ đến sự quan phòng của Chúa, sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Mỗi sáng thức dậy, bạn hãy dành ít phút để dâng và phó thác cho Chúa ngày hôm đó. Có Chúa đồng hành, bạn sẽ được gắn bó với Thiên Chúa và “sống đạo” tốt hơn. 2. Với Tha nhân Sống với tha nhân chính là chiều kích tất yếu của đời sống đạo đức. Bởi Giáo Hội Chúa là một thân thể, trong đó Chúa Kitô là đầu, còn tất cả chúng ta đều là chi thể (x. 1 Cr, 12-27). Như vậy, ta và tha nhân là những chi thể khác nhau trong cùng một thân thể, do đó không thể hoàn toàn độc lập với nhau. Nếu tất cả mọi chi thể đều nhất định chỉ làm lợi cho một mình mình thôi, thì lập tức thân thể đó sẽ bị tê liệt ngay, và không có chi thể nào có lợi cả. Tất cả mọi chi thể trong thân thể đều liên quan mật thiết với nhau. Vì thế, bất kỳ một chi thể nào bị đau thì đều ảnh hưởng tới cả thân thể. Không một chi thể nào làm lợi một cho chi thể khác mà chính mình lại không được lợi. Vì “Tương quan mới là điều quan trong nhất, bởi tôi không thể tách mình ra khỏi người khác.”( Levinas). Levinas cho thấy sống tương quan với tha nhân chính là điểm quy chiếu xây dựng nền đạo đức học . 3. Với bản thân “Không ai có thể cho người khác cái mình không có” (Châm ngôn). Huynh Trưởng trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể là anh chị, là người hướng dẫn thiếu nhi, đương nhiên phải mẫu mực cho các em noi theo về đời sống đức tin cũng như về đời sống nhân bản. Gương phải sáng; mẫu mực phải hoàn chỉnh. - Huynh trưởng là người góp phần vào việc dẫn các em đến với Chúa, và dắt các em vào đời. Do đó, Huynh Trưởng không đạo đức không yêu Chúa làm sao hướng dẫn các em mến Chúa. Huynh trưởng có kinh nghiệm về Chúa mới có thể dắt các em đúng đường đến với Chúa. III. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THEO 10 ĐIỀU TÂM NIỆM TNTT 10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ 1. Thiếu nhi Dâng Ngày mỗi sáng, làm cho đời sống hóa nên lời cầu. 2. Thiếu nhi tôn sùng Thánh Thể, siêng năng chịu lễ viếng Chúa hằng ngày 3. Thiếu nhi Hy Sinh chịu khó, Luôn nhìn thánh giá cực khổ vẫn vui. 4. Thiếu nhi nhờ mẹ cố gắng, Quyết làm gương sáng xứng danh Tông Đồ 5. Thiếu nhi Vâng Lời cha mẹ, Và hết những vị chỉ huy của mình. 6. Thiếu nhi Nết Na đằm thắm, giữ mình trong trắng trong cách nói làm. 7. Thiếu nhi tận tình Bác Ái, Tim luôn quảng đại mới mong giúp người. 8. Thiếu nhi giữ lòng Thành Thực, Nói làm đúng mực không dối không ngoa. 9. Thiếu nhi Chu Toàn Bổn Phận, Việc làm đứng đắn không bỏ nửa chừng. 10. Thiếu nhi Thực Hiện Hoa Thiêng, Chân thành với Chúa cộng biên mỗi tuần. 1. Với Thiên Chúa. Trọng tâm đạo đức của Huynh trưởng là Chúa Kitô. Huynh trưởng tìm gặp Ngài nơi Lời Chúa và Thánh Thể, đồng thời khám phá Người nơi anh chị em. + Chúa Giêsu là bạn của Huynh trưởng: nói như thánh Phaolô “Tôi sống nhưng không còn là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” Chúa Kitô là tất cả, là thần tượng, là lẽ sống của Huynh trưởng. 1. Thiếu nhi Dâng Ngày mỗi sáng, làm cho đời sống hóa nên lời cầu. 2. Thiếu nhi tôn sùng Thánh Thể, siêng năng chịu lễ viếng Chúa hằng ngày 10. Thiếu nhi Thực Hiện Hoa Thiêng, Chân thành với Chúa cộng biên mỗi tuần + Huynh trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Lời Chúa: Đọc, suy gẫm Lời Chúa, rút ra kết luận thực hành. Lời Chúa dạy, việc Chúa làm là nền tảng và là kim chỉ nam cho đời sống và sứ mệnh tông đồ của Huynh trưởng. Cẩn trọng trong việc soạn bài Giáo lý. + Huynh trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể: Thánh Thể chính là nguồn sinh lực, là động lực cho mọi hoạt động tông đồ. Huynh trưởng sống trọn vẹn Ngày Thánh Thể và cố gắng tham dự Thánh Lễ khi có thể. - Khi vừa thức dậy: Cám ơn Chúa đã cho qua đêm bình an; Dâng các việc sẽ làm trong ngày, xin Chúa luôn soi sáng, hướng dẫn ta trong suy nghĩ, lời nói, việc làm sao cho đúng ý Chúa, hợp đường lối Chúa. - Trong cuộc sống, dù gặp những việc vừa ý hay không, vẫn cám ơn Chúa, xin Chúa soi sáng cho biết Ngài muốn nói gì với ta qua biến cố đó, mau mắn vâng phục và thực thi ý Chúa. Siêng năng viếng Chúa - Đêm về, cùng với Mẹ Maria kiểm điểm ngày sống. Cám ơn Chúa về một ngày qua. Xin lỗi Chúa vì những việc làm, lời nói, ý tưởng bất xứng. Xin ơn trợ giúp để mỗi ngày nên hoàn thiện hơn. Dâng đêm cho Chúa, Xin Chúa Thánh Thần soi sáng chỉ dạy những dự định của ngày mai. Tin Chúa là chủ mọi sự. 2. Với Tha nhân “Tôi chỉ thật sự là người nếu tôi sống với anh em tôi! không phải ai xa lạ mà là người đang đứng bên tôi! Thế giới này không ai là một hòn đảo! vườn hoa này không có loài hoa lạc loài!” “Không ai là một hòn đảo”. Sống là sống với, sống cùng và sống cho người khác. Nói lên tính liên đới trách nhiệm với nhau. 3. Thiếu nhi Hy Sinh chịu khó, Luôn nhìn thánh giá cực khổ vẫn vui. 4. Thiếu nhi nhờ mẹ cố gắng, Quyết làm gương sáng xứng danh Tông Đồ Huynh Trưởng đạo đức là Huynh Trưởng “biết sống với”. Biết sống với mọi người, với mọi hoàn cảnh, với mọi môi trường, với các vấn đề và thách đố của đời sống. Biết sống với là khi làm việc chung, mình không gây hại cho người khác và Nước Trời nhưng luôn biết gây lợi cho người và Nước Chúa. Muốn sống được như vậy, Huynh Trưởng cần có một đời sống đạo đức là nhìn thấy Chúa Kitô nơi người khác để hy sinh chịu khó, nhìn thánh giá cực khổ vẫn vui; và àm người khác nhận ra Chúa Kitô hiện diện nơi mình Huynh trưởng đạo đức là Huynh trưởng biết sống quên mình, coi mình chỉ là dụng cụ bé nhỏ của Thiên Chúa, chú tâm vào Chúa Kitô. Huynh Trưởng đạo đức sẽ sống tốt đẹp mối tương quan với Chúa và với tha nhân. Đời sống toát lên đức tin sống động, đời cầu nguyện liên lỷ, niềm cậy trông vững chắc, lòng mến chân thành, sống lạc quan, xả kỷ bao dung và biết quan tâm đến người khác. 3. Với bản thân “Sứ Mạng: của người Huynh Trưởng là làm cho đức tin của các em thiếu nhi nẩy nởVậy nên, Huynh trưởng phải nên khuôn mẫu đạo đức cho các em thiếu nhi noi theo. Vậy gương phải sáng; mẫu mực phải hoàn chỉnh. Do đó, Huynh trưởng cần rèn luyện bản thân 5. Thiếu nhi Vâng Lời cha mẹ, Và hết những vị chỉ huy của mình. 6. Thiếu nhi Nết Na đằm thắm, giữ mình trong trắng trong cách nói làm. 7. Thiếu nhi tận tình Bác Ái, Tim luôn quảng đại mới mong giúp người. 8. Thiếu nhi giữ lòng Thành Thực, Nói làm đúng mực không dối không ngoa. 9. Thiếu nhi Chu Toàn Bổn Phận, Việc làm đứng đắn không bỏ nửa chừng. - Vâng lời: Chúa Giêsu làm gương cho ta: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy” Vâng phục không phải là “vâng lời tối mặt” nhưng là thái độ mau mắn hành động theo ý bề trên một cách ý thức và tự do. Ý hướng cứu độ và Mục đích Phong trào cũng được coi như những cấp trên mà Huynh trưởng có bổn phận phải vâng phục tuyệt đối, đừng chiều theo thị hiếu, vui lòng cá nhân mà bỏ qua lẽ sống của Phong trào. Huynh trưởng vâng phục trong tinh thần đối thoại là gương mẫu cho các em vâng phục mình Huynh trưởng vui vẻ thi hành nhiệm vụ đã được trao phó. Nếu thắc mắc thì yêu cầu giải thích hoặc đối thoại với cấp trên cách tích cực và khiêm tốn. Khi cần thiết cứ thi hành trước khiếu nại sau. - Nết Na: Nết na là đức hạnh trong sáng. Giữ nết na là giữ phong cách đẹp của người huynh trưởng bằng lịch sự trong suy nghĩ, lời nói, và hành động. Nết na là điều tốt làm dễ mến. Sự dễ mến cuốn hút các trẻ đến với Huynh trưởng. - Bác ái: “Tình yêu có sức hoán cải hơn lòng nhiệt thành và tài hùng biện” (P. Faber) Bác ái là sự quan tâm đến đời sống tình cảm, vật chất, sức khỏe của trẻ. Chính tình yêu tạo sự tín nhiệm, yêu mến và sự kính trọng của trẻ. Tình yêu giúp ta hy sinh, dấn thân phục vụ, đón nhận những thiếu sót của trẻ với lòng bao dung, bình tĩnh và có những săn sóc phù hợp. - Thành thực : Huynh trưởng sống thành thật vì ba lý: • Thứ nhất là vì chúng ta là con cái Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là Đấng chân thật và chính là Sự thật, nên chúng ta phải nên giống Ngài sống thành thật. • Thứ hai là vì sống thành thật sẽ làm tăng giá trị con người của chúng ta, người sống thành thật sẽ được tín nhiệm hơn những người ăn gian nói dối. • Thứ ba là vì sự thành thật rất cần cho đời sống chung, tạo sự tin tưởng lẫn nhau, xây dựng tình huynh đệ và sự hiệp nhất. Huynh trưởng sống thành thật là có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, đừng nói một đàng mà làm một nẻo.Nói điều mình xác tín, sống điều mình dạy. - Chu toàn bổn phận: Chu toàn bổn phận đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Huynh trưởng không thể sống tắc trách. Ý thức trách nhiệm sẽ giúp Huynh trưởng giữ gìn cẩn trọng lời nói, thái độ, hành động để không ảnh hưởng xấu, làm hại, hoặc xúc phạm người khác. Người có tinh thần trách nhiệm để hết tâm lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; và sẵn sàng gánh chịu hậu quả xấu nếu có, không né tránh, không đổ lỗi cho người khác. Tinh thần trách nhiệm là biểu hiệu con người có giáo dục, văn minh. Đời sống đạo đức của mỗi người là cuộc thao dượt cả đời, không biết đến đâu là đủ. Do đó không chờ đến lúc “đủ đạo đức” mới làm Huynh Trưởng. Càng đạo đức, làm huynh trưởng càng hiệu quả; càng tích cực làm huynh trưởng, càng thuận lợi trong việc rèn luyện đạo đức. IV. NHẬN ĐỊNH. Người Huynh trưởng mang trên vai chiếc khăn quàng trên vai, chúng ta có trách nhiệm làm người khác nhận ra Chúa Kitô hiện diện nơi chúng ta, nhưng dù sao đi nữa thì ‘Áo mặc không làm nên thấy tu’, nên các em thiếu nhi và cả phụ huynh các em nữa vẫn cần và rất cần đến một lời chứng khác hùng hồn hơn nơi chính cuộc sống từng ngày của chúng ta thể hiện qua đạo sống đạo đức với các chiều kích : CHIỀU CAO = Hướng thượng= để kết hợp với Chúa. CHIỀU NGANG = Hướng tha= để tôn trọng, cởi mở, dấn thân, hy sinh . CHIỀU SÂU = Hướng thân = để luyện tập và thăng hoá.
VAI TRÒ TRỢ ÚY TRONG PHONG TRÀO TNTT
VAI TRÒ TRỢ ÚY TRONG PHONG TRÀO TNTT Nt Maria Bùi Thị Bích Mai, ĐMTH I. TRỢ ÚY LÀ AI? “Trợ úy là chủng sinh hay tu sĩ được Bề trên cho phép tham gia Thiếu Nhi Thánh Thể” (Nội quy Thiếu Nhi Thánh Thể 2019, số 55 viết) - Thánh Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc hướng dẫn về ơn gọi như sau: “Trong Hội Thánh, mỗi người được rửa tội đều được Chúa Thánh Thần mời gọi một cách riêng tư, góp phần làm cho Nước Thiên Chúa mau đến.” (GC 2). - Hiến chế Tín lý Giáo Hội định nghĩa Chủng sinh, Tu sĩ là: “người được gọi để tuyên khấn, chuyên tâm sống bền đỗ trong ơn thiên triệu Chúa đã gọi mình và mãi mãi tiến bộ để làm cho sự thánh thiện của Giáo Hội thêm phong phú hơn” (LG.47). - Nói một cách khác, “Tu sĩ là người được yêu và thương xót , tu sĩ là người “say mê CHÚA KITÔ” (LG. 44 ) say mê Chúa Kitô nên người tu sĩ sẵn sàng dấn thân theo bước chân THẦY mình trên con đường hẹp, sống nghèo khó, vâng lời, khiết tịnh với một trái tim nồng nàn tình yêu dâng hiến. “bậc sống ấy đặc biệt cho ta thấy Nước Thiên Chúa vượt trên mọi sự trần thế và những đòi hỏi của Nước ấy cao cả biết bao; nó cũng cho mọi người thấy quyền lực cao trọng tuyệt vời của Chúa Kitô Vua và quyền năng vô cùng của Chúa Thánh Thần đang hoạt động cách kỳ diệu trong Giáo Hội.” (LG. 44) - “Thánh Công Ðồng công nhận và khen ngợi nam nữ tu sĩ dấn thân trong trường học, bệnh viện hoặc trong các xứ truyền giáo, đang trang điểm Hiền Thê Chúa Kitô bằng tấm lòng khiêm hạ và kiên trung trong sự tận hiến và quảng đại phục vụ mọi người dưới muôn vàn hình thức.” (LG.48). Các tu sĩ tham gia Thiếu Nhi Thánh Thể nơi các giáo xứ được gọi là các Trợ úy II. NHIỆM VỤ CỦA TRỢ ÚY . Nội quy Thiếu Nhi Thánh Thể 2019, số 55 viết: “Trợ úy là chủng sinh hay tu sĩ được Bề trên cho phép tham gia Thiếu Nhi Thánh Thể để: - Cộng tác với linh mục Tuyên úy trong nhiệm vụ của Ngài, nhất là trong việc huấn luyện tinh thần đạo đức cho các đoàn sinh - Đồng hành, khích lệ, tạo cơ hội và uy tín cho các Huynh trưởng làm việc” Nghĩa là Trợ úy có 3 nhiệm vụ - Cộng tác với linh mục Tuyên úy trong nhiệm vụ của Ngài. - Huấn luyện tinh thần đạo đức cho các đoàn sinh - Đồng hành, khích lệ, tạo cơ hội và uy tín cho các Huynh trưởng làm việc 1. Cộng tác với linh mục Tuyên úy trong nhiệm vụ của Ngài. Vâng lệnh Ðức Ki-tô, xuất phát phong trào truyền giáo cho dân ngoại, mọi Kitô hữu có ý thức đều chia sẻ với Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo….Tuy vẫn trung thành gắn bó với đoàn sủng riêng, nhưng bởi vì được tận hiến cho Thiên Chúa nên họ có thể cảm thấy được đặc biệt thúc đẩy cộng tác vào hoạt động truyền giáo của Giáo Hội (Tông huấn đời sống Thánh hiến (VC).77). Cách riêng, Trợ úy được mời gọi cộng tác với Linh mục Tuyên úy trong nhiệm vụ của Ngài. Nhiệm vụ của cha Tuyên Úy là gì? “Hàng Giáo phẩm trao cho Linh mục Tuyên úy nhiệm vụ hướng dẫn và điều hành Thiếu Nhi Thánh Thể theo đúng Nội quy. Nhiệm vụ này được ủy thác cho các Huynh trưởng tùy khả năng và vai trò của họ theo nguyên tắc tông đồ giáo dân (TĐ, số 20). Để chu toàn nhiệm vụ trên và giúp ích tối đa cho thiếu nhi, các Tuyên úy cần phải tham dự sa mạc Tuyên úy”. (Nội quy Thiếu Nhi Thánh Thể , 53) - Như vậy, Trợ úy cộng tác với linh mục Tuyên úy trong việc hướng dẫn và điều hành đoàn Thiếu nhi Thánh Thể. Gọi là cộng tác, quyền quyết định cuối cùng là của cha tuyên úy - Cộng tác có thể là cha tuyên úy trao trách nhiệm toàn bộ hay một phần việc hướng dẫn và điều hành. Vậy để dễ làm việc, trợ úy cần trao đổi để hiểu rõ đâu là phạm vi được cộng tác, đâu là phạm vi chưa được cộng tác. - Khi được cộng tác, “các tu sĩ phải đem hết tâm lực làm cho Giáo Hội, qua con người của họ, thực sự biểu dương Chúa Kitô ngày một hoàn hảo hơn cho các tín hữu cũng như các lương dân “(LG 46) - Tông huấn đời sống Thánh hiến có nhắc Trợ úy: “ai vâng phục thì được bảo đảm là mình đang thi hành sứ mạng, bước theo Chúa chứ không phải là theo ước muốn hay theo cảm hứng riêng của mình”. (VC.92). Đức vâng phục là giá trị cao quý của người Trọ úy. 2. Huấn luyện tinh thần đạo đức cho các đoàn sinh Trong sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày thế giới về ơn gọi, đã nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa tiếp tục kêu gọi đi theo Ngài. Chúng ta không được chờ đợi cho đến lúc hoàn hảo mới quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa “này con đây”, và cũng đừng kinh hãi vì những giới hạn và tội lỗi của chúng ta, nhưng đón nhận tiếng Chúa với tâm hồn rộng mở. Ơn Gọi của Chúa đến với chúng ta là không phải đi tu, nhưng là ơn gọi phục vụ huấn luyện các em thiếu nhi trở thành những người Kitô hữu tốt và người công dân tốt cho đất nước. Sống với bốn điều: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Việc Tông Đồ. Để huấn luyện tinh thần đạo đức cho đoàn sinh, Trợ úy cần nắn rõ: Mục đích của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là gì? Theo Nội Quy Tổng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, điều 2 chương I nêu cho chúng ta thấy việc thành lập Phong Trào TNTT không gì hơn với 2 mục đích: - Đào luyện thanh thiếu nhi về 2 phương diện tự nhiên và siêu nhiên để họ trở thành những con người kiện toàn và những Kitô hữu hoàn hảo. - Về phương diện tự nhiên: các em được giáo dục để trở thành những con người kiện toàn về thể chất, tinh thần và nhân cách với những đức tính căn bản của con người: trong gia đình, nơi trường học, trong khu xóm, ngoài xã hội, có khả năng, có tinh thần tự nguyện và có ý thức góp phần xây dựng xã hội. - Về phương diện siêu nhiên: các em được giáo dục để trở thành những Kitô hữu hoàn hảo với nền tảng đạo đức chắc chắn, hiểu biết giáo lý, lương tâm ngay thẳng, sống đạo trưởng thành, hăng hái dấn thân trong việc tông đồ. Ý thức và nhiệt thành sống ơn gọi căn bản của mình là Nên Thánh và Làm Tông Đồ. - Đoàn ngũ hóa Thiếu nhi để hướng dẫn các em truyền thông Tin Mừng, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Tin Mừng. - Qui tụ và sắp xếp các em theo một kiểu thức giúp cho việc giáo dục được dễ dàng và đạt hiệu quả. Một Kitô hữu hoàn hảo sẽ là người làm tông đồ tốt. Một công dân tốt sẵn sàng tham gia xây dựng xã hội. Người Kitô hữu hoàn hảo siêng năng việc tông đồ, cũng hăng hái, tự nguyện dấn thân trong việc xây dựng và canh tân xã hội trần thế theo tinh thần của Phúc âm như Thánh Công Đồng Vatican II đã dạy là “đem tinh thần Phúc âm thấm nhuần và hoàn thiện hoá những thực tại trần thế” (Sắc lệnh tông đồ giáo dân (AA). 5). Cha Chánh Xứ, với tư cách là một Tuyên úy Xứ đoàn, Trợ úy đóng một vài trò rất quan trọng trong việc giáo dục đức tin cho con em trong Giáo xứ theo phương pháp TNTT Để huấn luyện tinh thần đạo đức thì chính Trợ úy phải trở nên gương mẫu cho các em cả hai mặt tự nhiên và siêu nhiên. Không ai cho người khác cái mình không có. Vậy, Trợ úy cần thiết sống điều đã giảng, thì lời hướng dẫn các em mới hiệu quả . 3. Đồng hành, khích lệ, tạo cơ hội và uy tín cho các Huynh trưởng làm việc "Thế giới sẽ ra sao nếu không có các tu sĩ ?" Ngoài những cách đánh giá nông cạn về chức năng hữu ích cho đời, đời sống thánh hiến còn quan trọng chính bởi vì nó quảng đại cho đi không tính toán và với tình yêu, và điều này lại càng cần thiết ở giữa một thế giới có nguy cơ chết ngộp trong cơn lốc của cải phù du.” (VC. 105) Nói một cách khác đi, Trợ úy không chỉ giúp nhau trong công tác mà còn giúp nhau trong đời sống vật chất và tinh thần như cộng đoàn tín hữu thời sơ khai (Cv 2, 42-47). Đó là biểu hiện của tình hiệp thông huynh đệ thực sự của những người là con cái Thiên Chúa. Vì thế, Trợ úy cần phải sống vui vẻ hoà đồng, yêu thương, tương trợ lẫn nhau trong công việc cũng như trong đời sống. Trợ úy càng yêu thương, hiệp nhất, gia đình giáo lý viên càng vững mạnh. Bên cạnh đó, sự quan tâm, lo lắng thăm hỏi những anh chị em giáo lý viên gặp gian nan thử thách không những nâng đỡ họ rất nhiều trong đời sống đức tin và dấn thân phục vụ, nhưng còn thể hiện được tinh thần bác ái Kitô giáo, tình hiệp thông thắm thiết của những người môn đệ Chúa Kitô: “Cứ dấu này mà người ta biết các con là môn đệ Thầy là các con yêu thương nhau” (Ga 13, 35). Tình yêu thương hiệp nhất ấy mời gọi các Trợ úy biết dâng những hy sinh, và dâng lời cầu nguyện cho anh chị em Giáo lý viên và thiếu nhi. Vì được mời gọi phục vụ trong công tác huấn giáo, các thành viên trong gia đình giáo lý viên gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi niềm vui, nỗi buồn của mỗi thành viên là niềm vui, nỗi buồn của cả gia đình giáo lý viên. Do đó, tư cách, đời sống đức tin của mỗi Trợ úy sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tập thể giáo lý viên, ảnh hưởng đến kết quả loan báo Tin mừng. Chính vì thế Trợ úy không ngừng được mời gọi làm tăng uy tín và danh dự của gia đình giáo lý viên bằng cách sống trưởng thành về nhân bản, về thiêng liêng, tri thức và hoạt động tông đồ. Đó là trách nhiệm, nhưng cũng là con đường thăng tiến của mỗi Trợ úy. III. VAI TRÒ CỦA TRỢ ÚY TRONG ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ - Các Trợ úy làm chứng cho sự thánh thiện và sự khao khát thánh thiện của Hội Thánh. Sự thánh thiện của các tu sĩ là sự nhắc nhở cho cộng đoàn giáo xứ về ơn gọi nên thánh của mỗi người và đích điểm tối hậu của cuộc đời là Thiên Chúa và sự sống vĩnh cửu. Ý thức rằng Giáo hội có nhiệm vụ kêu gọi và giúp mọi người trở thành những vị thánh, các tu sĩ là những người tận hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô nhận ra vai trò quan trọng của mình trong nhiệm vụ thánh hóa của Giáo hội. (x. VC 35) - Trợ úy có một vai trò rất quan trọng là cầu nối giữa đoàn Thiếu nhi với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, biến cố cuộc sống như các ngôn sứ xưa. Trợ úy một đằng họ phải sống thân tình với Thiên Chúa, đằng khác họ cũng phải gần gũi với huynh trưởng, thiếu nhi. Để đạt đến mối thân tình này, không có cách nào ngoài việc cầu nguyện và cầu nguyện một cách liên lĩ với Thiên Chúa. Vì con người chỉ đến được với Thiên Chúa ngang qua cầu nguyện mà thôi. “Không có Thầy anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5), vì là con người nên sẽ còn mang nhiều giới hạn, và do đó, trong mọi hoàn cảnh, người tu sĩ cần biết đặt niềm tin, phó thác vào Thiên Chúa để Ngài nâng đỡ, hướng dẫn và thêm sức mạnh. - ĐGH Phanxicô là vị giáo hoàng viết trong tông thư Năm đời thánh hiến: “Ở đâu có tu sĩ, thì có niềm vui.” Sự hiện diện với niềm vui của các Trợ úy trong giáo xứ có vai trò như sự đồng hành đầy an ủi với giáo dân, sẽ có sức truyền cảm và sức mạnh truyền giáo, lan tỏa đến người khác và thu hút họ đến với Chúa Kitô và Tin mừng, đồng thời cũng đưa những bạn trẻ đến với ơn gọi vì giáo dân nhận ra vẻ đẹp của Tin mừng. Họ nhận ra các tu sĩ là những người hạnh phúc và có đời sống rạng ngời niềm vui và vẻ đẹp để sống Phúc Âm, đi theo Đức Kitô. -
SỐNG NGÀY THÁNH THỂ
SỐNG NGÀY THÁNH THỂ Nt. Maria Bùi Thị Bích Mai. ĐMTH Lệnh truyền Rao giảng Tin Mừng của Giêsu trao lại cho Hội Thánh luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng của mỗi người Kitô hữu, đặc biệt là những người đáp trả ơn gọi phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân trong việc hướng dẫn và giáo dục đức tin cho các em thiếu nhi: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” (Mt 28, 19a) Và theo sự phát triển của xã hội, cũng như bối cảnh thời đại mỗi ngày một thay đổi, đòi hỏi các Huynh Trưởng-Giáo Lý Viên cũng phải cập nhật những phương thế mới, hữu hiệu và tích cực hơn, nhằm làm cho việc “loan báo Tin Mừng” qua những lời giảng dạy và chia sẻ trở nên sinh động và có chiều sâu hơn. Tuy nhiên, việc cập nhật này không rời xa nền tảng là Kinh Thánh và đời sống cầu nguyện, mà trái lại, nhờ nền tảng ấy, việc cập nhật này còn đưa học viên vào cuộc gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa “là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn”, “là Cha” và “là Đấng đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài”. Muốn đạt tới mục tiêu trên phải. Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể sẽ thỏa đáng với 2 phương pháp giáo dục: - Phương pháp Giáo Dục Siêu nhiên - Phương pháp Giáo Dục Tự nhiên. Mục đích của việc giáo dục TNTT cốt để giúp các em đạt tới mức trưởng thành về thể chất và tinh thần. Để được như vậy phải có thời gian, việc giáo dục thường tiệm tiến trải qua những giai đoạn khác nhau cả về mặt sinh lý lẫn phương diện lý trí và đời sống tâm linh. Về mặt sinh lý, giúp cho các em vui sống, phát huy các tiềm năng vốn có nơi mỗi em. Về mặt tâm linh, giúp các em đi vào mối tương quan thân tình và sống hòa hợp với Chúa và với anh chị em. Phương pháp siêu nhiên TNTT nhằm giáo dục các em về đời sống tâm linh. Phương pháp siêu nhiên đặt nền trên hai bàn tiệc là Lời Chúa và Thánh Thể. Thánh Kinh và Thánh Thể là hai bàn tiệc nuôi dưỡng đời sống tâm linh cũng như hướng dẫn công tác giáo dục. Cách riêng, Sống Ngày Thánh Thể là con đường nên thánh của Thiếu nhi Thánh thể I. TẠI SAO SỐNG NGÀY THÁNH THỂ 1. Linh đạo của Thiếu Nhi Thánh Thể: Trong bảy Bí Tích Chúa Giêsu đã thiết lập, Bí tích cao quý nhất chính là Thánh Thể. Thánh Thể và Thánh Kinh không tách rời nhau, cả hai hợp lại làm nên một phụng vụ duy nhất trong thánh lễ. Do đó, ta thấy phong trào Thiếu nhi Thánh Thể lấy Thánh Thể, Thánh Kinh và Giáo Huấn Giáo Hội làm nền tảng cho việc giáo dục và hướng dẫn giới trẻ trong các hoạt động. Đây là con đường nên thánh tốt nhất, cao quý nhất. Sống ngày Thánh Thể là phương pháp giáo dục siêu nhiên của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể. Một đoàn sinh Thiếu nhi Thánh Thể được luyện tập nên Thánh từng ngày bằng việc Sống Ngày Thánh Thể. Nhiều ngày sống Thánh Thể sẽ kết thành những tháng, năm và một đời sống Thánh Thể. Linh đạo Thánh Thể là con đường đưa ta đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, và nên một với Ngài. 2. Giá trị của Bí tích Thánh Thể “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài” (Ga 3,16). Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã tự nguyện hy sinh mạng sống mình trên thập giá và ban chính Mình và Máu Thánh Người nuôi dưỡng chúng ta. Ngài đã thiết lập Bí tích Thánh Thể để làm nguồn sống thần linh cho chúng ta và để ở lại với chúng ta như lời Ngài đã hứa: “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”. (Mt 28,30). Trong Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục ở lại với con người chúng ta trọn vẹn. Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh trong đời sống Giáo Hội (x. Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, số 1) a. Nguồn mạch: Vì Bí tích Thánh Thể là chính Chúa Giêsu nguồn sự sống của Hội Thánh. Thánh Thể khơi nguồn và thúc đẩy Giáo Hội trong các dấn thân phục vụ Tin Mừng và phục vụ con người. b. Tột đỉnh: Vì Bí tích Thánh Thể là hoạt động cao nhất bởi chính là hoạt động của Chúa Giêsu. Đồng thời cũng là hoạt động trung tâm, vì mọi hoạt động của Giáo Hội quy hướng về Thánh Thể. Do đó, người tín hữu khi tham dự Thánh Thể đem tất cả đời sống mình với vui buồn, sướng khổ, và cả những yếu hèn của con người dâng lên Chúa Cha. Như thế mọi hoạt động của Giáo Hội và mỗi tín hữu được bắt nguồn, nuôi dưỡng và thúc đẩy từ Bí tích Thánh Thể. Đồng thời, lễ vật của Giáo Hội và mỗi tín hữu được kết hợp với hy tế Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần thánh hóa, đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Bí tích Thánh Thể là bí tích Chúa Giêsu đã lập, để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Ngài, làm của ăn nuôi sống chúng ta. Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo, chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta không chỉ cung kính tôn thờ, yêu mến và siêng năng tham dự Thánh lễ cách sốt sắng, tích cực và đầy đủ. Nhưng còn phải Sống Ngày Thánh Thể, nghĩa kéo dài Thánh Thể trong đời để nhờ đó đời sống của ta được mạnh mẽ và có Chúa luôn ở cùng. II. THỰC HIỆN NGÀY THÁNH THỂ Tôn chỉ của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, và Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể cũng chỉ có một lý tưởng là Chúa Giêsu Thánh Thể. Như vậy, sống ngày Thánh Thể là sống kết hiệp với Chúa Giêsu. Cùng với Chúa Giêsu, chúng ta ca tụng Thiên Chúa Cha bằng cách sống tốt, thánh hóa và chu toàn các bổn phận thường ngày. Tất cả mọi việc làm trong ngày sẽ thực hiện với tâm tình yêu mến, nguyện cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Cùng với Chúa Giêsu, trong tâm tình của Chúa Giêsu chúng ta sống chan hòa yêu thương với mọi người, đó chính là ý nghĩa của NGÀY THÁNH THỂ gồm: - Dâng ngày, dâng đêm - Cầu nguyện - Thánh lễ, rước lễ - Hy sinh, làm việc tông đồ - Sổ hoa thiêng - Phút hồi tâm - Giờ Thánh Thể Sống Ngày Thánh Thể được thực hiện như sau: 1. Dâng ngày Điều 1:“Thiếu Nhi mỗi sáng dâng ngày Điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu” Chúa Giêsu hằng cầu nguyện và dạy chúng ta cầu nguyện luôn. Chúa Giêsu cầu nguyện lúc sáng sớm, khởi đầu ngày sống (x. Mc 1,35), vào cuối ngày sau khi đã làm việc (x. Mt 14,23), cầu nguyện trước khi làm phép lạ (x. Ga 11,41-42). Cầu nguyện trước khi chọn gọi tông đồ (x. Lc 6,12-19), trước khi bị bắt (x. Mc 14,32.36.39), và trên thập giá (x. Lc 34,46). Noi gương Chúa Giêsu, Thiếu nhi Thánh Thể dành ít nhất trong ngày những khoảng thời gian dù ngắn ngủi để dâng lời cầu nguyện. Đặc biệt trong các giờ sáng, tối. Thiếu nhi Thánh Thể có thể cầu nguyện với gia đình hay một mình. Nhưng điều cần thiết là kiên trì trung thành dâng ngày a. Cách thức thực hiên: Ngày Thánh Thể là ngày sống của người Thiếu nhi Thánh Thể trong đó Chúa Giêsu là mặt trời, là trung tâm của đời sống. Ngày Thánh Thể được bắt đầu bằng việc dâng ngày. Phút đầu tiên dành cho người mình yêu. Mặt trời ló dạng, mở ra chân trời mới trong hy vọng qua sự dìu dắt của Chúa. Vừa thức dậy, Thiếu nhi Thánh Thể ngồi lên làm dấu Thánh Giá, đọc kinh dâng mình. a. Giá trị của việc dâng ngày Dâng ngày là lời kinh dâng lên Chúa, tạ ơn Chúa vì đã qua một đêm ngủ an bình. Tạ ơn Chúa vì một ngày mới, còn nhìn thấy mặt trời, còn được chiêm ngắm những kỳ công Chúa tạo dựng. Dâng ngày là dâng việc làm của ta trong ngày cho Chúa quyền năng. Dâng lên Chúa tất cả lời nguyện cầu, công việc, niềm vui và nỗi buồn, qua sự can thiệp của trái tim vẹn sạch của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Dâng ngày là xin làm theo Thánh ý Chúa. Dâng ngày còn là việc làm với cả trái tim với nguyện ước xin Chúa thánh hóa công việc của mình. Như thế, dâng ngày là lời nhắc nhở sống tốt từng phút giây. Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận có nói: “Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ thẳng. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh”. Bên cạnh đó, cầu nguyện có giá trị cao quý vì: - Cao quí vì cầu nguyện là thái độ nhân linh: chỉ con người mới có khả năng suy luận, mới biết đặt câu hỏi “tại sao” trước mọi vấn đề… Triết gia Blaise Pascal (1623-1662) trong tác phẩm Suy tư (La Pensees) đã đề cao giá trị của con người biết suy tư như sau: “Con người chỉ là một cây sậy yếu đuối trong tự nhiên… Chỉ cần một chất hơi, một giọt nước cũng đủ kết liễu cuộc sống của nó. Tuy nhiên con người vẫn cao quý vô cùng, vì con người biết suy nghĩ, đang khi vũ trụ tuy to lớn nhưng lại chẳng biết gì…”. - Cao quí vì cầu nguyện là thái độ hiếu thảo: Chỉ con người mới có lòng hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa thể hiện qua lời cầu nguyện, giống như con cái thưa chuyện với cha mẹ của mình. - Cầu nguyện là một hành động khôn ngoan: Khôn ngoan khi biết tự lượng sức mình và biết tiên liệu,: Thực vậy, trong đời sống thường ngày, mỗi khi đứng trước một công việc lớn lao, người khôn ngoan sẽ biết suy nghĩ và sẵn sàng nhờ cậy người khác trợ giúp. Cũng thế, người tín hữu khi đứng trước một công việc trọng đại vượt quá sức tự nhiên, sẽ biết khôn ngoan xin ơn Chúa giúp như Đức Giê-su đã dạy môn đệ cậy nhờ vào sự trợ giúp của Người: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5c). - Cầu nguyện là hành vi của người có đức tin. Vì trong lời cầu nguyện bao hàm một niêm hy vọng trời mới đất mới. Cầu nguyện là một sức mạnh cũng có thực như chính sức hút của trái đất. Cầu nguyện là dầu giữ cho ngọn đèn Đức Tin luôn cháy sáng. Hoa trái của cầu nguyện là Đức Tin Hoa trái của Đức Tin là tình yêu Hoa trái của tình yêu là phục vụ Và hoa trái của phục vụ là bình an. 2. Dâng đêm Khi mặt trời lặn, Thiếu nhi Thánh Thể cùng Chúa nhìn lại một ngày qua. Nhìn lại đồi sống mình với bốn lời hứa: Cầu nguyện, rước lễ, hy sinh, làm việc tông đồ. Nhìn lại ngày sống để dâng những điều tốt lên Chúa và dâng cả khuyết điểm cho Chúa để xin Chúa thứ tha, giúp ta hoàn thiện hơn qua việc thực hiện hoa thiêng và phút hồi tâm. Điều 10:“Thiếu Nhi thực hiện hoa thiêng Chân thành với Chúa, hồi tâm mỗi ngày” 3. Thánh Lễ và Rước lễ Cao điểm của Ngày Thánh Thể là Thánh Lễ và Rước Lễ. Thánh Lễ và Bí tích Thánh Thể là trung tâm của đời sống củ Giáo Hội và của từng Thiếu nhi Thánh Thể. Nghĩa là, Thiếu nhi Thánh Thể cần tham dự thánh lễ và rước lễ mỗi ngày a. Cách thức thực hiên: Thánh Bonaventure nói:“Thánh lễ là tất cả tình yêu của Chúa được gói trọn trong đó những ích lợi cho con người.Thánh lễ ban bố cho thế giới những lợi ích không ít qua cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.”. Thánh lễ là bàn tiệc phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ thánh thể và là trung tâm cao điểm của phụng vụ, là lời Tạ Ơn. Tham dự thánh lễ và lắng nghe Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa và cử hành Thánh Thể, nghiêm trang, tham dự cách tích cực. Cách tham dự Thánh lễ tốt nhất là rước lễ. Ngoài ra, Thiếu nhi Thánh Thể có thể rước lễ thiêng liêng nhiều lần trong ngày. Rước lễ thiêng liêng có thể bằng lời kinh hay bằng lời cầu nguyện mời Chúa ngự vào tâm hồn b. Giá trị của Thánh lễ và Rước lễ Bí tích Thánh Thể diễn tả tình yêu của Chúa Giêsu. Từ tiệc cưới Cana, Phép lạ Hóa bánh ra nhiều, Bữa Tiệc Ly và cuối cùng Trên đường Emmau các môn đã nhận ra Chúa khi người bẻ bánh. Thánh Marchant có nói: “Nếu chúng ta dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi tất cả những sự đền tội, những lời cầu nguyện, những việc lành của các thánh. Nếu chúng ta dâng những dòng máu thác lũ, những chịu dựng đau đớn của các Tông Đồ và cả triều thần thánh tử đạo cũng không bằng một Thánh lễ”. Như thế. Thánh lễ là vô giá. Tham dự Thánh lễ là đón nhận một quà tặng vô giá. Rước lễ thiêng liêng là mời Chúa vào tâm hồn, cũng là kết hợp với Chúa. Như thế, Thiếu nhi Thánh Thể siêng rước lễ thiêng liêng là làm cho mình nên luôn có Chúa ở cùng. Hơn nữa, việc Rước Lễ Thiêng Liêng làm cho tình yêu của chúng ta với Chúa Kitô được mật thiết hơn; giúp uốn trái tim chúng ta nên giống Chúa hơn. Nghĩa là, ta được biến đổi nhờ Chúa. Thiếu nhi Thánh Thể trước khi làm việc gì, dọn lòng và xin Chúa hiện diện trong lòng ta, để mọi việc ta làm có Chúa cùng đồng hành và được ban sức mạnh đỡ nâng.Hơn nữa, Chúa Giêsu đã hứa ban: “Ai ăn bánh này sẽ đươc sống muôn đời” (Ga 6,52) Đây cũng là một cách để Thiếu nhi Thánh Thể sống tâm niệm thứ hai : “Thiếu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu Tôn sùng rước lễ, nhà chầu viếng thăm” 4. Hy sinh Rước lễ là để Chúa Giêsu Thánh Thể với Thiếu nhi Thánh Thể trở nên một. Nên một nghĩa là sống như Chúa: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em…. ”(Ga 13,15) Đó là việc hy sinh với một ý nghĩa mới giúp ta nên thánh mỗi ngày. Điều 3:”Thiếu Nhi thánh giá Chúa nằm Nhìn lên phấn khởi chuyên cần hy sinh” Như thê, việc hy sinh là nên giống Chúa Giêsu. Hay nói cách khác đi là để Chúa Giêsu ta biến trong ta. a. Cách thức thực hiện Đời sống thánh thiện không phải do làm những việc phi thường, nhưng chu toàn những bổn phận tầm thường hàng ngày cách phi thường, với tinh thần đức tin, với tinh thần trách nhiệm và với lương tâm nghề nghiệp. Đó là những hy sinh âm thầm để cuộc sống chúng ta thành tấm bánh bể ra cho mọi người. ” b. Giá trị của việc hy sinh: Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. (Ga 12,24) Sự hy sinh luôn có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống. Hơn thế nữa, nó còn có giá trị thiêng liêng sâu xa khi người ta dùng sự hy sinh như một phương thức để tiếp xúc với Siêu Việt. Thánh Phaolô ví sự hy sinh trong đời sống thiêng liêng như thể sự kiêng kỵ của một tay đua để đạt đến đích “Phàm là tay đua thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát” (1Cr 9,25). Như thế, sự hy sinh không phải là một sự phí phạm không mục đích, nhưng là một hành vi được chọn lựa cách ý thức để hướng đến một mục đích xa hơn là nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. 5. Làm việc tông đồ Việc tham dự Thánh lễ và rước lễ mời gọi ta đi xa hơn là loan báo niềm vui cứu độ. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, số 864 nhấn mạnh “Tất cả các tín hữu đều được tham gia sứ mạng tông đồ của Giáo Hội”. “Tông đồ” trong tiếng La-tinh “apostolus”, hoặc nói chính xác hơn, từ nguyên gốc Hy Lạp “apostolos”. Tự nó, từ này có nghĩa là: người được cử đi, phái đi làm chuyện gì đó. Như vậy, việc tông đồ có nghĩa là công tác của các thánh tông đồ, là việc rao giảng Tin Mừng. Hay nói một cách khác đi bất cứ việc gì trở thành cơ hội làm chứng cho Tin Mừng là làm việc tông đồ. Thiếu nhi Thánh Thể không chỉ gặp Chúa trong Thánh lễ và lời cầu nguyện nhưng còn để Chúa Giêsu Thánh Thể chi phối toàn thể cuộc sống. a. Cách thức thực hiện Điều 4:“Thiếu Nhi nhờ Mẹ đinh ninh Quyết làm gương sáng xứng danh tông đồ” Săc lệnh Tông đồ giáo dân, số 2 mời gọi: “Vì bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột” Nhưng việc tông đồ là việc gì? Thánh Phaolô cho chúng ta chỉ dẫn rõ ràng: “dù nói gì, dù làm gì, thì anh em hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3,17). Vậy, bất cứ việc nào làm với đức ái cũng có thể trở thành cơ hội để làm chứng cho Tin mừng. b. Giá trị của làm việc tông đồ: Tinh thần tông đồ được hiểu là lòng nhiệt thành giống như các thánh tông đồ, gắn bó với Chúa Giêsu, yêu mến Người và muốn cho Người được mọi người yêu mến. Sách Giáo lý Hội thánh công giáo, ở số 864, sau khi đã nhấn mạnh rằng tất cả các tín hữu đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng tông đồ của Giáo hội, đã thêm rằng hậu quả của việc tông đồ, “dù là của giáo sĩ hay là của giáo dân, tùy thuộc vào sự kết hiệp khắng khít với Chúa Kitô. Linh hồn của mọi hoạt động tông đồ là đức ái, được múc kín cách riêng từ bí tích Thánh thể” Như vậy, mọi hoạt động của chúng ta phải đặt nền tảng trên đức ái. Chính đức ái thúc đẩy chúng ta hành động và như thế khi rao giảng Tin mừng, khi làm việc tông đồ chúng ta cũng rao giảng vì yêu mến hay tỏ lộ ra bên ngoài đức ái bên trong của chúng ta. Thực hiện luật bác ái là Thiếu nhi Thánh Thể đang làm cho mình nên giống Chúa Giêsu Thánh Thể hơn, Đấng đã hiến thân vì chúng ta. 6. Sổ Hoa Thiêng Hoa thiêng là công việc đạo đức có giá trị thiêng liêng hợp thành hoa dâng lên Thiên Chúa. Hoa thiêng giúp Thiếu nhi Thánh Thể nhìn lại ngày sống được ghi chép lại trong sổ hoa thiêng để lượng định tình trạng tâm hồn. Mục đích giúp Thiếu nhi Thánh Thể ngày một kết hợp yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria hơn. Tập cho các em rèn luyện tính trung thực, biết sắp xếp dành thời gian trong ngày, tĩnh lặng cầu nguyện và làm những việc tốt lành. a. Cách thức thực hiện Sổ Hoa Thiêng là một trong những phương pháp giáo dục độc đáo của Phong Trào để giúp Thiếu Nhi sống khẩu hiệu: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm Việc Tông Đồ Thực hiện hoa thiêng cần lưu ý độ tuổi tâm lý để thực hiên từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. b. Giá trị của sổ hoa thieng Sổ Hoa Thiêng là một phương pháp giáo dục siêu nhiên giúp Thiếu Nhi sống Ngày Thánh Thể, sống kết hiệp với Chúa Giêsu qua tác động Dâng Ngày, Dâng Đêm và các việc lành như Đọc Kinh Thánh, Cầu Nguyện, Lần Hạt, Rước Lễ Thiêng Liêng, v…v… đến giờ phút cao điểm nhất là Thánh Lễ và Rước Lễ. Sổ Hoa Thiêng là một phương thế kiểm điểm đời sống, một lối tu đức khi nhìn lại đời sống của mình. Thực hiện Sổ Hoa Thiêng giúp ta xét mình, ăn năn tội, dâng tất cả mọi việc tốt lành lên Chúa và tất cả những khuyết điểm, thiếu xót để xin Chúa tha thứ và bổ sức. Sổ hoa thiêng là một phương pháp nên thánh của người Thiếu Nhi Thánh Thể. 7. Phút Hồi Tâm Phút hồi tâm là phương pháp cầu nguyện để đào luyện Thiếu nhi Thánh Thể trưởng thành có khả năng suy nghĩ, nhận định, chịu trách nhiệm. Nhờ đó, Thiếu nhi Thánh Thể đi đến hành động đúng. a. Cách thức thực hiện • Bước 1: Nhìn lên Chúa để dâng lời cám ơn Chúa về những ân huệ đã nhận trong suốt ngày qua. Xin ơn nhận biết và sửa đổi • Bước 2: Nhìn lui về những sự kiện xảy ra trong ngày. Tôi đã phản ứng thế nào? Chúa muốn tôi cư xử ra sao? Tôi cảm nhận thế nào về sự hiện diện của Chúa. Xin ơn tha thứ và chữa lành. • Bước 3: Nhìn tới tương lai với niềm hy vọng với quyết tâm sửa mình. b. Giá trị của phút hồi tâm: Phút hồi tâm là con đường trở về trái tim, nội tâm của chính mình. Thiếu nhi Thánh Thể cần trở về trái tim, trung tâm điểm của những vui buồn, cảm xúc, những tình cảm hay cảm nhận trong ngày, để nhận biết sâu xa tinh thần hay khuynh hướng nào đang tác động, thúc đẩy, điều khiển trái tim mình. Trong trái tim của chính mình không những chỉ có các cảm nhận tâm lý mà còn là nơi chứa đựng hồn của mình. Nơi ấy có mầm Tình yêu Chúa để Chúa ảnh hưởng, biến đổi ta thêm. III. THỰC HIỆN GIỜ THÁNH THỂ 1. Mục đích của giờ Chầu Thánh Thể Thiếu Nhi: Đưa các em đến gặp Chúa Giêsu Thánh Thể trong tình cha con, để tâm tình với Chúa, nghe Chúa nói, thưa chuyện với Chúa, tìm kiếm ý Chúa, để từ đó hâm nóng đức tin và tình yêu Chúa. Cũng tập cho các em làm quen với việc rước lễ thiêng liêng. 2. Chủ đề giờ Chầu Thánh Thể, có thể: - Theo chủ đề Năm phụng vụ, theo các mùa Phụng vụ, ( mùa Vọng, Giáng Sinh, Chay, Phục sinh, Thường niên; hay theo bài Tin Mừng trong tuần) - Theo nhu cầu và lời mời gọi của Giáo Hội ( Cầu nguyện cho sự hiệp nhất, hòa bình…) - Theo hoàn cảnh riêng (Giáo xứ, sa mạc huấn luyện; tĩnh tâm, tuyên hứa,…) 3. Thời gian: - Thời điểm tổ chức giờ Chầu Thánh Thể thường là buổi tối, vì bớt những ưu tư, dễ tạo bầu khí thinh lặng, ấm cúng, giúp các em dễ cảm nhận sự thánh thiêng và gần gũi Chúa hơn. - Thời gian thường dao động tùy theo lứa tuổi: 10 đến 15 phút cho Chiên Con và Ấu Nhi 15 đến 30 phút cho Thiếu Nhi 30 đến 45 phút cho Nghĩa và Hiệp sĩ 45 đến 60 phút cho Huynh Trưởng (Giáo Lý Viên) 4. Không Gian: - Nếu vài ba chục em, có thể quây quần quanh bàn thờ - Nếu đông hơn, tập trung nơi những hàng ghế gần bàn thờ. - Sa mạc huấn luyện, thì quây quần quanh Lều Thánh Thể. 5. Khung Cảnh: - Bàn Thờ: đơn sơ nhưng trang nghiêm. Hào quang đựng Mình Thánh phải đặt nổi bật đặc biệt. - Ánh sáng: rực rỡ nơi bàn thờ; êm dịu chỗ các em. - Âm thanh ấm cúng, vừa nghe. Đàn, hát nhẹ nhàng, truyền cảm, khơi dậy tâm tình. Cần có những phút thinh lặng để các em thưa chuyện riêng với Chúa. - Nếu không thể, chúng ta có thể dung những bản nhạc nhẹ không lời thích hợp cho giờ cầu nguyện - Hướng dẫn viên: Nghiêm trang, càng ít di chuyển càng tốt, nên sắp xếp trước, cung kính khi cần đi lại trong giờ Thánh Thể. - Chỗ ngồi của các em: Thông thoáng, thoải mái 5. Thực hiện Giờ Chầu Thánh Thể: a. Chuẩn bị: - Bàn Thờ: Hào quang, Mình Thánh, Áo các phép, khăn phép lành, hương nhang…được chuẩn bị sẵn. Không để thiếu sót, vội vàng, lộn xộn trên Cung Thánh. Việc này nên giao cho các em biết việc hoặc nhờ ban lễ sinh. - Sách hát, tài liệu được phân phối trước giờ khai mạc. Nên chọn những bài quen thuộc để các em có thể hát thuộc lòng. - Người hướng dẫn: Dọn sẵn lời dẫn, gần như thuộc để lời dẫn được truyền cảm. - Các em được chuẩn bị tinh thần trước. Thinh lặng vào nhà thờ, trang nghiêm theo sự hướng dẫn của các trưởng. Nếu trước đó các em đã chơi trò vận động hoặc quá sôi động và mệt, cần có thời gian cho các em thư giãn, nghỉ ngơi trước khi vào nhà thờ. - Ca đoàn: Bài hát nên phân phối trước, có thể ôn lại để mọi người cùng hát. Ca đoàn giúp hát câu riêng hoặc hỗ trợ. Người điều khiển ca đoàn và người điều khiển cộng đoàn cần ăn ý với nhau trước. b. Chương trình tổng quát: - Hướng ý: Nói lên chủ đề, mời gọi mọi người lắng đọng tâ m hồn, ý thức sự hiện diện của Chúa và xin ơn Chúa Thánh Thần giúp chúng ta biết thưa chuyện với Chúa. - Làm dấu Thánh Giá, hát kinh Chúa Thánh Thần, (có thể đọc 3 kinh Tin, Cậy, Mến và kinh ăn năn tội để chuẩn bị tâm hồn các em vào giờ Chầu Chúa) - Đặt Mình Thánh Chúa (Hát Thờ Lạy Mình Thánh) - Nội dung giờ Chầu (sẽ nói ở mục sau) - Thinh lặng - Phép lành Thánh Thể (Hát cầu cho Đức Giáo Hoàng, lời nguyện, hát thờ lạy Thánh Thể, Lời nguyện) - Kết thúc c. Nội dung giờ Chầu: Có nhiều cách thức, sau đây là một số gợi ý: 6. Ích Lợi của việc chầu Thánh Thể Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong dịp kỷ niệm 400 năm việc sung kính 40 giờ có cho ta thấy ích lợi của việc chầu Thánh thể: “Sự gần gũi với Chúa Ki-tô Thánh Thể trong thinh lặng và chiêm ngắm không tách chúng ta xa khỏi những người đương thời, trái lại, nó làm chúng ta mở ra trước những niềm vui và nỗi khổ của nhân loại, mở rộng trái tim chúng ta vươn tới toàn cầu. Bất kỳ ai cầu nguyện với Đấng Cứu độ Thánh Thể sẽ kéo toàn thế giới vào với Người và nâng lên cho Thiên Chúa.” IV. VAI TRÒ CỦA TUYÊN ÚY TRONG VIỆC SỐNG NGÀY THÁNH THỂ, GIỜ THÁNH THỂ - Cha Tuyên Úy là cấp lãnh đạo cao nhất trong Đoàn. Ngài có quyền quản trị, giáo huấn Huynh trưởng và đoàn sinh. Thực tế ngài thường ủy thác việc điều hành Đoàn cho các Huynh trưởng và chỉ can thiệp khi có những vấn đề quan trọng, hoặc khi cần. (điều 24 Nội Quy cũ) - Vậy nên, vai trò của cha Tuyên Úy là vai trò của người lãnh đạo - Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. - Vì thế, nếu Cha Tuyên Úy Có tầm, có tâm sẽ truyền đạt giá trị tinh thần của Thiếu Nhi Thánh Thể cách rõ ràng, mạch lạc và nhiệt huyết hơn. Vạch ra đường hướng thì đoàn mới đi đúng hướng. Đi bước đầu sẽ làm cho đoàn mạnh dạn bước theo Sống ngày Thánh Thể sẽ là gương mẫu sống động cho các đoàn sinh V. GIÁ TRỊ NGÀY THÁNH THỂ 2. Linh đạo Ngày Thánh Thể Ngày Thánh Thể có: - Chiều kích hướng thượng bằng việc: Dâng ngày, Dâng đêm, Rước lễ thiêng liêng, Bó Hoa Thiêng, Phút Hồi Tâm… - Chiều kích hướng đến tha nhân qua việc: Hy sinh và Làm việc tông đồ - Cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ được khép lại thành vòng tròn đồng tâm làm nên tấm bánh Thánh Thể.. - Trung tâm điểm là Đức Giêsu, Người chi phối cuộc đời và dần dần làm cho ta đồng hình đồng dạng với Người. - Sống Ngày Thánh Thể còn là làm cho mầu nhiệm khổ nạn, phục sinh của Đức Kitô lớn lên trong cuộc đời của chính mình. 3. Giá trị của ngày Thánh Thể Sống ngày Thánh Thể là phương pháp giáo dục siêu nhiên của phong trào TNTT. Một TNTT được luyện tập nên Thánh từng ngày một, như lời Chúa đã dạy “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha chúng ta trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48), bằng cách sống ngày Thánh Thể giúp ch TNTT: - Kết hợp với Đức Kitô, và cùng với tha nhân trở nên một thân thể. - Dần dần đi vào mối tương quan cá biệt với Chúa trong từng giây phút của đời sống; ở mọi nơi; trong mọi hoàn cảnh. Chính trong khi sống ngày Thánh Thể cách tự nguyện ta sẽ càng ngày càng giống Chúa hơn. - Khi đã giống Chúa, chúng ta sẽ ra khỏi nếp sống theo xác thịt, sống theo Thánh Thần và đức bác ái. Hoa trái ở đây chính là sự thánh thiện của một đời sống kết hợp với Đức Kitô. Đây chính là con đường giúp TNTTtiện tiến lên thánh với hình thức dễ thực hiện, phù hợp với từng độ tuổi và xây dựng nền móng đức tin vững mạnh Như vậy, Sống Ngày Thánh Thể là sống ngày đã hiến dâng cho Chúa trong sự cầu nguyện liên tục, hy sinh và làm việc tông đồ, trong tâm tình cảm tạ tri ân, kết thúc bằng việc hồi tâm, kiểm điểm trung thực. Sống Ngày Thánh Thể là một chuỗi liên kết gắn liền với Giêsu như lời bài hát: “CẦU NGUYỆN VỚI GIÊSU” Khi hừng đông đến em cầu nguyện với Giêsu Khi trời trưa nắng em cầu nguyện với Giêsu Khi hoàng hôn đến em quỳ gối dưới chân Ngài. Em trình bày mọi suy nghĩ ngày hôm nay. 1. Kinh Dâng Ngày TNTT Ngày nay con dâng cho Chúa. Xin Chúa thương nhận lòng trí chúng con. Mọi cơn gian nan nguy khổ. Chúng con dâng cầu theo ý Đức Giáo Hoàng sớm hôm. Amen. 2. Kinh dâng đêm TNTT Trời đã xế chiều, Giêsu ơi con nhờ tay Mẹ Maria, mà dâng lên Chúa, dâng chúc lời cám ơn, dâng trót cả xác hồn. Các việc con làm, các lời con xin, cùng với mọi khó nguy con chịu trót một ngày qua. Cùng với bóng chiều tà, Giêsu Maria, con hòa ca, dâng về nơi bao la. Chúa ban phép lành, một đêm ngủ an bình, hồn trong xác tươi xinh. Amen.